Nghiên cứu nội dung quy định tại
Điều 8 “Các hành vi bị nghiêm cấm” của
Dự thảo Luật An ninh mạng, chúng tôi thấy:
+ Thứ nhất, về tổng thể, nội dung của
Điều 8 chưa có quy định những hành vi cấm
với tư cách là biện pháp bảo đảm an toàn
mạng (mạng CNTT, mạng viễn thông).
+ Thứ hai, cụm từ “sử dụng không
gian mạng” ở khoản 1, 2, 3 và 4 là không
chính xác như đã trình bày ở trên.
+ Thứ ba, nhiều từ ngữ trùng lặp hoặc
có nội dung trùng lặp tại chính một khoản
cũng như các khoản khác nhau của Điều
luật. Ví dụ:
Ví dụ thứ nhất, “Tuyên truyền, kích
động gây bạo loạn, phá rối an ninh” thuộc
nội hàm của “xâm phạm an ninh quốc gia”,
“Gây rối trật tự công cộng” thuộc nội hàm
của “xâm phạm trật tự, an toàn xã hội”,
“Gây thù hằn, mâu thuẫn giữa các dân tộc,
tôn giáo” thuộc nội hàm của “phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân”, “dâm ô, đồi trụy”
thuộc nội hàm của “đạo đức xã hội” nhưng
tất cả các cụm từ này đều được quy định tại
khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về các hành vi cấm trong dự thảo luật an ninh mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mai Bộ*
* TS. Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
Tóm tắt:
Dự thảo Luật An ninh mạng đã được kỳ thứ 5 Quốc hội khóa
XIV cho ý kiến lần thứ nhất. Để góp phần chỉnh lý, bổ sung
hoàn thiện Dự thảo Luật, bài viết phân tích một số bất cập
trong Dự thảo Luật về một số thuật ngữ sử dụng cũng như quy
định về các hành vi bị cấm.
Abstract:
The bill on Network Information Security has been
commented at the fifth Session of the XIV National
Assembly. For further revision and supplements to the
bill of law, this article provides analysis of a number of
inadequacies in the draft law, particularly on some usage
of terminologies as well as the provisions on the prohibited
practices.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Dự thảo Luật An ninh mạng, mạng,
môi trường mạng, an ninh mạng, các hành vi
bị cấm.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 23/12/2017
Biên tập: 16/01/2018
Duyệt bài: 25/01/2018
Article Infomation:
Keywords: draft law on network information
security, network, network environment,
network security, prohibited practices.
Article History:
Received: 23 Dec. 2017
Edited: 16 Jan. 2018
Approved: 25 Jan. 2018
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC HÀNH VI CẤM TRONG DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG
1. Thuật ngữ mạng, môi trường mạng và
an ninh mạng
Các thuật ngữ mạng, môi trường
mạng và an ninh mạng được đề cập trong
Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin
(CNTT), Luật An toàn thông tin mạng và
Dự thảo Luật An ninh mạng.
- Theo quy định tại Luật Viễn thông,
viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và
xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết,
hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin
khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện,
phương tiện quang học và phương tiện điện
từ khác. Mạng viễn thông là tập hợp thiết
bị viễn thông được liên kết với nhau bằng
đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn
thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
- Theo quy định tại Luật CNTT,
CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học,
công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số. Môi trường mạng là
môi trường trong đó thông tin được cung
cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 3+4 (355+356) T02/2018
trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
- Theo quy định tại Luật An toàn thông
tin mạng, an toàn thông tin mạng là sự bảo
vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng
để tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián
đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm
bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và
tính khả dụng của thông tin. Mạng là môi
trường trong đó thông tin được cung cấp,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao
đổi thông qua mạng viễn thông và mạng
máy tính.
Như vậy, theo quy định tại Luật An
toàn thông tin mạng và Luật CNTT, "mạng"
và "môi trường mạng" là hai khái niệm đồng
nhất về nội dung và đều được giải thích là
"môi trường trong đó thông tin được cung
cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin
(mạng viễn thông và mạng máy tính)". Tuy
nhiên, cụm từ “môi trường” không thể hiện
được kết cấu vật chất của mạng. Bởi lẽ, theo
quy định của Luật Viễn thông, “mạng viễn
thông” bao gồm hai bộ phận cấu thành là
“tập hợp thiết bị” và “đường truyền dẫn”.
