Một số vấn đề về hoạt động kiểm sát việc xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện vừa có đơn khiếu nại

Có thể thấy, dù áp dụng căn cứ nào thì trong trường hợp người khởi kiện khởi kiện vụ án hành chính tại tòa khi đơn khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý và đang trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo luật định thì đều thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo Điều 123 Luật TTHC. Tuy nhiên, nhận thức căn cứ trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp này chưa thống nhất do vẫn còn các quy định chồng chéo, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính cũng như hoạt động kiểm sát việc giải quyết của VKSND không thống nhất, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án hành chính nói chung. Từ thực tiễn hoạt động giải quyết vụ án hành chính, để đảm bảo tính khoa học, khả thi và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hành chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính nói chung, quy định về trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính nói riêng nhằm làm rõ quy định về “điều kiện khởi kiện vụ án hành chính”, về quyền khởi kiện vụ án hành chính. Trên cơ sở đó, đảm bảo việc nhận thức và áp dụng được thống nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về hoạt động kiểm sát việc xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện vừa có đơn khiếu nại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ THẾ Số chuyên đề 2 - 2019 Khi cho rằng quyết định, hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính theo trình tự luật định để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Sau khi nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính của người khởi kiện, Chánh án Tòa án đã nhận đơn phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Một trong những vấn đề còn nhiều lúng túng trong hoạt động xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất trong thực tiễn, đó là việc xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp người khởi kiện vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính, vừa có đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC XỬ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỢP VỪA CÓ ĐƠN KHỞI KIỆN VỪA CÓ ĐƠN KHIẾU NẠI NGUYỄN THỊ THẾ* * Thạc sĩ, Phó Trưởng khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính là hoạt động của Tòa án nhân dân sau khi đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào việc xử lý đơn khởi kiện của Tòa án cũng chính xác, đặc biệt là việc xử lý đơn trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện, vừa có đơn khiếu nại. Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ cần nhận thức đầy đủ, chính xác nhằm đảm bảo việc xử lý đơn khởi kiện của Tòa án đúng căn cứ pháp luật. Từ khóa: Vụ án hành chính, khởi kiện vụ án hành chính, xử lý đơn khởi kiện hành chính, Kiểm sát viên. After receiving administrative cases lawsuit petitions of individuals and authorities, the Court has to settle lawsuit petitions of administrative cases. However, not all lawsuit petitions settlements are correct, especially in case both complaint and lawsuit petitions are filed. When performing their duties, Prosecutors need to have fully awareness to ensure the legality of the Court’s lawsuit petitions settlements. Keywords: Administrative cases, suing administrative cases, lawsuit petitions settlement of administrative cases, Prosecutors. 34 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC XỬ LÝ ĐƠN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 Theo quy định tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Luật TTHC năm 2015): Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án xử lý như sau: a) Trường hợp người khởi kiện lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án. b) Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 Luật TTHC năm 2015 để trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung. Như vậy, về nguyên tắc, khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật bằng một trong các hình thức: Khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện hành chính. Thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính cho thấy, do nhiều lý do khác nhau, đương sự thực hiện cả hai hình thức - vừa khởi kiện, vừa khiếu nại. Trong trường hợp này, việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc quyền lựa chọn của đương sự. Theo đó, khi thuộc trường hợp này, có thể dẫn đến hai kết quả xử lý: hoặc Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục chung hoặc trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có phải trong mọi trường hợp, đương sự vừa có đơn khởi kiện tại Tòa án, vừa có đơn khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án đều có thể áp dụng Điều 33 để đương sự lựa chọn cơ quan giải quyết không? Việc áp dụng được thực hiện như thế nào? Nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính nói chung, kiểm sát việc xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính nói riêng, khi kiểm sát việc xử lý đơn khởi kiện trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện, vừa có đơn khiếu nại, VKSND cần làm rõ các nội dung sau: 1. Trường hợp Tòa án áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để đương sự lựa chọn cơ quan giải quyết Thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính cho thấy, trường hợp đương sự vừa gửi đơn khởi kiện tại Tòa án, vừa gửi đơn khiếu nại hành chính tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án sẽ áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết; nếu người khởi kiện Tòa án thì Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục để thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp người khởi kiện lựa chọn giải quyết bằng con đường 35Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ THẾ Số chuyên đề 2 - 2019 