Một số vấn đề về thờ cúng tổ tiên ở dòng họ của người Công giáo (trường hợp giáo xứ Kẻ Sặt, Hải Dương)

Người Việt nói chung quan niệm, con người được hình thành bởi linh hồn và thể xác, có cuộc đời nơi trần thế và cuộc đời sau khi chết. Cuộc sống tại trần thế chỉ là tạm bợ, cuộc sống sau khi chết mới là mãi mãi (sống gửi thác về). Khi con người chết đi, thể xác sẽ tan rã nhưng linh hồn về với tổ tiên ở một thế giới mới, gọi là suối vàng hay chín suối, cõi âm. Tại đây, linh hồn con người sống như cuộc sống trần thế theo tư duy “trần sao âm vậy”. Tuy ở thế giới khác nhưng linh hồn vẫn “đi lại” và tác động đến trần thế, vẫn dõi theo bước đi của con cháu

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về thờ cúng tổ tiên ở dòng họ của người Công giáo (trường hợp giáo xứ Kẻ Sặt, Hải Dương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về thờ cúng tổ tiên ở dòng họ của người Công giáo (trường hợp giáo xứ Kẻ Sặt, Hải Dương) Vũ Thị Thanh Tâm(*) Tóm tắt: Sau hơn 3 thế kỷ cấm người Công giáo thực hành thờ cúng tổ tiên, năm 1939 Giáo Hoàng Pio XII đã phê chuẩn Huấn thị Plane compertum est - bước ngoặt đầu tiên đánh dấu sự chấp nhận một phần “nghi lễ Trung Hoa” của Giáo hội Công giáo, xóa đi sự căng thẳng trong nhiều thế kỷ. Năm 1964, Việt Nam chính thức được Tòa thánh cho phép thực hiện Huấn thị này. Thư chung mục vụ năm 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” đã mở ra nhiều hoạt động của Công giáo Việt Nam thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập văn hóa dân tộc. Theo đó, những năm gần đây tín đồ Công giáo một số nơi không chỉ lập lại bàn thờ tổ tiên trong nhà, mà còn khôi phục lại nhà thờ họ, nhà thờ tổ và lập gia phả. Bài viết giới thiệu sự hội nhập đó tại giáo xứ Kẻ Sặt (Hải Dương) thông qua việc thờ cúng tổ tiên ở cấp dòng họ. Từ đó cho thấy, các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Công giáo không ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo của họ, thậm chí còn làm phong phú, đa dạng hơn các sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người Công giáo. Từ khóa: Công giáo, Giáo xứ Kẻ Sặt, Nghi thức thờ cúng, Gia phả (*) Thờ cúng tổ tiên trước hết là thể hiện đạo làm người, là lòng thành kính biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong những thế kỷ đầu khi truyền giáo vào Việt Nam, giáo hội Công giáo cho rằng thờ cúng tổ tiên là sự rối và đã loại phần lớn các lễ thức truyền thống trong tang ma; cấm ngặt giáo dân của mình lập bàn thờ, đặt bài vị, bát hương, kể cả việc học trò lạy bàn thờ tiên sư nhà thầy, Do (*) NCS. Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội; Email: thanhtamvme2015@gmail.com vậy, người Công giáo nói chung và người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt nói riêng có thời kỳ gần như không thực hành thờ cúng tổ tiên. Tuy vậy, lòng tôn kính tổ tiên vẫn tồn tại sâu lắng trong đời sống tâm linh của họ. Khi Giáo hội Công giáo cho phép tín đồ được thực hành theo các huấn thị, thông cáo mới ở thế kỷ XX, giáo dân tại Việt Nam đã dần dần thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên theo lễ thức truyền thống và quy định của giáo hội. Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo mang đặc điểm chung của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và những đặc 36 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 8.2016 điểm riêng. Thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung được thể hiện ở 3 cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: gia đình - dòng họ (những người cùng huyết thống), làng xã (người có công, bảo trợ làng, xã - thành hoàng làng), đất nước (vua Hùng). Người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt cũng thực hiện thờ cúng tổ tiên theo 3 cấp trên nhưng có những đặc điểm riêng vừa tỏ lòng thành kính, sự quan tâm, chăm sóc với tổ tiên, vừa thể hiện đức tin, thực thi giới luật của Công giáo. Giáo xứ Kẻ Sặt nằm trên địa bàn xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Trong lịch sử, Kẻ Sặt là một trong những trung tâm chính để truyền bá Công giáo ở Đông Đàng Ngoài. Đây từng là nơi đặt cơ sở chính của các thừa sai Dòng Tên ở Đông Đàng Ngoài vào cuối thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XVIII, tại Kẻ Sặt, linh mục Raimondo Lezoli thụ phong Giám mục tiên khởi của Dòng Đa Minh ở miền Bắc. Giáo xứ Kẻ Sặt cũng từng có trường thần học, trường thầy giảng vào đầu thế kỷ XX và là nơi diễn ra Công đồng Kẻ Sặt năm 1900 (Công đồng thứ I của Đàng Ngoài - Bắc kỳ). Năm 1954, 3/5 dân Công giáo Kẻ Sặt đã di cư vào miền Nam và thành lập giáo xứ mới cũng với tên Kẻ Sặt (Hố Nai, Đồng Nai). Đây là một trong những giáo xứ điển hình giữ đạo của cộng đồng Công giáo trong lịch sử Việt Nam. Trong giáo xứ có những dòng họ chính như: Phạm, Chu, Vũ, Dương, Quách, Đào, Trước khi được Giáo hội cho phép tôn kính tổ tiên, người Công giáo Việt Nam nói chung và người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt nói riêng hầu như không duy trì việc tổ chức thờ cúng cấp dòng họ. Hiện nay, việc thờ cúng tổ tiên cấp dòng họ tại giáo xứ Kẻ Sặt đang diễn ra âm thầm nhưng rất mạnh mẽ. Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ quan niệm và một số hoạt động (lập nhà thờ họ, lập gia phả, thờ cúng tổ họ, tìm mộ tổ và sự kết nối những người trong cùng một họ) liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên ở cấp dòng họ của người Công giáo Kẻ Sặt ở Hải Dương(*). 1. Quan niệm về cái chết, linh hồn và việc thờ cúng tổ tiên Người Việt nói chung quan niệm, con người được hình thành bởi linh hồn và thể xác, có cuộc đời nơi trần thế và cuộc đời sau khi chết. Cuộc sống tại trần thế chỉ là tạm bợ, cuộc sống sau khi chết mới là mãi mãi (sống gửi thác về). Khi con người chết đi, thể xác sẽ tan rã nhưng linh hồn về với tổ tiên ở một thế giới mới, gọi là suối vàng hay chín suối, cõi âm... Tại đây, linh hồn con người sống như cuộc sống trần thế theo tư duy “trần sao âm vậy”. Tuy ở thế giới khác nhưng linh hồn vẫn “đi lại” và tác động đến trần thế, vẫn dõi theo bước đi của con cháu. Người Công giáo cũng tin rằng, con người có linh hồn và thể xác. Nhưng khác với người Việt không Công giáo, họ cho rằng cả hồn và xác đều do Thiên Chúa tạo nên. Thể xác con người được Chúa tạo nên từ đất bụi, còn linh hồn là sinh khí được Chúa thổi vào từ mũi. Sau khi chết, linh hồn lìa khỏi xác và Chúa tạm thời phán xét về mọi tư tưởng, lời nói, việc làm và những việc thiện chưa làm được. Tùy tội - phúc khi còn sống mà linh hồn vào một trong ba nơi: Thiên đàng, Hỏa ngục hoặc Luyện ngục. Những người được lên Thiên đàng là người sạch mọi tội trọng, tội nhẹ và đền tội đã đủ - đó là người sống trong ơn thánh, trong tình bạn với Chúa; những người xuống Hỏa ngục nếu có