Việc truyền dẫn tín hiệu trên mạng có thể
thực hiện bằng đường “hữu tuyến - dây
truyền” hoặc bằng “ vô tuyến - sóng điện
từ phát trên không gian”. Vì vậy, cần định
nghĩa “mạng là tập hợp các thiết bị tạo lập,
thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin được liên
kết với nhau bằng đường truyền để trao đổi,
truyền tải hoặc công bố thông tin” mới phù
hợp.
- Theo quy định của khoản 3 Điều 3
Dự thảo Luật An ninh mạng, "An ninh mạng
là sự bảo đảm hoạt động sử dụng không gian
mạng không gây phương hại đến sự ổn định,
phát triển bền vững của chế độ XHCN và
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, độc
lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, trật
1 Xem: Khoản 2 Điều 3 Luật An ninh quốc gia.
2 Xem: Khoản 3 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng.
tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân". Như vậy, đối tượng của hoạt
động bảo vệ an ninh là "mạng" CNTT, viễn
thông nhằm bảo đảm cho sự hoạt động bình
thường của mạng và không sử dụng mạng
để thực hiện hành vi trái pháp luật xâm
phạm chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, độc lập, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia,
bí mật nhà nước, trật tự xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó,
có thể tiếp cận vấn đề bảo vệ an ninh mạng
là: 1) Bảo vệ an ninh quốc gia trên mạng
CNTT, mạng viễn thông “là phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại
các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia”1
trên mạng CNTT, mạng viễn thông; 2) Bảo
vệ cơ sở hạ tầng CNTT, viễn thông; 3) Bảo
vệ hệ thống thông tin với tư cách là "tập hợp
phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được
thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu giữ và trao
đổi thông tin trên mạng"2.
Từ những phân tích trên cho thấy,
Dự thảo Luật An ninh mạng sử dụng cụm
từ “không gian mạng” trong khái niệm “an
ninh mạng” là không chính xác. Mặt khác,
khoản 3 Điều 3 Dự thảo Luật An ninh mạng
liệt kê một loạt khách thể mà Luật An ninh
mạng bảo vệ (là sự ổn định, phát triển bền
vững của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc
gia, bí mật nhà nước, trật tự xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân) là
chưa thống nhất với quy định của Điều 65
Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ của Lực
lượng vũ trang trong việc “bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn
xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước
và chế độ XHCN” Để khắc phục bất cập
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
42 Số 3+4 (355+356) T02/2018
này, khoản 3 Điều 3 Dự thảo Luật An ninh
mạng cần được sửa đổi như sau: "An ninh
mạng là sự bảo đảm an toàn của mạng và
phòng chống hành vi sử dụng mạng để thực
hiện hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân”.
Khái niệm an ninh mạng nêu trên thể
hiện an ninh mạng bao gồm cả hoạt động
“chiến tranh mạng”. Tuy nhiên, trong quan
hệ quốc tế, “chiến tranh mạng” là vấn đề rất
mới và nhạy cảm; mặt khác, chúng ta cũng
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây
dựng pháp luật về chiến tranh mạng; chiến
tranh mạng và kỹ thuật tác chiến mạng rất
cần được giữ bí mật. Vì vậy, chúng tôi cho
rằng, chỉ nên đặt vấn đề "An ninh mạng là sự
bảo đảm an toàn của mạng và phòng chống
hành vi sử dụng mạng để thực hiện hành vi
xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân”. Khi đó, an ninh
mạng cần được hiểu là một khái niệm bao
gồm hai thành tố:
Thứ nhất, là bảo đảm sự an toàn của
mạng và phòng chống hành vi sử dụng mạng
để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
(VPPL) xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Thứ hai, là chế tài đối với tổ chức, cá
nhân thực hiện hành vi xâm phạm an toàn
của mạng hoặc sử dụng mạng để xâm phạm
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
1.1 Bảo đảm sự an toàn của mạng
và phòng chống hành vi sử dụng mạng để
thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Bảo đảm sự an toàn của mạng là mục
đích của việc thực hiện các biện pháp phòng,
chống hành vi xâm phạm an toàn của mạng.
