Một số vấn đề về giảng dạy kỹ năng lập luận trong chương trình đào tạo nghề luật sư tại học viện tư pháp

Với nhận thức về tầm quan trọng và nội dung của kỹ năng lập luận nêu trên, việc truyền tải kiến thức về kỹ năng này cho học viên lớp đào tạo nghề luật sư là cần thiết. Do yêu cầu quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng lập luận là trang bị khả năng lập luận cần thiết cho học viên trong quá trình hành nghề sau này nên các nội dung đề cập đòi hỏi tính thực hành, tương tác và linh hoạt rất cao trong quá trình dạy và học. Điều này là thách thức khá lớn với các giảng viên đã quen giảng dạy lý thuyết hoặc thực hành chuyên ngành hẹp, chưa kể đến việc để giảng dạy kỹ năng lập luận tốt thì chính các giảng viên cũng phải là những nhà thực hành kỹ năng này xuất sắc. Điều này thực sự là một thách thức với đội ngũ giáo viên. Do đó, để triển khai giảng dạy kỹ năng lập luận có hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giảng viên giảng dạy kỹ năng lập luận cần chú ý và khai thác mạnh mẽ ngôn ngữ không lời cũng như ngôn ngữ của cơ thể trong quá trình giảng dạy nhằm làm cho tiết học trở nên sinh động hơn. - Trong quá trình giảng dạy, nên có 2 giảng viên cùng đảm nhiệm. Sự kết hợp tốt giữa các giáo viên sẽ tạo ra điều mới lạ cho học viên và hai giảng viên cũng có thể trợ giúp, thay đổi cho nhau trong khi giảng. Như vậy, thầy/cô không bị mệt và trò cũng không kịp chán vì sự đổi mới là liên tục. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sẽ gặp khó khăn vì cần sự chuẩn bị, dàn dựng rất công phu của hai giảng viên cũng như sự kết hợp ăn ý giữa họ.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về giảng dạy kỹ năng lập luận trong chương trình đào tạo nghề luật sư tại học viện tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 55 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP Ngô Thị Ngọc Vân1 Tóm tắt: Lập luận trong tranh cãi pháp lý là một lĩnh vực điển hình, nơi thể hiện tất cả những yêu cầu, đòi hỏi cao nhất của các kỹ năng lập luận. Để xây dựng lập luận, luật sư cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch, tìm các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý. Việc đào tạo kỹ năng lập luận cho học viên lớp đào tạo nghề luật sư là cần thiết. Do yêu cầu quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng lập luận là trang bị khả năng lập luận cần thiết cho học viên trong quá trình hành nghề sau này nên các nội dung đề cập đòi hỏi tính thực hành, tương tác và linh hoạt rất cao trong quá trình dạy và học. Từ khoá: Kỹ năng, lập luận, kỹ năng lập luận, luật sư, nghề luật sư. Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: Reasoning in legal Argumentation is a typical field which shows all highest demands, requirements of argumentation skills. To make argument, lawyer needs to define accurate, transparent points, find convincing foundations and apply reasonable argumentation method. It is necessary to train argumentation skills for legal profession trainees. Since the important requirement of training argumentative skills is equipping necessary argumentation skills for trainees in later profession practicing, the above mentioned contents requires high practice, interaction in training and studying process. Keywords: Skills, argumentation, argumentative skills, lawyer, lawyer profession. Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018. Kỹ năng theo cách hiểu thông thường là khả năng thực hiện một công việc cụ thể, trong một hoàn cảnh, điều kiện và đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng này có thể là kỹ năng nghề nghiệp hay kỹ năng sống bao gồm “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Kỹ năng này là một trong những yếu tố quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Bởi vậy, những “kỹ năng cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Do đó, những tiêu chuẩn để đánh giá con người cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Việc đào tạo kỹ năng mềm cho đối tượng sẽ hành nghề luật sư là