Một số vấn đề pháp lý về chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh và kiến nghị

Kiến nghị Việc chấm dứt tồn tại đối với công ty hợp danh khá phức tạp. Điều này còn bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa công ty hợp danh với các thành viên hợp danh. Chính vì vậy, khi giải quyết chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh, còn phải xem xét trách nhiệm của các thành viên hợp danh. Từ đó, để việc chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh bớt phức tạp và có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, khách hàng của công ty tốt hơn thì cần xem xét các giải pháp sau: Hiện nay, thời hạn để các thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chưa được pháp luật quy định cụ thể. Mặc dù, pháp luật quy định thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cần phải quy định cụ thể thời hạn trả nợ của thành viên hợp danh cho các chủ nợ. Bởi không thiếu trường hợp, thành viên hợp danh tìm cách trốn tránh, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, nên quy định thời hạn tự nguyện để thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ. Khi hết thời hạn này, nên quy định các biện pháp cần thiết để xử lý tài sản của thành viên hợp danh, nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, trường hợp nếu như tài sản của thành viên hợp danh đã hết mà nghĩa vụ trả nợ vẫn còn thì sẽ phải giải quyết thế nào? Trên thực tế, khi thành viên hợp danh đã bị pháp luật áp dụng những biện pháp xử lý tài sản nhưng tài sản của họ đã hết mà nghĩa vụ trả nợ vẫn còn thì khoản nợ còn lại gần như không thể thu hồi được. Đây đòi hỏi cần phải tìm hiểu kinh nghiệm, cách xử lý của pháp luật nước ngoài. Vì pháp luật hiện hành tại Việt Nam, vẫn chưa quy định về trường hợp này. Về lâu dài, Việt Nam nên xây dựng luật Phá sản cá nhân để làm cơ sở cho việc giải quyết những trường hợp kể trên. Bởi vậy, Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi, bổ sung sắp tới cần có quy định cụ thể về thời hạn trả nợ của thành viên hợp danh và hậu quả pháp lý phát sinh sau khi thành viên hợp danh đã sử dụng hết tài sản mà vẫn không thể thực hiện hết nghĩa vụ trả nợ. Có như vậy, các quy định về công ty hợp danh mới thực sự chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn kinh doanh.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 66 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT TỒN TẠI CỦA CÔNG TY HỢP DANH VÀ KIẾN NGHỊ Nguyễn Vinh Hưng1 Tóm tắt: Khác với hầu hết các loại hình công ty, công ty hợp danh luôn tồn tại yếu tố quen biết, tin tưởng giữa các thành viên. Điều này bởi lẽ, các thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới và phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Chính vì vậy, khi công ty hợp danh chấm dứt tồn tại thì thường dẫn đến khá nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến công ty, với tất cả các thành viên của công ty và còn ảnh hưởng tới các chủ nợ hoặc khách hàng giao dịch với công ty. Bài viết sau phân tích về điều kiện, nguyên nhân, hậu quả của việc chấm dứt công ty hợp danh, qua đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để việc chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh bớt phức tạp và có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, khách hàng của công ty tốt hơn Từ khóa: Công ty hợp danh, thành viên hợp danh, chấm dứt tồn tại, trách nhiệm vô hạn, trách nhiệm hữu hạn. Nhận bài: 08/9/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 27/9/2017; Ngày duyệt đăng: 28/11/2017. Abstract: Unlike most types of companies, general partnership always exist acquaintance and trust among members. This is because, the general partner have joint obligation and must bear unlimited liability for all debts of the company. Therefore, when general partnership terminate operation often leads to many complicated legal issues, related to the company, with all the members of the company and also affect the creditor or customer transactions with the company. This article analyzes conditions, causes and consequences of termination of the general partnership and makes suggestions to terminate the existence of the general partnership in a less complicated way in order to better protect legitimate rights and interests for the company’s creditors, customers. Keywords: General partnership, general partner, cease to exist, unlimited liability, limited liability. Date of receipt: 08/9/2017; Date of revision: 27/9/2017; Date of approval: 28/11/2017. 