Kiểm sát viên phát biểu ý kiến tại phiên
tòa, cụ thể là:
+ Tại phiên tòa sơ thẩm, ngoài nội
dung quy định tại Điều 234 của BLTTDS
năm 2011 là tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm
sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo
pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX,
Thư ký phiên tòa và của những người
tham gia tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước
thời điểm HĐXX nghị án thì BLTTDS năm
2015 đã bổ sung tại phiên tòa sơ thẩm,
Kiểm sát viên còn phát biểu quan điểm
của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án
(Điều 262 BLTTDS năm 2015).
+ Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi kết
thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát
viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về
việc tuân theo pháp luật trong quá trình
giải quyết VADS ở giai đoạn phúc thẩm
(Điều 306 BLTTDS năm 2015). Trong giai
đoạn này, Viện kiểm sát không chỉ kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của những
người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng mà Viện kiểm sát còn kiểm sát
các bản án, quyết định sơ thẩm và bảo vệ
quan điểm kháng nghị của mình khi Viện
trưởng Viện kiểm sát kháng nghị.
+ Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái
thẩm, theo Điều 341 BLTTDS năm 2015 thì
đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung
kháng nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát về quyết định kháng nghị và việc giải
quyết vụ án.
Việc đại diện Viện kiểm sát tham gia
phát biểu quan điểm của mình tại phiên
tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm giúp đương sự biết được quá
trình tranh tụng có được diễn ra theo đúng
trật tự, quy định của pháp luật hay không,
quyền và lợi ích của mình có được Tòa án
bảo đảm trong suốt quá trình tranh tụng
hay không. Điều này giúp cho đương sự,
Hội đồng xét xử có thêm một “kênh thông
tin” về hướng giải quyết vụ án để Tòa án
có thể ra phán quyết có căn cứ và đúng
pháp luật.
Như vậy, thông qua quá trình kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự và việc thực hiện các quyền mà
pháp luật quy định, Viện kiểm sát góp
phần bảo đảm cho quá trình tranh tụng
của đương sự được diễn ra theo đúng
trật tự; bảo đảm các đương sự được trình
bày, tranh luận, đối đáp, đưa ra các chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình
hoặc phản đối yêu cầu của người khác
bảo đảm HĐXX, đặc biệt là Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa phải tôn trọng, chủ trì
và điều khiển quá trình tranh tụng theo
đúng quy định của pháp luật, không
được hạn chế về mặt thời gian cũng như
tạo điều kiện cho các đương sự được trình
bày, được hỏi, được tranh luận Điều
này sẽ giúp cho quá trình tranh tụng đạt
hiệu quả cao.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về trách nhiệm bảo đảm tranh tụng của kiểm sát nhân dân trong vụ án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN THỊ TRÀ MY
Số chuyên đề 2 - 2019
1. Một số vấn đề về nguyên tắc bảo
đảm tranh tụng trong xét xử vụ án dân sự
Theo từ điển Hán Việt thì “tranh tụng”
có nghĩa là “cãi lẽ, cãi nhau để tranh lấy lẽ
phải”1, theo từ điển tiếng Việt thì tranh
tụng có nghĩa là “kiện tụng”2, còn theo từ
điển Luật học của Viện khoa học pháp
lý, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2005 thì
“Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực
hiện bởi các bên tham gia tố tụng có quyền
1 Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Bộ
giáo dục và đào tạo (1998), Đại từ điển Tiếng Việt,
Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội, tr.621.
2 Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt,
Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.1025.
bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng
cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình,
phản bác lại quan điểm và lợi ích của phái đối
lập”. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất
thì tranh tụng là việc từng bên đưa ra các
quan điểm của mình và tranh luận lại để
bác bỏ một phần hay toàn bộ quan điểm
của phía bên kia. Trên cơ sở kết quả tranh
tụng, Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng
bảo đảm tính khách quan của vụ án.
Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách
tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM TRANH TỤNG
CỦA KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
NGUYỄN THỊ TRÀ MY*
* Thạc sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” lần đầu tiên được quy định
trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, đây là bước tiến rất lớn
không những trong pháp luật tố tụng dân sự mà còn là khâu đột phá của hoạt
động tư pháp Việt Nam nói chung. Trên cơ sở nguyên tắc này, BLTTDS năm
2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả việc
tranh tụng trong xét xử. Một trong những yếu tố quyết định đến bảo đảm tranh
tụng trong TTDS là cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tranh tụng, trong đó
phải kể đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân góp phần làm sáng tỏ sự thật
khách quan của vụ án để Tòa án dựa trên kết quả của quá trình tranh tụng đưa
ra được phán quyết đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Từ khóa: Tranh tụng, đảm bảo tranh tụng, tố tụng dân sự, Viện kiểm sát
nhân dân.
