Các yếu tố như độ tuổi trung bình tương tự tác giả
Elhussein (32,4 ± 7,5 tuổi) [15], địa dư, nghề nghiệp, tiền
sử viêm âm đạo cổ tử cung, viêm vùng chậu, kết quả soi
tươi dịch âm đạo bất thường, tiền sử sẩy thai không cho
thấy mối liên quan một cách có ý nghĩa với tình trạng
nhiễm bệnh (p > 0,05). Tương tự, tác giả Lopez cho rằng
độ tuổi, tiền sử sẩy thai, tiết dịch âm đạo hay viêm âm
đạo cổ tử cung đều không liên quan với tình trạng nhiễm
Chlamydia trachomatis (p > 0,05), tuy nhiên nghiên cứu
chỉ ra độ tuổi dưới 25 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất [12]
và tác giả Kayiira cũng cho rằng độ tuổi, trình độ học
vấn, tiền sử sẩy thai, nghề nghiệp, tiền sử phẫu thuật đều
không có mối liên quan với tỷ lệ nhiễm (p > 0,05) [11].
Khi phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy
những người vô sinh do vòi tử cung có tỷ lệ nhiễm
Chlamydia trachomatis cao gấp 3 lần (95%CI 1,1-8,4; p
= 0,036) so với nhóm vô sinh không do vòi. Tương tự
nghiên cứu của tác giả Tang và cộng sự cho thấy nguy
cơ vô sinh do vòi tử cung bị nhiễm Chlamydia trachomatis cao gấp 4,45 lần (aOR 4,45; 95%CI 2,84-6,99) ở các
nước có thu nhập thấp đến trung bình và cao gấp 6,56
lần (aOR 6,56; 95% 4,49-9,58) ở các nước có thu nhập
cao [6]. Dựa theo kết quả nghiên cứu, thời gian vô sinh
ngắn có tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis cao hơn (aOR
0,7; 95%CI 0,6-0,9, p=0,015) điều này có thể lý giải rằng
việc nhiễm bệnh có thể xảy ra trong thời gian dài trước
đó và việc nhiễm bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời điểm
nào, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của Chlamydia
trachomatis là âm thầm không có triệu chứng do đó tồn
tại dai dẳng và mạn tính, như theo tác giả Hoenderboom
khi theo dõi những người có xét nghiệm Chlamydia trong
8 năm nhận xét những người bị nhiễm lúc trẻ tuổi (dưới
20 tuổi) là yếu tố nguy cơ vô sinh do vòi tử cung mạnh
nhất [5]. Ngoài ra, loại vô sinh nguyên phát có tỷ lệ nhiễm
Chlamydia trachomatis cao hơn so với vô sinh thứ phát
(tương ứng 26% so với 6%, p = 0,027). Trong khi các yếu
tố như độ tuổi và tiết dịch âm đạo bất thường tương tự
tác giả Harding (aOR 0,95, 95%CI 0,9-1,0, p = 0,06) [8],
nghề nghiệp, tiền sử viêm âm đạo cổ tử cung đều không
cho thấy mối liên quan.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố liên quan đến nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh
Nguyễn Hải Đăng, Lê Minh Tâm
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân nữ vô sinh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 541 trường hợp vô sinh nữ đến khám và điều trị tại Trung tâm
Nội tiết Sinh sản và Vô sinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, từ tháng 6/2017 đến 6/2020. Xét nghiệm Chlamydia
trachomatis bằng phương pháp PCR từ mẫu dịch ống cổ tử cung.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis 5,7%, độ tuổi trung bình 33,2 ± 5,1, thời gian vô sinh 3,0 ± 2,8 năm, loại vô
sinh nguyên phát 60,3% và thứ phát 39,7%, tiền sử viêm âm đạo - cổ tử cung 11,8% và viêm vùng chậu 5,4%, tiết dịch âm
đạo bất thường 17,7%, tiền sử sẩy thai 24,6%, tiền sử phẫu thuật vùng bụng - tiểu khung 23,1%, soi tươi dịch âm đạo bất
thường 25%, vòi tử cung bất thường trên HSG 18,3%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm Chlamydia trachomatis
gồm thời gian vô sinh (aOR 0,7; 95%CI 0,6-0,9; p = 0,015), loại vô sinh nguyên phát (aOR 3,0; 95%CI 1,1-8,3; p = 0,036) và
tổn thương vòi tử cung trên HSG (aOR 3,0; 95%CI 1,1-8,4; p = 0,036).
