Một số ý kiến về bối cảnh quốc tế, trong nước và đổi mới tư duy phát triển kinh tế

Trong 5-10 năm tới tập trung vào: - Đổi mới chính trị mở đường cho đổi mới cải cách kinh tế, xã hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, coi sự đổi mới này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước trong thời kỳ tới. Đảng phát huy dân chủ trong Đảng, tinh lọc bộ máy của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đầy đủ nhà nước pháp quyền, kiểm soát quyền lực thông qua hệ thống các cơ quan dân cử, tổ chức xã hội, hệ thống truyền thông đại chúng và khi cần thiết thì trưng cầu dân ý tự do minh bạch. Phát triển mạnh các tổ chức xã hội.181 - Phát triển kinh tế thị trường tiến lên hiện đại theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, không vì định hướng XHCN mà làm trái với những chuẩn mực và thông lệ phổ biến đó. Đến năm 2030 thực hiện thành công công nghiệp hóa, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển kinh tế đi ngay, đi nhanh vào năng suất, chất lượng trên cơ sở tiến bộ KHCN và đổi mới sáng tạo, vận dụng cách mạng CN 4.0, coi năng suất lao động, năng suất tổng hợp TFP, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch là yếu tố chủ yếu, quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững bao trùm. Kiên quyết không để việc chạy theo thành tích, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, chủ nghĩa thân hữu chi phối mọi hoạt động kinh tế, xã hội. - Thật sự coi trọng và bằng mọi cách chấn hưng nền giáo dục quốc dân, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, sử dụng người tài, nâng cao dân trí, coi đây là yếu tố quyết định nhất cho phát triển đất nước bền vững lâu dài. - Ra sức xây dựng nền văn hóa tiên tiến hiện đại có bản sắc VN, thật sự tạo được nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội mới. Xây dựng giá trị mới phát triển, sáng tạo, văn minh là nền tảng và động lực của sự phát triển con người và xã hội. - Tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả trên cơ sở tăng cường và phát huy nội lực mọi mặt. Phát huy vị trí, vị thế địa chính trị, địa kinh tế đặc thù của VN trong quan hệ quốc tế, đa phương hóa đa dạng hóa, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong mọi hoạt động xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến về bối cảnh quốc tế, trong nước và đổi mới tư duy phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
174 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƢỚC VÀ ĐỔI MỚI TƢ DUY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TS. Lưu Bích Hồ Bài này tập trung vào nhận xét đánh giá khái quát về tình hình, dự báo những nét lớn về bối cảnh quốc tế, trong nước hiện nay và 5-10 năm tới, nêu ra một số suy nghĩ bước đầu về đổi mới tư duy phát triển kinh tế trong thời gian tới. 1. Bối cảnh quốc tế Thế giới đang đứng trước bối cảnh và cục diện phát triển bất định chưa từng có với các xu hướng và diễn biến rất phức tạp đan xen: Tiếp tục toàn cầu hóa, đa phương hóa, tự do hóa thương mại đầu tư đan xen chủ nghĩa dân tộc biệt lập, đơn phương, bảo hộ, chiến tranh thương mại, tiền tệ, cọ xát, đối đầu; cách mạng CN 4.0, phát triển bền vững bao trùm đan xen phân hóa giàu nghèo, hủy hoại môi trường, biến đổi khí hậu; hòa bình ổn định, hợp tác phát triển đan xen chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bốLực lượng và tác nhân chù yếu chi phối cục diện thế giới hiện nay và sắp tới là sự giành giật