1. Đặt vấn đề Khác với hầu hết các loại hình công ty, “công ty hợp danh là công ty mang bản chất của hình thức công ty đối nhân”2. Chính vì vậy, yếu tố nhân thân rất quan trọng đối với công ty hợp danh và có thể khẳng định “công ty hợp danh được tạo lập bởi các thành viên hợp danh dựa trên sự hiểu rõ nhân thân của các thành viên này”3. Vì thế, việc chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh thường gây ra các ảnh hưởng rất lớn đến từng thành viên hợp danh. Bởi trong công ty hợp danh thì các thành viên hợp danh chính là những người luôn giữ vai trò “bảo lãnh liên đới cho hoạt động của công ty”4. Từ đó, việc công ty hợp danh chấm dứt tồn tại, sẽ ảnh hưởng thế nào đến các thành viên hợp danh? Vai trò bảo lãnh liên đới của các thành viên hợp danh sẽ được thể hiện ra sao khi công ty hợp danh bị các chủ nợ tiến hành đòi nợ? Nghiên cứu về quá trình chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh là rất cần thiết và mang lại nhiều giá trị quan trọng. Qua quá trình nghiên cứu, có thể góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về việc chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh. Đồng thời, còn giúp cho các nhà kinh doanh, có thêm những hiểu biết quan trọng về loại hình công ty này, để từ đó hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả tốt hơn. 2. Chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh Việc chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh thường chứa đựng các vấn đề như: điều kiện chấm dứt, nguyên nhân chấm dứt và các hậu quả của việc chấm dứt tồn tại. 2.1. Điều kiện chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh 1 Tiến sỹ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 2 Bùi Ngọc Cường (chủ biên 2010), Giáo trình Luật Thương mại, tập I, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.52. 3 Trần Ngọc Dũng, Trần Ngọc Anh (2017), Các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về công ty hợp danh và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học, 04/2017, tr.41. 4 Ngô Huy Cương (2012), Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: nhận thức, thực trạng và cải cách, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(295)/2012, tr.50 - 51. Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 67 Điều kiện tiến hành thủ tục giải thể Căn cứ khoản 2, Điều 201 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về điều kiện giải thể áp dụng chung đối với mọi loại hình doanh nghiệp: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài”. Mang bản chất của loại hình công ty đối nhân nên đối với công ty hợp danh, việc xác định khi nào công ty này đã thanh toán hết các nghĩa vụ tài sản là rất khó khăn. Một số giả thiết có thể xảy ra nếu công ty hợp danh áp dụng theo thủ tục giải thể doanh nghiệp: (i) Giả thiết thứ nhất, công ty hợp danh được giải thể khi thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác: nếu công ty hợp danh đủ khả năng tự thanh toán nợ thì sẽ được áp dụng thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ thì theo khoản 2, Điều 201 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh không đủ điều kiện để được tiến hành thủ tục giải thể. (ii) Giả thiết thứ hai, công ty hợp danh không đủ khả năng tự trả các khoản nợ nhưng các thành viên hợp danh cùng nhau đem tài sản ra thanh toán nợ cho công ty: giữ vai trò bảo lãnh liên đới cho công ty hợp danh, nên nếu tài sản của các thành viên hợp danh đủ để thanh