Theo đối tượng mạng, hành vi xâm phạm an
toàn mạng bao gồm: hành vi xâm phạm an
toàn mạng CNTT và hành vi xâm phạm an
toàn mạng viễn thông.
+ Hành vi xâm phạm an toàn mạng
CNTT là hành vi sử dụng máy tính và mạng
máy tính hoặc phương pháp khác xâm phạm
sự an toàn vật lý của máy tính và mạng
máy; sự an toàn của quy trình tạo lập, lưu
trữ, truyền tải dữ liệu thông tin trên mạng
cũng như quyền điều khiển máy tính, mạng
máy tính. Như vậy, máy tính, mạng máy tính
vừa có thể là đối tượng của hành vi xâm hại
vừa có thể là công cụ, phương tiện thực hiện
hành vi xâm phạm an toàn của mạng. Ngoài
nhóm hành vi xâm phạm sự an toàn vật lý
của máy tính, mạng máy tính (phá hủy máy,
cắt đứt cáp), có hai nhóm hành vi xâm
phạm an toàn của mạng với mục tiêu tấn
công là website, cơ sở dữ liệu của máy tính
hoặc mạng máy tính.
Nhóm hành vi thứ nhất, phát tán virus
là phát tán chương trình hay đoạn mã được
thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính
nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ
đĩa, máy tính,...).
Nhóm hành vi thứ hai, truy cập bất
hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu máy
tính, mạng máy tính là hành vi cố ý vượt
qua tường lửa, cảnh báo, password, sử dụng
quyền truy cập, quản trị của người khác...,
để thực hiện một số hành vi sau: 1) Tấn công
deface là đưa vào, sửa đổi, xóa dữ liệu trên
giao diện của website; 2) Lấy cắp quyền
quản trị để truy cập vào cơ sở dữ liệu, lấy
cắp, sửa đổi, phá hoại cơ sở dữ liệu; 3) Cài
các phần mềm độc hại như virus, trojan,
backdoor, sniffer, phần mềm điều khiển từ
xa, để kiểm soát máy tính người bị hại; 4)
Ngăn chặn bất hợp pháp việc truyền tải dữ
liệu trên mạng internet hoặc mạng LAN,
WAN; 5) Lấy cắp, đưa thông tin của tổ chức,
cá nhân trái phép lên mạng, như thông tin
nhạy cảm trộm cắp được, thông tin thuộc
bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh của tổ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
43Số 3+4 (355+356) T02/2018
chức, bí mật cá nhân...; 6) Cản trở, làm rối
loạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính
như phá hoại, xóa, làm tổn hại phần mềm
máy tính, dữ liệu máy tính; 7) Chiếm đoạt,
sử dụng, mua bán hoặc công khai hóa trái
phép cơ sở dữ liệu máy tính.
Như vậy, biện pháp bảo đảm an toàn
của mạng là các biện pháp phòng chống
hành vi sử dụng máy tính và mạng máy tính
với mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ
thống máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu
của hệ thống đó hoặc sử dụng máy tính hoặc
các phương pháp khác có liên quan đến máy
tính, mạng máy tính chiếm giữ bất hợp pháp
và đe doạ hoặc làm sai lệnh thông tin bằng
phương pháp sử dụng mạng máy tính.
+ Hành vi xâm phạm an toàn mạng
viễn thông là hành vi: hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng thiết bị thông tin vô tuyến điện;
gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình
thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện.
Biện pháp bảo đảm an toàn mạng viễn thông
là các biện pháp phòng chống hành vi hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng thiết bị thông tin
vô tuyến điện; gây nhiễu có hại, cản trở hoạt
động bình thường của hệ thống thông tin vô
tuyến điện.
- Phòng chống hành vi sử dụng mạng
để thực hiện hành vi VPPL xâm phạm an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân là biện pháp phòng chống hành vi
sử dụng mạng như là công cụ, phương tiện
để thực hiện các hành vi VPPL nêu trên.