tội trọng, sống gian ác mà không ăn năn sám hối; và vào Luyện ngục nếu còn những tội (*) Một số trích dẫn phỏng vấn sâu (PVS) trong bài viết được lấy từ tư liệu điền dã thực địa do tác giả thực hiện tháng 3/2015. Một số vấn đề về§ 37 nhẹ hay đền tội chưa đủ. Đến ngày cánh chung hay ngày tận thế, mọi người sẽ được phục sinh và chịu sự phán xét cuối cùng của Chúa. Thờ cúng tổ tiên nhằm xác lập mối liên hệ tương hỗ giữa người sống với người chết, thế giới thực tại và thế giới tâm linh. Với người Việt, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ và trợ giúp khi con cháu kêu cầu. Con cháu khấn cúng để báo cáo và cầu tổ tiên phù hộ, hay tạ ơn khi công việc thành công. Tổ tiên tác động trực tiếp, phù trợ, dẫn dắt hậu thế. Nhưng với người Công giáo, sự liên hệ giữa người sống và người chết được thể hiện qua Tín điều các Thánh cùng thông công. Nghĩa là, linh hồn người chết không thể tác động trực tiếp đến người sống nhưng sẽ cầu Chúa giúp người sống thực hiện được những mong muốn của mình. Ngược lại, người đang sống sẽ lập công phúc cho người đã khuất bằng cách làm các việc lành với ý chỉ dành cho tổ tiên, đọc kinh cầu nguyện, xin lễ vì các linh hồn không thể tự làm được điều này. Những công phúc này sẽ đền bù vào tội lỗi mà người quá cố đã làm trước kia. Tuy nhiên, việc tác động qua lại giữa hai thế giới này không nhằm mục đích “được lợi”, mà quan trọng hơn là thờ cúng tổ tiên nhằm tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn người đã qua đời cũng như có sự cộng cảm với nhau. Thờ cúng tổ tiên là một trong những bổn phận mà Giáo hội Công giáo Việt Nam ngày nay khuyến khích các giáo dân nên làm, vì nó phù hợp với giới răn thứ 4 của Chúa: “thảo kính cha mẹ”. Đây là giới răn đầu tiên nói về việc ứng xử của con người với con người, sau 3 điều răn nói về Chúa(*). Các tín hữu ở Kẻ Sặt cũng cho (*) 10 điều răn của Chúa: 1/ Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự. 2/ Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. 3/ Giữ ngày rằng, thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thức thể hiện lòng hiếu thảo cao nhất đối với ông bà, cha mẹ đã qua đời, hơn tất cả hình thức cúng bái nào khác. Họ tin rằng tổ tiên đang ở 1 trong 3 nơi: Thiên đàng, Luyện ngục và Hỏa ngục. Tuy vậy, họ vẫn có niềm tin linh hồn tổ tiên sẽ luôn dõi theo và nghe lời cầu khẩn của mình để cầu bầu lên Chúa. 2. Một số hoạt động liên quan đến thờ cúng tổ tiên ở cấp dòng họ Nhà thờ họ Theo Phan Kế Bính, “Bao nhiêu con cháu dòng dõi trong một họ lập chung một nhà thờ Thủy tổ, gọi là mỗ tộc (Trần tộc, Nguyễn tộc) Từ đường. Nhà thờ họ ấy chỉ thờ riêng một Thủy tổ và khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng” (Phan Kế Bính, 2004). Theo cách hiểu này, ở giáo xứ Kẻ Sặt hiện không còn nhà thờ họ (từ đường) nào như vậy. Bởi cho dù hiện nay, nhiều dòng họ, nhiều chi đã xây dựng một nơi để thờ cúng tổ tiên, nhưng cũng chỉ thờ đến đời tổ, khảo (tỷ) (ông bà, cha mẹ). Việc thờ cúng này có thể gọi là Gia từ (thờ ông bà, cha mẹ) hoặc Bản chi từ đường (thờ tổ tông trong các chi phái họ tộc). Những bậc tổ tiên ở trên họ (cao, tằng) rất hiếm gia tộc còn lưu giữ được ngày mất để tổ chức giỗ. Hiện nay, các gia đình Công giáo Kẻ Sặt có xu hướng dựng nhà thờ tổ bắt đầu từ việc dựng nhà thờ cho gia đình mình. Họ thờ những người gần nhất với mình như ông bà hoặc mới chỉ từ bố mẹ và dự định sẽ dần dần phát triển thành một nhà thờ tổ sau này. Một số ngôi nhà được xây dựng với mục đích làm từ đường, theo Chúa Nhật. 4/ Thảo kính cha mẹ. 5/ Chớ giết người. 