Along with the national development, agriculture, rural areas gradually have been changed: the
infrastructure have been invested and upgraded step by step; material life, spirit of rural residents
have been improved more and more. However, during the development process, rural
environmental pollution is increasing due to waste generated from cultivation, livestock and the
domestic activities which are threating to the sustainable development of the countryside. This
paper aims at reviewing the performance of the agricultural and rural environment protection in
order to draw advantages and disadvantages so as to propose the appropriate solutions. The
proposed solutions are: improving the policy of agricultural and rural environmental protection; to
clearly define the roles and responsibilities of the State management agencies; to enhance the
application of green and clean scientific and technological solutions suitable for agricultural and
rural activities
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 30
BÀI BÁO KHOA HỌC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY
Nguyễn Thị Bích Ngọc1 và Bùi Quốc Lập2
Tóm tắt: Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nông nghiệp, nông thôn đang dần thay đổi:
Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày
càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng
do chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và sinh hoạt đe dọa đến phát triển bền vững. Mục
tiêu của bài báo là rà soát công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ra những
ưu điểm và bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Các nhóm giải pháp kiến nghị là: Hoàn
thiện chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước; Tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ xanh, sạch
phù hợp cho hoạt động nông nghiệp, nông thôn.
Từ khóa: Nông nghiệp, Nông thôn, Chính sách, Môi trường, Phát triển bền vững.
1. MỞ ĐẦU1
Khái niệm “Nông thôn” theo Nghị định số
41/2010/NĐ-CP (Chính_Phủ, 2010), là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp
cơ sở là UBND xã; còn “Nông nghiệp” là ngành
sản xuất vật chất, sử dụng đất đai để trồng trọt
và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi
làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo
ra lương thực thực phẩm. Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn
đang từng bước phát triển, điều kiện sống người
dân nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, những
hệ lụy gây ra đến môi trường ngày càng tăng đó
là: nước thải ô nhiễm hữu cơ và dư lượng hóa
chất bảo vệ thực vật (BVTV), rác thải sinh hoạt
và nguy hại, mùi hơi dung môi từ quá trình sản
xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp...
Song song với phát triển, hệ thống chính sách
liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cũng đã
và đang được điều chỉnh, bổ sung trong đó có
các nội dung về bảo vệ môi trường (BVMT).
Tuy nhiên, một mặt chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu, mặt khác bộc lộ những bất cập cần được
1 Trung tâm Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn
(NCS ĐHTL);
2 Khoa Môi trường, Đại học Thủy lợi
phân tích đánh giá làm cơ sở đề xuất các giải
pháp góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý.
2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận hệ thống: khu vực nông nghiệp,
nông thôn là một hệ thống tự nhiên kinh tế xã
hội hoàn chỉnh và mở, có mối quan hệ khăng
khít với các hệ thống khác thông qua trao đổi
vật chất và năng lượng. Xem xét đối tượng nông
nghiệp nông thôn trong hệ thống chính sách
pháp luật của Việt Nam, phân tích các thành tựu
đạt được và bất cập để tìm ra các yếu điểm. Tiếp
cận trên quan điểm bền vững là phát triển nông
nghiệp nông thôn gắn chặt với bảo vệ, cải thiện
môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường
nhân tạo và thiên nhiên.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản về môi
trường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là phân tích
tổng hợp số liệu. Các văn bản pháp lý được tập
hợp để xem xét phân tích phạm vi áp dụng đối
với vùng nông thôn, phân tích tính phù hợp thực
tiễn của văn bản, đề xuất giải pháp khắc phục
những bất cập đã được phân tích.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Những thành tựu cơ bản trong BVMT
nông nghiệp, nông thôn
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 31
3.1.1. Hệ thống thể chế chính sách được
hình thành và từng bước hoàn thiện
Hệ thống văn bản về môi trường: Năm 2005,
Quốc hội ban hành Luật BVMT (Quốc_Hội,
2005) trên trên cơ sở sửa đổi bổ sung Luật
BVMT 1993. Trong quá trình phát triển, một số
vấn đề cần thay đổi để phù hợp với thực tế,
Quốc hội đã điều chỉnh và ban hành Luật
BVMT năm 2014 (Quốc_Hội, 2014).