Hành vi sử dụng mạng để xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bao
gồm: 1) Dùng thủ đoạn Phishing (giả mạo
một tổ chức hợp pháp để dụ dỗ người dùng
cung cấp dữ liệu nhạy cảm), trojan horse
(loại vi rút có thể thay đổi cả địa chỉ của tên
miền); spyware (loại phần mềm gián điệp
chuyên ăn cắp thông tin cá nhân); keylogger
(phần mềm gián điệp theo dõi thao tác bàn
phím)... để lấy cắp email, passwords, thông
tin tài khoản, thông tin cá nhân như tên chủ
tài khoản, địa chỉ, số điện thoại, số chứng
minh nhân dân...; 2) Đưa thông tin thẻ tín
dụng và các giấy tờ có giá khác đã trộm cắp
lên internet để mua bán, trao đổi, cho, tặng;
3) Trộm cắp tiền từ thẻ tín dụng bằng cách:
làm thẻ tín dụng giả để rút tiền từ máy ATM,
trả tiền cho các dịch vụ như khách sạn, nhà
hàng, mua hàng đắt tiền, mua vé máy bay...,
mua hàng trực tuyến bằng thông tin thẻ
ngân hàng trộm cắp được; 4) Rửa tiền bằng
cách chuyển tiền từ tài khoản trộm cắp được
sang tài khoản tiền ảo như Liberty Reserve,
egold, e-passport, webmoney..., chuyển tiền
qua Western Union, Xoom, qua một số trang
web có kết nối với hệ thống thẻ tín dụng; 5)
Lừa đảo trong hoạt động thương mại điện
tử, qua quảng cáo, bán hàng trực tuyến trên
internet, trong mua bán ngoại tệ, mua bán và
thanh toán cổ phiếu qua mạng, gửi thư lừa
đảo trúng thưởng xổ số, rửa tiền, môi giới
vốn đầu tư...; 6) Nhắn tin lừa đảo, sử dụng
email, nickname lấy trộm của người khác để
lừa đảo...; 7) Đánh bạc, cá độ qua mạng, sử
dụng thẻ tín dụng trộm cắp để đánh bạc; 8)
Buôn bán ma túy qua mạng; 9) Hoạt động
mại dâm, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
qua mạng internet; 10) Sử dụng phương tiện
kỹ thuật số, mạng máy tính thực hiện hành
vi tống tiền, khủng bố, phá hoại, quấy rối;
11) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên
mạng internet; 12) Sử dụng trái phép tần số
vô tuyến điện.
1.2 Chế tài đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện hành vi xâm phạm an toàn mạng
hoặc sử dụng mạng để xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân
Chế tài đối với tổ chức, cá nhân thực
hiện hành vi xâm phạm an toàn của mạng
hoặc sử dụng mạng để xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
là trách nhiệm pháp lý mà tổ chức, cá nhân
thực hiện một trong các hành vi xâm phạm
sự an toàn của mạng hoặc sử dụng mạng để
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
44 Số 3+4 (355+356) T02/2018
thực hiện hành vi VPPL xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đó là các hình thức xử lý hành chính và hình
phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực
hiện một trong các hành vi xâm phạm sự an
toàn của mạng hoặc sử dụng mạng để thực
hiện hành vi VPPL xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định của pháp luật:
- Các hành vi vi phạm, hình thức và
mức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC)
đối với hành vi xâm phạm sự an toàn của
mạng hoặc sử dụng mạng để thực hiện hành
vi VPPL xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy
định tại Luật Xử lý VPHC và Nghị định
số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và
tần số vô tuyến điện.