vị trí và vị thế chiến lược chi phối thế giới và khu vực diễn ra giữa các cường quốc Mỹ - Trung Quốc - Nga, kéo theo các đồng minh hoặc liên kết cũ và mới. Cuộc cạnh tranh, đấu tranh, giành giật này sẽ kéo dài, phức tạp, khó lường, chứa đựng nhiều rủi ro và thậm chí có nguy cơ bùng nổ nghiêm trọng. Chỉ khi nào có sự ngã ngũ thắng thua, hoặc thắng nhiều hơn thua, hoặc không thắng không thua, mới có thể tạm thời dịu đi và thỏa hiệp. Tuy nhiên, trong sự bất định của cục diên chung, duy trì hòa bình và tránh khỏi chiến tranh thế giới mới vẫn có nhiều triển vọng; toàn cầu hóa, tự do hóa (thương mại đầu tư), cách mạng CN.4.0, hợp tác hội nhập tùy thuộc nhau để phát triển vẫn là dòng chảy chính của thời đại, dù phải vượt qua nhiều thác ghềnh, khúc khuỷu, cạnh tranh cọ xát khốc liệt, có khi có đổ vỡ nhất định. Chính trị, địa chiến lược: Các lực lượng chi phối thế giới đang xoay chuyển cọ xát đối chọi vật lộn để mưu cầu sự cân bằng hoặc vượt lên về thế lực, quyền lực, vị thế chiến lược. Trong sự cân bằng hoặc vượt lên ấy, nếu đạt được, vẫn luôn chứa đựng đầy mâu thuẫn, tranh chấp, hợp tác đan xen đấu tranh, không ai đè bẹp được ai. Không cùng thắng thì cùng thua hoặc không thắng không thua, cuối cùng là thoả hiệp. Trong thời đại vũ khí hạt nhân hủy diệt, rất khó hoặc không thể hủy diệt nhau. 175 Sau đây là một số dự báo về động thái của các cường quốc và các quan hệ đối tác quan trọng: Mỹ cố giữ vị trí số 1 và còn khá lâu ở vị trí đó theo học thuyết Nước Mỹ trước hết và trên hết, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại và mãi mãi vĩ đại. Mỹ vẫn giữ đồng minh ở cả Đông và Tây: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, NATO, Israel, Arap Saudi... Mỹ Nga đối chọi giảm dần, Mỹ chuyển từ Nga sang Trung Quốc trong chiến lược lâu dài. Mỹ lấy lại lợi ích kinh tế từ Trung Quốc, hạn chế / ngăn cản Trung Quốc thành số 1 thế giới. Mỹ cố giữ vai trò đối trọng ở trên cơ / không lép vế ở Châu Á - Thái bình dương (Ấn độ - Thái bình dương theo quan niệm của Mỹ) về an ninh. Mỹ thừa nhận Triều tiên và kéo Triều Tiên về với Hàn Quốc. Mỹ thực hiện chủ nghĩa đơn phương và song phương, lần lượt ký kết các hiệp định kinh tế thương mại với từng quốc gia đối tác để có lợi nhiều hơn cho Mỹ Mỹ với Việt Nam: Hai bên duy trì quan hệ đối tác toàn diện lâu dài, có thể ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn cho cả hai nước về kinh tế, VN sẽ tăng cường, mở rộng quan hệ thương mại đầu tư và các mặt khác. Mỹ muốn tranh thủ VN đi cùng Mỹ trong vấn đề an ninh khu vực. Hợp tác quốc phòng an ninh sẽ được tăng cường từng bước, tùy thuộc vào thái độ của VN. Trung Quốc mạnh lên trong một thập kỷ tới nhưng không vượt được Mỹ do phải chọi với Mỹ trong chiến tranh thương mại sẽ mở rộng và gia tăng cường độ. Trung Quốc cố thâu tóm Biển Đông và chi phối ASEAN nhưng rất khó thực hiện cũng do lực cản từ Mỹ, đồng minh và một số nước ASEAN. Trung Quốc giữ Triều tiên làm lá chắn và khu đệm. Trung Quốc chưa thể thu hồi Đài loan / thống nhất quốc gia nhưng vẫn kiên quyết chống Đài Loan độc lập. Xã hội trong nước Trung Quốc có nhiều vấn đề phức tạp về dân tộc thiểu số và phân hóa giàu nghèo. Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và nhiều hạn chế khác. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn kiên trì mục tiêu Giấc mộng Trung Hoa, Chiến lược “Made in China 2035”, Sáng kiến Vành đai và con đường, vượt Mỹ về tổng lực kinh tế (tổng GDP) trước năm 2030 và thành nước hiện đại văn minh hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ, dù không chắc chắn thực hiện được. Trong chiến tranh thương mại mở rộng hơn với Mỹ, Trung Quốc không nhượng bộ vô điều kiện mà chống chọi bằng mọi cách cả cứng và mềm, tăng cường tự lực và tranh thủ hợp tác với tất cả các nước để phá thế bị ngăn chặn của Mỹ. Trung Quốc với Việt Nam: Trung Quốc với Viêt Nam như thế nào đã rõ ràng và không thay đổi. Quan hệ hai nước nếu thuận chiều thì tốt và hợp tác, trái chiều thì chống, phá, đấu tranh. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là trường kỳ. 176 Việt Nam sẽ nhất quán chung sống hoà bình, hợp tác đấu tranh trường kỳ, tranh thủ mặt thuận, kiềm chế mặt nghịch. Đấu tranh lấy cứng chọi cứng, lấy mềm đáp mềm. Cốt yếu là lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo, toàn dân đồng lòng, đồng thuận. Trong tổng thể và trong từng sự việc cụ thể, tìm mọi cách giữ bất biến là lợi ích quốc gia dân tộc, ứng vạn biến là tỉnh táo định rõ được mất để có được không mất, được nhiều hơn mất, hoá giải tranh chấp, cùng có lợi, tránh một chiều và cực đoan, không sợ, không coi thường mà nghiêm chỉnh (nhận chân) ứng đối. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè khu vực và thế giới. Chỉ khi nào VN mạnh hẳn, hiện đại hoá thành công mới có thể thoát tình cảnh hiện nay. Nga nhẹ dần về an ninh với EU và Mỹ, chuyển sang phát triển kinh tế nhiều hơn. Kinh tế Nga cần đổi mới mô hình mới phát triển nhanh được, nhưng chưa thấy rõ sự đổi mới này trong trước mắt. Nga xoay sang Châu Á rõ hơn, phối hợp Trung Quốc để hạn chế Mỹ khi cần, hoặc phối hợp với Mỹ để hạn chế Trung Quốc khi cần. Nga gia tăng quan tâm Biển Đông và quan hệ với ASEAN. Trong tương quan quan hệ Nga - Trung Quốc và Nga - Việt Nam, Nga ngiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Nga giữ quan hệ tốt với Triều tiên, hỗ trợ để có biên giới và vùng đệm an toàn. Trong quan hệ với VN, hai nước duy trì và phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp đã có, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ngày càng thiết thực hiệu quả hơn trên những lĩnh vực VN có nhu cầu và Nga có khả năng đáp ứng như đã cam kết (dầu khí, năng lượng, cơ khí chế tạo, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa); tiếp tục hợp tác quốc phòng về vũ khí khí tài quân sự, công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực. Những hợp tác này cơ bản không kèm theo mục đích chính trị gây khó khăn cho VN. ASEAN thiếu gắn kết, mấy nước Campuchia, Philipine, Thái lan thân Trung Quốc với mức độ khác nhau để tranh thủ làm ăn. Các nước còn lại giữ độc lập, trung lập và cảnh giác Trung Quốc, nhưng cũng tranh thủ làm ăn. Hợp tác kinh tế nội khối ASEAN sẽ có tiến triển nhưng hợp tác với bên ngoài ASEAN vẫn là chính. Trong vấn đề Biển Đông, ASEAN còn phải tiếp tục tìm kiếm sự đồng thuận trong quan hệ với Trung Quốc, cố đạt tới COC thực chất và ràng buộc cụ thể bảo đảm được hòa bình, ổn định, nhưng còn rất nhiều khác biệt quan điểm nên khó định được nội dung và thời gian thỏa thuận. Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều tiên có thể tiến đần tới giải tỏa căng thẳng, cùng với Mỹ và Trung Quốc đi tới thỏa thuận bảo đảm hòa bình ổn định ở khu vực Đông Á và Biển Hoa Đông. Triều tiên xoay dần sang phát triển kinh tế, dựa Trung Quốc, hợp tác hai miền Bắc Nam, có thể hợp tác với Mỹ, Nhật Bản. Lâu dài có thể đi tới thống nhất một nước hai chế độ trên bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản và 177 Hàn Quốc vẫn là đối tác chiến lược quan trọng của VN về kinh tế trong khu vực và giữ hòa bình an ninh trên Biển Đông, VN cần tranh thủ phát huy các nhân tố tích cực và thuận lợi này. Ấn độ đang nổi dần lên như một cường quốc mới có vai trò quan trọng đối với cả ba cường quốc Mỹ Trung Nga mà ba nước này đều muốn tranh thủ và Ấn độ cũng giữ vị trí ở giữa và hành xử có lợi nhất cho mình. Mỹ đưa ra khái niệm Ấn độ - Thái bình Dương cho thấy vai trò quan trọng của Ấn độ trong không gian địa chính trị này và trong cuộc chơi toàn cầu. VN cần tranh thủ quan hệ truyền thống tốt đẹp và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ để hợp tác phát triển kinh tế, KHCN và an ninh trên Biển Đông. Hai nước Úc và NewZealand gắn với Mỹ, Anh nhưng có vị trí quan trọng trong khu vực về kinh tế và an ninh. VN có quan hệ đối tác chiến lược với Úc, quan hệ đối tác toàn diện với NewZealand, quan hệ với cả hai nước trong APEC, CPTPP, sẽ phát triển tốt hợp tác kinh tế và có cả QPAN, cần giữ gìn và phát huy, tránh bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như nhân quyền. EU đang cấu trúc lại và vượt qua nguy cơ phân ly sau Brexit, xây dựng lại cộng đồng này theo một tư duy và mô hình phù hợp bối cảnh mới, giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia với cả cộng đồng, trong đó Đức và Pháp vẫn là những trụ cột chính để giữ gìn sự liên kết. Với VN, đây là quan hệ đối tác chiến lược rất quan trọng về kinh tế cần duy trì và phát huy cao nhất có thể, vượt qua những biến cố gần đây về vụ Trịnh Xuân Thanh, vấn đề nhân quyền, tiến tới ký kết và thực hiện tốt EVFTA mở ra triển vọng hợp tác mới sâu rộng hiệu quả hơn, nhất là tranh thủ công nghệ của CN 4.0, chủ yếu với Đức, Pháp và cả Anh dù không còn trong EU. Khu vực Bắc Mỹ đang có những biến đổi lớn dưới tác động chính sách của chính quyển Donalt Trump. Sự hủy bỏ NAFTA thay bằng Hiệp định Mỹ - Mexco- Canada (USMCA) theo hướng công bằng hơn với Mỹ và buộc hai nước Canada, Mexico bị hạn chế trong quan hệ với các nước ngoài khối này mà chưa là nền kinh tế thị trường, với mục đích cùng Mỹ ngăn chặn Trung QuốcTình hình nhập cư qua biên giới Mỹ - Mexico căng thẳng hơn. Dù vậy, quan hệ của Canada và Mexico với VN sẽ không có biến động lớn, sẽ vẫn phát triển tốt trong CPTPP, nhất là Canada đã có quan hệ đối tác toàn diện, có thể tăng cường hợp tác kinh tế, KHCN, GDĐT Khu vực Trung và Nam Mỹ đang diễn ra một số cuộc khủng hoảng mà nổi bật là ở Venezuela. Phát triển kinh tế có chiều hướng chậm lại và vị trí sân sau của Mỹ cũng giảm bớt. Cu ba trong quan hệ đối tác đặc biệt với VN đang thực hiện cập nhật mô hình phát triển là yếu tố tích cực mới. Ngoài Cu ba, khu vực này cũng sẽ có 178 nhiều cải thiện quan hệ hợp tác với VN trong quan hệ đối tác toàn diện (Chile, Brazil, Venezuela, Argentina), trong khuôn khổ APEC và với một số nước tham gia CPTPP (Chile, Peru). Với khu vực Trung Đông, Châu Phi, trong sự hợp tác phát triển ngày càng sâu rộng hơn, chủ yếu khai thác thị trưởng xuất khẩu mới, VN cần coi trọng quan hệ hợp tác với Nam Phi có quan hệ đối tác toàn diện và với Israel về hợp tác KHCN đỉnh cao kèm theo đào tạo nhân lực chất lượng cao Kinh tế và khoa học công nghệ: Quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá, tuỳ thuộc lẫn nhau là tất yếu. Biệt lập, bảo hộ chỉ để điều chỉnh theo hướng cân bằng lợi