Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực thi chính sách đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội

Cơ chế, chính sách với vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp: Bên cạnh các văn bản pháp luật về việc thu hồi đất, Nhà nước đã có những văn bản về việc bồi thường, hỗ trợ cho các gia đình bị thu hồi đất, đặc biệt là các chính sách cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp vì kết quả hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng này ảnh trực tiếp đến sinh kế của người dân khi họ không còn hoặc bị hạn chế về tư liệu sản xuất, như hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ đào tạo nghề. Đầu năm 2019, huyện Đông Anh đã tiến hành làm việc với 207 hộ tại Đông Hội và Nguyên Khê, ban hành quyết định trong đó có các nội dung về vấn đề hỗ trợ cho 71 hộ xã Đại Mạch, Kim Chung bị thu hồi đất nông nghiệp. Các hộ gia đình chấp hành việc đền bù hỗ trợ không chỉ được đền bù kinh phí mà còn được hưởng các chế độ, chính sách học nghề, đào tạo nghề và được giới thiệu việc làm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, số người học nghề và có nghề nghiệp sau đào tạo các năm đều có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, một số khó khăn, bất cập nảy sinh như người được vay chủ yếu phải tham gia học nghề tại các cơ sở trên địa bàn huyện, người vay vốn gặp khó khăn khi học các nghề tại các cơ sở không đóng trên địa bàn và học các nghề không thuộc phạm vi do Ủy ban nhân dân và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, nên hiệu quả hỗ trợ kinh phí, chi phí đào tạo cho những gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi chưa theo kịp những yêu cầu của thực tế đặt ra. Do vậy, sẽ có thêm những khó khăn mới khi huyện Đông Anh trở thành quận vào năm 2020, do số người dân chưa qua đào tạo nghề có thể sẽ gia tăng, những người đã qua đào tạo nghề nhưng chưa sâu, đào tạo các nghề thị trường ít có nhu cầu vẫn có tính tự phát do thiếu cơ chế, chính sách đào tạo nghề trong dài hạn. Vì vậy, TP. Hà Nội và huyện Đông Anh cần có chính sách riêng về việc hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, qua đó làm cho những người đã tham gia đào tạo nghề có việc làm ổn định, tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình. - Sự tác động của truyền thông: Trong thời gian vừa qua, các cấp chính quyền TP. Hà Nội và huyện Đông Anh đã tích cực sử dụng phương tiện truyền thông để thông tin về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trên báo chí, trên các kênh phát thanh, truyền hình, trên các diễn đàn xã hội, tọa đàm về đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc khu biệt đối tượng chưa được chú trọng, nhất là với nhóm gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, dẫn đến sự tác động của truyền thông chưa đạt được yêu cầu theo mong muốn. Theo một số ý kiến đánh giá từ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh và một số ý kiến từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, việc tuyên truyền về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm nhưng chưa phân loại đối tượng, nên chưa thu hút được sự quan tâm của dư luận cũng như với từng nhóm đối tượng. Hơn nữa, công tác truyền thông đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất chưa có những khảo sát, đánh giá về nhu cầu việc làm, về thực trạng việc làm, chính vì vậy công tác tuyên truyền chưa cụ thể cho từng loại đối tượng để người dân hiểu và đồng tình ủng hộ cho các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho những gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị tuyển dụng lao động chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện về công tác tuyên truyền, về các ngành nghề, yêu cầu cụ thể về trước mắt và các định hướng nghề lâu dài mà đơn vị cần, các đơn vị này chủ yếu thông tin tuyển dụng mang tính “thời vụ”. Công tác tuyên truyền cần được đặt ra như một trong những định hướng để người dân bị thu hồi đất hiểu và tham gia vào quá trình đào tạo nghề, góp phần thực hiện ngày càng tốt công tác an sinh xã hội, việc tổ chức đào tạo nghề tốt hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực thi chính sách đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 60-64 60 Email: ledangton87@gmail.com MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÁC GIA ĐÌNH BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI Lê Đăng Tốn - Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội Nguyễn Hải Thanh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 03/7/2019; ngày chỉnh sửa: 28/7/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019. Abstract: The implementation of vocational training policies for families whose agricultural land is recovered in Dong Anh district in recent years has achieved positive results. However, there are still limitations and shortcomings. There are a number of objective and subjective factors affecting the implementation of this policy as the initiative of the authorities; qualification level and competency of officials involved in vocational training; people's awareness and attitudes; socio- economy, the impact of media. The determination of these factors will contribute to improving vocational training effectiveness for families whose agricultural land is expropriated, contributing to life stability and increase income for rural labors in Dong Anh district, Hanoi. Keywords: Factors affecting, Dong Anh district, vocational training, households whose agricultural land is recovered. 