điều quan trọng, cần được chú trọng trong các chương trình đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam. Trong đó, kỹ năng lập luận là một trong những kỹ năng cần thiết được đào tạo. 1. Kỹ năng lập luận của luật sư Lập luận là một hành động sử dụng ngôn ngữ trong mọi tình huống giao tiếp để giúp con người thực hiện các mục đích của mình trong cuộc sống. Lập luận là kết quả của sự kết hợp hòa quyện giữa các năng lực tư duy và ngôn ngữ của con người. Bởi vậy, để có một lập luận đạt được hiệu quả thuyết phục cao đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, đó là sự vận dụng các luận cứ - lý lẽ một cách chặt chẽ, sắc sảo; là kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách hiệu quả; là việc phối hợp một cách tối ưu các 1 Tiến sỹ, Phó Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 56 phương thức tăng cường hiệu quả lập luận trong từng tình huống cụ thể. Đặc biệt, lập luận trong tranh cãi pháp lý là một lĩnh vực điển hình, nơi thể hiện tất cả những yêu cầu, đòi hỏi cao nhất của các kỹ năng lập luận. Vì vậy, trên nền tảng của việc trang bị những kỹ năng lập luận chung, chúng ta cần nhận thức được tính đặc thù của lập luận pháp lý so với các dạng thức lập luận khác trên các phương diện: mục đích của lập luận (đúng/sai + thuyết phục); dạng thức lập luận (viết + nói); luận cứ trong lập luận (chứng cứ + lý lẽ); phương pháp lập luận (quy tắc logic + sự linh hoạt); tính chất của lập luận (chặt chẽ + sắc bén). Từ tính đặc thù ấy, lập luận pháp lý cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn nhiều so với các dạng thức lập luận khác trên các phương diện: lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (hay một số) kết luận hoặc phủ định một (hay một số) vấn đề, trên cơ sở đó nêu những ý kiến về luận cứ, về ngôn ngữ, về cách diễn đạt, về thái độ, giọng điệu Như vậy, theo nghĩa chung nhất, lập luận là việc đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói, người viết muốn đạt tới. Do đó, lập luận là hoạt động sử dụng ngôn từ, trong đó chủ thể lập luận bằng công cụ ngôn ngữ nói (viết) đưa ra những lí lẽ của mình về một vấn đề nhất định dựa vào các sự thật và lý lẽ xác đáng. Lập luận của luật sư được hiểu là hoạt động sử dụng ngôn từ của luật sư bằng ngôn ngữ pháp lý đưa ra những lí lẽ, chứng cứ nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một (hay một số) kết luận về vấn đề pháp lý, chứng minh, khẳng định hoặc phủ định một (hay một số) vấn đề pháp lý nào đó. Để xây dựng lập luận, luật sư cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lý lẽ và chứng cứ) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý (phương pháp quy nạp, diễn dịch, tam đoạn luận). Về cơ bản, luật sư lập luận theo các bước sau: i. Xác định luận điểm chính xác, minh bạch Xác định luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan trực tiếp tới luận đề do chính vấn đề được quyết định gợi ra. Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong phần viết (nói). Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong quan điểm của luật sư. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc toà nhà, như xương sống của cơ thể con người. Khi xác định luận điểm cho bài nói (viết), luật sư phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe. Cụ thể; đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận; sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn; tập trung là các luận điểm đều hướng vào làm rõ vấn đề cần lập luận; mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất. Luận điểm còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống. Để xác định luận điểm, luật sư có thể vận dụng một số biện pháp như: xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của vụ việc; xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi; xác định luận điểm dựa vào cách thức nghị luận; xác định luận điểm từ những ý tưởng bất ngờ.... Việc trình bày luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lý. Chẳng hạn; từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên, hợp