(i) Toà án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự khi “đương sự có yêu
cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết
vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”19.
(ii) Toà án vẫn giải quyết vụ án dân sự
theo quy định nếu đương sự không có yêu
cầu áp dụng thời hiệu hoặc có yêu cầu áp
dụng thời hiệu sau khi Toà án cấp sơ thẩm
ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
(iii) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại vẫn còn và Toà án vẫn
giải quyết vụ án dân sự theo quy định nếu
người có quyền chứng minh được khoảng
thời gian không tính vào thời hiệu khởi
kiện như: Sự kiện bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan làm cho chủ thể có
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không
thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời
hiệu; Chưa có người đại diện trong trường
hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu là người chưa thành niên,
mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người
chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự chưa có người đại
diện khác thay thế.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với hình ảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường
Trên thực tế, hành vi xâm phạm các
quyền nhân thân của cá nhân nói chung,
quyền riêng tư và quyền của cá nhân đối
với hình ảnh nói riêng có thể được thực
hiện với nhiều mức độ khác nhau, từ ít
nghiêm trọng đến nghiêm trọng. Chủ thể
xâm phạm các quyền này cũng phải gánh
chịu các loại trách nhiệm pháp lý khác
nhau, trong đó có thể bao gồm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Song, cũng như việc
áp dụng trách nhiệm pháp lý khác, việc áp
dụng trách nhiệm bồi thường cũng dựa
trên những điều kiện nhất định. Trước đây,
BLDS năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/
NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị
quyết số 03/2006) đều quy định 4 điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là: (i) Có thiệt hại xảy ra;
(ii) Có hành vi trái pháp luật; (iii) Có mối
quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và
hành vi trái pháp luật; (iv) Có lỗi cố ý hoặc
vô ý của người gây thiệt hại.
Hiện nay, Điều 584 BLDS năm 2015
quy định “căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường theo hướng không dựa trên cơ sở lỗi
như trong quy định của BLDS năm 2005 mà
tiếp cận theo hướng, người nào có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác”1. Theo đó,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường
1 Đinh Trung Tụng (chủ biên, 2016), Bối cảnh xây
dựng và một số nội dung mới chủ yếu của BLDS
năm 2015 (so sánh với BLDS năm 2005), sách tham
khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.55.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN
RIÊNG TƯ, QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
NGUYỄN VĂN HỢI*
* Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
Quyền về đời sống riêng tư và quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền
nhân thân của cá nhân được BLDS ghi nhận và bảo vệ. Chủ thể thực hiện hành vi
xâm phạm quyền về đời sống riêng tư và quyền của cá nhân đối với hình ảnh có thể
phải chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này,
tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền
riêng tư, quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Từ khoá: Quyền riêng tư, quyền đối với hình ảnh, bồi thường thiệt hại.
Ngày nhận bài: 14/01/2020; Ngày biên tập xong: 10/02/2020; Ngày duyệt đăng:
17/02/2020.
Rights in private life and personal rights for images are recognized and
protected by the 2015 Civil Code. The subject who infringes the right in private
life and personal rights for images shall bear various types of legal liabilities.
However, within this paper, the author only mentions to several matters on
damage compensation due to infringing private and personal rights for images.
Keywords: Private rights, rights for images, damage compensation.
61Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN VĂN HỢI
thiệt hại do xâm phạm quyền riêng tư,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh sẽ
phát sinh khi người yêu cầu bồi thường
chứng minh được 03 điều kiện là: (i) Có
thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) Hành vi trái luật
xâm phạm quyền riêng tư, quyền của cá
nhân đối với hình ảnh; (iii) Có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái luật xâm phạm
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với
hình ảnh với thiệt hại xảy ra.