1. Mở đầu Trên phạm vi cả nước, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án phát triển KT-XH, xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra mạnh mẽ, điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cả về lí luận và thực tiễn đối với các hộ gia đình thuộc diện có đất nông nghiệp bị thu hồi. Theo một nghiên cứu gần đây, ở một số địa phương đang triển khai có hiệu quả chính sách thu hồi đất cho các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi không chỉ được đền bù về kinh phí mà còn được vay vốn phát triển sản xuất, đặc biệt là việc hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm,... song cũng có những địa phương thực hiện chính sách thu hồi đất chưa hiệu quả. Những gia đình bị thu hồi đất mặc dù được định hướng, gợi ý, tư vấn hoặc tuyên truyền về các chính sách được thụ hưởng, nhưng cách tổ chức thiếu tính sáng tạo, nên hiệu quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Điều này làm cho một số gia đình có nhân lực đang trong độ tuổi lao động không được hỗ trợ đào tạo nghề, dẫn đến không có việc làm ổn định. Tại địa bàn huyện Đông Anh, trong thời gian từ năm 2016 đến nay, diện tích đất nông nghiệp cũng như các gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt từ khi huyện có chủ trương trở thành một quận của Hà Nội vào năm 2020 thì vấn đề thu hồi đất nông nghiệp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những kết quả đã đạt được như số lao động được chuyển đổi nghề thành công, được vay vốn phát triển sản xuất, nhưng cũng nảy sinh những bất cập, nhất là công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được triển khai có hiệu quả. Do vậy, để góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả vấn đề quản lí, hỗ trợ đào tạo nghề cho những gia đình trên địa bàn huyện Đông Anh bị thu hồi đất nông nghiệp, bài viết đề cập một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực thi chính sách đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm “thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp” Vấn đề đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp luôn được quan tâm của cả xã hội, vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các cách thức đào tạo nghề, phương pháp đào tạo nghề, nội dung và dự báo về công tác đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp. Thực tế hiện nay, tại nhiều vùng nông thôn, nông dân bỏ ruộng ra thành thị mưu sinh, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang ngày càng tăng trong thời gian gần đây, do vậy, việc khởi động lại các chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang, khắc phục tình trạng số người lao động ngày càng gia tăng mà không được đào tạo nghề [1]. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm cho vấn đề đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả là do việc đào tạo nghề chưa bao quát hết nhu cầu của người dân, thời điểm thích hợp ngay sau khi đào tạo để nông dân có thể ứng dụng ngay các kết quả đào tạo, do vậy, sau khi đào tạo một số nông dân bắt tay ngay vào sản xuất nhưng sau một số mùa vụ canh tác hiệu quả giảm dần [2]. Đa phần hộ gia đình bị thu hồi đất nông VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 60-64 61 nghiệp khi được tuyên truyền, giới thiệu về chính sách đào tạo nghề ban đầu thường lúng túng và chưa tích cực tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ học nghề, một phần là do việc phổ biến chưa sát với nhận thức cũng như công tác tổ chức đào tạo nghề chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tế nhu cầu nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng tại địa bàn, công tác đào tạo nghề chưa thể hiện rõ hiệu quả, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp [3]. Một số người dân sau khi tham gia các khóa đào tạo nghề đã tự chuyển đổi mục đích sử dụng song cách làm chưa hiệu quả, điều này làm cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phát huy được lợi thế, ở nhiều nơi xảy ra tình trạng người dân mặc dù được đào tạo nghề nhưng không gắn với định hướng ứng dụng công nghệ cao nên khi chuyển đổi mục đích sử dụng, đầu tư sản xuất công nghệ mới trong nông nghiệp, tìm các loại cây trồng mới song đã thất bại [4]. Do vậy, việc đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp cần phải được xác định là động lực tích cực giúp người dân chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn, việc đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất phải vừa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người dân, vừa đáp ứng chất lượng nhân lực theo yêu cầu của nhà tuyển dụng [5]. Trước những thực trạng đó, rất cần có thêm những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp. Từ những vấn đề lí luận về chính sách thu hồi đất nông nghiệp, chúng tôi quan niệm: Thực thi chính sách đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp là quy trình hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm gắn với yêu cầu của thị trường lao động, nhằm tạo thu nhập và cuộc sống ổn định. Khái niệm trên nhấn mạnh vấn đề đào tạo nghề khi Nhà nước thu hồi đất, không đi vào vấn đề đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, theo quy trình từ lập kế hoạch đào tạo nghề, tuyên truyền và phân công cho các đơn vị có liên quan tham gia vào việc đào tạo nghề cho người dân, cho đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề. Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi được ưu tiên vay vốn để học nghề, tham gia các khóa học nghề ngắn hạn hoặc các khóa dài hạn, góp phần tăng số lượng người được đào tạo nghề và tìm được việc làm ổn định sau khi đào tạo nghề, hỗ trợ việc đào tạo nâng cao tay nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả nông nghiệp và các nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. 2.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh 2.2.1. Các yếu tố chủ quan - Sự chủ động của các cấp chính quyền: Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc xác định toàn bộ quy trình cũng như kết quả đào tạo nghề, nhằm ổn định đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong nhiệm kì 2015-2020, Đảng bộ huyện đã chủ trương đẩy mạnh vấn đề đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp bằng việc chủ động mở các lớp đào tạo nghề. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 trường cao đẳng và dạy nghề, không tính cơ sở dạy nghề cung cấp nguồn lao động cho 4.030 doanh nghiệp đang hoạt động, trong hai năm 2017-2018, huyện đã tổ chức cho 1.645 lao động nông thôn được tham gia các lớp đào tạo nghề. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, 80% số lao động sau các lớp đào tạo nghề có việc làm và có thu nhập ổn định. Do vậy, sự chủ động của đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền mà trực tiếp là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các cơ sở dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp cho người lao động để họ được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định đời sống và sản xuất. Ngược lại, đội ngũ cán bộ thiếu sự nhạy bén, sự năng động không chỉ làm cho huyện Đông Anh có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi thực hiện chủ trương thu hồi đất cho các dự án, mà số người không được đào tạo nghề sẽ gia tăng, cho nên sự chủ động và quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia vào quy trình đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kết quả đào tạo nghề, đến số lượng người có việc làm sau đào tạo nghề. - Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo nghề: Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thuyết phục người dân bị thu hồi đất học nghề, tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn hoặc dài hạn. Đội ngũ này tham gia vào việc tuyên truyền, hiện thực hóa các kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo nghề chủ động tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ sở tuyển dụng lao động và các cơ sở thực tập để theo dõi, hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động và nâng cao tay nghề của người học, cũng như đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động cũng như đối tượng là người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 205.849 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 111.554 lao động, chiếm 54,2% tổng số lao động, là nguồn rất tiềm năng, là yếu tố quan trọng để đội ngũ cán bộ tham gia VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 60-64 62 đào tạo nghề nghiên cứu, khảo sát thực tế và xu hướng nghề để tham gia vào quá trình đào tạo nghề có hiệu quả. Trong giai đoạn 2016-2018, tổng số hộ gia đình bị thu hồi đất là 7.032, song công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn, thậm chí sau khi đào tạo nghề nông nghiệp nhiều lao động lúng túng, không biết cách ứng dụng các nội dung đã được đào tạo, hướng nghiệp. Do vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo nghề góp phần quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo nghề, góp phần và việc tham mưu, định hướng các xu hướng nghề cho các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Đông Anh. Chính vì vậy, công tác phối hợp, tham mưu của cán bộ tham gia đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cho các cấp lãnh đạo ngay trong các cơ sở đào tạo nghề, cho các cấp chính quyền cần thường xuyên hơn; đồng thời có thể thực hiện việc tư vấn nghề cho các gia đình bị thu hồi đất lựa chọn nghề theo học