lý, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ); thuật lại tình tiết vụ án rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 57 được nêu ra có lý do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần trước là sự thực, phần sau là kết luận); từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên); từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao hơn) Đối với luật sư, luận điểm là ý kiến hoặc các ý kiến pháp lý thể hiện quan điểm của họ dưới dạng khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề pháp lý nhất định. Do đó, luận điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm trụ cột cho lập luận của luật sư. Trong hệ thống các luận điểm của luật sư, có thể có luận điểm chính, thể hiện quan điểm tổng quát và các luận điểm nhỏ, bổ sung về các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, tất cả các luận điểm đó đều là các ý kiến chuyển tải quan điểm của luật sư dưới hai dạng thức hoặc là khẳng định hoặc phủ định đối với vấn đề trong đối tượng lập luận. Bởi vậy, luận điểm của luật sư đặt ra các yêu cầu cơ bản như sau: Thứ nhất, luận điểm của luật sư phải chính xác, nêu được bản chất vấn đề pháp lý và phù hợp với vấn đề pháp lý. Thứ hai, luận điểm của luật sư phù hợp với vai trò, vị trí của mình. Thứ ba, luận điểm của luật sư phải đúng pháp luật, phù đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Luận điểm của luật sư còn phải hướng tới việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. ii. Tìm các luận cứ thuyết phục Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luận cứ có sức thuyết phục cao. Luận cứ chính là nền tảng và là chất liệu để làm nên phần nhận định trong phần bào chữa, bảo vệ. Muốn có luận cứ để sử dụng thì luật sư phải tích luỹ, chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ đa dạng. Đó là những lý lẽ khoa học để phân tích về tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội và các chứng cứ phản ánh về hiện trường, giám định; Đó là các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật, tùy thuộc đăc trưng của từng lĩnh vực hành nghề của luật sư;... Muốn lập luận thuyết phục, luật sư phải biết lựa chọn luận cứ. Thông thường, luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây: Thứ nhất, phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm. Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêu luận cứ, cần biết chính xác về nguồn gốc, tình tiết, sự kiện, tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ. Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Lựa chọn những lý lẽ, chứng cứ tiêu biểu để phục vụ cho việc chứng minh luận điểm. Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụng thì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cố gắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó. Khi sử dụng luận cứ, luật sư cần lưu ý việc giới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấy ở đâu, kết quả giám định của cơ quan nào); cần trích dẫn chính xác; nếu trích dẫn nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, trích đại ý hoặc lấy ý tưởng thì chuyển thành lời gián tiếp; cần sử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm. iii. Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lý Luật sư có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như diễn dịch, quy nạp, bác bỏ. Mỗi phương pháp lập luận sẽ đem lại hiệu quả khác nhau và phù hợp với từng hoàn cảnh. Cụ thể: - Lập luận diễn dịch là một loại suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút ra những tri thức riêng từ những tri thức chung. Diễn dịch còn chia thành diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp, căn cứ vào số lượng tiền đề. Diễn dịch trực tiếp là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trực tiếp từ một tiền đề dựa HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 58 trên cơ sở biến đổi phán đoán tiền đề và quy tắc tương quan giữa tính chân thật hay giả dối của phán đoán đó. Diễn dịch gián tiếp trái lại được thực hiện trên cơ sở tiền đề có từ hai