That “Ensure advocacy in adjudication” principle is first regulated in the 2015
Civil Proceeding Code is not only a great step of civil proceeding law but also a
breakthrough of Vietnamese judicial activity in general. Basing on this principle, the
2015 Civil Proceeding Code has amended and supplemented many regulations to
effectively ensure advocacy in adjudication. One of determinants for this principle
in civil proceeding is the examination and supervision mechanism of litigation
activities, including the role of the People’s Procuracy which contributes to clarifying
the cases’ objective truths. From the litigation process results, the Court can make
correct verdicts that ensure the involved parties’ legitimate rights and interests.
Keywords: Advocacy, ensuring advocacy, civil procedures, the People’s Procuracy.
56
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM TRANH TỤNG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây
là khâu đột phá của hoạt động tư pháp3,
đồng thời cụ thể hóa “nguyên tắc tranh
tụng trong xét xử được bảo đảm” đã được
Hiến pháp năm 2013 quy định4, BLTTDS
năm 2015 đã sửa đổi nguyên tắc “Bảo
đảm quyền tranh luận” trong Tố tụng dân
sự thành nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng
trong xét xử”. Với ý nghĩa là một nguyên
tắc của luật Tố tụng dân sự, “bảo đảm
tranh tụng trong xét xử” được coi là tư tưởng
chủ đạo, định hướng chi phối các giai đoạn
nhất định của quá trình TTDS. Thông qua
việc bảo đảm tranh tụng trong TTDS, chủ
thể tranh tụng được bình đẳng với nhau
trong việc đưa ra yêu cầu, bày tỏ và bảo vệ
yêu cầu của mình trong toàn bộ quá trình
giải quyết vụ án mà đỉnh điểm của quá
trình này diễn ra tại phiên tòa xét xử vụ án.
Điều này sẽ giúp tìm ra sự thật khách quan
của vụ án để Tòa án đưa ra quyết định
đúng đắn nhất, bảo vệ hữu hiệu quyền con
người, quyền công dân.
Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong
xét xử được thể hiện tại Điều 24 BLTTDS
năm 2015, theo đó:
“1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng
trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập,
giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án
3 Nghị quyết số: 49/TW Bộ chính trị: “Đổi mới việc
tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo
đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng
cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử,
coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.
4 Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013.
thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo
cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp;
trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập
luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp
dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp
pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người
khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu,
chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách
quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp
không được công khai theo quy định tại khoản
2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành
việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và
căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án,
quyết định”.
Nội dung Điều 24 nguyên tắc này có
những điểm chủ yếu như sau:
Thứ nhất, về thời điểm bảo đảm tranh
tụng: Việc tranh tụng được bảo đảm thực
hiện từ khi khởi kiện vụ án cho đến khi
giải quyết xong vụ án; đương sự thực hiện
quyền tranh tụng trong các giai đoạn xét
xử sở thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm.
Thứ hai, chủ thể tham gia tranh tụng:
Khác với tố tụng hình sự (TTHS), bản chất
của hoạt động tranh tụng trong TTHS là
sự tranh luận qua lại giữa hai bên buộc tội
và bào chữa để tìm ra sự thật của vụ án.
Chính vì vậy, tranh tụng chỉ đặt ra giữa
các bên buộc tội gồm: Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và bên bào chữa gồm bị can,
bị cáo và/hoặc người bào chữa. Bản chất
của TTDS là quan hệ tư, trong TTDS Tòa
án chỉ giải quyết vụ án dân sự (VADS) trên
cơ sở yêu cầu, có đơn khởi kiện của người
khởi kiện. Chính vì vậy chủ thể tranh tụng
trong TTDS là các đương sự: bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, BLTTDS còn
quy định cơ chế hỗ trợ cho đương sự trong
57Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN THỊ TRÀ MY
Số chuyên đề 2 - 2019
quá trình giải quyết vụ án dân sự, đó là sự
tham gia của người đại diện và người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự. Trong trường hợp vụ án dân sự có sự
tham gia của các chủ thể này thì đây cũng
là chủ thể tranh tụng trong TTDS.
Thứ ba, xác định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa
vụ của người tham ra tố tụng, đặc biệt là
quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ
của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự và nhiệm vụ,
quyền hạn của Tòa án, Viện kiểm sát trong
việc bảo đảm tranh tụng trong TTDS.