Kết luận: Chlamydia trachomatis là tác nhân bệnh sinh quan trọng ở bệnh nhân vô sinh. Một số yếu tố có liên quan với
tình trạng nhiễm giúp gợi ý trong tiếp cận chẩn đoán vô sinh.
Từ khóa: Chlamydia trachomatis, vô sinh, bệnh lý vòi tử cung.
Chlamydia trachomatis infection in infertility women and associated factors
Nguyen Hai Dang, Le Minh Tam
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Abstract
Objectives: To evaluate prevalence and the associated factors with Chlamydia trachomatis infection in infertility
women.
Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study in 541 cases of female infertility who visited and treated at
the Center for Reproductive Endocrinology and Infertility at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital, from
June 2017 to June 2020, through interviews, gynecologic examination and tests results. Test for Chlamydia trachoma-
tis from cervical canal swab by PCR was performed.
Results: Chlamydia trachomatis infection rate was 5.7%. Mean age was 33.2 ± 5.1, infertility duration was 3.0 ± 2.8
years, primary infertility type accounted for 60.3%, history of vaginitis was 11.8% and pelvic inflammatory disease was
5.4%. Abnormal vaginal discharge presented in 17.7%, history of miscarriage 24.6%, history of lower abdominal surgery
was 23.1%, abnormal wet-mount was 25%, abnormal tubal HSG was 18.3%. Factors associated with Chlamydia tracho-
matis infection include infertility duration (aOR 0.7; 95%CI 0.6-0.9; p = 0.015), primary infertility (aOR 3.0; 95%CI 1.1-8.3;
p = 0.036) and abnormal tubal HSG (aOR 3.0; 95%CI 1.1-8.4; p = 0.036).
Conclusion: Chlamydia trachomatis is an important pathogen in infertility patients. Several factors are associated with
infection conditions that suggest the approach to infertility diagnosis.
Keywords: Chlamydia trachomatis, infertility, tubal pathogens.
doi:10.46755/vjog.2020.3.1119
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Minh Tâm, email: leminhtam@huemed-univ.edu.vn
Nhận bài (received): 11/08/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 29/10/2020
Nguyễn Hải Đăng và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):54-59. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1119
NGHIÊN CỨU PHỤ KHOA
1. ĐặT VấN Đề
Hiện này vô sinh ảnh hưởng đến 8-15% các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh sản [1], không chỉ gây ra gánh
nặng về mặt kinh tế mà còn tạo nên áp lực tâm lý cho
nhiều cặp vợ chồng bao gồm các rối loạn trầm cảm, lo
âu và căng thẳng tâm lý [2]. Vô sinh do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó khoảng 26% các trường hợp
có liên quan đến vòi tử cung [3]. Các tổn thương vòi như
tắc nghẽn, giãn ứ dịch làm giảm tỷ lệ có thai, đặc biệt
trong hỗ trợ sinh sản do những yếu tố cơ học và hóa học
tác động [4].
Viêm vùng chậu là một trong những nguyên nhân
55
quan trọng của bệnh lý vòi tử cung, trong đó, nguyên
nhân chủ yếu do Chlamydia trachomatis.
Nhiễm Chlamydia trachomatis thường không gây
triệu chứng, do đó việc phát hiện và điều trị muộn, dẫn
đến bệnh cảnh viêm vùng chậu, vô sinh do vòi tử cung và
thai lạc chỗ [5]. Ở bệnh nhân vô sinh có tỷ lệ nhiễm Chla-
mydia trachomatis cao gấp 2,72 lần và ngược lại nhiễm
Chlamydia trachomatis có nguy cơ vô sinh cao gấp 1,84
lần [6]. Có nhiều phương pháp có thể phát hiện nhiễm
Chlamydia trachomatis như xét nghiệm huyết thanh tìm
kháng nguyên, kháng thể, xét nghiệm phát hiện trực tiếp
thông qua lấy bệnh phẩm tại vòi tử cung hoặc dịch ống
cổ tử cung. Trong đó xét nghiệm PCR dịch ống cổ tử
cung có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên báo dương tính
và âm tính cao ngày nay được sử dụng rộng rãi [8].