Luật BVMT 2005 (Quốc_Hội, 2005) đã quy
định: “Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc, ... thân thiện với môi trường” (Điều
6). Quy định cụ thể về “BVMT trong sản xuất
nông nghiệp” (Điều 46); “BVMT đối với làng
nghề” (Điều 38). Quy định các nhóm tiêu chuẩn
về “môi trường đối với đất phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản”, nước cho
“nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu nông nghiệp”,
tiêu chuẩn đối với “không khí ở vùng dân cư
nông thôn”; nhóm tiêu chuẩn quản lý chất thải
phát sinh từ nông nghiệp như “nước thải từ chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt”.
Luật BVMT 2014 đã đưa “Điều 69. BVMT
trong sản xuất nông nghiệp” và “Điều 70.
BVMT làng nghề” (Quốc_Hội, 2014).
Nghị Quyết 35/NQ-CP (Chính_Phủ, 2013)
xác định “Chất thải sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt của người dân nông thôn không được
thu gom, xử lý đúng quy cách hợp vệ sinh; tình
trạng sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV
tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn
ngày càng gia tăng. Ô nhiễm môi trường tại các
làng nghề vẫn khó kiểm soát, xử lý và khắc
phục, có nơi ngày càng trở nên trầm trọng”. Vì
vậy cần “Tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện
môi trường nông thôn, làng nghề” (Chính_Phủ,
2013). Điểm 1 của Điều 11 trong Nghị định số
19/2015/NĐ-CP nêu “Chất thải từ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, dân
sinh; khai thác, chế biến khoáng sản; tái chế, xử
lý chất thải; lưu giữ, tồn lưu hoá chất, thuốc
BVTV, chất độc chiến tranh”. Nghị định số
38/2015/NĐ-CP (Chính_Phủ, 2015b) về quản lý
chất thải và phế liệu có Điều 51 quy định quản
lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp.
Cùng với việc ban hành và thực hiện công tác
BVMT trên cả nước, Bộ NN&PTNT đã tham mưu
ban hành nhiều văn bản: Luật Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật; Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý,
sử dụng đất lúa; Nghị định số 114/2013/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân
bón; Chỉ thị số 10/CT-TTg về kiểm soát, khắc phục
ô nhiễm môi trường trong sản xuất, chế biến nông,
lâm, thủy sản; Thông tư số 09/2014/TT-
BNNPTNT về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường do Bộ NN&PTNT
quản lý; Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT
hướng dẫn hoạt động quan trắc, cảnh báo môi
trường ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn... và nhiều văn bản khác.
3.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
về môi trường nông nghiệp nông thôn đã được
hình thành và phát triển
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định
chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
NN&PTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường là cơ quan đầu mối quản lý toàn ngành
về công tác BVMT nông nghiệp, nông thôn.
Các Tổng cục Thủy lợi, Lâm nghiệp, Thủy sản
có Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế
có chức năng quản lý nhà nước về môi trường
lĩnh vực chuyên ngành. Một số Cục chuyên
ngành: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi,
Thú y có Phòng quản lý môi trường; các Cục
khác có phòng chuyên môn quản lý môi trường
lĩnh vực chuyên ngành. Các Sở NN&PTNT
được UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương
giao chủ trì thực hiện công tác BVMT nông
nghiệp, nông thôn ở các địa phương.
Một số cơ quan sự nghiệp về môi trường
được thành lập mới hoặc củng cố, nâng cấp:
Viện Môi trường Nông nghiệp thuộc Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam; Viện Nước, Tưới
tiêu và Môi trường thuộc Viện Khoa học Thủy
lợi Việt Nam, Viện Sinh thái rừng và Môi
trường thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam. Một số Viện chuyên ngành có các Trung
tâm hoặc Phòng môi trường triển khai các hoạt
động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về môi
trường. Trường Đại học Thủy lợi có Viện Thủy
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 32
văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu; Trường
Đại học Lâm nghiệp có Viện Sinh thái rừng và
Môi trường.