Thứ tư, trong quá trình tố tụng và tại
phiên tòa các chứng cứ của vụ án phải
được công khai trừ trường hợp không
được công khai, quy định tại khoản 2 Điều
109 BLTTDS năm 2015. Các đương sự đều
có quyền được biết, ghi chép, sao chụp
tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất
trình hoặc do Tòa án thu thập (trừ tài liệu,
chứng cứ không được công khai), được
trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm,
lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp
luật áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu
của người khác. Tại phiên tòa, Hội đồng
xét xử phải bảo đảm các đương sự thực
hiện việc tranh tụng, chỉ hỏi những vấn
đề mà người tham gia tố tụng trình bày
chưa rõ. Trong trường hợp cần thiết phải
có thời gian thu thập thêm chứng cứ để
đủ cơ sở giải quyết vụ án thì Hội đồng xét
xử tạm ngừng phiên tòa và căn cứ vào kết
quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, BLTTDS
năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định
nhằm bảo đảm thực hiện tranh tụng như:
- Quy định về thời hạn giao nộp chứng
cứ của đương sự theo quy định tại Khoản 4
Điều 96 BLTTDS năm 2015, theo đó: “Thời
hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng
không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử
theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết
việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”;
- Quy định về việc thông báo chứng
cứ của vụ việc cho nhau giữa các đương
sự theo khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm
2015: “Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng
cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu,
chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của
Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể
sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản
cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp
pháp của đương sự khác”.
- Quy định về phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
Theo đó, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung
các quy định về thông báo, thành phần,
trình tự và biên bản phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ từ Điều 208 đến Điều 211 BLTTDS năm
2015. Đây là phương thức để bảo đảm các
đương sự được quyền biết và tiếp cận tất
cả tài liệu, chứng cứ; trao đổi chứng cứ,
bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu có), xác
định những chứng cứ đã giao nộp, giúp
cho đương sự có đủ điều kiện chuẩn bị
việc tranh tụng tại phiên tòa.
- Quy định về các biện pháp thu thập
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức tại
khoản 1 Điều 97 BLTTDS năm 2015. Quy
định này đã thể hiện được quyền và vai
trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc thu thập chứng cứ để chứng minh
cho yêu cầu của đương sự, bởi vì nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ và chứng minh trong
TTDS thuộc về đương sự.
- Đổi mới thủ tục phiên tòa sơ thẩm
theo hướng bảo đảm tranh tụng: Đề cao
58
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM TRANH TỤNG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
vai trò của các bên đương sự, theo đó bỏ
nguyên tắc xét xử liên tục, đồng thời quy
định cụ thể về căn cứ, thủ tục tạm ngừng
phiên tòa sơ thẩm theo Điều 259 BLTTDS
năm 2015; Sửa đổi, bổ sung quy định về
thủ tục phiên tòa theo hướng tăng cường
tranh tụng như sửa đổi trình tự diễn ra
phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, theo đó
đương sự được trình bày yêu cầu và chứng
cứ, tham gia hỏi, tham gia phát biểu tranh
luận và đối đáp; Điều 249 BLTTDS năm
2015, thứ tự hỏi đã có sự thay đổi tạo sự chủ
động cho các đương sự, theo đó đương sự
và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các đương sự hỏi trước sau đó mới đến
Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên; bổ sung
nội dung và phương thức tranh tụng tại
phiên tòa theo Điều 247; bổ sung quy định
tại Điều 255 quy định tại phần hỏi, theo yêu
cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham
gia tố tụng khác, Kiểm sát viên Viện kiểm
sát hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng
xét xử (HĐXX) cho nghe băng ghi âm, đĩa
ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình,
thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại
phiên tòa, trừ trường hợp theo quy định tại
khoản 2 Điều 254 BLTTDS năm 2015. Quy
định này nhằm đảm bảo tranh tụng, bảo
đảm cho việc xem xét vụ án khách quan,
toàn diện, tạo điều kiện cho đương sự cung
cấp chứng cứ, chứng minh tại phiên tòa
Những sửa đổi, bổ sung trên đã góp
phần bảo đảm tranh tụng trong TTDS, đề
cao vai trò của các bên đương sự - chủ thể
tranh tụng, giúp cho các bên đương sự
có những điều kiện thuận lợi nhất, bình
đẳng nhất khi tham gia vào quá trình
tranh tụng tại Tòa án.
2. Việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân
Phải khẳng định rằng, khác với TTHS,
trong TTDS, Viện kiểm sát chỉ thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Sự
tham gia của Viện kiểm sát trong tố tụng
dân sự với tư cách là một cơ quan tiến
hành tố tụng, độc lập với Tòa án. Trong
bảo đảm tranh tụng, Viện kiểm sát kiểm
sát hoạt động tố tụng dân sự nhằm phát
hiện những hành vi xâm phạm quyền
tranh tụng của đương sự để có thể phát
hiện ngăn chặn kịp thời, góp phần tạo môi
trường tố tụng an toàn, bảo đảm quyền
tranh tụng cho các đương sự. Tuy nhiên,
kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án và
những người tham gia tố tụng là để “hỗ
trợ cho việc thực hiện chức năng xét xử của
Tòa án”5, bảo đảm Tòa án giải quyết vụ án
dân sự khách quan, công bằng, chính xác,
đúng pháp luật, bảo đảm đương sự thực
hiện hiệu quả quyền tranh tụng theo đúng
quy định của pháp luật, chứ không phải
kiểm sát là can thiệp vào hoạt động xét xử
của Tòa án. Với chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật, theo đó, Viện kiểm
sát kiểm sát hoạt động tranh tụng của các
bên đương sự cũng như kiểm sát xem Tòa
án có thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm
của người điều khiển quá trình tranh tụng
không. Khi thực hiện chức năng này, Viện
kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn
sau:
Thứ nhất, kiểm sát chặt chẽ việc tuân
theo pháp luật nhằm bảo đảm tranh tụng
trong TTDS như: Kiểm sát chặt chẽ việc
trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiểm
sát việc thụ lý vụ việc dân sự; kiểm sát
việc Tòa án xác minh, thu thập tài liệu
chứng cứ, kiểm sát kết quả phiên họp,
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
5 Nguyễn Thái Phúc (2005), “Những chức năng cơ
bản trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật (12), tr.48.
59Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN THỊ TRÀ MY
Số chuyên đề 2 - 2019
chứng cứ và hòa giải; tham gia phiên tòa,
phiên họp; kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử,
Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng
tại phiên tòa, phiên họp, kiểm sát bản án,
quyết định của Tòa án Điều này sẽ góp
phần bảo đảm cho các chủ thể tranh tụng
thực hiện được quyền tranh tụng của
mình như: Bảo đảm quyền đưa ra yêu cầu
khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc
lập của đương sự; bảo đảm các đương sự
được biết về tài liệu, chứng cứ do người
khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập
để có thể chuẩn bị và căn cứ vào các tài
liệu, chứng cứ đó để chứng minh cho yêu
cầu hoặc sự phản đối yêu cầu của mình là
hợp lý; bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung,
rút yêu cầu của đương sự; bảo đảm quyền
được tham gia tranh tụng tại phiên tòa:
được trình bày, hỏi, tranh luận, đối đáp,
trả lời... giữa các đương sự, để thông qua
quá trình tranh tụng, sự thật khách quan
của vụ án được làm sáng tỏ; Bảo đảm
Tòa án thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn không xâm phạm và tạo
điều kiện thuận lợi cho các đương sự thực
hiện quyền tranh tụng của mình tại phiên
tòa để Hội đồng xét xử căn cứ vào kết
quả của quá trình tranh tụng ra bản án,
quyết định đúng đắn, khách quan.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện hoạt
động kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm của
các chủ thể trong hoạt động tranh tụng thì
tùy từng trường hợp cụ thể, Viện kiểm sát
thực hiện quyền yêu cầu, quyền kiến nghị,
quyền kháng nghị theo quy định của pháp
luật như: Quyền yêu cầu Tòa án xác minh
thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự hoặc tự mình xác
minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo
đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị
bản án, quyết định theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm; yêu cầu Tòa án
thực hiện đúng các hoạt động tố tụng tại
phiên tòa theo quy định của BLTTDS năm
2015 như yêu cầu Hội đồng xét xử công bố
tài liệu, chứng cứ của vụ án; cho nghe băng
ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa
ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình
ảnh tại phiên tòa; yêu cầu hỏi về các vấn đề
cần thiết khi các tình tiết của vụ án chưa
được xem xét đầy đủ, yêu cầu Thẩm phán
tuân thủ thứ tự hỏi, tranh luận, không hạn
chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho
những người tham gia tranh tụng trình
bày hết ý kiến Điều này, sẽ góp phần bảo
đảm cho các chủ thể tranh tụng thực hiện
được quyền tranh tụng của mình.
