Thứ nhất, kiến nghị các cơ quan tư
pháp Trung ương sớm ban hành văn bản
hướng dẫn cụ thể thủ tục thi hành dẫn giải
người làm chứng, bị hại, người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố. Trong hướng
dẫn cần nêu rõ vai trò phối hợp không
chỉ giữa các cơ quan tư pháp mà còn cần
sự liên kết chặt chẽ với Chính quyền địa
phương, cơ quan, tổ chức nơi người bị dẫn
giải cư trú, học tập, làm việc. Vai trò của
các Chính quyền địa phương, cơ quan, tổ
chức nơi người bị dẫn giải cư trú, học tập,
làm việc phải được khẳng định hơn nữa,
có trách nhiệm tổ chức vận động, thuyết
phục cá nhân; gia đình, người thân của
người bị dẫn giải chấp hành giấy triệu tập,
yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
phối hợp cùng lực lượng cảnh sát bảo vệ
và hỗ trợ tư pháp làm công tác tư tưởng,
kêu gọi người bị dẫn giải chấp hành theo
sự hướng dẫn.
Ngoài ra, trong trường hợp người bị
dẫn giải cố tình không chấp hành quyết
định dẫn giải, không thể dừng lại ở việc
lập biên bản và thông báo cho cơ quan
yêu cầu dẫn giải mà phải có giải pháp
phù hợp, cụ thể khác như phối hợp với
các cơ quan, Chính quyền địa phương
giáo dục, thuyết phục người bị dẫn giải,
chỉ ra các lợi ích khi tuân theo giấy triệu
tập, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó, luôn đảm bảo nguyện vọng,
mong muốn phù hợp của cá nhân bị dẫn
giải nhằm tạo tâm lý thoải mái, không
tạo thêm gánh nặng cho họ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vướng mắc và kiến nghị áp dụng biện pháp dẫn giải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
1. quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự về dẫn giải
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)
năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2018, đã xây dựng và cập nhật
nhiều nội dung mới vừa nhằm bảo vệ tốt
hơn quyền con người, quyền công dân
của những người tham gia tố tụng, vừa
đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là
nguyên tắc “xác minh sự thật của vụ án”.
Nhằm cụ thể hóa nguyên tắc “xác minh
sự thật của vụ án”cũng như việc đảm
bảo thực thi tôn trọng và bảo vệ quyền
con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, nhà làm luật đã đưa ra các quy
định mới đối với biện pháp dẫn giải so với
BLTTHS năm 2003.
Căn cứ điểm l, khoản 1, Điều 4 BLTTHS
năm 2015, dẫn giải là việc cơ quan có thẩm
quyền cưỡng chế người làm chứng, người
bị tố giác hoặc người bị kiến nghị khởi tố
đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố,
xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
Theo đó, dẫn giải là biện pháp cưỡng chế
do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng thực hiện đối với người làm chứng,
bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị
khởi tố mà xét thấy cần đảm bảo sự có mặt
của họ để thực hiện các hoạt động tố tụng.1
* Thiếu tá, Học viện Cảnh sát nhân dân
** Trung úy, Học viện Cảnh sát nhân dân
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP DẪN GIẢI
Ngô đỨC tOàN*- HOàNg qUốC kHáNH**
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc có mặt của người làm chứng, bị
hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có vai trò rất quan trọng đối với việc
xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp
dẫn giải không đơn giản do quy định của pháp luật về dẫn giải chưa cụ thể và khó
triển khai trên thực tế. Trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về
dẫn giải, bài viết tập trung phân tích, làm rõ một số vướng mắc pháp luật, thực tế
áp dụng và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật.
Từ khóa: Bộ luật tố tụng hình sự, dẫn giải, biện pháp cưỡng chế.