ích, vị thế của một số nước đã bị mất đi trong quá trình liên kết, trong cuộc chơi toàn cầu. Các định chế mới theo hướng tự do hóa vẫn đang hình thành như CPTPP, RCEP, FTAAPtrong xu thế Châu Á – Thái Bình dương đã và ngày càng trở thành khu vực phát triển năng động nhất của thế giới. CN 4.0 sẽ tác động rất mạnh đến dòng chảy Toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế số, khi vấn đề sở hữu trí tuệ được xử lý hợp lý buộc phải kết nối không chỉ con người mà cả vạn vật để cùng chơi, ai không tham gia chỉ thiệt. Tuy nhiên mọi liên kết đều phải tính tới lợi ích chung, lợi ích từng bên, các quy định có cứng có mềm, phối hợp và bổ trợ giữa các định chế, cơ chế liên kết khu vực. Minh bạch là thiết yếu, dù không thể tuyệt đối. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng mở rộng trên nhiều mặt cả đầu tư, sở hữu trí tuệ, tiền tệ, an ninh quốc phòng, địa chính trị, đang dẫn tới chiến tranh lạnhsẽ làm thay đổi lớn cục diện chính trị kinh tế thế giới, phân bố lại tương quan sức mạnh, thế lực, vị thế giữa các cường quốc đã có và mới nổiDo đó, sẽ còn phức tạp, kéo dài, khó tiên lượng. Trong và sau những tranh chấp lớn và quyết liệt này, có thể sẽ sản sinh những chiến lược chính sách mới, những tư duy, học thuyết phát triển mới cả kinh tế và chính trị an ninh mà chúng ta cần nắm bắt được, thích ứng với bối cảnh mới và xác định, điều chỉnh tư duy, chiến lược, chính sách phát triển của ta cho phù hợp. Bối cảnh thế giới nói trên tuy mới chỉ được xem như một số dự báo có nhiều khả năng, song sẽ còn nhiều biến động lớn bất định, khó lường. Trong bối cảnh đó, dù thế nào, VN cũng phải chủ động được về tư duy chiến lược như sẽ trình bày dưới đây trên cơ sở theo sát và nắm vững được các diễn biến của tình hình và các thay đổi chiến lược, chính sách của các đối tác, đối tượng, có sự phản ứng kịp thời phù hợp trong từng thời điểm. Điều đáng nhấn mạnh nhất là tránh chủ quan duy ý chí, tư duy giáo điều không phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của thế giới và thời đại. 179 2. Bối cảnh trong nƣớc Chúng ta đã đổi mới hơn 30 năm. Quãng đường có thể xem là không ngắn, đủ để đổi mới căn bản và toàn diện cả kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên nhìn lại thấy rõ chưa được như vậy. Chặng đường đổi mới đem lại nhiều thành công và cũng còn không ít hạn chế, trải qua nhiều khó khăn, khúc khuỷu, dích dắc, lúng túng. Đổi mới kinh tế và chính trị chưa đồng bộ. Riêng đổi mới kinh tế, có thành công lớn, nhưng cũng còn chậm và chưa đạt yêu cầu, như doanh nghiệp nhà nước lủng củng kéo dài, kinh tế tư nhân vất vả vượt cạn, kinh tế FDI lượng nhiều chất ít, nội lực nền kinh tế phát triển chậm, mô hình tăng trưỏng cũ dai dẳng kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là tư duy kinh tế còn nhiều khúc mắc. Sự tiếp cận với tư duy phát triển mới của thế giới và thời đại chưa nhanh nhạy. Tư duy kinh tế còn bị gò bó trì kéo bởi bệnh bảo thủ giáo điều. Sự thoái hóa biến chất của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp lãnh đạo, đến mức nghiêm trọng, làm nặng nề thêm công cuộc đổi mới từ hoạch định chính sách đến thực tiễn hoạt động 10 năm qua, tình hình và cục diện thế giới biến đổi quá lớn, bất ngờ, tác động rất mạnh và sâu xa đến VN. Kinh tế đi vào thời kỳ bất ổn, sa sút, tăng trưởng chậm hẳn, xã hội bức xúc, văn hóa biến dạng, tham nhũng lan tràn, bộ máy kém hiệu lựcSự phát triển chủ yếu về lượng, bề nổi, kém