- Các hành vi phạm tội và hình phạt
áp dụng đối với hành vi phạm tội xâm phạm
sự an toàn của mạng hoặc sử dụng mạng để
thực hiện hành vi VPPL xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Như vậy, chế tài đối với tổ chức, cá
nhân thực hiện hành vi xâm phạm an toàn của
mạng hoặc sử dụng mạng để xâm phạm an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân không thuộc phạm vi điều chỉnh của
các luật quy định về quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực mạng CNTT, bưu chính, viễn
thông (Luật Tiếp cận thông tin, Luật An
toàn thông tin mạng, Luật Viễn thông, Luật
Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện
tử, Luật CNTT, Luật An ninh mạng). Do đó,
để bảo đảm sự an toàn của mạng và phòng
chống hành vi sử dụng mạng để thực hiện
hành vi VPPL xâm phạm an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì các
luật quy định về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực mạng CNTT, viễn thông phải quy
định hai nhóm vấn đề sau:
- Thứ nhất, các hành vi cấm trong lĩnh
vực mạng CNTT, viễn thông: Về kỹ thuật
lập pháp, các hành vi cấm trong lĩnh vực
mạng CNTT, viễn thông được quy định tại
một điều luật “Các hành vi bị nghiêm cấm”
của Chương “Những quy định chung” của
các luật quy định về quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực mạng CNTT, bưu chính, viễn
thông;
- Thứ hai, các biện pháp kỹ thuật bảo
đảm sự an toàn của mạng và phòng chống
hành vi sử dụng mạng để thực hiện hành vi
VPPL xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Các biện
pháp kỹ thuật bảo đảm sự an toàn của mạng
và phòng chống hành vi sử dụng mạng để
thực hiện hành vi VPPL xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chính là những nội dung cụ thể của các luật
quy định về quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực mạng CNTT, viễn thông.
2. Các hành vi bị cấm trong các văn bản
pháp luật về mạng công nghệ thông tin,
viễn thông
Ngoài các hành vi bị cấm bị xử lý theo
quy định của Luật Xử lý VPHC, Nghị định
số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và
tần số vô tuyến điện và hành vi phạm tội
trong lĩnh vực CNTT, viễn thông hoặc sử
dụng thiết bị CNTT, viễn thông bị xử phạt
theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì các
hành vi bị cấm thực hiện trong lĩnh vực
mạng CNTT, viễn thông còn được quy định
tại Luật Viễn thông, Luật CNTT, Luật An
toàn thông tin mạng. Cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 12 Luật Viễn
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
45Số 3+4 (355+356) T02/2018
thông, thì các hành vi bị nghiêm cấm bao
gồm:
“1. Lợi dụng hoạt động viễn thông
nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh
xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các
dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích
động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn
xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong,
mỹ tục của dân tộc.
2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân
sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những
thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.
3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm
thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử
dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật
khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ
chức, cá nhân khác.
4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân.
5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán
hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của
pháp luật.
6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá
hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông,
việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch
vụ viễn thông”.
- Theo quy định của Điều 12 Luật
CNTT, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
“1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc
hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng
và phát triển CNTT; cản trở bất hợp pháp
hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền
quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin,
phá hoại thông tin trên môi trường mạng.
2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu
trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau
đây: a) Chống Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến
tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân
tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô,
đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan,
phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự,
an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật
khác đã được pháp luật quy định; d) Xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch
vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật
quy định.
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
trong hoạt động CNTT; sản xuất, lưu hành
sản phẩm CNTT trái pháp luật; giả mạo
trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân
khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên
miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp
tên miền đó”.
- Theo quy định tại Điều 7 Luật An
toàn thông tin mạng, thì các hành vi bị
nghiêm cấm bao gồm:
“1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin
trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy
hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch
thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp
luật tới hoạt động bình thường của hệ thống
thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ
thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật
làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an
toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin;
tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại
hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại,
thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh
doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của
người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ
thống thông tin để thu thập, khai thác thông
tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật
mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về
sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
46 Số 3+4 (355+356) T02/2018
hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã
dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm
mật mã dân sự không rõ nguồn gốc”.
- Theo quy định của Điều 8 Dự thảo
Luật An ninh mạng, các hành vi bị nghiêm
cấm bao gồm:
“1. Sử dụng không gian mạng chống
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, xâm
phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
tuyên truyền chiến tranh xâm lược, khủng
bố, gây thù hận, mâu thuẫn giữa các dân tộc,
tôn giáo, kỳ thị giới tính, phân biệt chủng
tộc; tuyên truyền, kích động bạo lực, gây
bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công
cộng, đăng tải tin làm nhục, vu khống, dâm
ô, đồi trụy, tội ác; hoạt động mại dâm, tệ
nạn xã hội, buôn bán người, phá hoại thuần
phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội,
sức khỏe cộng đồng.