Ngày nhận bài: 03/6/2020; Ngày biên tập xong: 09/6/2020; Ngày duyệt đăng:
09/6/2020.
in resolving criminal cases, the presence of witnesses, victims, persons
denounced or charged plays an important role in determining objective and
comprehensive truths of the case. However, it is difficult to apply forced escort
in reality due to unspecific legal regulations. Based on the provisions of the 2015
Criminal Procedure Code, the article sheds light on a number of legal entanglements,
actually application and brings out recommendations to amend and supplement
legal provisions on force escort.
key words: the Criminal Procedure Code, force escort, coercive measure.
NGÔ ĐỨC TOÀN - HOÀNG QUỐC KHÁNH
33Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
1.1. Căn cứ áp dụng dẫn giải
Căn cứ Điều 127 BLTTHS năm 2015,
biện pháp dẫn giải được áp dụng trong
trường hợp sau đây:
Thứ nhất, người làm chứng trong
trường hợp họ không có mặt theo giấy
triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng
hoặc không do trở ngại khách quan;
Thứ hai, người bị hại trong trường hợp
họ từ chối việc giám định theo quyết định
trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng mà không vì lý do bất khả
kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
Thứ ba, người bị tố giác, người bị kiến
nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh
có đủ căn cứ xác định người đó liên quan
đến hành vi phạm tội đã được khởi tố vụ
án, được triệu tập mà vẫn vắng mặt không
vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở
ngại khách quan.
Theo đó, so với BLTTHS năm 2003, nhà
làm luật đã bổ sung thêm 03 chủ thể có thể
bị áp dụng biện pháp dẫn giải bao gồm: Bị
hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi
tố. Ngoài ra, nhằm bảo đảm yếu tố quyền
con người, BLTTHS năm 2015 đã quy định
không được áp dụng dẫn giải đối với người
già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của
cơ quan y tế.
1.2. Thẩm quyền áp dụng và thi hành
Tùy theo các giai đoạn tố tụng khác
nhau mà thẩm quyền ra quyết định áp
dụng dẫn giải cũng khác khau, cụ thể:
Điều tra viên, Cấp trưởng của cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.
BLTTHS năm 2003 chỉ quy định Điều
tra viên và Hội đồng xét xử có thẩm quyền
ra quyết định dẫn giải đối với người làm
chứng mà không quy định Kiểm sát viên.
Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã quy
định thêm Kiểm sát viên là người có thẩm
quyền ra quyết định. Đối với các trường
hợp cụ thể, đơn vị trong Công an nhân dân
hoặc Quân đội nhân dân có thẩm quyền thi
hành quyết định dẫn giải.
Thủ tục thi hành dẫn giải hiện nay
vẫn đang được áp dụng theo Quyết định
số 1502/2008/QĐ-BCA ban hành quy trình
bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết
định thi hành án phạt tù, dẫn giải người
làm chứng của lực lượng cảnh sát bảo vệ
và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân
theo yêu cầu của các Cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự của Bộ Công an.
2. Một số vướng mắc khi áp dụng
biện pháp dẫn giải
Trên thực tế áp dụng, các quy định về
biện pháp dẫn giải vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế, vướng mắc cụ thể như sau:
2.1. Về căn cứ áp dụng biện pháp dẫn giải
Áp dụng biện pháp dẫn giải người
làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến
nghị khởi tố không có mặt theo giấy triệu
tập hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý
do bất khả kháng hoặc không do trở ngại
khách quan (khoản 2 Điều 127 BLTTHS
năm 2015).
Khi áp dụng các quy định nêu trên,
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng vẫn không thống nhất khi áp dụng
biện pháp dẫn giải do chưa có văn bản
hướng dẫn, cụ thể như: “Không có mặt
theo giấy triệu tập hoặc theo yêu cầu”
thì được hiểu là cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng đã gửi giấy triệu
tập hoặc yêu cầu hợp lệ lần thứ mấy mà
họ không có mặt? Có cần phải xác định
rằng họ đã nhận được giấy triệu tập
hoặc yêu cầu hay chưa? Ngoài ra, các cơ
quan có thẩm quyền không có sự thống
nhất trong số lần triệu tập hay yêu cầu
hợp lệ. Một số địa phương áp dụng biện
Một Số VưỚNg MẮC Và kiếN NgHị áP DỤNg BiỆN PHáP DẪN giẢi
34 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
pháp dẫn giải sau hai lần gửi giấy triệu
tập hay yêu cầu hợp lệ, nhưng một số
địa phương khác lại áp dụng sau khi đã
gửi giấy triệu tập hay yêu cầu hợp lệ lần
thứ ba mà chủ thể bị triệu tập hay yêu
cầu không có mặt.