phù hợp với khả năng. - Nhận thức và thái độ của người dân: Có thể nói, nhận thức và thái độ của người dân với vấn đề học nghề, tham gia đào tạo nghề có ý nghĩa lớn đến việc thực hiện chính sách xã hội. Trên thực tế, người dân luôn chủ động, tích cực ủng hộ cho các chính sách đúng đắn của nhà nước cũng như đến việc nâng cao đời sống của người dân. Do vậy, khi bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân có xu hướng nhận tiền đền bù và quan tâm đến nghề nghiệp sau khi họ không còn tư liệu sản xuất, cụ thể, ngày 29/12/2018, 65 hộ gia đình bên cạnh việc tham gia bốc thăm 1 thửa đất có diện tích 80m2 trong tổng số 81 thửa đất tại thôn Đông Trù với 2 mức giá thu tiền sử dụng đất là 3triệu/1m2 và 2,3triệu/m2. Tuy nhiên, khi được tư vấn, giới thiệu đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm và được hỗ trợ như hỗ trợ chi phí đào tạo, hỗ trợ đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề sự đồng tình, hưởng ứng của người dân rất cao, nên các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nhưng cũng tồn tại một số vấn đề người dân còn băn khoăn khi họ đã tham gia đào tạo nghề song kết quả ứng dụng không đem lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt những người đã tham gia đào tạo, học các nghề liên quan đến nông nghiệp chủ yếu theo cách truyền thống, nên năng suất thấp, tốn nhiều công sức, chi phí đầu vào cao. Có thể khẳng định, nhận thức, thái độ của người dân có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Sự chủ động của người dân là dấu hiệu tích cực để góp phần thực hiện thành công công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân huyện Đông Anh bị thu hồi đất nông nghiệp. - Sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm: Công tác đào tạo nghề tại huyện Đông Anh hiện vẫn còn nhiều bất cập. Theo đánh giá, các lớp đào tạo nghề do địa phương tổ chức thường được triển khai khá muộn. Trong năm 2018, mặc dù có đến 21 lớp đào tạo nghề được tổ chức từ khoảng tháng 8, 9, 10/2018, việc làm sau đào tạo cho lao động nông thôn mới đạt khoảng 80%. Cũng trong tháng 8/2018, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phối hợp với Trường Cao đẳng Thăng Long tổ chức khai giảng 5 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 175 học viên là lao động nông thôn, trong đó có hơn 20 học viên thuộc diện gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Song, sự kết nối giữa các cấp chính quyền và các cơ sở dạy nghề trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Việc nắm bắt xu hướng thị trường lao động, việc đào tạo nghề chuyên sâu của các cơ sở đào tạo nghề còn hạn chế, các cơ sở đào tạo nghề chưa chủ động, chưa thể hiện rõ sự phối hợp với các cấp chính quyền tham gia đào tạo nghề cho các gia đình thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Đồng thời, sự phối hợp với các cơ sở sản xuất sử dụng nhân lực sau đào tạo để cử các đối tượng tham gia học nghề chưa đáp ứng yêu cầu, còn có tính hình thức. Vì vậy, công tác phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các cấp chính quyền, với các cơ sở sản xuất cần kịp thời, nội dung đào tạo nghề chuyên sâu cần được đầu tư nhiều hơn và tính đến định hướng phát triển của các loại nghề nghiệp mới, ngay cả với các nghề trong lĩnh nông nghiệp cần chú ý tới định hướng gắn kết nông nghiệp với ứng dụng công nghệ cao. 2.2.2. Các yếu tố khách quan - Điều kiện KT-XH: Đông Anh là huyện có điều kiện kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác của Hà Nội. Tại kì họp thứ 8 Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh khóa XIX, nhiệm kì 2016-2021, ngày 28/06/2018 đã khẳng định kinh tế vĩ mô tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân tiếp tục được nâng cao, giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước tăng 10,4% so với cùng kì năm 2017. Trong đó, công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 10,1%, thương mại dịch vụ tăng 15,8%, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 2,5%, tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia là 58 trường đạt 64,4%, trong 6 tháng đầu năm 2018 có 128 hộ thoát nghèo, giá trị sản xuất các ngành kinh tế 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 127.967 tỉ đồng, tăng 10,6%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2.128 tỉ đồng (tăng 2,3% so với cùng kì). Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất ước tính 10 tháng đầu năm 2018 đạt 18.540 tỉ đồng. Hiện toàn huyện có 4.030 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, tăng 5% so với cùng kì năm 2017. Giá VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 60-64 63 trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 10.171 tỉ đồng (tăng 15,8%). Tổng thu ngân sách ước đạt 2.752 tỉ đồng (đạt 109,7% dự toán). Với những thành tựu như trên, huyện có nhiều điều kiện để hỗ trợ cho người dân được đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm. Trước đây, điều kiện kinh tế của huyện khó khăn việc hỗ trợ hầu như không đáng kể, thậm chí với những hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp cũng không được hưởng các chính sách ưu đãi để học nghề. Từ năm 2016 đến nay, với chính sách nâng cao số người có việc làm ổn định, do đó số lao động được học nghề tại các cơ sở do Nhà nước mở trên địa bàn, các cơ sở thuộc Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh quản lí, người học nghề thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đều được vay vốn đảm bảo cho suốt quá trình học nghề. Có thể thấy, điều kiện kinh tế có tác động lớn đến hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các gia đình, các cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. - Cơ chế, chính sách với vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp: Bên cạnh các văn bản pháp luật về việc thu hồi đất, Nhà nước đã có những văn bản về việc bồi thường, hỗ trợ cho các gia đình bị thu hồi đất, đặc biệt là các chính sách cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp vì kết quả hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng này ảnh trực tiếp đến sinh kế của người dân khi họ không còn hoặc bị hạn chế về tư liệu sản xuất, như hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ đào tạo nghề. Đầu năm 2019, huyện Đông Anh đã tiến hành làm việc với 207 hộ tại Đông Hội và Nguyên Khê, ban hành quyết định trong đó có các nội dung về vấn đề hỗ trợ cho 71 hộ xã Đại Mạch, Kim Chung bị thu hồi đất nông nghiệp. Các hộ gia đình chấp hành việc đền bù hỗ trợ không chỉ được đền bù kinh phí mà còn được hưởng các chế độ, chính sách học nghề, đào tạo nghề và được giới thiệu việc làm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, số người học nghề và có nghề nghiệp sau đào tạo các năm đều có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, một số khó khăn, bất cập nảy sinh như người được vay chủ yếu phải tham gia học nghề tại các cơ sở trên địa bàn huyện, người vay vốn gặp khó khăn khi học các nghề tại các cơ sở không đóng trên địa bàn và học các nghề không thuộc phạm vi do Ủy ban nhân dân và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, nên hiệu quả hỗ trợ kinh phí, chi phí đào tạo cho những gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi chưa theo kịp những yêu cầu của thực tế đặt ra. Do vậy, sẽ có thêm những khó khăn mới khi huyện Đông Anh trở thành quận vào năm 2020, do số người dân chưa qua đào tạo nghề có thể sẽ gia tăng, những người đã qua đào tạo nghề nhưng chưa sâu, đào tạo các nghề thị trường ít có nhu cầu vẫn có tính tự phát do thiếu cơ chế, chính sách đào tạo nghề trong dài hạn. Vì vậy, TP. Hà Nội và huyện Đông Anh cần có chính sách riêng về việc hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, qua đó làm cho những người đã tham gia đào tạo nghề có việc làm ổn định, tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình. - Sự tác động của truyền thông: Trong thời gian vừa qua, các cấp chính quyền TP. Hà Nội và huyện Đông Anh đã tích cực sử dụng phương tiện truyền thông để thông tin về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trên báo chí, trên các kênh phát thanh, truyền hình, trên các diễn đàn xã hội, tọa đàm về đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc khu biệt đối tượng chưa được chú trọng, nhất là với nhóm gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, dẫn đến sự tác động của truyền thông chưa đạt được yêu cầu theo mong muốn. Theo một số ý kiến đánh giá từ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh và một số ý kiến từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, việc tuyên truyền về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm nhưng chưa phân loại đối tượng, nên chưa thu hút được sự quan tâm của dư luận cũng như với từng nhóm đối tượng. Hơn nữa, công tác truyền thông đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất chưa có những khảo sát, đánh giá về nhu cầu việc làm, về thực trạng việc làm, chính vì vậy công tác tuyên truyền chưa cụ thể cho từng loại đối tượng để người dân hiểu và đồng tình ủng hộ cho các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho những gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị tuyển dụng lao động chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện về công tác tuyên truyền, về các ngành nghề, yêu cầu cụ thể về trước mắt và các định hướng nghề lâu dài mà đơn vị cần, các đơn vị này chủ yếu thông tin tuyển dụng mang tính “thời vụ”. Công tác tuyên truyền cần được đặt ra như một trong những định hướng để người dân bị thu hồi đất hiểu và tham gia vào quá trình đào tạo nghề, góp phần thực hiện ngày càng tốt công tác an sinh xã hội, việc tổ chức đào tạo nghề tốt hơn. - Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cho việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho những gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp với người dân trên địa bàn huyện Đông Anh phải được thực thi có hiệu quả. Việc đào tạo các nghề liên quan đến nông nghiệp đòi hỏi phải tiếp cận với công nghệ cao, canh tác sản xuất phải thay đổi theo hướng ứng dụng khoa học kĩ thuật thay cho canh tác truyền thống. Các nghề liên quan đến kĩ thuật cần phải được thực hành, thực tế trên các máy móc hiện đại cũng như dự báo về khả năng đầu tư trong thời gian tới, bởi năm 2020 huyện phấn đấu trở thành quận thì diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp nhanh chóng do quá VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 60-64 64 trình đô thị hóa, do có nhiều nhà đầu tư đến xây dựng các nhà máy, xí nghiệp cũng như sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Đông Anh. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế còn đặt ra yêu cầu cao không chỉ năng lực nghề nghiệp mà còn đặt ra yêu cầu về khả năng sử dụng ngoại ngữ, cho nên đi cùng với việc đào tạo nghề cần đào tạo đồng thời ngoại ngữ cho người lao động. Do vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những tác động không nhỏ từ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, của Hà Nội nói chung cũng như huyện Đông Anh nói riêng. Theo Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 19/02/2019 của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên hiện là 18.561ha, trong đó đất nông nghiệp 9.812ha, đất phi nông nghiệp 8.763ha, đất chưa sử dụng 61,44ha. Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cho việc đào tạo nghề cho các gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi được tiến hành từng bước, không nóng vội làm cho người dân thích ứng với quá trình này một cách chắc chắn. Nếu tiến hành nhanh chóng, nóng vội, khi người được đào tạo có đủ năng lực làm việc song nhu cầu về thị trường sức lao động chưa cao cũng sẽ làm cho người lao động nản lòng. Mặc dù hội nhập quốc tế tác động lớn đến việc đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, song cách tổ chức quá trình đào tạo nghề vừa phải tính đến các vấn đề có tính trước mắt và cần có quy hoạch và định hướng nghề nghiệp cho người tham gia đào tạo nghề và quy hoạch sau đào tạo nghề về lâu dài. Trên cơ sở đó, đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp phải có khả năng nhạy bén, nắm bắt thị trường lao động trong nước và quốc tế. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp cần được hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi nghề để nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ cho các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Đông Anh, các bộ phận quản lí có liên quan đến thực thi chính sách hỗ trợ các gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đến khâu đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách một cách đồng bộ, hiệu quả. Những người chưa được đào tạo nghề có cơ hội được đào tạo nghề; những người đã tham gia đào tạo nghề được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và có việc làm ổn định, tạo nguồn thu nhập cho bản thân, cho gia đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội nhằm thực hiện chiến lược chung phấn đấu trở thành một quận của Hà Nội vào năm 2020. Tài liệu tham khảo [1] Trần Trí Dũng - Phạm Hoàng Ngân (2013). Hiện tượng nông dân bỏ ruộng: Nguyên nhân và hướng mở kinh tế khởi nghiệp - sáng tạo. Tạp chí Cộng sản, số 83, tr 70-74. [2] Trần Phan Hiếu (2015). Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam và một số kiến nghị chính sách. Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 6, tr 40-46. [3] Nguyễn Thị Xuân Hương (2014). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thu nhập của hộ gia đình bị thu hồi đất. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16, tr 48-50. [4] Nguyễn Mạnh Tuân (2011). Chính sách về đất đai trong nông nghiệp của Việt Nam: Thực trạng và những kiến nghị. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 396, tr 59-67. [5] Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Nguyễn Thanh Trà - Hồ Thị Lam Trà (2013). Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 1, tr 59-67. [6] Ngân hàng thế giới (2014). Công khai thông tin quản lí đất đai ở Việt Nam. NXB Hồng Đức. [7] Ngô Thị Phượng (2014). Những hậu quả xã hội khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Tạp chí Xã hội học, số 2, tr 62-66. [8] Quốc hội (2013). Luật đất đai (Luật số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013). [9] Nguyễn Đình Sơn (2011). Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tạp chí Quản lí nhà nước, số 186, tr 26-29. [10] Trần Quang Huy (2010). Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tạp chí Luật học, số 10, tr 29-36. [11] Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2019). Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019, số 244/BC- UBND, ngày 21/06/2019. [12] Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008). Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 01/7/2008 về việc phê duyệt Đề án “Một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_to_co_ban_anh_huong_den_thuc_thi_chinh_sach_dao_t.pdf
Tài liệu liên quan