khiếu nại hành chính thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Việc nhận thức và áp dụng quy định tại Điều 33 Luật TTHC năm 2015 của Tòa án không phải lúc nào cũng chính xác, thể hiện qua 2 tình huống sau đây: Tình huống 1: Ngày 15/5/2019, ông Nguyễn Văn An nhận được Quyết định thu hồi đất số 05/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện A, tỉnh H về việc thu hồi 25m2 đất thổ cư để thực hiện dự án mở rộng đường quốc lộ. Không đồng ý với Quyết định số 05/QĐ - UBND nói trên, ngày 20/5/2019 ông An đã gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện A, tỉnh H để yêu cầu xem xét giải quyết. Đến ngày 25/5/2019, ông An tiếp tục gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh H yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 05/QĐ - UBND nói trên. Sau khi được ông An cho biết ngoài việc ông gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính, ông cũng gửi đơn khiếu nại tại UBND huyện A tỉnh H để yêu cầu giải quyết khiếu nại, TAND tỉnh H đã giải thích quyền cho ông An biết và áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để ông An lựa chọn cơ quan giải quyết. Tình huống 2: Ngày 15/5/2019, ông Nguyễn Văn An nhận được Quyết định thu hồi đất số 05/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện A, tỉnh H về việc thu hồi 25m2 đất thổ cư để thực hiện dự án mở rộng đường quốc lộ. Không đồng ý với Quyết định số 05/QĐ - UBND nói trên, ngày 20/5/2019 ông An đã gửi đơn khiếu nại đến UBND huyện A, tỉnh H để yêu cầu xem xét giải quyết. Ngày 28/5/2019, UBND huyện A đã thụ lý khiếu nại và thông báo cho ông An được biết. Ngày 25/6/2019, ông An chưa nhận được bất kỳ văn bản giải quyết khiếu nại nào nên ông đã gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND tỉnh H yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 05/QĐ - UBND nói trên. TAND tỉnh H đã giải thích quyền cho ông An biết và áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để ông An lựa chọn cơ quan giải quyết. Như vậy, với nội dung vụ việc tại hai tình huống trên, có quan điểm cho rằng, Tòa án quy định tại Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để đương sự lựa chọn cơ quan giải quyết là đúng căn cứ, bởi lẽ rõ ràng trong cả hai trường hợp, người khởi kiện khi khởi kiện đến Tòa án đều đã gửi đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, việc nhận thức và áp dụng căn cứ pháp luật như nhau để xử lý đơn khởi kiện trong cả hai trường hợp trên của Tòa án chưa chính xác. Việc áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để đương sự lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết chỉ đúng trong tình huống 1, còn trong tình huống 2 không thuộc trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật TTHC. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật TTHC: Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án. Như vậy, Tòa án chỉ áp dụng khoản 1 Điều 33 khi người khởi kiện “đồng thời” có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án và đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Theo Từ điển Tiếng Việt, đồng thời có nghĩa là xảy ra cùng một lúc1, hành vi, hoạt động được thực hiện cùng một thời điểm; trong thực tiễn đời sống nói 1 Từ điển Tiếng Việt – NXB Hồng Đức 36 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC XỬ LÝ ĐƠN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 chung, hoạt động tố tụng hành chính nói riêng, khái niệm “đồng thời” thường chỉ được áp dụng ở mức tương đối, VKSND (cụ thể là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên) khi kiểm sát nội dung này cần xác định khi nào hoạt động vừa có đơn khởi kiện vừa có đơn khiếu nại được coi là đồng thời. Đối với trường hợp nêu tại tình huống 2, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án khi đơn khiếu nại đã được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý và đang trong quá trình giải quyết, chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại2, vì vậy người khởi kiện chưa được quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Luật TTHC năm 2015, đương sự chỉ được quyền khởi kiện vụ án hành chính khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó3. Vì vậy, trong trường hợp này, Tòa án đã áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để đương sự lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết là chưa chính xác vì không đảm bảo tính “đồng thời” và không phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Bởi lẽ, trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đang giải quyết khiếu nại và trong thời hạn giải quyết khiếu nại, chỉ khi người khiếu nại rút khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mới dừng việc giải quyết khiếu nại, trong tình huống trên nếu đương sự lựa chọn cơ quan Tòa án giải quyết thì “Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo 2 Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011 3 Khoản 2 Điều 115 - Luật TTHC năm 2015 cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án”4 lại không phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại. Vì vậy, đương sự được quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính, đồng thời vừa có đơn khiếu nại chỉ được áp dụng trong trường hợp người khởi kiện đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng khiếu nại chưa được thụ lý (đang trong thời gian xử lý đơn khiếu nại) mà gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án có thẩm quyền. Trường hợp đơn khiếu nại đã được thụ lý và đang trong thời hạn giải quyết khiếu nại mà người khởi kiện gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính, Tòa án áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết, VKSND cần yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm nhằm đảm bảo tính phù hợp giữa các quy định của Luật TTHC với các quy định khác của Luật Khiếu nại hay các văn bản pháp luật liên quan. 2. Áp dụng quy