1.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra
Đây là điều kiện tiên quyết nhất khi
xem xét việc có áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với chủ thể có liên
quan hay không. Bởi vì, cho dù đối tượng
bị xâm phạm là các lợi ích về vật chất hay
các lợi ích về tinh thần thì mục đích của
việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại là nhằm bù đắp tổn thất mà người bị
thiệt hại phải gánh chịu. Do đó, nếu không
có thiệt hại thực tế xảy ra thì việc khắc
phục thiệt hại sẽ không đặt ra và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không được
áp dụng. Song, để có thể xác định chính
xác điều kiện này có xảy ra hay không, cần
phải nhìn nhận chính xác về thiệt hại và
các loại thiệt hại tương ứng với từng đối
tượng bị xâm phạm. “Thiệt hại được hiểu là
sự giảm bớt những lợi ích vật chất và phi vật
chất của một chủ thể xác định được trên thực tế
bằng một khoản tiền cụ thể”2. Ở một góc nhìn
khác, “thiệt hại lại được hiểu là những tổn thất
thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài
sản của cá nhân, tổ chức”3.
2 Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng,
Nxb Hà Nội, Hà Nội, tr.38.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình
Luật Dân sự (tập 2), Nxb Công an Nhân dân, Hà
Nội, tr.262.
BLDS không đưa ra định nghĩa về
thiệt hại mà chỉ quy định về cách xác định
thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng,
danh sự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Nghị quyết số 03/2006 cũng không định
nghĩa thiệt hại, nhưng lại xác định thiệt hại
bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại
do tổn thất về tinh thần. Trong đó “thiệt hại
do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu
là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính
mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần
gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút
hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản
tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu”4.
Như vậy, khi quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm,
thiệt hại có bao gồm thiệt hại về tinh thần
hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc
chứng minh của người bị thiệt hại. Theo
đó, nếu người bị thiệt hại chứng minh được
hành vi xâm phạm quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh đã xâm phạm
đến “danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín” của
mình thì thiệt hại sẽ bao gồm cả thiệt hại về
vật chất và cả thiệt hại về tinh thần.
Đối với thiệt hại về vật chất (chi phí
hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt
hại khác do luật quy định), người bị thiệt
hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu
rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra,
mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng
từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản
chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị
4 Xem điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
62
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
thiệt hại5.
Đối với thiệt hại về tinh thần (trong
trường hợp hành vi xâm phạm quyền
riêng tư, quyền đối với hình ảnh đã gây
tổn hại về danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín
cho cá nhân) thì không phải chứng minh.
Bởi đây là thiệt hại đương nhiên được bồi
thường khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm.
1.2. Có hành vi trái luật xâm phạm
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với
hình ảnh
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”6. Đồng thời, Điều 21 Hiến pháp
còn ghi nhận “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự,
uy tín của mình”. Trong BLDS năm 2015,
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với
hình ảnh cùng với các quyền nhân thân
khác của cá nhân là những quyền thuộc
“nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân”7. Đồng thời, “Năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác”8.
Với những quy định trên cho thấy,
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối
với hình ảnh là những quyền Hiến định
5 Xem mục 5 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một
số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
6 Xem khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013
7 Xem khoản 1 Điều 17 BLDS năm 2015
8 Xem Điều 18 BLDS năm 2015
và chỉ bị hạn chế bởi các văn bản luật do
Quốc hội ban hành. Do đó, các trường hợp
sử dụng hình ảnh của cá nhân và việc thu
thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông
tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá
nhân mà không được cá nhân đồng ý và
cũng không thuộc các trường hợp được
luật cho phép đều bị coi là hành vi xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh.