3.1.3. Các nguồn ô nhiễm môi trường nông
nghiệp, nông thôn từng bước được kiểm soát
Bộ NN&PTNT đã thực hiện nhiều chương
trình, quy trình canh tác bền vững nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất, tránh xói mòn rửa trôi, sa
mạc hóa, mặn hóa:
(1) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
BVMT và thích ứng với BĐKH, điển hình phải kể
đến một số mô hình tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long như: Trồng lúa – nuôi tôm, chuyển đổi 3 vụ
lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ màu... (Hình 1). Hay các mô
hình thâm canh lúa chống chịu ngập úng, nhiễm
mặn, hạn hán tại một số tỉnh miền Trung (Hình 2)
Hình 1. Mô hình thâm canh lúa theo hướng
thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre
Hình 2. Mô hình chuyển đổi giống lúa trên
vùng úng ngập và nhiễm mặn tỉnh Bình Định
(2) Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn gây ô
nhiễm môi trường như: chương trình thâm canh
lúa cải tiến (SRI); “3 giảm 3 tăng” (3 giảm là:
giống gieo sạ; thuốc trừ sâu; phân đạm và 3
tăng là: năng suất; chất lượng gạo; hiệu quả
kinh tế) và “1 phải 6 giảm” (1 phải là: Phải sử
dụng giống lúa xác nhận; 6 giảm là: Giảm
lượng giống; thuốc BVTV; phân đạm; nước
tưới; tổn thất sau thu hoạch và phát khí thải nhà
kính) đã mang lại hiệu quả BVMT
(Bộ_NN&PTNT, 2015).
(3) Các biện pháp tăng cường kiểm soát sử
dụng hóa chất trong nông nghiệp; sản xuất nông
nghiệp theo hướng VietGAP, sản xuất nông
nghiệp hữu cơ. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm trong chăn nuôi; hướng dẫn, phổ
biến kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học; triển
khai các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả
ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động
chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu
quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2011-2015
đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, cụ thể
trong Bảng 1:
Bảng 1. Tóm tắt kết quả thực hiện Chương trình NS&VSMTNT giai đoạn 2011 - 2015
Kết quả thực hiện Chỉ số đánh giá Đơn
vị
Chỉ
tiêu 2011 2012 2013 2015
1. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước HVS % 85 78 80 82 86,0
2. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS % 65 55 57 60 46
Bên cạnh các hoạt động kiểm soát ô nhiễm
môi trường do Bộ NN&PTNT thực hiện, một số
địa phương đã thực hiện thí điểm thành công mô
hình thu gom và đốt rác như mô hình tại xã Hải
Tây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; xã Tam
Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc... với quy
trình chung: rác thải sinh hoạt → thu gom vận
chuyển đến lò đốt → Phân loại rác tái sinh để tái
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 33
sử dụng; phần còn lại cho vào nghiền → đốt rác.
Bước đầu các mô hình này đã thu được hiệu quả
như: giảm diện tích chôn lấp, hạn chế ô nhiễm
nước mặt – nước ngầm. Tuy nhiên cũng nảy
sinh nhiều bất cập như: bụi khí thải không được
xử lý hoặc xử lý chưa triệt để (kết quả đo đạc
hàm lượng bụi tại một số lò đốt vượt quá quy
chuẩn từ 2- 6 lần), chi phí vận hành lớn, chưa
tận dụng được nhiệt dư từ quá trình đốt (Nguyễn
Tiến Dũng và nnk, 2017).
3.1.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức
BVMT được thực hiện nhằm tăng cường hiệu
quả quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn
Công tác tuyên truyền cung cấp thông tin
BVMT nông nghiệp, nông thôn đã được đẩy
mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực như
hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, ngày
Đa dạng sinh học 22/5 với nhiều chủ đề khác
nhau. Tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn cho
ngành nhằm nâng cao năng lực quản lý, BVMT
nông nghiệp, nông thôn. Qua hội thảo đã phổ
biến được các thông tin về tình hình môi trường,
cập nhật các văn bản mới có liên quan đạt kết
quả tốt và được các địa phương, đơn vị tham dự
đánh giá cao.
3.1.5. Xây dựng nông thôn mới thân thiện
với môi trường
Trong 19 tiêu chí quy định theo Bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vấn đề
môi trường thuộc tiêu chí 17; trong đó, có nói
đến 8 nội dung, đó là: Tỷ lệ được sử dụng nước
sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các
cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
trường; không có các hoạt động gây suy giảm
môi trường và có các hoạt động phát triển môi
trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang được xây
dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được
thu gom và xử lý theo quy định. Theo văn
phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới cho biết, theo số
liệu báo cáo của các địa phương, đến hết tháng
11/2017, cả nước có 2.884 xã (32,30%) được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt
nông thôn đã có những thay đổi đáng kể, đặc
biệt cảnh quan môi trường được cải tạo xanh,
sạch, đẹp, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với
môi trường; gắn kết giữa văn hoá với du lịch;
các hộ dân đã tích cực cải tạo, nâng cấp đường
làng, ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây
xanh nơi công cộng, không còn hiện tượng vứt
rác thải bừa bãi.