Theo tổ chức Y tế thế giới, năm 2018 trên thế giới có
127 triệu ca mắc Chlamydia trachomatis [7], và con số
này đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Tỷ lệ nhiễm
bệnh cao ở nhóm đối tượng vô sinh từ 5 – 9% so với 3,8%
trong cộng đồng [7], [13]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vô
sinh do tác động của Chlamydia trachomatis diễn ra ở
các nước có thu nhập thấp nhiều hơn so với các nước
có thu nhập cao. Việt Nam có điều kiện y tế còn hạn chế,
ít các trung tâm sử dụng kỹ thuật cao như PCR để phát
hiện tình trạng nhiễm bệnh đang có xu hướng gia tăng
như hiện nay, đặc biệt trong đối tượng vô sinh nữ, do đó
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.
2. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯơNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang.
Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân nữ vô sinh
đến khám và điều trị tại Trung tâm nội tiết Sinh sản và
Vô sinh Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ tháng
6/2017 đến 6/2020. Loại các trường hợp có điều trị viêm
nhiễm sinh dục trong vòng 4 tuần trước đó bằng kháng
sinh tại chỗ hoặc toàn thân và không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Cỡ mẫu xác định theo công thức:
Với α = 0,05, =1,96, p= 5,4% [9] và delta=0,02 thì cỡ
mẫu tối thiểu là 490. Thực tế đã thu nhận được 541
trường hợp.
Các bệnh nhân được phỏng vấn các thông tin bệnh
sử, tiền sử sản phụ khoa, tiền sử viêm nhiễm sinh dục,
phẫu thuật vùng bụng chậu. Khám phụ khoa, soi tươi
dịch âm đạo và xét nghiệm Chlamydia từ dịch ống cổ
tử cung bằng kỹ thuật real-time PCR, sử dụng bộ kit iVA
pDNA Extraction Kit (Việt Á Technology Corp., HCMC,
Vietnam). Chụp phim tử cung vòi tử cung có bơm thuốc
cản quang (Ultravist 300 (iopromide), Bayer, UK) thời
điểm sau sạch kinh 3 - 5 ngày.
Xử lý thống kê bằng phần mềm Statistical Product
and Service Solutions (SPSS) version 20.0 (SPSS Inc.,
Chicago, IL, USA).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số có 541 bệnh nhân vô sinh nữ tham gia vào nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Độ tuổi
< 35 tuổi 355 65,6
≥ 35 tuổi 186 34,4
Trung bình 33,2 ± 5,1
Địa dư
Nông thôn 298 55,1
Thành thị 243 44,9
Nghề nghiệp
Lao động trí óc 256 47,3
Lao động chân tay 285 52,7
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn cao 323 59,7
Trình độ phổ thông 218 40,3
Thời gian vô sinh
< 3 năm 187 34,6
≥ 3 năm 354 65,4
Trung bình 3,0 ± 2,8
Loại vô sinh
Vô sinh nguyên phát 326 60,3
Vô sinh thứ phát 215 39,7
Tiền sử viêm âm đạo cổ tử cung
Có 64 11,8
Không 477 88,2
Tiền sử viêm vùng chậu
Có 29 5,4
Không 512 94,6
Nguyễn Hải Đăng và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):54-59. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1119
56 Nguyễn Hải Đăng và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):54-59. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1119
Tiết dịch âm đạo bất thường
Có 96 17,7
Không 445 82,3
Tiền sử phẫu thuật vùng bụng - chậu
Có 125 23,1
Không 416 76,9
Tiền sử sẩy thai
Có 133 24,6
Không 408 75,4
Kết quả soi tươi
Bất thường 135 25,0
Bình thường 406 75,0
Kết quả vòi tử cung trên HSG
Bất thường 99 18,3
Bình thường 442 81,7
Tuổi trung bình là 33,2 ± 5,5; nông thôn chiếm 55,1%, và thành thị 44,9%; chủ yếu lao động chân tay chiếm 52,1%.
Tỷ lệ người có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ cao, 59,7%. Thời gian vô sinh
trung bình là 3,0 ± 2,8 năm. Đa số thuộc vô sinh nguyên phát 60,3%. Tiền sử viêm âm đạo – cổ tử cung chiếm tỷ lệ
11,8%, tiền sử viêm vùng chậu chiếm 5,4%, 24,6% tiền sử sẩy thai, 23,1% tiền sử phẫu thuật vùng tiểu khung, 17,7%
trường hợp tiết dịch âm đạo bất thường. Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo bất thường gặp ở 25%. Tổn thương vòi tử
cung quan sát trên phim chụp HSG chiếm 18,3%.