6/ Chớ làm sự dâm dục. 7/ Chớ lấy của người. 8/ Chớ làm chứng dối. 9/ Chớ muốn vợ chồng người. 10/ Chớ tham của người. 38 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 8.2016 phong cách kiến trúc từ đường của người Việt truyền thống. Không gian trong nhà bố trí chặt chẽ, tạo ra tính tôn nghiêm của một ngôi nhà thờ. Chính giữa ngôi nhà là ban thờ Chúa. Bàn thờ gia tiên được đặt ở bên trái theo hướng từ nhà nhìn ra ngoài. Trên cùng của ban thờ thường có biểu tượng của Công giáo như Thánh giá, Chúa chịu nạn và hàng chữ “Kính nhớ tổ tiên”. Ban thờ thường đặt một bát hương, lọ hoa, đôi chân nến, đĩa đựng hoa quả Một số dòng họ còn có khung ảnh in các ngày giỗ của những người thuộc họ tộc đã khuất. Giống như các nhà thờ truyền thống của người Việt, khu vực ban thờ của Công giáo Kẻ Sặt đều treo hoành phi câu đối, cuốn thư, cửa võng. Đa số đều viết bằng chữ Hán với nội dung đề cao tính giáo dục trong gia đình, thể hiện mong ước của gia chủ đồng thời không có ý mâu thuẫn với giáo lý Công giáo. Nhiều người đã rất kỳ công nhờ thầy hoặc tự mình tra cứu về nội dung, ý nghĩa, niêm luật, vị trí đặt của các bức hoành phi, câu đối, cuốn thư sao cho đúng, phù hợp với tôn giáo và kỳ vọng của gia chủ. Thờ cúng tổ họ Việc cúng tổ được thực hiện hay không còn tùy thuộc vào từng gia đình, dòng họ. Vào ngày giỗ của người giữ bậc cao nhất trong họ, có dòng họ không tổ chức giỗ mà mỗi nhà tự đọc kinh hoặc xin lễ nhà thờ; có dòng họ tổ chức giỗ rất thân mật, buổi lễ giỗ quy tụ đông con cháu, kinh phí chủ yếu là do bậc trưởng chi trả, con cháu đóng góp tùy tâm. “Khi tổ chức giỗ ông, nhà anh xin lễ cầu nguyện ở nhà thờ và sang nhà bà làm giỗ cho ông. Về kinh tế, các con các cháu vẫn đưa cho bà, đến ngày giỗ của ông, bà bỏ ra một phần chi phí. Còn chú thím ở cùng bà bỏ ra là chính nhưng trên danh nghĩa vẫn là của bà. Ngày giỗ, mình mang hoa quả vào lễ cụ chứ không phải đóng góp. Nếu có, bố anh sẽ đóng góp” (PVS anh P.V.S, 40 tuổi, khu Trung). Nghi thức cúng giỗ tại gia đình được tổ chức có sự kết hợp giữa đạo và đời. Trước khi tổ chức giỗ, các gia đình trong dòng họ đi tảo mộ (lau chùi, sửa sang lại mộ), cắm hoa, thắp hương mời tổ tiên về dự lễ. Các gia đình hoặc dòng họ tiến hành xin lễ cho người quá cố tại nhà thờ, cầu nguyện cho người quá cố sớm được lên Thiên đàng. Vào lễ giỗ, mọi người tập trung cầu nguyện trước bàn thờ tổ tiên tại gia đình ông trưởng tộc. Đồ lễ trên bàn thờ gồm những thứ thanh khiết, đó là: lọ hoa tươi, đĩa hoa quả, không dâng thức ăn mặn lên bàn thờ tổ tiên. Cầu nguyện xong, mọi người tham dự bữa ăn giỗ cộng cảm. Theo lệ của Kẻ Sặt, gần đến Tết, những người thuộc chi dưới đến thắp hương tại nhà trưởng tộc, gọi là có “cơi trầu nguyện kinh”. Trước đây, khi đến phải mang trầu cau, nhưng hiện nay do nhu cầu sử dụng trầu cau không còn phổ biến nên thay bằng hoa quả hoặc bánh kẹo, hoặc một số người chỉ đến thắp hương, coi như là đến trình diện tổ tiên. Vào ngày giỗ, lễ mồ, cả họ tập trung ra mộ tổ thắp hương. Tìm mộ tổ Người Việt rất tôn trọng tổ tiên và quan niệm “sự tử như sự sinh” nên việc chăm sóc mộ phần cũng rất được coi trọng. Đây là một trong những hình thức thờ phụng người đã mất. Việc tu