Trong thực tế, đối với nhiều vụ việc,
mặc dù cơ quan có thẩm quyền đã gửi
giấy triệu tập hay yêu cầu hợp lệ nhiều
lần, nhưng chủ thể không nhận được
thông tin hoặc vì nhiều lý do khách quan
khác mà giấy triệu tập, yêu cầu bị thất
lạc. Đến khi cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp dẫn giải, họ mới biết.
2.2. Về thủ tục tiến hành biện pháp dẫn giải
Thủ tục, cách thức thực hiện biện pháp
dẫn giải hiện nay căn cứ vào Quyết định số
1502/2008/QĐ-BCA của Bộ Công an.
Theo đó, thực hiện biện pháp dẫn giải
là nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát bảo
vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân
dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Quyết
định này hiện nay chỉ quy định về thủ tục
dẫn giải đối với người làm chứng mà chưa
quy định đối với bị hại, người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố. Như vậy, có
thể hiểu thủ tục áp dụng dẫn giải với chủ
thể còn lại có thực hiện giống như người
làm chứng hay không?
Ngoài ra, Quyết định số 1502/2008/
QĐ-BCA có quy định về thủ tục trước và
trong khi dẫn giải và đã đưa ra một số
tình huống thực tế như người bị dẫn giải
có hành vi chống đối hoặc không có mặt
tại nơi cư trú, làm việc và cố tình không
chấp hành quyết định dẫn giải. Hơn nữa,
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,
khi áp dụng biện pháp dẫn giải đã nảy
sinh nhiều tình huống khác nhau như
người đại diện, người giám hộ hay người
thân của người bị dẫn giải không có tinh
thần hợp tác, cố ý ngăn cản việc chấp
hành quyết định dẫn giải, từ đó gây khó
khăn cho cơ quan có thẩm quyền. Điều
này chưa có quy định cụ thể và cách thức
giải quyết hợp lý.
2.3. Về việc áp dụng biện pháp dẫn giải
đối với bị hại
Có thể nói, bị hại là đối tượng bị
xâm hại hoặc đe dọa xâm hại quyền và
lợi ích hợp pháp. Do vậy, nhằm bảo đảm
xác định sự thật khách quan của vụ án,
cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện
pháp dẫn giải với bị hại phải hết sức thận
trọng và nắm bắt tốt các biểu hiện tâm
lý, tránh gây ảnh hưởng quyền và lợi ích
hợp pháp của họ.
Trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự, mặc dù một số vụ án không
thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu
của bị hại nhưng bị hại không thực hiện
việc giám định theo quyết định trưng
cầu của cơ quan có thẩm quyền, bị hại
từ chối giám định, cố tình không chấp
hành quyết định dẫn giải dẫn đến phần
nhiều các vụ án đều đi vào bế tắc phải
đình chỉ vụ án.
Một số trường hợp, bị hại có thực
hiện theo quyết định trưng cầu giám
định lần đầu của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, khi nội dung giám định chưa
rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh vấn đề
mới cần phải giám định liên quan đến
tình tiết vụ án đã có kết luận giám định
trước đó hoặc có căn cứ nghi ngờ kết
luận giám định lần đầu không chính xác,
theo đề nghị của người tham gia tố tụng
(Điều 210, 211 BLTTHS năm 2015) và bị
hại không tiến hành giám định lại hoặc
giám định bổ sung thì có áp dụng biện
pháp dẫn giải đối với bị hại không?