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis
Kết quả xét nghiệm Chlamydia trachomatis Số lượng Tỷ lệ(%)
Dương tính 31 5,7
Âm tính 510 94,3
Tổng 541 100
Có 31 trường hợp dương tính với Chlamydia trachomatis, chiếm 5,7%.
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm Chlamydia trachomatis
C.trachomatis
Đặc điểm
(+) (-)
OR 95%CI p
n % n %
Nhóm tuổi
< 35 tuổi 25 7,0 330 93,0
2,3 0,9-5,6 0,077≥ 35 tuổi 6 3,2 180 96,8
Trung bình 30,9 ± 5,1 33,3 ± 5,1
Địa dư
Thành thị 12 38,7 231 45,3
0,8 0,4-1,6 0,475
Nông thôn 19 61,3 279 54,7
Nghề nghiệp
Trí óc 20 64,5 236 46,3
2,1 0,9-4,5 0,053
Chân tay 11 35,5 274 53,7
Trình độ học vấn
Học vấn cao 24 7,4 299 92,6
2,4 1,0-5,7 0,044
Phổ thông 7 3,2 211 96,8
Thời gian vô sinh
< 3 năm 20 10,7 167 89,3
3,7 1,8-8,0 0,001≥ 3 năm 11 3,1 343 96,9
Trung bình 2,0 ± 2,0 3,0 ± 2,8
Loại vô sinh
Vô sinh I 26 8,0 300 92,0
3,6 1,4-9,6 0,009
Vô sinh II 5 2,3 210 97,7
57Nguyễn Hải Đăng và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):54-59. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1119
Tiền sử viêm âm đạo cổ
tử cung
Có 4 6,3 60 93,8
1,1 0,4-3,3 0,849Không 27 5,7 450 94,3
Không 31 7,5 385 92,5
Tiền sử sẩy thai
Có 3 9,7 130 25,5
3,2 1,0-10,7 0,059
Không 28 90,3 380 74,5
Tiết dịch âm đạo bất
thường
Có 10 10,4 86 89,6 2,3 1,1-5,2 0,034
Không 21 4,7 424 95,3
Kết quả soi tươi
Bất thường 10 67,7 125 24,5
1,5 0,7-3,2 0,336
Bình thường 21 32,3 385 75,5
Hình ảnh vòi tử cung trên
HSG
Bất thường 6 6,1 93 93,9
1,1 0,4-2,7 0,876
Bình thường 25 5,7 417 94,3
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian vô
sinh ở nhóm xét nghiệm dương tính và nhóm xét nghiệm
âm tính (p=0,001). Nhóm bệnh nhân có trình độ trung
cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học có tỷ lệ nhiễm
Chlamydia trachomatis cao gấp 2,4 lần so với trình độ
phổ thông (p=0,044).
Vô sinh nguyên phát có tỷ lệ nhiễm Chlamydia tra-
chomatis cao gấp 3,6 lần so với nhóm bệnh nhân vô sinh
thứ phát (p = 0,009). Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis
trong nhóm có tiết dịch âm đạo bất thường cao gấp 2,3
lần so với nhóm không có tiết dịch âm đạo (p = 0,034).
Các yếu tố về độ tuổi, địa dư, nghề nghiệp, tiền sử viêm
âm đạo cổ tử cung, tiền sử sẩy thai, kết quả xét nghiệm
soi tươi và tổn thương vòi tử cung trên HSG chưa cho
thấy có liên quan ý nghĩa thống kê với tình trạng nhiễm
Chlamydia trachomatis.
Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ với tình trạng nhiễm Chlamydia trachomatis.