3.2. Những tồn tại, hạn chế
3.2.1. Ô nhiễm môi trường nông nghiệp
nông thôn vẫn gia tăng
Mặc dù đã đạt được những kết quả trong
BVMT nông nghiệp, nông thôn nhưng tình
trạng ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực
có xu hướng gia tăng:
Sử dụng phân bón không an toàn đang gây
ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng và môi
trường. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ
sử dụng khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải
ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp và
phần lớn không được thu gom.
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV có xu
hướng gia tăng, thiếu kiểm soát. Thống kê của
Cục BVTV, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu
khoảng từ 70 đến hơn 116 nghìn tấn hóa chất
BVTV; trong đó lượng bao bì chiếm khoảng
10% tổng số thuốc tiêu thụ không được thu gom
đã ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và là
nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng
Năm 2014, ước tính chất thải chăn nuôi là
82,27 triệu tấn, trong đó 60% được xử lý, còn
lại xả trực tiếp vào môi trường. Số liệu điều tra
năm 2013 của Cục Chăn nuôi cho thấy tỷ lệ sử
dụng biogas chiếm 31,79%, tuy nhiên đã bộc lộ
nhiều nhược điểm như nước thải sau biogas
chưa đạt yêu cầu, khí thải từ các chuồng trại
chưa được xử lý.
Hiện cả nước còn 34.642 điểm giết mổ gia
súc, gia cầm nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh, gây
ô nhiễm môi trường và nằm ngoài tầm kiểm soát
của cơ quan thú y, chỉ có 12.392 điểm giết mổ
nhỏ lẻ (35,8%) được kiểm soát.
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, kiểm
soát môi trường ao nuôi, xử lý nước thải còn
nhiều bất cập.Trong quá trình sản xuất, chế biến
thủy sản cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn,
nước thải chứa các chất hữu cơ được xử lý
khoảng 30%, phần còn lại không được xử lý, xả
trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 34
Tình trạng ô nhiễm ở các hệ thống thủy nông
khá phức tạp, phụ thuộc nguồn thải, quá trình
vận hành của hệ thống. Kết quả quan trắc tại
một số hệ thống thủy nông cho thấy nhiều thông
số chất lượng nước vượt từ 3-5 lần giá trị giới
hạn cho phép, không đủ tiêu chuẩn cấp cho sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
(Bộ_NN&PTNT, 2015).
Ô nhiễm làng nghề đã và đang diễn ra khá
nghiêm trọng. Một số các làng nghề vùng ven đô
đã bước đầu xử lý chất thải, còn lại đa số công tác
BVMT tại các làng nghề được bỏ trống.
3.2.2. Chính sách quản lý môi trường nông
nghiệp nông thôn còn bất cập
Mặc dù, tại Điểm 3 của Nghị Quyết số 35/NQ-
CP (Chính_Phủ, 2013) đã xác định“Tập trung khắc
phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng
nghề”. Nhưng do Luật BVMT 2014 (Quốc_Hội,
2014) và các Nghị định của Chính phủ không nêu
rõ trách nhiệm quản lý môi trường nông nghiệp,
nông thôn mà gắn với các nhiệm vụ chung: BVMT
trong khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên;
ứng phó với biến đổi khí hậu và BVMT nước, đất
và không khí. Do vậy, hệ thống các Thông tư, Nghị
định cũng không chi tiết hóa.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính
phủ (Chính_Phủ, 2015a) quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật BVMT trong đó
Điểm 1 của Điều 11. Xác định, thống kê, đánh
giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường đất “Chất thải từ sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ,
dân sinh; khai thác, chế biến khoáng sản; tái
chế, xử lý chất thải; lưu giữ, tồn lưu hoá chất,
thuốc BVTV, chất độc chiến tranh”.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính
phủ (Chính_Phủ, 2015b) về quản lý chất thải và
phế liệu quy định tại Điều 51. Quản lý chất thải
từ hoạt động nông nghiệp: (1) Các CTNH là bao
bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa
chất độc hại sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp phải được thu gom, lưu giữ,
vận chuyển và xử lý theo quy định về CTNH; (2)
Các bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau
sử dụng đã được làm sạch các thành phần nguy
hại thì được quản lý như đối với chất thải thông
thường; (3) Nước thải chăn nuôi được tái sử
dụng để tưới cây hoặc dùng trong các hoạt
động sản xuất nông nghiệp khác theo quy định
của Bộ NT&PTNT và Bộ TN&MT; (4) Bộ
NT&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT
hướng dẫn chi tiết về việc thu gom, lưu giữ chất
thải phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn chưa có các thông tư hướng dẫn
cụ thể để người dân và nhà quản lý thực hiện.