toán các khoản nợ thì công ty đã đủ điều kiện để tiến hành thủ tục giải thể. (iii) Giả thiết thứ ba, tài sản của công ty hợp danh và cả tài sản của các thành viên hợp danh vẫn không đủ để thanh toán các khoản nợ: khi đó, chủ nợ phải gửi yêu cầu đòi nợ đến Tòa án để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh. Tóm lại, là những người giữ vai trò bảo lãnh liên đới và chịu trách nhiệm vô hạn cho công ty hợp danh, chỉ đến khi các thành viên hợp danh không thể thanh toán được hết số nợ, công ty hợp danh mới bị coi là không còn khả năng thanh toán nợ. Còn đối với các thành viên góp vốn, nhờ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản nên thành viên góp vốn đương nhiên thoát khỏi các yêu cầu đòi nợ từ phía chủ nợ. Phạm vi giới hạn trách nhiệm về tài sản của thành viên góp vốn chỉ nằm trong số vốn góp tại công ty của họ. Điều kiện áp dụng thủ tục phá sản Trước đây, theo Điều 2 của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1994 về điều kiện mở thủ tục phá sản: “doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Hiện nay, điều kiện mở thủ tục phá sản được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp và các hợp tác xã: “doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”5. Căn cứ vào phạm vi áp dụng của Luật Phá sản năm 2014, công ty hợp danh cũng sẽ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật này. Như vậy, điều kiện mở thủ tục phá sản sẽ xảy ra trong trường hợp khi công ty và các thành viên hợp danh không đủ khả năng để thanh toán các nghĩa vụ tài chính cho các chủ nợ, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày đến thời hạn phải thanh toán. Nói cách khác, thủ tục phá sản sẽ được thi hành một khi công ty hợp danh không đáp ứng được các điều kiện để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp theo những quy định tại khoản 2, Điều 201 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. 2.2. Nguyên nhân chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh Nguyên nhân chấm dứt tồn tại bằng giải thể Các điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ và các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 20146. Khi xem xét, một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giải thể của công ty hợp danh như sau: (i) Công ty hợp danh bị giải thể do việc kinh doanh thua lỗ: đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự giải thể của mọi loại hình công ty trong đó bao gồm cả công ty hợp danh. (ii) Công ty hợp danh giải thể do ý muốn từ các thành viên: là những người chủ của công ty, các thành viên có quyền tự quyết định sự tồn tại hoặc chấm dứt. Bên cạnh đó, có thể dựa trên Điều lệ công ty hợp danh, các thành viên cùng nhau xác định thời hạn tồn tại của công ty hợp danh. Ngoài 5 Khoản 1, Điều 4 của Luật phá sản năm 2014. 6 Từ Điều 201 đến Điều 205 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 68 ra, một số trường hợp như phát sinh mâu thuẫn giữa các thành viên cũng có thể làm công ty phải giải thể. Mặc dù vậy, trường hợp Điều lệ công ty hợp danh không có quy định khác, công ty hợp danh chỉ có thể được giải thể khi có ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận7. (iii) Công ty hợp danh giải thể do mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được: ngay từ đầu, các thành viên có thể thỏa thuận các mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty hợp danh cần đạt được. Đến khi các mục tiêu đã hoàn thành thì công ty không còn lý do để tiếp tục hoạt động. Tuy vậy, có những trường hợp mục tiêu của công ty bị thay đổi đột ngột như: lĩnh vực kinh doanh trước được pháp luật cho phép nhưng nay lại bị cấm; ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc công ty phải giải thể. (iv) Công ty hợp danh bị giải thể do các thành viên không thực hiện các nội dung của Điều lệ công ty: Điều lệ công ty là một dạng của hợp đồng thành lập công ty và nó còn là bản cam kết giữa các thành viên. Khi thành viên không thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ công ty hợp danh, họ có thể phải nhận những chế tài xử lý từ công ty nhưng điều đó có thể gián tiếp dẫn đến sự giải thể đối với công ty hợp danh. (v) Công ty hợp danh bị giải thể vì những lý do liên quan đến điều kiện tồn tại mà pháp luật quy định: căn cứ quy định tại Điều 172 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh sẽ phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thêm các thành viên góp vốn. Nếu công ty hợp danh trong một giai đoạn chỉ còn duy nhất một thành viên hợp danh thì khi đó, căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 201, trong vòng sáu tháng, nếu không có thêm thành viên hợp danh thì phải buộc tiến hành giải thể. Nguyên nhân chấm dứt tồn tại bằng phá sản Khoản 1, Điều 4 của Luật phá sản năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Như vậy, các nguyên nhân cơ bản để Tòa án mở thủ tục phá sản có thể do: công ty hợp danh thua lỗ, nên không thể thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ; hoặc khi nhận thấy công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thì “các thành viên hợp danh, có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”8. Liên quan đến quy định này, PGS.TS Bùi Nguyên Khánh cho rằng: “Nguyên nhân dẫn đến phá sản một doanh nghiệp rất phong phú song đều đi đến hệ quả là đưa doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết”9. Tóm lại, các nguyên nhân dẫn đến việc mở thủ tục phá sản đối với mọi loại hình công ty mà trong đó có cả công ty hợp danh, thường là nguyên nhân do công ty không còn khả năng trả khoản nợ đến hạn cho chủ nợ khi có yêu cầu. 2.3. Hậu quả của việc chấm dứt tồn tại Hậu quả ảnh hưởng đối với thành viên của công ty hợp danh Do công ty hợp danh tồn tại hai loại hình thành viên khác nhau về tư cách pháp lý, nên đối với từng loại hình thành viên, việc công ty chấm dứt tồn tại sẽ có những hậu quả khác nhau. (i) Hậu quả đối với thành viên hợp danh: Là những thành viên chịu trách nhiệm chính của công ty hợp danh, nên khi công ty chấm dứt tồn tại thì các thành viên hợp danh sẽ phải gánh chịu những hậu quả khá nặng nề. Một số trường hợp có thể xảy ra: (1) Trường hợp công ty hợp danh giải thể hợp pháp: sau khi việc giải thể kết thúc, nếu các thành viên hợp danh đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với công ty thì trách nhiệm của họ sẽ chấm dứt. Trong trường hợp này, pháp luật thường không đưa ra các hạn chế nên thành viên hợp danh có thể thành lập ngay công ty mới. (2) Trường hợp công ty hợp danh bị chấm dứt tồn tại theo thủ tục phá sản: khác với thủ tục giải thể, khi tiến hành thủ tục phá sản, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho các thành viên hợp danh. Với trách nhiệm liên đới và vô hạn, trách nhiệm tài sản không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp của thành viên hợp danh tại công ty hợp danh mà nó còn bao gồm cả tài sản dân sự của họ. Liên quan đến tài sản sẽ phải mang ra thực hiện nghĩa vụ: “thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ công ty bằng ba nguồn vốn: vốn 7 Khoản 3, Điều 177 của luật Doanh nghiệp năm 2014. 8 Khoản 4, Điều 5 của Luật Phá sản năm 2014. 9 Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2006), Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, tr.541. Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 69 góp của mỗi thành viên hợp danh vào công ty, vốn tích lũy của công ty có được từ hoạt động kinh doanh và tài sản riêng của mỗi thành viên hợp danh (tài sản riêng bao gồm: Tài sản cá nhân chưa được góp vốn vào công ty và tài sản thu được từ việc phân chia lợi nhuận của công ty theo tỷ lệ vốn đã góp)”10. Trước đây, Bộ luật Thương mại năm 1972, quy định về sự khánh tận và hiệu lực khánh tận đối với hội hợp danh như sau: “Nếu là một hội hợp danh bị khánh tận, phải niêm phong không những tại trụ sở của hội mà còn cả tại tư gia của mỗi hội viên nữa”11. Hiện nay, căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 64 của Luật Phá sản năm 2014, trong trường hợp thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của thành viên hợp danh đó sẽ được pháp luật phân chia theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc các quy định khác của pháp luật. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng dự tính trường hợp sau khi công ty hợp danh đã thanh toán hết các nghĩa vụ tài chính mà tài sản vẫn còn thì các thành viên hợp danh sẽ được nhận lại một phần tương ứng với tỷ lệ đóng góp của họ12. Còn theo quy định trước đây, Bộ Dân luật năm 1972 giải quyết theo cách: “Sau khi thanh toán, những tài sản còn lại sẽ được thanh toán viên phân chia cho các hội viên theo hội quy và lâm thời, theo thể lệ đã định trong luật này về việc phân chia di sản”13. Tuy nhiên, nếu thành viên hợp danh, góp vốn dưới hình thức chỉ là uy tín kinh doanh, kinh nghiệm, công sức, quan hệ thì các thành viên chỉ có cách thỏa thuận với nhau, rồi chuyển giá trị phần góp trên sang dạng tài sản thích hợp. (ii) Hậu quả đối với thành viên góp vốn: Pháp luật Hoa Kỳ quy định: “Nghĩa vụ của hợp danh hữu hạn, dù phát sinh trong hợp đồng, sai lầm cá nhân, hoặc cách khác, đều không phải là nghĩa vụ của một thành viên góp vốn. Một thành viên góp vốn không phải chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách đóng góp hoặc cách khác, cho nghĩa vụ của hợp danh hữu hạn chỉ vì lý do họ đang là một thành viên góp vốn”14. So sánh với quy định hiện nay tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam thì điều này khá tương đồng. Nguyên tắc pháp định thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của họ. Ngay cả khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ, nếu tài sản của công ty vẫn còn thì thành viên góp vốn vẫn có quyền được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ15. Hậu quả ảnh hưởng đối với công ty hợp danh Khi công ty hợp danh chấm dứt tồn tại thì tư cách chủ thể của công ty trong các quan hệ pháp luật cũng chấm dứt theo. Việc chấm dứt tồn tại còn có thể mang lại những hậu quả đối với công ty hợp danh như sau: (i) Các tài sản của công ty hợp danh sẽ bị mang ra thanh lý Nếu công ty hợp danh chấm dứt tồn tại bằng thủ tục giải thể doanh nghiệp thì Hội đồng thành viên của công ty có trách nhiệm đứng ra tiến hành thanh lý tài sản. Còn nếu công ty hợp danh bị mở thủ tục phá sản thì việc thanh lý tài sản sẽ do tổ thanh lý tài sản của Tòa án phụ trách. Về nguyên tắc, các chủ nợ trước hết được thanh toán nợ trong phạm vi số tài sản của công ty hợp danh. Khi tài sản của công ty hợp danh không đủ để thanh toán thì các thành viên hợp danh phải cùng nhau liên đới thanh toán nốt số nợ còn lại cho các chủ nợ. (ii) Xác định trách nhiệm tài sản liên quan của thành viên hợp danh Trách nhiệm nặng nề nhất của các thành viên hợp danh là liên đới và chịu trách nhiệm vô hạn cho tất cả các khoản nợ của công ty hợp danh. Đây là nguyên tắc pháp định mà mọi thành viên hợp danh đều không thể né tránh. Tại Cộng hòa Pháp, thông thường cách thức đòi nợ đối với công ty hợp danh tiến hành như sau: “Chủ nợ phải đòi công ty trước nhưng khi không đạt kết quả thì họ phải bám 10 Nguyễn Quốc Sỹ và Nguyễn Văn Nông (2009), Luật Kinh doanh Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.43 - 44. 11 Điều 879 của Bộ luật Thương mại năm 1972. 12 Điểm g, khoản 1, Điều 176 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. 13 Điều 1305 của Bộ Dân luật năm 1972. 14 Section 303, luật Hợp danh hữu hạn Hoa Kỳ 2001. 15 Điểm g, khoản 1, Điều 182 của luật Doanh nghiệp năm 2014. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 70 lấy các hội viên. Chủ nợ chỉ cần gửi một tống đạt qua chấp hành viên để buộc công ty phải trả nợ; nếu trong tám ngày không trả, họ có thể quay lại đòi các hội viên Hội viên đã trả cả món nợ có thể quay lại đòi các hội viên khác và buộc họ phải tham gia vào việc trả nợ theo phần của họ”16. Căn cứ cách thức trên, các chủ nợ trước tiên phải yêu cầu công ty hợp danh thanh toán nợ và nếu còn thiếu, chủ nợ mới có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh phải thanh toán số nợ còn lại. Có thể một thành viên hợp danh đứng ra thay mặt cho tất cả các thành viên hợp danh còn lại thực hiện việc trả toàn bộ các khoản nợ. Các thành viên hợp danh còn lại sẽ được giải thoát khỏi trách nhiệm đối với chủ nợ đã nhận được phần thanh toán. Tuy nhiên, thành viên hợp danh đứng ra trả nợ sẽ có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh còn lại phải hoàn trả phần nghĩa vụ tài sản của họ trong món nợ chung. Liên quan đến việc đòi nợ đối với thành viên hợp danh cần xem xét các vấn đề: (1) quyền và các điều kiện của chủ nợ liên quan đến việc yêu cầu thành viên hợp danh trả nợ; (2) thời hiệu yêu cầu các thành viên hợp danh phải thanh toán nợ thay cho công ty hợp danh; (3) thời hạn để thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ và hậu quả phát sinh. (1) Quyền và các điều kiện của chủ nợ liên quan đến việc yêu cầu thành viên hợp danh trả nợ: Khi công ty hợp danh không còn khả năng thanh toán nợ thì các chủ nợ sẽ có quyền đòi nợ đối với các thành viên hợp danh. Như vậy, điều kiện để các chủ nợ có quyền đòi các thành viên hợp danh phải trả nợ, chính là khi công ty hợp danh không còn khả năng thanh toán số nợ còn lại cho họ. (2) Thời hiệu yêu cầu các thành viên hợp danh phải thanh toán nợ thay cho công ty hợp danh: theo quy định tại khoản 1, Điều 149 của Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”. Về nguyên tắc, các chủ nợ của công ty hợp danh chỉ có quyền đòi nợ đối với các thành viên hợp danh trong một thời hạn nhất định. Nếu căn cứ Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với tranh chấp liên quan đến các hợp đồng, chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. (3) Thời hạn để thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ và hậu quả phát sinh: Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều không quy định thời hạn bắt buộc các thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ. Điều đó, dễ dẫn đến tình trạng, có thể trong một khoản thời gian, nếu các thành viên hợp danh cố tình không thanh toán nợ thì các chủ nợ phải thông qua một cơ quan đại diện là Tòa án để buộc các thành viên hợp danh phải trả số nợ còn thiếu. Tòa án có thể tiến hành mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh. Ngay cả khi công ty hợp danh bị Tòa án tuyên bố phá sản, nghĩa vụ về tài sản của các thành viên hợp danh đối với chủ nợ vẫn còn: “Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”17. 3. Kiến nghị Việc chấm dứt tồn tại đối với công ty hợp danh khá phức tạp. Điều này còn bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa công ty hợp danh với các thành viên hợp danh. Chính vì vậy, khi giải quyết chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh, còn phải xem xét trách nhiệm của các thành viên hợp danh. Từ đó, để việc chấm dứt tồn tại của công ty hợp danh bớt phức tạp và có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, khách hàng của công ty tốt hơn thì cần xem xét các giải pháp sau: Hiện nay, thời hạn để các thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, chưa được pháp luật quy định cụ thể. Mặc dù, pháp luật quy định thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cần phải quy định cụ thể thời hạn trả nợ của thành viên hợp danh cho các chủ nợ. Bởi không thiếu trường hợp, thành viên hợp danh tìm cách trốn tránh, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, nên quy định thời hạn tự nguyện để thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho các 16 Maurice Cozian và Alian Viandier (1990), Tổ chức công ty, dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Droit des societes: Litec, 1988, Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp, tr.184. 17 Khoản 1, Điều 110 của luật Phá sản năm 2014. Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 71 chủ nợ. Khi hết thời hạn này, nên quy định các biện pháp cần thiết để xử lý tài sản của thành viên hợp danh, nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, trường hợp nếu như tài sản của thành viên hợp danh đã hết mà nghĩa vụ trả nợ vẫn còn thì sẽ phải giải quyết thế nào? Trên thực tế, khi thành viên hợp danh đã bị pháp luật áp dụng những biện pháp xử lý tài sản nhưng tài sản của họ đã hết mà nghĩa vụ trả nợ vẫn còn thì khoản nợ còn lại gần như không thể thu hồi được. Đây đòi hỏi cần phải tìm hiểu kinh nghiệm, cách xử lý của pháp luật nước ngoài. Vì pháp luật hiện hành tại Việt Nam, vẫn chưa quy định về trường hợp này. Về lâu dài, Việt Nam nên xây dựng luật Phá sản cá nhân để làm cơ sở cho việc giải quyết những trường hợp kể trên. Bởi vậy, Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi, bổ sung sắp tới cần có quy định cụ thể về thời hạn trả nợ của thành viên hợp danh và hậu quả pháp lý phát sinh sau khi thành viên hợp danh đã sử dụng hết tài sản mà vẫn không thể thực hiện hết nghĩa vụ trả nợ. Có như vậy, các quy định về công ty hợp danh mới thực sự chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn kinh doanh./. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Dân luật năm 1972. 2. Bộ luật Thương mại năm 1972. 3. Bùi Ngọc Cường (chủ biên 2010), Giáo trình Luật Thương mại, tập I, Nxb giáo dục Việt Nam. 4. Ngô Huy Cương (2012), Pháp luật giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: nhận thức, thực trạng và cải cách, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(295)/2012. 5. Trần Ngọc Dũng, Trần Ngọc Anh (2017), Các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về công ty hợp danh và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học, 04/2017. 6. Hoa Kỳ, luật Hợp danh hữu hạn Hoa Kỳ 2001. 7. Maurice Cozian, Alian Viandier (1990), Tổ chức công ty, dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Droit des societes: Litec, 1988, Viện khoa học pháp lý-Bộ tư pháp. 8. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2006), Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. 9. Quốc hội, luật Phá sản năm 2014. 10. Quốc hội, luật Doanh nghiệp năm 2014. 11. Nguyễn Quốc Sỹ, Nguyễn Văn Nông (2009), Luật Kinh doanh Việt Nam, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. Khoản 1 Điều 465 quy định, việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do 01 Thẩm phán tiến hành, nên phiên tòa xét xử phúc thẩm không có thủ tục nghị án. Có thể nói, xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn với sự rút ngắn về thời gian, trình tự, thủ tục, giảm số lượng Thẩm phán của Hội đồng xét xử đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Một số kiến nghị Thứ nhất, đề nghị có quy định riêng về trình tự thủ tục bào chữa theo thủ tục rút gọn, cho nên cần quy định bổ sung phần người bào chữa, lựa chọn, thay đổi người bào chữa, quyền, nghĩa vụ của người bào chữa vào chương XXXI (Thủ tục rút gọn) của BLTTHS. Theo đó cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của người bào chữa theo thủ tục rút gọn. Thứ hai, cần có quy định về văn phòng luật sư thường trực ở các địa phương và có cơ chế hoạt động đặc thù để khi người có yêu cầu về luật sư bào chữa trong vụ án hình sự nói chung và vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn nói riêng sẽ đáp ứng được ngay, để luật sư đến làm thủ tục bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đặc biệt là vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn mới bảo đặm rút ngắn được thời gian ra thông báo bào chữa và phù hợp với thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thứ ba, cần có quy chế về sự phối hợp giũa Liên đoàn Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đáp ứng kịp thời đòi hỏi trong thời gian ngắn nhất phải có luật sư trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn./. Tài liệu tham khảo 1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG ... (Tiếp theo trang 65)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_phap_ly_ve_cham_dut_ton_tai_cua_cong_ty_hop_da.pdf
Tài liệu liên quan