2. Đăng tải thông tin trên không gian
mạng có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, làm
nhục, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
3. Sử dụng không gian mạng tuyên
truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch
vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của
pháp luật.
4. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập
qua không gian mạng thực hiện hành vi
chiếm đoạt thông tin, tài liệu, làm sai lệch
nội dung hoặc chiếm quyền điều khiển hệ
thống thông tin.
5. Soạn thảo, thu thập, lưu trữ, truyền
đưa trái phép thông tin, tài liệu có nội dung
thuộc danh mục bí mật nhà nước trên máy
tính kết nối internet, thiết bị lưu trữ hoặc
các thiết bị khác có kết nối internet; đăng
tải thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh
mục bí mật nhà nước trên không gian mạng.
6. Thực hiện hành vi tấn công mạng,
khủng bố mạng và hành vi VPPL khác.
7. Lợi dụng hoạt động bảo vệ an ninh
mạng để gây phương hại đến chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.
- So sánh các hành vi cấm quy định
tại Dự thảo Luật An ninh mạng với các hành
vi cấm được quy định tại Luật Viễn thông,
Luật CNTT, Luật An toàn thông tin mạng và
Luật An ninh quốc gia, chúng tôi thấy:
+ Thứ nhất, quy định của khoản 1
Điều 8 Dự thảo Luật An ninh mạng thực
chất là quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật
Viễn thông; điểm a và b khoản 2 Điều 12
Luật CNTT;
+ Thứ hai, quy định của khoản 2 Điều
8 Dự thảo Luật An ninh mạng thực chất
là quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Viễn
thông; điểm c khoản 2 Điều 12 Luật CNTT;
+ Thứ ba, quy định của khoản 3 Điều 8
Dự thảo Luật An ninh mạng thực chất là quy
định tại khoản 5 Điều 12 Luật Viễn thông;
điểm d khoản 2 Điều 12 Luật CNTT;
+ Thứ tư, quy định của khoản 4 Điều 8
Dự thảo Luật An ninh mạng thực chất là quy
định tại: khoản 3 Điều 12 Luật Viễn thông;
khoản 3 Điều 12 Luật CNTT; và khoản 3
Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng;
+ Thứ năm, quy định của khoản 5 Điều
8 Dự thảo Luật An ninh mạng thực chất là
quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật An ninh
quốc gia; khoản 2 Điều 12 Luật Viễn thông;
điểm c khoản 2 Điều 12 Luật CNTT.
+ Thứ sáu, quy định của khoản 6 Điều
8 Dự thảo Luật An ninh mạng “Thực hiện
hành vi tấn công mạng” thực chất là quy
định tại khoản 3 Điều 7 Luật An toàn thông
tin mạng.
Như vậy, trong số bảy nhóm hành vi
cấm quy định tại Điều 8 Dự thảo Luật An
ninh mạng có tới sáu nhóm điều cấm đã
được quy định tại Luật An ninh quốc gia,
Luật Viễn thông, Luật CNTT, Luật An toàn
thông tin mạng. Chỉ còn một nhóm quy định
tại khoản 7 Điều 8 Dự thảo Luật An ninh
mạng “Lợi dụng hoạt động bảo vệ an ninh
mạng để gây phương hại đến chủ quyền,
lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội” là điều cấm riêng có của Luật An ninh
mạng. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
47Số 3+4 (355+356) T02/2018
và so sánh sự trùng lặp về nội dung của các
Chương 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của Dự thảo Luật
An ninh mạng với nội dung đã được đề cập
trong Luật Viễn thông, Luật CNTT, Luật
Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện
tử, Luật An toàn thông tin mạng và Luật An
ninh quốc gia để trả lời câu hỏi có cần ban
hành Luật An ninh mạng hay không là rất
cần thiết.