Các hướng dẫn BVMT: (1) Thông tư số
26/2015/TT-BTNMT quy định đề án BVMT chi
tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản; (2)
Thông tư số 27/2015-BTNMT về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường; (3) Thông tư số
38/2015/TT-BTNMT về cải tạo, phục hồi môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
(4) Thông tư số 35/2015-BTNMT về quản lý
CTNH; (5) Thông tư số 35/TT-BTNMT về
BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao. Các thông tư này có đề
cập đến sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên ở dạng
quy mô công suất lớn, các sản xuất nhỏ lẻ, dạng
làng nghề chưa được chi tiết hóa.
Như vậy chưa có các quy định chi tiết, cụ thể
về quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn
từ trung ương đến địa phương. Trong khi sức ép
đối với môi trường nông thôn từ các hoạt động
phát triển dân sinh, nông nghiệp và biến đổi khí
hậu ngày càng lớn.
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
4.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách BVMT
nông nghiệp, nông thôn
- Rà soát bổ sung các văn bản dưới Luật
hướng dẫn chi tiết đồng bộ, kịp thời để thực thi
hiệu quả nhiệm vụ quản lý và BVMT nông
nghiệp, nông thôn;
- Ban hành một số chính sách đặc thù: chính
sách thu hút sự tham gia của các bên, trong đó có
cộng đồng và thành phần kinh tế tư nhân tham gia
vào các hoạt động BVMT; chính sách khuyến
khích, hỗ trợ quản lý chất thải nông thôn;
- Các văn bản hướng dẫn cần xác định công
tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để
tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp,
nông thôn.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 35
4.2. Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường nông nghiệp nông thôn từ trung ương
đến địa phương
- Quy định rõ vai trò trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị ngành nông nghiệp. Chính quyền
cơ sở phải chịu trách nhiệm chất lượng môi
trường trên địa bàn.
- Cụ thể hóa các văn bản để triển khai BVMT
nông thôn một cách hiệu quả.
- Tăng cường giám sát đánh giá, xử lý nghiêm
những vi phạm, gây ô nhiễm môi trường.
- Kiên quyết dừng sản xuất kinh doanh đối
với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
4.3. Tăng cường áp dụng các giải pháp
khoa học công nghệ xanh, sạch phù hợp cho
hoạt động nông nghiệp, nông thôn
- Nghiên cứu, thí điểm và phát triển các mô
hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xanh,
sạch bền vững để áp dụng trong các hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
- Tách khu vực sản xuất làng nghề ra khỏi
khu dân cư. Xây dựng cụm công nghiệp làng
nghề theo quy chuẩn, có giải pháp xử lý nguồn
gây ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ giải pháp xử lý chất thải làng nghề
phù hợp cho từng vùng trong cộng đồng để
giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường
nông nghiệp, nông thôn.
- Nhân rộng các mô hình đã triển khai thành
công trong sản xuất và BVMT điển hình ví dụ như
mô hình thu gom xử lý thuốc BVTV
(Sở_KH&CN_Hà_Nội, 2015). Công tác thu gom
bao bì thuốc BVTV đã được tiến hành trên nguyên
tắc bắt buộc thu gom có vai trò quản lý của Nhà
nước. Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi địa phương có
thể áp dụng 1 trong 3 mô hình thu gom bao bì là:
Thu gom phân tán: được thực hiện ngay tại các bể
đặt gần ruộng sản xuất (Hình 3); Thu gom tập
trung: bể thu gom và xử lý được đặt ở đầu lối về
làng (Hình 4); Thu gom tập trung kết hợp quản lý
thuốc BVTV: bể thu gom được đặt ngay cạnh bể
nước sử dụng để pha thuốc. Sau khi pha thuốc
xong, có thể bỏ vỏ ngay vào thùng.