Đặc điểm aOR 95%CI p
Độ tuổi 1,0 0,9-1,1 0,364
Thời gian vô sinh 0,7 0,6-0,9 0,015
Hình ảnh bất thường vòi tử cung trên HSG 3,0 1,1-8,4 0,036
Loại vô sinh nguyên phát 3,0 1,1-8,3 0,027
Tiết dịch âm đạo bất thường 1,7 0,7-3,9 0,231
Tiền sử viêm âm đạo cổ tử cung 0,9 0,3-2,9 0,910
Nghề nghiệp 2,0 0,9-4,5 0,086
Tổn thương vòi tử cung trên HSG, loại vô sinh nguyên phát và thời gian vô sinh có liên quan với tình trạng nhiễm
Chlamydia trachomatis (p<0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 31 trường hợp
xét nghiệm PCR Chlamydia trachomatis dịch ống cổ tử
cung dương tính, chiếm 5,7%, chủ yếu nằm trong nhóm
tuổi từ 27 đến 33. Tương đương với nghiên cứu của tác
giả Salmeri (5,4%) [9]. Cao hơn nghiên cứu của tác giả
Zhu Y (3,15%) [10]. Thấp hơn các nghiên cứu của tác giả
Anthony Kayira (18,2%) [11] và Lopez (8,68%) [12]. So với
tỷ lệ mắc trong cộng đồng, nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn tác giả Jane Rowley với tỷ lệ nhiễm là 3,8% [13]. Do
đó, chúng tôi nhận thấy đối tượng vô sinh có tỷ lệ nhiễm
bệnh cao hơn, theo tác giả Egbe những người có tiền sử
nhiễm Chlamydia trachomatis có nguy cơ vô sinh do vòi
tử cung gấp 17,1 lần (95%CI 3,4-85,5) [14].
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, xét nghiệm huyết
thanh có tỷ lệ phát hiện Chlamydia trachomatis cao hơn
xét nghiệm trực tiếp dịch cổ tử cung bằng PCR ở bệnh
nhân vô sinh, việc đáp ứng miễn dịch với bệnh nguyên
này sau đó cho kết quả huyết thanh dương tính thể hiện
tính chất phơi nhiễm mạn tính trước đó của bệnh, với tỷ
lệ phát hiện cao, xét nghiệm huyết thanh cho thấy Chla-
mydia trachomatis đóng vai trò quan trọng trong các kết
cục xấu, đặc biệt là vô sinh. Thậm chí các nghiên cứu sử
dụng xét nghiệm huyết thanh IgG3 còn cho thấy nhiễm
Chlamydia trachomatis có thể làm tăng khả năng vô sinh
trong khi vòi tử cung chưa biểu hiện tắc nghẽn. Còn thực
tế, PCR mới là xét nghiệm cho phép phát hiện vi khuẩn
đang tồn tại ở đường sinh dục người phụ nữ và thể hiện
tình trạng đang nhiễm bệnh hơn là đã từng nhiễm, do
đó xét nghiệm PCR có vai trò trong thực hành lâm sàng
nhiều hơn. Tuy nhiên, việc đòi hỏi kỹ thuật và giá thành
58 Nguyễn Hải Đăng và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):54-59. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1119
nhất [5]. Ngoài ra, loại vô sinh nguyên phát có tỷ lệ nhiễm
Chlamydia trachomatis cao hơn so với vô sinh thứ phát
(tương ứng 26% so với 6%, p = 0,027). Trong khi các yếu
tố như độ tuổi và tiết dịch âm đạo bất thường tương tự
tác giả Harding (aOR 0,95, 95%CI 0,9-1,0, p = 0,06) [8],
nghề nghiệp, tiền sử viêm âm đạo cổ tử cung đều không
cho thấy mối liên quan.
5. KẾT LUẬN
Chlamydia trachomatis chiếm tỷ lệ đáng kể trong
nhóm đối tượng vô sinh và có vai trò trong bệnh nguyên
các tổn thương vùng chậu. Do đó, việc sàng lọc để phát
hiện tình trạng nhiễm bệnh là cần thiết, đặc biệt trên các
đối tượng có nguy cơ. Một số yếu tố (như thời gian vô
sinh ngắn, vô sinh nguyên phát hay các tổn thương vòi
tử cung) có thể liên quan đến khả năng phát hiện nhiễm
Chlamydia trachomatis giúp gợi ý tiếp cận trong chẩn
đoán các trường hợp vô sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Zhou Z, Zheng D, Wu H, Li R, Xu S, Kang Y, et al. Epide-
miology of infertility in China: a population-based study.
BJOG. 2018;125(4):432-41.
2. Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Trương quang Vinh.