Đặc biệt, tranh tụng thể hiện rõ nét
nhất tại phiên tòa khi các đương sự đối
diện trực tiếp trình bày, tranh luận, đối
đáp với nhau. Ngoài những nhiệm vụ,
quyền hạn đã nêu trên, tại phiên tòa, Kiểm
sát viên còn thực hiện các quyền sau:
- Kiểm sát viên tham gia hỏi tại phiên tòa:
Theo quy định, Kiểm sát viên tham gia
phiên tòa hỏi sau khi đương sự và HĐXX
đã hỏi xong. Việc Kiểm sát viên hỏi tại
phiên tòa sẽ góp phần làm sáng tỏ sự thật
khách quan của vụ án. Thực tế cho thấy,
mặc dù pháp luật quy định các đương
sự có thể hỏi nhau nhưng do hạn chế về
trình độ, kiến thức pháp luật nên đôi khi
đương sự không thể biết hết được tình
tiết nào cần làm rõ và phải hỏi cách nào
để thu thập được những thông tin hữu
ích nhất, bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích
hợp pháp. Việc hỏi của HĐXX có thể sẽ
phiến diện theo nhận định chủ quan của
các thành viên HĐXX, từ đó dẫn tới việc
đánh giá thiếu khách quan, toàn diện về
các tình tiết cần làm sáng tỏ của vụ án. Vì
vậy, pháp luật tố tụng dân sự mở ra cơ
chế giám sát của Viện kiểm sát trong thủ
60
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM TRANH TỤNG...
Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019
tục hỏi tại phiên tòa để bảo đảm thực hiện
được các quyền của đương sự trong đó
bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự,
trong điều kiện tối ưu nhất. Và đặc biệt tại
phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên tham
gia hỏi đương sự và những người tham
gia tố tụng khác sẽ bảo đảm mọi tài liệu,
chứng cứ được xem xét đầy đủ, khách
quan, toàn diện, công khai.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến tại phiên
tòa, cụ thể là:
+ Tại phiên tòa sơ thẩm, ngoài nội
dung quy định tại Điều 234 của BLTTDS
năm 2011 là tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm
sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo
pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX,
Thư ký phiên tòa và của những người
tham gia tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước
thời điểm HĐXX nghị án thì BLTTDS năm
2015 đã bổ sung tại phiên tòa sơ thẩm,
Kiểm sát viên còn phát biểu quan điểm
của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án
(Điều 262 BLTTDS năm 2015).
+ Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi kết
thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát
viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về
việc tuân theo pháp luật trong quá trình
giải quyết VADS ở giai đoạn phúc thẩm
(Điều 306 BLTTDS năm 2015). Trong giai
đoạn này, Viện kiểm sát không chỉ kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của những
người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng mà Viện kiểm sát còn kiểm sát
các bản án, quyết định sơ thẩm và bảo vệ
quan điểm kháng nghị của mình khi Viện
trưởng Viện kiểm sát kháng nghị.
+ Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái
thẩm, theo Điều 341 BLTTDS năm 2015 thì
đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung
kháng nghị, phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát về quyết định kháng nghị và việc giải
quyết vụ án.
Việc đại diện Viện kiểm sát tham gia
phát biểu quan điểm của mình tại phiên
tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm giúp đương sự biết được quá
trình tranh tụng có được diễn ra theo đúng
trật tự, quy định của pháp luật hay không,
quyền và lợi ích của mình có được Tòa án
bảo đảm trong suốt quá trình tranh tụng
hay không. Điều này giúp cho đương sự,
Hội đồng xét xử có thêm một “kênh thông
tin” về hướng giải quyết vụ án để Tòa án
có thể ra phán quyết có căn cứ và đúng
pháp luật.
Như vậy, thông qua quá trình kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự và việc thực hiện các quyền mà
pháp luật quy định, Viện kiểm sát góp
phần bảo đảm cho quá trình tranh tụng
của đương sự được diễn ra theo đúng
trật tự; bảo đảm các đương sự được trình
bày, tranh luận, đối đáp, đưa ra các chứng
cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình
hoặc phản đối yêu cầu của người khác
bảo đảm HĐXX, đặc biệt là Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa phải tôn trọng, chủ trì
và điều khiển quá trình tranh tụng theo
đúng quy định của pháp luật, không
được hạn chế về mặt thời gian cũng như
tạo điều kiện cho các đương sự được trình
bày, được hỏi, được tranh luận Điều
này sẽ giúp cho quá trình tranh tụng đạt
hiệu quả cao.
Tóm lại, với vai trò là cơ quan tiến
hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng dân sự nói chung và trong
suốt quá trình tranh tụng nói riêng, Viện
kiểm sát bảo đảm cho hoạt động tranh
tụng được diễn ra theo đúng quy định
của pháp luật, góp phần làm sáng tỏ sự
thật khách quan của vụ án để Tòa án dựa
trên kết quả của quá trình tranh tụng đưa
ra được phán quyết đúng đắn, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_trach_nhiem_bao_dam_tranh_tung_cua_kiem_sat.pdf