chỉnh, sửa sang, chăm sóc mộ phần được thực hiện một cách tự giác như một nếp văn hóa mang đậm ý nghĩa đạo lý nguồn cội. Họ tin rằng, nếu người chết được chôn vào khu đất tốt sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau. Khi mộ phần được chăm sóc, hương khói, cúng giỗ chu đáo, Một số vấn đề về§ 39 linh hồn người quá cố sẽ nhận được sự thành tâm của người dâng cúng và phù hộ cho con cháu. Nếu không may mồ mả bị thất lạc, thì con cháu sẽ cố gắng tìm cách quy tập để chăm sóc theo đúng tinh thần đạo hiếu. Trước năm 1951, giáo xứ Kẻ Sặt chưa có nghĩa địa riêng để chôn cất người quá cố nên các gia đình thường chôn tại ruộng thuộc địa vực nhà mình theo họ tộc, gọi là ruộng táng mả. Từ khi nghĩa địa được thành lập, người quá cố được chôn cất theo quy hoạch ở đây. Tuy nhiên, trước kia một số dòng họ còn nghèo không có ruộng táng mả nên mộ phần được chôn rải rác ở các nơi. Hiện nay, những dòng họ này đã lớn mạnh, có xu hướng lập khu lăng mộ riêng, quy tập những mộ phần thuộc họ tộc mình. Nhu cầu tìm lại các mộ phần trước đây, nhất là các mộ tổ ngày càng lớn. Các khu lăng mộ được xây dựng nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc, cầu nguyện. Ngoài nguyên nhân chính này, còn một dòng chảy ngầm nữa, đó là việc một số gia đình bị coi là động mồ mả. Với mục đích đi tìm mộ tổ “để những ngày lễ, ngày nọ, ngày kia thắp hương cho các cụ, đưa các cụ lên nơi mát mẻ - nơi quy tập tại khu nghĩa địa để cha làm lễ, không sợ động”, một chi thuộc họ Chu ở đây đã tiến hành tìm mộ tổ nhiều lần. Sau khi tìm được mộ, dòng họ tiến hành tổ chức nghi lễ bốc mộ như một đám tang: thông báo cho ủy ban xã, tổ chức thánh lễ trên nhà thờ rồi đưa ra nghĩa địa như người mới mất. “Vì trước đây các cụ đã bị thiệt thòi rồi, nay làm cho cụ thì cũng phải làm tương đối nghi thức” (PVS ông trưởng chi họ Chu). Gia phả dòng họ Gia phả ghi lại lịch sử của dòng họ, là cơ sở để các dòng họ, chi họ tìm về gốc rễ, chắp nối cội nguồn, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc củng cố gia tộc, gia đình và giáo dục đạo đức cho con cháu. Thông qua gia phả, mọi người trong họ có thể biết được mối quan hệ trên dưới, gần xa để ứng xử cho đúng thứ bậc, đồng thời tránh đặt trùng tên với tổ tiên và tránh quan hệ hôn nhân cận huyết. Gia phả cũng giúp tạo nề nếp gia phong, giữ gìn đạo hiếu và truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Tại giáo xứ Kẻ Sặt, theo kết quả khảo sát, hiện không họ tộc nào còn gia phả. “Truyền thống ghi gia phả của các họ tộc ở Sặt này ít. Các cụ ngày xưa một là văn hóa kém, gần như mù chữ, vài người biết chữ Nho thì mất sớm. Mà trước đây các cụ cũng không ham chuyện này” (PVS ông P.V.T). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều dòng họ ở Kẻ Sặt đang xúc tiến việc lập gia phả, bắt đầu bằng việc lập sơ đồ gia phả (cây gia phả) của chi tộc mình. Sơ đồ gia phả rất quan trọng và cần thiết, giúp các thành viên trong họ tộc nhìn nhận tổng quát thứ bậc quan hệ trong chi tộc. Chủ trương này rất đúng đắn và được toàn thể họ tộc nhất trí, hưởng ứng nhưng đến hàng chục năm, sơ đồ gia phả vẫn chưa xong. Bởi lẽ việc lập mới lại hoàn toàn chi tộc mình khi không còn những thông tin trước đây là rất khó. Đồng thời, gia phả là công trình tập thể trong khi con cháu tản mát mỗi người một nơi, người Nam, kẻ Bắc và thậm chí ở cả nước ngoài. Do đó, sơ đồ gia phả của một