Áp lực tâm lý ở cặp vợ chồng vô sinh và mối liên quan với
rối loạn tình dục. Tạp chí Phụ Sản. 2018;16(02):128-37.
3. Benbella A, Aboulmakarim S, Hardizi H, Zaidouni A,
Bezad R. Infertility in the Moroccan population: an etio-
logical study in the reproductive health centre in Rabat.
Pan Afr Med J. 2018;30:204.
4. Ng KYB, Cheong Y. Hydrosalpinx - Salpingostomy, sal-
pingectomy or tubal occlusion. Best Pract Res Clin Ob-
stet Gynaecol. 2019;59:41-7.
5. Hoenderboom BM, van Benthem BHB, van Bergen J,
Dukers-Muijrers N, Gotz HM, Hoebe C, et al. Relation
between Chlamydia trachomatis infection and pelvic in-
flammatory disease, ectopic pregnancy and tubal factor
infertility in a Dutch cohort of women previously tested
for chlamydia in a chlamydia screening trial. Sex Transm
Infect. 2019;95(4):300-6.
6. Tang W, Mao J, Li KT, Walker JS, Chou R, Fu R, et al.
Pregnancy and fertility-related adverse outcomes asso-
ciated with Chlamydia trachomatis infection: a global
systematic review and meta-analysis. Sex Transm In-
fect. 2020;96(5):322-9.
7. WHO. Report on global sexually transmitted infection
surveillance. World Health Organization. 2018;63.
8. Harding-Esch EM, Cousins EC, Chow SC, Phillips LT,
Hall CL, Cooper N, et al. A 30-Min Nucleic Acid Amplifica-
tion Point-of-Care Test for Genital Chlamydia trachoma-
tis Infection in Women: A Prospective, Multi-center Study
of Diagnostic Accuracy. EBioMedicine. 2018;28:120-7.
9. Salmeri M, Santanocita A, Toscano MA, Morello A, Val-
enti D, La Vignera S, et al. Chlamydia trachomatis prev-
alence in unselected infertile couples. Syst Biol Reprod
cao, thực hành trong nhà với các điều kiện tối ưu do đó
kỹ thuật PCR tuy có độ nhạy và đặc hiệu cao nhưng quyết
định lâm sàng còn tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể
[16],[17].
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm Chlamydia
trachomatis
Khi phân tích đơn biến, số liệu chúng tôi ghi nhận
được trình độ học vấn bậc cao chiếm tỷ lệ nhiều hơn
trình độ bậc phổ thông (p < 0,05), tương tự tác giả Ho-
enderboom [5]. Tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường
cũng liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng nhiễm
Chlamydia trachomatis trong nghiên cứu này (p < 0,05).
Theo tác giả Z Zhou, những người có trình độ học vấn
thấp có tỷ lệ vô sinh do vòi tử cung cao hơn nhóm trình
độ bậc phổ thông trở lên, những phụ nữ trình độ học vấn
thấp có nguy cơ vô sinh cao gấp 3,35 lần (95%CI 2,03-
3,52) và những người lao động chân tay hoặc thất nghiệp
có nguy cơ gấp 2,34 lần (95% CI 1,87-2,93), những người
có tiền sử phẫu thuật trên buồng trứng và vòi tử cung
có nguy cơ gấp 3,19 lần (95%CI 1,51-6,75) và phẫu thuật
vùng bụng chậu có nguy cơ gấp 3,1 lần (95%CI 1,86-5,16)
[1]. Ngoài ra, loại vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ cao
hơn vô sinh thứ phát và thời gian vô sinh gần tương tự
tác giả Hồ Thị Thanh Tâm và Elhussein [2], [15].
Các yếu tố như độ tuổi trung bình tương tự tác giả
Elhussein (32,4 ± 7,5 tuổi) [15], địa dư, nghề nghiệp, tiền
sử viêm âm đạo cổ tử cung, viêm vùng chậu, kết quả soi
tươi dịch âm đạo bất thường, tiền sử sẩy thai không cho
thấy mối liên quan một cách có ý nghĩa với tình trạng
nhiễm bệnh (p > 0,05). Tương tự, tác giả Lopez cho rằng
độ tuổi, tiền sử sẩy thai, tiết dịch âm đạo hay viêm âm
đạo cổ tử cung đều không liên quan với tình trạng nhiễm
Chlamydia trachomatis (p > 0,05), tuy nhiên nghiên cứu
chỉ ra độ tuổi dưới 25 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất [12]
và tác giả Kayiira cũng cho rằng độ tuổi, trình độ học
vấn, tiền sử sẩy thai, nghề nghiệp, tiền sử phẫu thuật đều
không có mối liên quan với tỷ lệ nhiễm (p > 0,05) [11].