- Nghiên cứu nội dung quy định tại
Điều 8 “Các hành vi bị nghiêm cấm” của
Dự thảo Luật An ninh mạng, chúng tôi thấy:
+ Thứ nhất, về tổng thể, nội dung của
Điều 8 chưa có quy định những hành vi cấm
với tư cách là biện pháp bảo đảm an toàn
mạng (mạng CNTT, mạng viễn thông).
+ Thứ hai, cụm từ “sử dụng không
gian mạng” ở khoản 1, 2, 3 và 4 là không
chính xác như đã trình bày ở trên.
+ Thứ ba, nhiều từ ngữ trùng lặp hoặc
có nội dung trùng lặp tại chính một khoản
cũng như các khoản khác nhau của Điều
luật. Ví dụ:
Ví dụ thứ nhất, “Tuyên truyền, kích
động gây bạo loạn, phá rối an ninh” thuộc
nội hàm của “xâm phạm an ninh quốc gia”,
“Gây rối trật tự công cộng” thuộc nội hàm
của “xâm phạm trật tự, an toàn xã hội”,
“Gây thù hằn, mâu thuẫn giữa các dân tộc,
tôn giáo” thuộc nội hàm của “phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân”, “dâm ô, đồi trụy”
thuộc nội hàm của “đạo đức xã hội” nhưng
tất cả các cụm từ này đều được quy định tại
khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật.
Ví dụ thứ hai, “bịa đặt, xuyên tạc”
thuộc nội hàm của “vu khống”, mục đích
của việc thực hiện hành vi “bịa đặt, xuyên
tạc” là “xúc phạm” nhưng tất cả các cụm từ
này vừa được quy định tại khoản 1 vừa được
quy định tại khoản 2 Điều 8 Dự thảo Luật.
Ví dụ thứ ba, quy định tại khoản 5
“Soạn thảo, thu thập, lưu trữ, truyền đưa trái
phép thông tin, tài liệu có nội dung thuộc
danh mục bí mật nhà nước trên máy tính kết
nối internet, thiết bị lưu trữ hoặc các thiết bị
khác có kết nối internet; đăng tải thông tin,
tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật
nhà nước trên không gian mạng” là hành
vi được thực hiện do lỗi cố ý. Nếu không
có mục đích chống nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam hoặc xâm phạm an ninh quốc gia,
thì không thực hiện hành vi này. Và do vậy,
nội dung quy định tại khoản 5 trùng với nội
dụng quy định tại khoản 1 “Sử dụng không
gian mạng chống nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam, xâm phạm an ninh quốc gia”.
+ Thứ tư, quy định tại khoản 3 “Sử
dụng không gian mạng tuyên truyền, quảng
cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục cấm theo quy định của pháp luật” vừa
không rõ ràng vừa mâu thuẫn với quy định
của Luật khác. Sự không rõ ràng thể hiện
ở quy định cấm “sử dụng không gian mạng
tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh
mục cấm theo quy định của pháp luật” bởi
lẽ, bản chất của hành vi “sử dụng mạng
tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ” là “quảng
cáo hàng hóa, dịch vụ”. Sự mâu thuẫn với
luật khác thể hiện ở việc luật hình sự cấm
hành vi quảng cáo gian dối về tất cả các loại
hàng hóa, dịch vụ; còn Dự thảo Luật An
ninh mạng lại chỉ cấm quảng cáo hàng hóa,
dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định
của pháp luật”.
Với những phân tích nêu trên, chúng
tôi cho rằng, Dự thảo Luật An ninh mạng
cần được chỉnh sửa như sau:
+ Thứ nhất, bổ sung các hành vi cấm
với tư cách là biện pháp bảo đảm an toàn
mạng (mạng CNTT, mạng viễn thông) vào
Dự thảo Điều 8.
+ Thứ hai, biên tập lại nội dụng các
khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 để khắc phục những
bất cập theo hướng bổ sung những hành vi
sử dụng mạng như là công cụ, phương tiện
để thực hiện hành vi VPPL xâm phạm an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
48 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_cac_hanh_vi_cam_trong_du_thao_luat_an_ninh.pdf