BLDS năm 2015 không định nghĩa
hành vi xâm phạm quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh và cũng
không xác định các hành vi bị coi là xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh, mà chỉ quy định về các
trường hợp được sử dụng hình ảnh, được
thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông
tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá
nhân. Cụ thể như sau:
Các trường hợp được sử dụng hình
ảnh của cá nhân9: (i) Được sự đồng ý của
cá nhân đó hoặc người đại diện theo pháp
luật của họ; (ii) Hình ảnh được sử dụng vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
(iii) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt
động công cộng, bao gồm hội nghị, hội
thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn
nghệ thuật và hoạt động công cộng khác
mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Các trường hợp được thu thập, lưu giữ,
sử dụng, công khai thông tin liên quan đến
đời sống riêng tư của cá nhân: (i) Được sự
đồng ý của cá nhân; (ii) Được luật quy định.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Tiếp cận
thông tin năm 2016, thông tin liên quan đến
đời sống riêng tư của cá nhân thuộc nhóm
thông tin công dân được tiếp cận có điều
kiện. Những điều kiện để được tiếp cận
thông tin của cá nhân cũng phù hợp với các
9 Xem Điều 32 BLDS năm 2015
63Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN VĂN HỢI
quy định liên quan đến quyền riêng tư của
cá nhân được ghi nhận tại Điều 38 BLDS
năm 2015, bao gồm hai trường hợp cụ thể
như sau: (i) Thông tin liên quan đến bí mật
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp
cận trong trường hợp được người đó đồng
ý; (ii) Trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người
đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định
việc cung cấp thông tin liên quan đến bí
mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp
cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của
cộng đồng theo quy định của luật có liên
quan mà không cần có sự đồng ý theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Trên thực tế, việc một người sử dụng
hình ảnh, thu thập, lưu giữ, sử dụng, công
khai thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư của người khác có thể với nhiều
mục đích khác nhau, trong đó có thể có cả
mục đích thương mại. Mặt khác, việc sử
dụng hình ảnh, thu thập, lưu giữ, sử dụng,
công khai thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư của người khác có thể mang lại
những ảnh hưởng xấu, nhưng cũng có thể
mang lại những tác động tích cực đến đời
sống của họ như có thể khiến họ trở nên
nổi tiếng, thu nhập tăng. Song, với những
phân tích ở trên cho thấy quyền riêng tư,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh là các
quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyển giao, không thể định giá.
Đó là những yếu tố gắn liền với đời sống
tinh thần của cá nhân. Việc đánh giá tính
tích cực hay tiêu cực của việc tự ý sử dụng
hình ảnh, thu thập, lưu giữ, sử dụng, công
khai thông tin liên quan đến đời sống riêng
tư của cá nhân sẽ mang tính chủ quan và
phụ thuộc và mỗi cá nhân khác nhau. Do
vậy, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân,
hành vi thu thập, lưu giữ, sử dụng, công
khai thông tin liên quan đến đời sống riêng
tư của cá nhân mà không thuộc các trường
hợp được pháp như đã mô tả ở trên đều bị
coi là hành vi xâm phạm quyền riêng tư,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái luật xâm phạm quyền riêng
tư, quyền của cá nhân đối với hình ảnh với
thiệt hại xảy ra
Ngoài việc chứng minh có hành vi
trái luật xâm phạm quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh và thiệt hại
thực tế xảy ra, người yêu cầu bồi thường
thiệt hại còn phải chứng minh mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái luật và thiệt
hại xảy ra. Theo đó, phải chứng minh hành
vi xâm phạm quyền riêng tư, quyền của
cá nhân đối với hình ảnh xảy ra trước,
thiệt hại xảy ra sau và hành vi là nguyên
nhân dẫn đến thiệt hại. Tuy nhiên, BLDS
năm 2015 cũng ghi nhận quy định về
nghĩa vụ khắc phục thiệt hại, có ảnh hưởng
đến việc xác định mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái luật và thiệt hại xảy ra.
Theo đó, “bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm
không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”10.
Tức là, mặc dù có thể tồn tại hành vi xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh, song khi hành vi đó được
thực hiện, người bị xâm phạm quyền có thể
áp dụng ngay các biện pháp cần thiết, hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại nhưng lại
không áp dụng các biện pháp này, dẫn đến
thiệt hại xảy ra thì họ sẽ không được bồi
thường những thiệt hại này.