Khi phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy
những người vô sinh do vòi tử cung có tỷ lệ nhiễm
Chlamydia trachomatis cao gấp 3 lần (95%CI 1,1-8,4; p
= 0,036) so với nhóm vô sinh không do vòi. Tương tự
nghiên cứu của tác giả Tang và cộng sự cho thấy nguy
cơ vô sinh do vòi tử cung bị nhiễm Chlamydia trachoma-
tis cao gấp 4,45 lần (aOR 4,45; 95%CI 2,84-6,99) ở các
nước có thu nhập thấp đến trung bình và cao gấp 6,56
lần (aOR 6,56; 95% 4,49-9,58) ở các nước có thu nhập
cao [6]. Dựa theo kết quả nghiên cứu, thời gian vô sinh
ngắn có tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis cao hơn (aOR
0,7; 95%CI 0,6-0,9, p=0,015) điều này có thể lý giải rằng
việc nhiễm bệnh có thể xảy ra trong thời gian dài trước
đó và việc nhiễm bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời điểm
nào, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của Chlamydia
trachomatis là âm thầm không có triệu chứng do đó tồn
tại dai dẳng và mạn tính, như theo tác giả Hoenderboom
khi theo dõi những người có xét nghiệm Chlamydia trong
8 năm nhận xét những người bị nhiễm lúc trẻ tuổi (dưới
20 tuổi) là yếu tố nguy cơ vô sinh do vòi tử cung mạnh
59
Med. 2010;56(6):450-6.
10. Zhu Y, Yin B, Wu T, Ye L, Chen C, Zeng Y, et al. Com-
parative study in infertile couples with and without Chla-
mydia trachomatis genital infection. Reprod Health.
2017;14(1):5.
11. Kayiira A, Zaake D, Lwetabe MW, Sekweyama P.
Impact of genital Chlamydia trachomatis infection on
reproductive outcomes among infertile women under-
going tubal flushing: a retrospective cohort at a fertility
centre in Uganda. Fertil Res Pract. 2019;5:16.
12. Lopez-Hurtado M, Flores-Salazar VR, Gutierrez-Tru-
jillo R, Guerra-Infante FM. Prevalence, concordance
and reproductive sequelae after Chlamydia trachoma-
tis infection in Mexican infertile couples. Andrologia.
2020:e13772.
13. Rowley J, Vander Hoorn S, Korenromp E, Low N, Un-
emo M, Abu-Raddad LJ, et al. Chlamydia, gonorrhoea,
trichomoniasis and syphilis: global prevalence and
incidence estimates, 2016. Bull World Health Organ.
2019;97(8):548-62P.
14. Egbe TO, Nana-Njamen T, Elong F, Tchounzou R, Simo
AG, Nzeuga GP, et al. Risk factors of tubal infertility in a
tertiary hospital in a low-resource setting: a case-control
study. Fertil Res Pract. 2020;6:3.
15. Elhussein OG, Ahmed MA, Suliman SO, Yahya LI,
Adam I. Epidemiology of infertility and characteristics
of infertile couples requesting assisted reproduction in
a low-resource setting in Africa, Sudan. Fertil Res Pract.
2019;5:7.
16. Steiner AZ, Diamond MP, Legro RS, Schlaff WD, Barn-
hart KT, Casson PR, et al. Chlamydia trachomatis immu-
noglobulin G3 seropositivity is a predictor of reproduc-
tive outcomes in infertile women with patent fallopian
tubes. Fertil Steril. 2015;104(6):1522-6.
17. Thomas P, Spaargaren J, Kant R, Lawrence R, Dayal
A, Lal JA, et al. Burden of Chlamydia trachomatis in India:
a systematic literature review. Pathog Dis. 2017;75(5).
Nguyễn Hải Đăng và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):54-59. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1119
Các file đính kèm theo tài liệu này:
mot_so_yeu_to_lien_quan_den_nhiem_chlamydia_trachomatis_o_ph.pdf