Sau thu gom, từng địa phương tiếp tục xử lý
bằng các hình thức khác nhau như bảo quản chờ
tiêu hủy tập trung, đốt cùng rác sinh hoạt. Mô
hình này đã đem lại hiệu quả môi trường rõ rệt,
giảm thiểu ô nhiễm mùi, ô nhiễm nguồn nước
và ô nhiễm không khí. Mô hình thu gom sẽ nâng
cao nhận thức và thu hút được sự quan tâm thực
sự của người dân, khuyến khích họ tham gia
một cách chủ động vào công tác thu gom và xử
lý bao bì thuốc BVTV.
Hình 3. Bể chứa bao bì thuốc BVTV
đặt ở gần ruộng sản xuất
Hình 4. Bể chứa bao bì thuốc BVTV
đặt ở đầu làng
5. KẾT LUẬN
Cho đến nay, những thành tựu BVMT nông
nghiệp, nông thôn như: thể chế chính sách và
luật pháp đã hình thành và từng bước hoàn
thiện; công tác quản lý môi trường nông nghiệp,
nông thôn bước đầu đã đem lại kết quả nhất
định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập và tồn
tại, đòi hỏi cần phải có những đề xuất cụ thể.
Các đề xuất được đưa ra là: Hoàn thiện chính
sách BVMT nông nghiệp, nông thôn; Phân định
rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước; Tăng cường áp dụng các giải pháp
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 36
khoa học công nghệ xanh, sạch phù hợp cho
hoạt động nông nghiệp, nông thôn
Các kết quả nghiên cứu này có thể là tham
khảo cho ngành NN&PTNT thực hiện nhiệm vụ
quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn
trong giai đoạn tới.
Các kết quả trong nghiên cứu này mới chỉ là
bước đầu, cần tiếp tục có những nghiên cứu
chuyên sâu hơn nữa để từng bước hoàn thiện
công tác quản lý môi trường nông nghiệp, nông
thôn theo hướng bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ_NN&PTNT. (2015). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn giai
đoạn 2011-2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020.
Bộ_TN&MT. (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Bộ_TN&MT. (2014). Báo cáo môi trường quốc gia 2014.
Chính_Phủ. (2015a). Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ
môi trường.
Chính_Phủ. (2015b). Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
Chính_Phủ. (2010). Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Chính_Phủ. (2013). Nghị Quyết số 35/NQQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấp bách trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
hộiQuốc. (2005). Luật BVMT.
Nguyễn Tiến Dũng, n. (2017). "Bước đầu đánh giá hiện trạng xử lý khí thải lò đốt rác sinh hoạt cỡ
nhỏ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc". Tuyển tập Hội nghị khoa học thường niên 2017. Trường Đại
học Thủy lợi.
Quốc_Hội. (2005). Luật Bảo vệ môi trường.
Quốc_Hội. (2014). Luật Bảo vệ môi trường.
Sở_KH&CN_Hà_Nội. (2015). Hướng đi mới trong công tác thu gom và xử lý bao bì thuốc trừ sâu
bảo vệ thực vật. Hà Nội: Đề tài MS: 01C-09.
Abstract:
SOME ISSUES ON THE EXISTING MANAGEMENT OF RURAL AND
AGRICULTURAL ENVIRONMENT
Along with the national development, agriculture, rural areas gradually have been changed: the
infrastructure have been invested and upgraded step by step; material life, spirit of rural residents
have been improved more and more. However, during the development process, rural
environmental pollution is increasing due to waste generated from cultivation, livestock and the
domestic activities which are threating to the sustainable development of the countryside. This
paper aims at reviewing the performance of the agricultural and rural environment protection in
order to draw advantages and disadvantages so as to propose the appropriate solutions. The
proposed solutions are: improving the policy of agricultural and rural environmental protection; to
clearly define the roles and responsibilities of the State management agencies; to enhance the
application of green and clean scientific and technological solutions suitable for agricultural and
rural activities
Keywords: Agriculture,Countryside, Policy, Environment, Sustainable Development
Ngày nhận bài: 29/5/2018
Ngày chấp nhận đăng: 08/5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36467_117905_1_pb_5544_2070340.pdf