số chi họ mới chỉ ghi được những tên còn nhớ, còn danh vị của các thứ bậc hầu như không có; năm sinh, năm mất cũng người có người không. Những gia tộc đã xác lập được chính xác các mối quan hệ, thứ bậc của dòng họ có thể lập bảng ghi họ tên (tên khai sinh và tên thánh nếu có) và ngày sinh, ngày mất. Họ in ra lồng vào khung và treo cạnh 40 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 8.2016 bàn thờ tổ tiên để tiện cho việc xin lễ cho các bậc tổ tiên trong họ và nhận họ hàng. Cây phả hệ được treo ở bàn thờ gia tiên thường là ở những gia đình bậc trưởng một chi, nhánh trong tộc họ. Trong các bảng gia phả này, phía trên cùng thường có ghi dòng chữ “Cầu cho các linh hồn”, hoặc có hình thánh giá, thiên thần; phía dưới ghi danh sách họ tên người quá cố. Hiện nay, Kẻ Sặt xảy ra tình trạng khá phổ biến đó là nhiều người cùng họ nhưng lại không có quan hệ huyết thống với nhau. Ví dụ, họ Chu có 4, 5 họ, họ Vũ cũng có 3, 4 họ, Do không có gia phả gốc nên việc truy xuất các dòng họ này trước đây có quan hệ huyết thống với nhau hay không là điều bất khả thi. Có những dòng họ chỉ lưu lại tên thánh để con cháu biết cầu nguyện nên không biết tên đời hoặc chỉ lưu được tên thường gọi mà không có tên thật. Trong khi đó, theo lệ Kẻ Sặt, khi người phụ nữ lấy chồng phải cải họ theo chồng. Khi có con, cả cha và mẹ được gọi theo tên con cả. Do vậy, công cuộc tìm về nguồn cội của người Kẻ Sặt còn gặp rất nhiều khó khăn. Sở dĩ có tình trạng này là vì thứ nhất, người Công giáo trước đây vốn không được phép thờ cúng tổ tiên nên sự quan tâm đến gia phả dòng họ chưa nhiều, hoặc không tiếp nối hoạt động ghi chép, hoặc ghi chép không đầy đủ. Thứ hai, một số dòng họ có ghi chép lại phần nào nhưng trải qua nhiều thời cuộc, biến cố của lịch sử, gia phả đã bị thất lạc. Thứ ba, với mục đích để con cháu nắm được ngày giỗ để đọc kinh cầu nguyện, các ghi chép hoặc nhớ lại của những người cao tuổi chủ yếu là tên thánh hoặc tên thường gọi mà không rõ họ tên khai sinh. Kết nối dòng họ Hiện nay, hoạt động thăm viếng kết nối những người cùng dòng họ tại nhiều địa phương đã diễn ra. Nhân dịp giáo xứ Kẻ Sặt ở Hố Nai (Đồng Nai) tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập, nhiều gia đình, dòng họ ở Kẻ Sặt tại Hải Dương đã vào để tham dự lễ kỷ niệm, và đồng thời nhận họ hàng. Khi giáo xứ Kẻ Sặt miền Bắc tổ chức khánh thành khu tượng đài Đức Mẹ, cũng rất đông người ở giáo xứ Kẻ Sặt miền Nam ra tham dự. Thực tế, không chỉ vào những dịp lễ lớn của giáo xứ tín hữu của hai giáo xứ này mới gặp nhau, mà ở từng dòng họ, gia đình vẫn có những mối liên hệ thường xuyên với nhau qua các phương tiện liên lạc hiện đại hoặc khi gia đình có việc lớn như tang ma, cưới xin, họ lại cử đại diện đến tham dự. Sợi dây liên kết chặt chẽ nhất của mối quan hệ này chính là quan hệ dòng tộc. Việc viết lại gia phả của dòng họ cũng được tìm hiểu ở cả 2 miền. Thậm chí, có dòng họ bắt đầu viết gia phả từ lời đề nghị của người xa xứ để họ hàng có thể nhận lại nhau. Có người dự định vào Nam để kết nối, tìm hiểu thêm về họ tộc mình trước khi viết gia phả. Sự kết nối dòng họ không chỉ gói gọn trong cộng đồng Công giáo mà còn vươn đến cộng đồng ngoài Công giáo. Ví dụ, họ Nguyễn ở Kẻ Sặt qua lại tìm hiểu với họ Nguyễn ở Bắc Ninh để xác định mối liên hệ. Mối quan hệ này có được xác định cùng cụ tổ hay không không quan trọng bằng ý thức về cội nguồn của những người này. Hay như ông V.V.