về chất, thiếu tính nền tảng và bền vững. Mấy năm sau Đại hội XII đã có chuyển biến tích cực, kinh tế khởi sắc, chống tham nhũng quyết liệt. Đảng có nhiều quyết sách mới về kinh tế, chống tham nhũng; Chính phủ chỉ đạo điều hành đã đổi mới nhiều về thể chế, môi trường kinh doanh và quyết liệt tổ chức thực hiện; sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân chống đỡ và vượt qua khó khăn. Tuy vậy, mặt hạn chế cũng còn nhiều, nhất là lòng tin vào triển vọng phát triển chưa được củng cố vững chắc. Đất nước vẫn tụt hậu xa về kinh tế. Việc tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp vẫn còn bất cập, chủ yếu do đổi mới bộ máy quản lý còn chậm. Dự báo đến năm 2020, một số mục tiêu Chiến lược khó đạt, như tốc độ tăng GDP và GDP/ người, cơ cấu ba khối ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ba đột phá chiến lược, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã bị đẩy lùi 3 . Tiếp tục đổi mới tƣ phát triển kinh tế Vấn đề cốt yếu là đường hướng và mô hình phát triển. Mục tiêu: Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình, giàu mạnh, hiện đại, văn minh, dân chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc. Đó là CNXH. 180 Tư duy phát triển: Cốt lõi Dân là gốc. Của dân, do dân, vì dân. Độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là tinh hoa của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thể hiện trên các mặt: Chính trị dân chủ, pháp trị. Dân tín nhiệm và kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước qua các cơ quan dân cử, khi cần thì trưng cầu dân ý. Quan trọng nhất là chọn được người đứng đầu cả nước và từng cấp trong sáng, trí tuệ và khi không còn được như vậy cần thay đổi. Nhà nước pháp quyền với tam quyền độc lập và kiểm soát lẫn nhau, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình. Đảng lãnh đạo trên cơ sở thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Kinh tế thị trường tiến tới hiện đại, luôn luôn phát triển bền vững bao trùm. Kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện qua từng bước phát triển cùng với vai trò của nhà nước hoàn thiện tương ứng. Sở hữu tư nhân / cá nhân là động lực chủ yếu; sở hữu hỗn hợp ngày càng phổ biến. Nền kinh tế đi nhanh vào cách mạng CN 4.0. Văn hoá tiên tiến có bản sắc, tính dân tộc gắn với tính hiện đại trong từng lĩnh vực. Giá trị chủ yếu cần xây dựng là sáng tạo, phát triển, văn minh. Tập trung cho phát triển con người, nâng cao dân trí, cải cách giáo dục. Xã hội cộng đồng (các tổ chức xã hội) được hình thành phát triển như một nền tảng xã hội, là cầu nối giữa giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, là môi trường rộng mở để mọi người dân được sống và hoạt động theo đúng tinh thần dân chủ, tự do, sáng tạo, trong khuôn khổ pháp luật, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật. Đối ngoại hội nhập ngày càng sâu rộng theo chuẩn mực quốc tế và bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc. Bất biến ứng vạn biến. Bất biến: giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc. Vạn biến: thích hợp, thích ứng, thích nghi, thiết thực theo mục tiêu, luôn đổi mới, linh hoạt, sáng tạo. Bước đi: Tuần tự và nhảy vượt. Kinh tế và KHCN cái gì bứt được bứt ngay, chưa được thì làm chắc, hiệu quả, tạo điều kiện và tiền đề. Chuyển đổi từng bước hình thành mô hình phát triển mới - mô hình phát triển bền vững bao trùm. Trong 5-10 năm tới tập trung vào: - Đổi mới chính trị mở