phán đoán trở lên trong mối liên hệ logíc xác định. Trong đó, tam đoạn luận là dạng suy luận diễn dịch gián tiếp. Theo đó, kết luận là phán đoán đơn được rút ra từ mối liên hệ logíc tất yếu giữa hai tiền đề là các phán đoán đơn. - Lập luận quy nạp là suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở đi từ tri thức đơn lẻ, đơn nhất đến kết luận là tri thức chung. Quy nạp được chia thành hai dạng là quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn. Quy nạp hoàn toàn đặc trưng bởi sự nghiên cứu toàn bộ các đối tượng thuộc phạm vi xem xét để rút ra kết luận chung về chúng. Quy nạp không hoàn toàn trái lại chỉ là phép rút ra kết luận chung cho toàn bộ lớp đối tượng trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng. Như vậy, lập luận quy nạp của luật sư là dạng suy luận, trong đó luật sư rút ra kết luận chung về vấn đề pháp lý trên cơ sở các vấn đề pháp lý cụ thể. Dù thực hiện theo dạng quy nạp nào thì lập luận quy nạp của luật sư cũng cần đảm bảo khái quát được dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng; chỉ có thể áp dụng cho một nhóm đối tượng cùng loại nào đó; quy nạp về nguyên tắc có tính xác xuất, do đó cần khái quát từ số lượng đủ lớn và sau đó nhất thiết phải được kiểm nghiệm trên thực tế. - Lập luận bác bỏ là cách thức mà luật sư lập luận để bác bỏ một hoặc một số luận điểm, luận cứ hay toàn bộ lập luận khác mà luật sư cho là không phù hợp. Trong đó, bác bỏ luận điểm là cách bác bỏ trực diện, loại bỏ luận điểm, là cách bác bỏ đúng đắn và hiệu quả nhất và có thể thực niện bằng các cách như: bác bỏ luận điểm thông qua sự kiện, chứng cứ. Cách bác bỏ này đòi hỏi chỉ ra được cái sai hiển nhiên (trái với tình tiết khách quan của vụ án, vụ việc, quy định của pháp luật) của chủ thể nói (phát ngôn) hoặc viết. Sau đó, dùng lý lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái đó; bác bỏ luận điểm thông qua chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề. Đây là cách bác bỏ tiến hành suy luận đúng từ luận điểm, rút ra những hệ quả tất yếu logic của nó. Sau đó, bằng cách nào đó chứng minh hệ quả đó không chân thực; bác bỏ luận điểm thông qua chứng minh phản luận đề, đây là phương pháp bác bỏ thông qua chứng minh phản luận đề (là phán đoán trong quan hệ mâu thuẫn với luận đề) qua đó xác định rõ tính giả dối của luận đề (các phán đoán mâu thuẫn không cùng chân thực hoặc không cùng giả dối); bác bỏ luận điểm thông qua vạch ra tính không chính xác của luận điểm, là cách nhanh chóng hiệu quả nhất, chỉ ra trong luận điểm sự không rõ nghĩa, không xác định tư tưởng, có mâu thuẫn dẫn đến không có cách hiểu thống nhất yêu cầu chứng minh hay bác bỏ, do đó bác bỏ luận điểm. Bác bỏ luận cứ là phủ định một cách có cơ sở phép chứng minh luận điểm nào đó trên cơ sở chỉ ra tính không chính xác, tính chưa được chứng minh, tính mâu thuẫn hay không đầy đủ của luận cứ. Bác bỏ luận cứ có thể thực hiện theo một số cách như chỉ rõ tính giả dối của luận cứ dẫn đến không thừa nhận luận cứ và không thừa nhận phép chứng minh trên là đúng; sự mâu thuẫn nội tại giữa các luận cứ dẫn đến không thừa nhận phép chứng minh; sự thiếu căn cứ của luận cứ hay tính chưa được chứng minh của luận cứ từ đó cho phép hoài nghi và không công nhận đây là phép chứng minh đúng; sự thiếu hụt không đầy đủ của luận cứ dẫn đến tính thiếu chặt chẽ của phép chứng minh; tính không rõ ràng, không chính xác của luận cứ dẫn đến không chấp nhận phép chứng minh. Bác bỏ lập luận là phương pháp nêu ra tính thiếu logic của lập luận khi sử dụng chứng minh một luận đề nào đó. Bác bỏ lập luận có giá trị chỉ ra sự thiếu thuyết phục, chưa đủ độ tin cậy. Suy luận trên cơ sở chỉ ra lỗi của lập luận. Một suy luận đúng có tiền đề chân thực, luận đề chân thực nhưng lập luận không logíc thì không được coi là phép chứng minh đúng. Để bác bỏ lập luận, luật sư cần nhanh chóng xác định đối phương chứng minh luận đề bằng Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 59 lập luận dạng nào, trên cơ sở đó phát hiện ra lỗi lập luận, để kịp thời đưa ra lập luận bác bỏ. - Lập luận bằng câu hỏi là việc chủ thể lập luận dùng các câu hỏi để lập luận, có thể trả lời hoặc không cần phải trả lời mà mục đích lập luận vẫn đạt được. Lập luận bằng câu hỏi tạo ấn tượng sâu sắc với người nghe, các câu hỏi trong lập luận của luật sư tác động mạnh và nhanh lên tư duy, tạo hiệu quả thuyết phục tốt. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống luật sư đều có thể sử dụng được thao tác lập luận bằng câu hỏi. Lập luận bằng câu hỏi chỉ có thể sử dụng trong tình huống chọn lọc.Về cách thức lập luận, luật sư có thể sử dụng logic ngược với quan niệm thông thường hoặc dùng logíc tương tự. 2. Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ năng lập luận thuộc chương trình đào tạo nghề luật sư Với nhận thức về tầm quan trọng và nội dung của kỹ năng lập luận nêu trên, việc truyền tải kiến thức về kỹ năng này cho học viên lớp đào tạo nghề luật sư là cần thiết. Do yêu cầu quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng lập luận là trang bị khả năng lập luận cần thiết cho học viên trong quá trình hành nghề sau này nên các nội dung đề cập đòi hỏi tính thực hành, tương tác và linh hoạt rất cao trong quá trình dạy và học. Điều này là thách thức khá lớn với các giảng viên đã quen giảng dạy lý thuyết hoặc thực hành chuyên ngành hẹp, chưa kể đến việc để giảng dạy kỹ năng lập luận tốt thì chính các giảng viên cũng phải là những nhà thực hành kỹ năng này xuất sắc. Điều này thực sự là một thách thức với đội ngũ giáo viên. Do đó, để triển khai giảng dạy kỹ năng lập luận có hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giảng viên giảng dạy kỹ năng lập luận cần chú ý và khai thác mạnh mẽ ngôn ngữ không lời cũng như ngôn ngữ của cơ thể trong quá trình giảng dạy nhằm làm cho tiết học trở nên sinh động hơn. - Trong quá trình giảng dạy, nên có 2 giảng viên cùng đảm nhiệm. Sự kết hợp tốt giữa các giáo viên sẽ tạo ra điều mới lạ cho học viên và hai giảng viên cũng có thể trợ giúp, thay đổi cho nhau trong khi giảng. Như vậy, thầy/cô không bị mệt và trò cũng không kịp chán vì sự đổi mới là liên tục. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sẽ gặp khó khăn vì cần sự chuẩn bị, dàn dựng rất công phu của hai giảng viên cũng như sự kết hợp ăn ý giữa họ. - Không như những môn học khác, những chuyên đề liên quan đến kỹ năng mềm bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi tâm trạng (cả tâm trạng của người dạy cũng như người học). Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải thực sự nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích khơi dậy tinh thần học và tự học của học viên. - Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy như Powerpoint, Video clip, Internet, để truyền đạt kiến thức sinh động, phong phú; sử dụng các tình huống thực tế phong phú cùng với cách diễn đạt dễ hiểu, vui nhộn, hấp dẫn nhằm cuốn hút người học tham gia; kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau và đặc biệt chú ý dạy học dựa trên vấn đề cũng như các phương pháp giảng dạy tích cực khác nhằm phát huy tính chủ động của học viên. - Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo môi trường dạy và học đạt hiệu quả tốt như đảm bảo đường truyền Internet để có thể khai thác thông tin qua mạng ngay trong khi giảng dạy khi có vấn đề cần làm rõ; phong phú hóa các đầu sách tham khảo liên quan đến “kỹ năng mềm” trên thư viện và có tính cập nhật hơn. - Nên sắp xếp số lượng học viên/1 lớp dưới 20 để đảm bảo về thời gian và khả năng bao quát của giảng viên. Như vậy, “kỹ năng mềm” trong đó có kỹ năng lập luận là chìa khóa giúp cho học viên tự tin hành nghề. Những kỹ năng này giúp cho con người luôn sáng tạo để có thể hội nhập, thích nghi với bản lĩnh và nghị lực của sự học hỏi không ngừng. Điều cơ bản cần làm tốt là sự kết nối của giảng viên trong phương pháp giảng dạy của mình, giữa kiến thức chuyên môn nghề nghiệp với kỹ năng mềm cần thiết./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ve_giang_day_ky_nang_lap_luan_trong_chuong_tri.pdf
Tài liệu liên quan