Đ đã tìm đến nhà thờ tổ họ Vũ ở Mộ Trạch để tìm hiểu mối liên hệ. Đến nay, mối quan hệ này trở nên thân thiết cho dù họ cũng chưa xác định được hai dòng họ Vũ này có cùng xuất phát từ một ông tổ hay không. Mong muốn lập gia phả, tìm về tổ tiên của ông V.V.Đ còn bắt nguồn từ một kỷ niệm như là một lời nhắc nhở bản thân về việc cần phải tìm hiểu về họ hàng để có những ứng xử đúng mực. * * * Một số vấn đề về§ 41 Thờ cúng tổ tiên là truyền thống văn hóa nằm sâu trong tâm thức người Việt nói chung và người Công giáo ở Kẻ Sặt nói riêng. Do vậy, khi Công giáo có những quy định cấm thờ cúng tổ tiên thì giáo dân Kẻ Sặt với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc vẫn luôn coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Một số gia đình đã thực hành một cách bí mật cho đến khi chính thức được Giáo hội chấp thuận, họ đã thể hiện truyền thống này một cách mạnh mẽ từ nghi thức tới phục dựng những gì liên quan như: lễ nghi, gia phả, từ đường, dòng họ, Trên phương diện nghi lễ, người Công giáo Kẻ Sặt từng bước thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên theo tinh thần Công giáo mà vẫn giữ được ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên theo phong tục truyền thống và việc lập bát hương một cách vội vàng, giấu diếm trước kia thể hiện khát vọng muốn giữ lại lễ thức có nhiều ý nghĩa này. Thờ cúng dòng họ mặc dù xuất phát từ quan niệm “thần thánh hóa tổ tiên”, nhưng đồng thời cũng đề cao “luân lý thế tục” và khẳng định giá trị tâm linh tôn giáo hướng về cội nguồn tổ tông của các thành viên trong dòng tộc. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” vừa thể hiện sự bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, vừa thể hiện trách nhiệm liên tục, lâu dài của con cháu đối với tổ tiên. Trách nhiệm không chỉ được biểu hiện trong hành vi sống (có trách nhiệm, giữ gìn danh dự...) mà còn ở hành vi cúng tế, đọc kinh cầu nguyện thông công. Dòng họ cùng với nhà thờ họ, gia phả, lệ tục... đã tạo ra một cấu trúc dòng họ chặt chẽ, góp phần không nhỏ vào việc điều chỉnh các hành vi xã hội của con người theo hướng coi trọng quá khứ, truyền thống và nhân cách làm người. Như vậy, thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và người Việt Công giáo nói riêng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển đã góp phần tạo lập nhiều giá trị quý báu. Nó khơi dậy đạo lý làm người, ngăn chặn suy thoái đạo đức, lối sống, gìn giữ thang giá trị, đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cái thiện,... Đó là những giá trị hết sức quý báu mà chúng ta cần giữ gìn, phát huy nhằm xây dựng cuộc sống phồn vinh. Hình thức thể hiện các giá trị này có thể biến đổi cùng với thời gian nhưng vai trò của nó là bất biến. Các giá trị của ngày hôm qua là cội nguồn mạch sống cho các giá trị của ngày hôm nay. Thông qua hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, con người cảm thấy gắn bó với nhau hơn, tình yêu quê hương đất nước được khơi dậy, lòng tri ân, nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã có công nuôi lớn, dưỡng dục mình. Tuy nhiên, trong quá trình khôi phục các hoạt động về dòng họ cần phòng tránh và đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong việc phục cổ như: gia trưởng, bảo thủ trong xử lý mối quan hệ giữa các thế hệ trong dòng họ. Tục thờ cúng tổ tiên cùng với những quy định về gia lễ và quy định về ứng xử đã phần nào điều khiển con người, tạo ra một kiểu quản lý xã hội riêng. Việc thổi phồng quá mức vai trò của dòng họ vô hình trung đề cao những mặt trái của nó trong đời sống xã hội hiện đại, như xây dựng nhà thờ họ, tổ chức lễ nghi cúng tế dòng họ theo lối khoa trương, rườm rà, tốn kém nhiều công sức, tiền của hoặc lợi dụng tình cảm họ hàng thân thuộc để kéo bè kéo cánh theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”,... Đồng thời, ngăn ngừa việc chia bè phái làm chia rẽ tình cảm trong họ hàng, quá đặt nặng hình thức vai vế, đòi hỏi họ hàng những việc quá đáng nhất là yêu cầu đóng góp trong việc xây dựng lại từ đường, mồ mả, Phục hồi việc họ một cách đúng đắn sẽ 42 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 8.2016 phát huy được thuần phong mỹ tục, các dòng họ vững mạnh. Nó sẽ giúp giữ vững luân lý, đạo đức, giáo dục con cháu, nêu gương cho con cháu theo đúng tinh thần “tốt đời đẹp đạo”  Tài liệu tham khảo 1. Phan Kế Bính (2004), Việt Nam phong tục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Lê Đức Hạnh (2011), “Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Dân tộc học, số 1. 4. Hội đồng Giám mục Việt Nam (1974), Quyết nghị về tôn kính tổ tiên. 5. Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước (1998), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Võ Tá Khánh (2013), Về với cội nguồn, Nxb. Phương Đông, Cà Mau. (tiếp theo trang 62) LÂM HOÀNG LONG (2016), Tâm lý người và quá trình hình thành nhân cách (Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, 528 tr. Trong quá trình hình thành nhân cách, vấn đề con người và giáo dục con người không chỉ mang tính lý thuyết mà còn mang tính thực tiễn. Vì vậy, việc xây dựng một nền tâm lý học Việt Nam từ thực tiễn, điều kiện và con người trên con đường hội nhập là một yêu cầu cấp thiết của hiện thực. Trên cơ sở học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn sách đi sâu nghiên cứu cốt lõi của vấn đề và nhận rõ những thay đổi, biến chuyển trong tâm lý con người cũng như quá trình hình thành nhân cách dưới tác động của hoàn cảnh hay môi trường xung quanh. Nội dung sách mang lại cho bạn đọc sự hiểu biết về tâm lý con người trong hoạt động thực tiễn, từ đó nhận diện được tâm lý con người để giải quyết, hạn chế tối đa những điều không mong muốn xảy ra trong đời sống hàng ngày mà mỗi người cũng như xã hội phải đối mặt. Sách gồm 3 chương. Chương 1 đề cập đến những nội dung cơ bản để tiếp cận tâm lý người từ những vấn đề chung khái quát mang tính lý thuyết như những luận điểm về con người, môi trường xã hội, tư duy, nhu cầu, lao động, đạo đức, Chương 2 phân tích tâm lý người và quá trình hình thành nhân cách với các nội dung mang tính thực tiễn về quy luật phát triển của mỗi con người và hoàn cảnh của con người như: những thay đổi mang tính thời đại ở Việt Nam và quá trình hình thành tâm lý con người Việt Nam, con người và những chủ thể tâm lý, những đặc điểm cơ bản của hành vi người, phẩm chất, nhân cách và quá trình hình thành nhân cách, tâm lý giới, tâm lý lứa tuổi. Chương 3 nêu rõ vai trò của giáo dục và định hướng giáo dục đối với từng cá nhân con người và cộng đồng xã hội trong tình hình cụ thể của nước ta. TA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26184_87950_1_pb_235.pdf
Tài liệu liên quan