đường cho đổi mới cải cách kinh tế, xã hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, coi sự đổi mới này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước trong thời kỳ tới. Đảng phát huy dân chủ trong Đảng, tinh lọc bộ máy của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đầy đủ nhà nước pháp quyền, kiểm soát quyền lực thông qua hệ thống các cơ quan dân cử, tổ chức xã hội, hệ thống truyền thông đại chúng và khi cần thiết thì trưng cầu dân ý tự do minh bạch. Phát triển mạnh các tổ chức xã hội. 181 - Phát triển kinh tế thị trường tiến lên hiện đại theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế, không vì định hướng XHCN mà làm trái với những chuẩn mực và thông lệ phổ biến đó. Đến năm 2030 thực hiện thành công công nghiệp hóa, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển kinh tế đi ngay, đi nhanh vào năng suất, chất lượng trên cơ sở tiến bộ KHCN và đổi mới sáng tạo, vận dụng cách mạng CN 4.0, coi năng suất lao động, năng suất tổng hợp TFP, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch là yếu tố chủ yếu, quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững bao trùm. Kiên quyết không để việc chạy theo thành tích, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, chủ nghĩa thân hữu chi phối mọi hoạt động kinh tế, xã hội. - Thật sự coi trọng và bằng mọi cách chấn hưng nền giáo dục quốc dân, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, sử dụng người tài, nâng cao dân trí, coi đây là yếu tố quyết định nhất cho phát triển đất nước bền vững lâu dài. - Ra sức xây dựng nền văn hóa tiên tiến hiện đại có bản sắc VN, thật sự tạo được nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội mới. Xây dựng giá trị mới phát triển, sáng tạo, văn minh là nền tảng và động lực của sự phát triển con người và xã hội. - Tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả trên cơ sở tăng cường và phát huy nội lực mọi mặt. Phát huy vị trí, vị thế địa chính trị, địa kinh tế đặc thù của VN trong quan hệ quốc tế, đa phương hóa đa dạng hóa, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong mọi hoạt động xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Kết luận: Hơn 10 năm tới là thời kỳ quyết định đất nước ta vượt qua thách thức tụt hậu trên cơ sở đổi mới toàn diện đề phát triển theo mô hình mới bền vững bao trùm, phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc gắn với tranh thủ tối đa sức mạnh thời đại, giữ vững độc lập chủ quyền, trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, có vị trí xứng đáng của một quốc gia với hơn 100 triệu dân và một dân tộc Việt Nam được nể trọng trong khu vực và trên thế giới./. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N 2018 HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TIẾP CẬN THEO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TIẾP CẬN THEO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC H Ệ T IÊ U C H Í N Ư Ớ C C Ô N G N G H IỆ P T H E O H Ư Ớ N G H IỆ N Đ Ạ I T IẾ P C Ậ N T H E O M Ụ C T IÊ U P H Á T T R IỂ N Đ Ấ T N Ư Ớ C K Ỷ Y Ế U H Ộ I T H Ả O K H O A H Ọ C Q U Ố C G IA N H µ X U Ê T B ¶ N ® h K IN H T Õ Q U è C D ¢ N BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN H Ệ T IÊ U C H Í N Ư Ớ C C Ô N G N G H IỆ P T H E O H Ư Ớ N G H IỆ N Đ Ạ I T IẾ P C Ậ N T H E O M Ụ C T IÊ U P H Á T T R IỂ N Đ Ấ T N Ư Ớ C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_boi_canh_quoc_te_trong_nuoc_va_doi_moi_tu_d.pdf