NGÔ ĐỨC TOÀN - HOÀNG QUỐC KHÁNH
35Số 03 - 2020 Khoa học Kiểm sát
2.4. Về việc áp dụng dẫn giải đối với
người giám định, người chứng kiến
Người giám định là người có kiến
thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám
định, được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trưng cầu, người tham gia
tố tụng yêu cầu giám định theo quy định
của pháp luật. Họ có nghĩa vụ có mặt
theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 68
BLTTHS năm 2015).
Tuy nhiên, trên thực tế, đối với một
số vụ án có nghi ngờ về tính chính xác
của kết quả giám định hoặc cần giải thích
cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tiến hành
triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng Giám
định viên không đến. Ngay cả khi các cơ
quan có thẩm quyền thực hiện việc kiến
nghị với Cơ quan giám định nhưng Giám
định viên vẫn không có mặt, từ đó kéo dài
thời gian hoạt động tố tụng, không đảm
bảo về mặt thời hạn.
Hơn nữa, người chứng kiến là một
trong những người tham gia tố tụng, là
người được cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến
hành hoạt động tố tụng theo quy định. Họ
có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
(khoản 4 Điều 67 BLTTHS năm 2015).
Cũng giống như đối với Giám định
viên, trong một số vụ án có khiếu nại
các hoạt động tố tụng mà họ tham gia
chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền mặc
dù đã triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng
người chứng kiến không có mặt thì hiện
nay chưa có biện pháp để giải quyết vấn
đề này.
Do đó, cần thiết phải đưa đối tượng
người giám định, người chứng kiến là
một trong những chủ thể của biện pháp
dẫn giải.
2.5. Khó khăn khi chủ thể bị dẫn giải là
người dưới 18 tuổi
Người dưới 18 tuổi là chủ thể đặc biệt
trong hoạt động tố tụng và được BLTTHS
quy định tại Chương XVIII. Họ đang trong
quá trình phát triển về thể chất và tinh
thần nên khả năng nhận thức về pháp luật
còn hạn chế, dễ bị tổn thương.
Do đó, khi áp dụng biện pháp cưỡng
chế như dẫn giải đối với chủ thể là người
dưới 18 tuổi, đặc biệt trong trường hợp
họ không phải là người bị buộc tội, đòi
hỏi cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải thật thận trọng, tránh
việc làm tổn thương về sức khỏe và tinh
thần của họ. Cùng với đó, quyền và lợi
ích của người dưới 18 tuổi tham gia tố
tụng được thực hiện thông qua người đại
diện hoặc người giám hộ, vậy khi tiến
hành dẫn giải người dưới 18 tuổi, vai trò
của người đại diện, người giám hộ như
thế nào? Xử lý thế nào khi tiến hành dẫn
giải người dưới 18 tuổi mà người đại
diện, người giám hộ của họ không hợp
tác hoặc chống đối? Trên thực tế, khi áp
dụng dẫn giải, cơ quan tố tụng thường
xuyên gặp phải những trường hợp trên
và nhiều vụ án không giải quyết được do
việc thực hiện biện pháp dẫn giải đối với
người dưới 18 tuổi gặp nhiều khó khăn.
3. Một số kiến nghị về áp dụng biện
pháp dẫn giải
Như đã phân tích ở trên, biện pháp
dẫn giải người làm chứng, bị hại, người
bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có
vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết
đúng đắn vụ án hình sự. Do vậy, tác giả
đề xuất một số kiến nghị và sửa đổi luật
như sau:
Thứ nhất, kiến nghị các cơ quan tư
pháp Trung ương sớm ban hành văn bản
hướng dẫn cụ thể thủ tục thi hành dẫn giải
người làm chứng, bị hại, người bị tố giác,
Một Số VưỚNg MẮC Và kiếN NgHị áP DỤNg BiỆN PHáP DẪN giẢi
36 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2020
người bị kiến nghị khởi tố. Trong hướng
dẫn cần nêu rõ vai trò phối hợp không
chỉ giữa các cơ quan tư pháp mà còn cần
sự liên kết chặt chẽ với Chính quyền địa
phương, cơ quan, tổ chức nơi người bị dẫn
giải cư trú, học tập, làm việc. Vai trò của
các Chính quyền địa phương, cơ quan, tổ
chức nơi người bị dẫn giải cư trú, học tập,
làm việc phải được khẳng định hơn nữa,
có trách nhiệm tổ chức vận động, thuyết
phục cá nhân; gia đình, người thân của
người bị dẫn giải chấp hành giấy triệu tập,
yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
phối hợp cùng lực lượng cảnh sát bảo vệ
và hỗ trợ tư pháp làm công tác tư tưởng,
kêu gọi người bị dẫn giải chấp hành theo
sự hướng dẫn.