Tuy vậy, khi yêu cầu bồi thường thiệt
hại, người yêu cầu chỉ cần chứng minh mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với
10 Xem khoản 5 Điều 585 BLDS năm 2015
64
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
hình ảnh mà không cần phải chứng minh
việc có áp dụng các biện pháp ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại hay không. Việc chứng
minh người bị xâm phạm quyền không
áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hạn chế
thiệt hại thuộc về người chịu trách nhiệm
bồi thường, song họ cũng chỉ phải thực
hiện nghĩa vụ này khi họ muốn giải phóng
khỏi một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm
bồi thường.
Tuy nhiên, đối với từng loại thiệt hại
khác nhau, việc xác định mối quan hệ
nhân quả cũng khác nhau. Đối với thiệt hại
về vật chất (chi phí để hạn chế, khắc phục
thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút), người yêu cầu bồi thường phải
có chứng cứ để chứng minh thiệt hại thiệt
tế xảy ra và là hậu quả tất yếu của hành vi
xâm phạm. Đối với thiệt hại về tinh thần
(trong trường hợp hành vi xâm phạm
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối
với hình ảnh mà làm tổn hại đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân) thì người
yêu cầu bồi thường không cần phải chứng
minh, bởi đây là thiệt hại đương nhiên mà
người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân phải bồi thường ngay cả
khi không có thiệt hại về vật chất.
2. Yếu tố lỗi và vai trò của yếu tố lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm quyền riêng tư, quyền của cá
nhân đối với hình ảnh
BLDS năm 2015 không quy định riêng
về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng mà chỉ quy định quy
về lỗi trong trách nhiệm dân sự tại Điều
364. Theo đó, lỗi trong trách nhiệm dân sự
bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý, trong đó: (i) Lỗi
cố ý là trường hợp một người nhận thức
rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong
muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng
để mặc cho thiệt hại xảy ra; (ii) Lỗi vô ý là
trường hợp một người không thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt
hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước
thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng
cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn chặn được.
Trong BLDS năm 2015, lỗi không
được coi là một trong những điều kiện làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm
bồi thường do xâm phạm quyền riêng tư,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh nói
riêng11. Tuy nhiên, việc xác định lỗi và hình
thức lỗi của các bên (bên phải bồi thường
và bên được bồi thường) vẫn có những vai
trò nhất định trong việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với
hình ảnh nói riêng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nếu xác định thiệt hại xảy
ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không
phát sinh. Nội dung này được ghi nhận tại
khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 là một
căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Khi người bị thiệt hại hoàn toàn
có lỗi, tức là người gây thiệt hại hoặc chủ
thể có liên quan sẽ được coi là không có
lỗi. Điều này có thể dẫn đến cách hiểu rằng
“người gây thiệt hại hoặc chủ thể có liên
quan sẽ chỉ phải bồi thường nếu có lỗi”, tức
là “lỗi là một trong các điều kiện phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”. Song cách hiểu này không chính
xác, bởi theo quy định của BLDS năm 2015,
11 Xem thêm Đinh Trung Tụng (chủ biên, 2016),
tlđd, tr.55.
65Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN VĂN HỢI
việc chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
không có lỗi hoặc có lỗi vô ý chỉ được coi
là căn cứ để xem xét giảm mức bồi thường,
tức là ngay cả khi không có lỗi vẫn có thể
phải bồi thường. Khẳng định này có thể
được minh chứng thông qua bốn trường
hợp cụ thể như sau:
(i) Người gây thiệt hại hoàn toàn có
lỗi, người bị thiệt hại không có lỗi thì trách
nhiệm bồi thường sẽ phát sinh.
(ii) Người gây thiệt hại có một phần
lỗi, người bị thiệt hại cũng có một phần
lỗi đối với thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại sẽ phát sinh. Tuy nhiên,
phần thiệt hại do lỗi của người bị thiệt hại
gây ra thì người gây thiệt hại sẽ không
phải bồi thường.
(iii) Người gây thiệt hại không có lỗi,
người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được loại trừ
theo khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015.
(iv) Người gây thiệt hại không có lỗi,
người bị thiệt hại không có lỗi thì trách
nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh.