định của pháp luật để xử lý đơn khởi kiện trong trường hợp vừa có đơn khởi kiện, vừa có đơn khiếu nại Như nội dung trên đã trình bày, khi người khởi kiện gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án và đã có đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tùy từng trường hợp việc xử lý đơn khởi kiện vụ án hành chính của Tòa án khác nhau, thể hiện các trường hợp sau: - Trường hợp đơn khiếu nại chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý. Tòa án áp dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để đương sự lựa 4 Điểm a khoản 1 Điều 33 Luật TTHC năm 2015 37Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ THẾ Số chuyên đề 2 - 2019 chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án xử lý như sau: “a) Trường hợp người khởi kiện lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án; b) Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 Luật TTHC trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện”5. - Trường hợp đơn khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thụ lý, đang trong thời hạn giải quyết khiếu nại mà gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án: Trường hợp này, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính cho người khởi kiện theo quy định tại Điều 123 Luật TTHC năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án cần áp dụng căn cứ nào để trả lại đơn khởi kiện? Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật TTHC năm 2015, Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây: “a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện; b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ; c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; 5 Điều 33 Luật TTHC năm 2015 d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này; g h”. Hiện nay, liên quan đến nội dung này, có hai quan điểm khác nhau về xác định căn cứ trả lại đơn khởi kiện, cụ thể: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cần áp dụng điểm a khoản 1 Điều 123 “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” để trả lại đơn khởi kiện cho đương sự; bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật TTHC năm 2015 về “quyền khởi kiện vụ án hành chính”: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó. Như vậy, trong trường hợp này, người khởi kiện chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính khi đã hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó. Điều này có nghĩa trường hợp chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khởi kiện vụ án hành chính thì đương sự không có quyền khởi kiện vụ án theo 38 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC XỬ LÝ ĐƠN... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 khoản 1 Điều 115 Luật TTHC năm 2015. - Quan điểm thứ hai cho rằng: Tòa án cần áp dụng điểm c khoản 1 Điều 123 Luật TTHC năm 2015 “trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó” để trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện; bởi lẽ hiện nay chưa có văn bản dưới luật nào quy định cụ thể thế nào là “điều kiện khởi kiện” để hướng dẫn áp dụng điểm c khoản 1 Điều 123 Luật TTHC. Hơn nữa, mặc dù tên Điều 115 Luật TTHC là “quyền khởi kiện vụ án” nhưng nội dung dường như chứa đựng những quy định về “điều kiện” để người khởi kiện có quyền khởi kiện hay được hiểu như chứa đựng quy định mang tính “tiền đề”, ví dụ như: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án khi hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết Như vậy, có thể hiểu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết là một trong những điều kiện để người khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất, trong trường hợp này, Tòa án đã nhận đơn khởi kiện cần áp dụng quy định tại Điều 123 Luật TTHC năm 2015 để trả lại đơn khởi kiện, căn cứ trả lại đơn khởi kiện do “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” theo điểm a khoản 1 Điều 123, bởi lẽ: theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật TTHC năm 2015, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó, người khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền ngay hoặc thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại. Nếu người khởi kiện đã lựa chọn thủ tục khiếu nại thì chỉ được quyền khởi kiện trong các trường hợp sau: 1. Khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết; 2. Khiếu nại đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại đó. Do đó, trong trường hợp này, điều luật điều chỉnh trực tiếp được áp dụng sẽ đảm bảo tính phù hợp. Có thể thấy, dù áp dụng căn cứ nào thì trong trường hợp người khởi kiện khởi kiện vụ án hành chính tại tòa khi đơn khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý và đang trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo luật định thì đều thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo Điều 123 Luật TTHC. Tuy nhiên, nhận thức căn cứ trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp này chưa thống nhất do vẫn còn các quy định chồng chéo, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính cũng như hoạt động kiểm sát việc giải quyết của VKSND không thống nhất, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án hành chính nói chung. Từ thực tiễn hoạt động giải quyết vụ án hành chính, để đảm bảo tính khoa học, khả thi và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hành chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính nói chung, quy định về trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính nói riêng nhằm làm rõ quy định về “điều kiện khởi kiện vụ án hành chính”, về quyền khởi kiện vụ án hành chính. Trên cơ sở đó, đảm bảo việc nhận thức và áp dụng được thống nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết vụ án hành chính./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ve_hoat_dong_kiem_sat_viec_xu_ly_don_khoi_kien.pdf
Tài liệu liên quan