Ngoài ra, trong trường hợp người bị
dẫn giải cố tình không chấp hành quyết
định dẫn giải, không thể dừng lại ở việc
lập biên bản và thông báo cho cơ quan
yêu cầu dẫn giải mà phải có giải pháp
phù hợp, cụ thể khác như phối hợp với
các cơ quan, Chính quyền địa phương
giáo dục, thuyết phục người bị dẫn giải,
chỉ ra các lợi ích khi tuân theo giấy triệu
tập, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó, luôn đảm bảo nguyện vọng,
mong muốn phù hợp của cá nhân bị dẫn
giải nhằm tạo tâm lý thoải mái, không
tạo thêm gánh nặng cho họ.
Thứ hai, ngoài những chủ thể mà
BLTTHS năm 2015 đã quy định, nhà làm
luật cần bổ sung thêm các chủ thể có thể
dẫn giải như người giám định, người
chứng kiến để giải quyết những trường
hợp triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng họ
không có mặt. Việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế dẫn giải là nhằm bảo đảm hoạt
động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án, trong khi các chủ thể nêu trên
đều là người tham gia tố tụng, có vai trò
quan trọng trong quá trình xác minh sự
thật khách quan của vụ án. Vì vậy, việc
đề nghị người giám định, người chứng
kiến là chủ thể của biện pháp dẫn giải là
phù hợp.
Thứ ba, về vấn đề dẫn giải người
dưới 18 tuổi, các cơ quan ban hành cần có
hướng dẫn cụ thể, bảo đảm các nguyên tắc
tiến hành tố tụng đối với người dưới 18
tuổi được quy định tại Điều 414 BLTTHS
năm 2015. Việc thực hiện các biện pháp
cưỡng chế nói chung và biện pháp dẫn
giải nói riêng phải thân thiện, phù hợp
với tâm sinh lý, lứa tuổi, nhận thức, mức
độ trưởng thành cũng như gìn giữ bí mật,
hình ảnh của người dưới 18 tuổi, đúng
theo tinh thần Điều 3 Công ước về quyền
trẻ em mà Việt Nam đã tham gia, khẳng
định mọi hành động liên quan tới trẻ em
và các quyền lợi chính đáng của trẻ phải
được xem xét đầu tiên.
Muốn cho hoạt động dẫn giải có
hiệu quả đối với người dưới 18 tuổi, điều
kiện đầu tiên là những người tiến hành
tố tụng, lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ
trợ tư pháp phải nắm vững được những
đặc điểm tâm lý lứa tuổi, khoa học giáo
dục không chỉ của người dưới 18 tuổi mà
còn của người thân, người đại diện, người
giám hộ. Do đó, đề nghị lực lượng cảnh
sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải tham
gia tập huấn, đào tạo thường xuyên, tránh
gây ra ảnh hưởng tâm lý đối với người bị
dẫn giải.
Ngoài ra, người dưới 18 tuổi luôn
được đặt dưới sự giám sát của người thân,
người đại diện hay người giám hộ. Vì vậy,
khi tiến hành dẫn giải, theo mong muốn,
nguyện vọng của người bị dẫn giải, có thể
để người thân, người đại diện hay người
giám hộ đi cùng nhằm duy trì sự ổn định
tâm lí cho người bị dẫn giải và có thể
thanh toán các chi phí phát sinh./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_vuong_mac_va_kien_nghi_ap_dung_bien_phap_dan_giai.pdf