Song, người chịu trách nhiệm bồi thường
có thể được giảm mức bồi thường.
Thứ hai, xác định lỗi của các bên góp
phần xác định mức bồi thường khi người
bị thiệt hại cũng có lỗi12 hoặc thiệt hại do
nhiều người cùng gây ra13. Theo quy định
tại Điều 585 BLDS, trường hợp người bị
thiệt hại cũng có lỗi để thiệt hại xảy ra thì
không được bồi thường phần thiệt hại do
lỗi của mình gây ra. Ngoài ra, theo quy
định tại Điều 587 BLDS, khi nhiều người
cùng gây thiệt hại cho một người thì trước
hết phải căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi
người để xác định mức bồi thường mà
12 Xem khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015.
13 Xem Điều 587 BLDS năm 2015.
từng người phải gánh chịu.
Thứ ba, việc xác định lỗi là căn cứ để
xem xét giảm mức bồi thường khi người
chịu trách nhiệm bồi thường không có lỗi
hoặc có lỗi vô ý14. Đây cũng là một trong
các nguyên tắc bồi thường thiệt hại được
ghi nhận tại Điều 585 BLDS. Theo đó, nếu
người chịu trách nhiệm bồi thường chứng
minh được mình không có lỗi hoặc có lỗi
vô ý mà thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả
năng kinh tế của họ thì có thể được xem xét
để giảm mức bồi thường.
Thứ tư, việc xác định lỗi của người gây
thiệt hại là căn cứ xác định trách nhiệm
hoàn trả khi người của pháp nhân, người
làm công, người học nghề gây thiệt hại15.
Khi người của pháp nhân, người làm công,
người học nghề gây thiệt hại khi đang thực
hiện nhiệm vụ pháp nhân giao thì pháp
nhân, người sử dụng người làm công,
người học nghề phải bồi thường cho người
bị thiệt hại. Việc yêu cầu người gây thiệt
hại hoàn lại khoản tiền đã bồi thường chỉ
đặt ra khi chứng minh được họ có lỗi trong
việc gây ra thiệt hại.
3. Xác định thiệt hại được bồi thường
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584
BLDS năm 2015, quyền riêng tư, quyền của
cá nhân đối với hình ảnh và nhiều quyền
nhân thân khác bị xâm phạm cũng có thể
được bồi thường bởi đây là các “quyền, lợi
ích hợp pháp” của cá nhân. Song BLDS năm
2015 không quy định cụ thể về thiệt hại
được bồi thường khi quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm.
Các quy định về xác định thiệt hại hiện nay
chỉ hướng đến việc xác định thiệt hại khi tài
sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm. Vậy khi quyền
14 Xem khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015.
15 Xem Điều 597 và Điều 600 BLDS năm 2015.
66
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
riêng tư, quyền của cá nhân đối với hình
ảnh bị xâm phạm mà có đầy đủ các căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thì
thiệt hại được xác định theo căn cứ nào?
Như đã phân tích ở trên, hành vi xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh cũng có thể dẫn đến
những tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân. Do đó, việc xác định thiệt
hại khi quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh bị xâm phạm có thể xảy ra
các trường hợp như sau:
(i) Trường hợp thứ nhất, hành vi xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh gây tổn hại đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mang
quyền thì việc xác định thiệt hại sẽ tuân
theo quy định tại Điều 592 BLDS về xác
định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm, trong đó bao gồm cả
những thiệt hại về vật chất và cả những
thiệt hại về tinh thần.
(ii) Trường hợp thứ hai, hành vi xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh không gây tổn hại đến
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân
mang quyền. Lúc này, không có quy định
cụ thể và trực tiếp nào có thể được áp dụng
để xác định thiệt hại được bồi thường.
Song người bị xâm phạm đã phải bỏ chi
phí để khắc phục thiệt hại thì việc xác định
thiệt hại có thể dựa vào những giấy tờ hợp
lệ mà người bị thiệt hại xuất trình khi yêu
cầu bồi thường. Vậy thiệt hại về tinh thần
có được đặt ra hay không? Việc áp dụng
quy định về xác định thiệt hại như thế nào
trong trường hợp này sẽ đều gây ra bất lợi
cho ít nhất một bên. Nếu không áp dụng
quy định về bù đắp tổn thất tinh thần cho
người bị xâm phạm quyền thì khó có thể
tính đến chuyện áp dụng nguyên tắc bồi
thường toàn bộ, bởi quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh là các quyền
nhân thân không định giá được. Nếu áp
dụng quy định buộc bù đắp tổn thất về tinh
thần thì sẽ không công bằng với bên phải
bồi thường bởi chỉ khi xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín thì việc bù đắp tổn thất
về tinh thần mới mặc nhiên được đặt ra.
Theo quan điểm của tác giả, cho dù
hành vi xâm phạm quyền riêng tư, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh có gây tổn
hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người mang quyền hay không thì việc bù
đắp tổn thất về tinh thần cũng nên được
đặt ra. Bởi vì, quyền riêng tư và quyền của
cá nhân đối với hình ảnh là các quyền nhân
thân không gắn với tài sản và không định
giá được thành tiền. Khi các quyền này bị
xâm phạm, không thể có một công thức
chung để tính toán những ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực và mức độ lớn hay nhỏ
của hành vi xâm phạm đối với đời sống
của người bị xâm phạm. Việc đặt ra khoản
bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ góp phần
giảm bớt phần nào những hậu quả mà
có thể họ phải gánh chịu từ hành vi xâm
phạm. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được
quy định này, cách tốt nhất hiện nay là áp
dụng tương tự như xác định thiệt hại khi
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
tại Điều 592 BLDS năm 2015.
Như vậy, cho dù quyền riêng tư,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm
phạm ở mức độ nào thì thiệt hại được bồi
thường cũng có thể gồm những loại sau:
(i) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết
cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu
thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền
tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá
trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc
67Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN VĂN HỢI
chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác
minh sự việc, cải chính trên các phương
tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức
xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú
hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và
các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn
chế, khắc phục thiệt hại (nếu có)16.
(ii) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút17:
Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có
thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm
phạm phải thực hiện những công việc để
hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu
nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm
sút, thì họ được bồi thường khoản thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
Việc xác định thu nhập thực tế của người
bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực
tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm
phạm được thực hiện theo hướng dẫn xác
định thu nhập bị mất, bị giảm sút khi sức
khoẻ bị xâm phạm tại tiểu mục 1.2 mục 1
Phần II Nghị quyết số 03/2006.
(iii) Thiệt hại khác do luật quy định.
Tức là ngoài những thiệt hại về vật chất
được xác định ở trên, người bị xâm phạm
quyền còn có thể được bồi thường các thiệt
hại khác nếu luật có liên quan có quy định
và có bằng chứng để chứng minh thiệt hại
đã xảy ra trên thực tế.
(iv) Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần. Đây là khoản thiệt hại mặc
nhiên được bồi thường (không cần chứng
16, 17 Xem mục 3 phần II Nghị quyết số 03/2006/
NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
minh) khi hành vi xâm phạm quyền riêng
tư, quyền của cá nhân đối với hình ảnh đã
gây tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
cho cá nhân mang quyền. Mức bồi thường
bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được
thì mức tối đa cho một người có danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không
quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định.
4. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường
Trên thực tế hiện nay tồn tại hai luồng ý
kiến khác nhau liên quan đến thời hiệu khởi
kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm
phạm quyền nhân thân nói chung, quyền
riêng tư, quyền của cá nhân đối với hình
ảnh nói riêng. Luồng ý kiến thứ nhất cho
rằng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm
phạm quyền riêng tư, quyền của cá nhân
đối với hình ảnh là yêu cầu bảo vệ quyền
nhân thân không gắn với tài sản nên không
áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định
tại khoản 1 Điều 155 BLDS. Luồng ý kiến
thứ hai cho rằng, quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại là quyền tài sản nên vẫn áp dụng
thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại, bất kể đối tượng bị xâm phạm dẫn đến
thiệt hại là gì.
Theo quan điểm của tác giả, quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm hay do các quyền nhân thân (trong
đó bao gồm quyền riêng tư, quyền của cá
nhân đối với hình ảnh) bị xâm phạm thì
cũng đều là quyền tài sản. Bởi vì, cần phải
tách biệt đối tượng bị xâm phạm (quyền
riêng tư, quyền của cá nhân đối với hình
ảnh) với hậu quả xảy ra (thiệt hại). Khi
quyền riêng tư, quyền của cá nhân đối với
hình ảnh bị xâm phạm, các chủ thể được
thực hiện các biện pháp bảo vệ, nhưng với
các mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào hậu
68
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
quả xảy ra. Khi hành vi xâm phạm quyền
riêng tư, quyền của cá nhân đối với hình
ảnh đã dẫn đến thiệt hại, tức là có một
quyền dân sự mới được xác lập, quyền này
có tên là quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại18. Và đương nhiên, quyền này có liên
quan nhưng lại độc lập với quyền riêng tư,
quyền của cá nhân đối với hình ảnh (đối
tượng bị xâm phạm). Đặc biệt, trong thời
đại ngày nay, cho dù thiệt hại xảy ra do bất
cứ đối tượng nào bị xâm phạm thì thiệt hại
cũng được quy ra tiền hoặc các loại tài sản
có giá trị tương đương. Chính vì vậy, quyền
yêu cầu bồi thường mang bản chất của một
quyền tài sản, nên việc áp dụng thời hiệu
khởi kiện yêu cầu bồi thường là phù hợp.
BLDS không quy định riêng biệt về thời
hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
do xâm phạm quyền riêng tư, quyền của
cá nhân đối với hình ảnh mà chỉ quy định
chung về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường. Theo quy định tại Điều 588 BLDS
năm 2015: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người
có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Theo quy định này, khi người có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại biết hoặc buộc
phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm thì họ phải thực hiện quyền
yêu cầu bồi thường trong thời hiệu 3 năm.
Khi đã quá 3 năm kể từ ngày quyền, lợi ích
bị xâm phạm mà người có quyền mới khởi
kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có thể
xảy ra một trong các hậu quả sau:
18 Theo quy định tại Điều 8 BLDS năm 2015, quyền
dân sự được xác lập từ một trong các căn cứ đó là
“bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Do đó, khi
cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm
phạm quyền riêng tư, quyền đối với hình ảnh thì
sẽ phát sinh quyền yêu cầu bồi thường, và quyền
này là quyền về tài sản.
(i) Toà án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự khi “đương sự có yêu
cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết
vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”19.
(ii) Toà án vẫn giải quyết vụ án dân sự
theo quy định nếu đương sự không có yêu
cầu áp dụng thời hiệu hoặc có yêu cầu áp
dụng thời hiệu sau khi Toà án cấp sơ thẩm
ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
(iii) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại vẫn còn và Toà án vẫn
giải quyết vụ án dân sự theo quy định nếu
người có quyền chứng minh được khoảng
thời gian không tính vào thời hiệu khởi
kiện như: Sự kiện bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan làm cho chủ thể có
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không
thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời
hiệu; Chưa có người đại diện trong trường
hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu là người chưa thành niên,
mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người
chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự chưa có người đại
diện khác thay thế20.
(iv) Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
đã hết nhưng có thể được bắt đầu lại trong
trường hợp sau đây: Bên có nghĩa vụ đã
thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình đối với người khởi kiện; Bên có
nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong
một phần nghĩa vụ của mình đối với người
khởi kiện; Các bên đã tự hòa giải với nhau./.
19 Xem điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015
20 Xem Điều 156 BLDS năm 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_boi_thuong_thiet_hai_do_xam_pham_quyen_rien.pdf