Một vài ý kiến về đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

- Trong quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không xác định về năng lực hành vi tố tụng dân sự của người bị hạn chế thì người bị hạn chế được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự, được tự mình tham gia tố tụng, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Tuy nhiên, khi quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của người bị hạn chế vẫn cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (trong quan hệ dân sự). Việc đồng ý của người đại diện theo pháp luật phải tuân thủ theo quy định tại Điều 125 BLDS năm 2015, tức là phải vì lợi ích của người bị hạn chế. Nếu sự đồng ý hay không đồng ý của người đại diện theo pháp luật không vì lợi ích của bị hạn chế hoặc vi phạm điều cấm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Toà án sẽ quyết định. Còn trong trường hợp để bảo vệ quyền con người và xuất phát từ việc người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác vẫn là người có năng lực hành vi dân sự cũng như không nên “can thiệp quá sâu vào quyền tự định đoạt của đương sự”4 thì BLDS nên mạnh dạn bỏ quy định về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc bảo vệ tài sản của gia đình người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất khích thích khác và của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ đưa vào phần bảo vệ quyền sở hữu trong BLDS. Do đó, khi người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác mà phá tán tài sản của gia đình thì những người có tài sản mà bị người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác phá tán hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua cơ quan có thẩm quyền. Khi các chủ thể lựa chọn phương thức khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình thì người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác vẫn có năng lực hành vi tố tụng dân sự và sẽ tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự tại Toà án. Đồng thời các quy định về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong BLTTDS cũng bị huỷ bỏ./.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài ý kiến về đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019 NguyễN Thị Thu hà - TrầN Kim Thọ “Hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp cá nhân bị giới hạn khả năng tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự so với trước khi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”1. Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 thì tình trạng hạn chế cá nhân tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự là khi người đó nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình (khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015). Có thể thấy, BLDS năm 2015 không đề cập đến độ tuổi của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Điều đó có nghĩa, người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác có thể là người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) hoặc là người đã thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên). Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên dưới 6 tuổi hoặc từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi mà nghiện ma 1 Thân Thị Bích Ngọc (2017), Quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48d, tr. 2. tuý hoặc các chất kích thích thì việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên cũng như bảo vệ tài sản của gia đình được thực hiện bằng các quy định về người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 21, Điều 47, Điều 125, Điều 136 BLDS năm 2015. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì ngoại trừ các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản và động sản phải đăng ký và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý thì người chưa thành niên ở độ tuổi này được tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự (khoản 4 Điều 21 BLDS năm 2015). Do đó, đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác phá tản tài sản của gia đình (ngoại trừ các giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật) thì áp dụng quy định về hạn chế năng lực MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ ĐƯƠNG SỰ LÀ NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 NguyễN Thị Thu hà* - TrầN Kim Thọ** * Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội ** Thạc sĩ, Luật sư Công ty Luật hợp danh Bình An, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội Bài viết tập trung bình luận, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 về đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTDS năm 2015 về chủ thể này. Từ khóa: Đương sự, người bị hạn chế năng lực dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự. The article focuses on commenting, assessing the provisions of the Civil Procedure Code in 2015 on the litigants who have limited capacity for civil acts. On that basis, it makes proposal for improving the provisions of the 2015 Civil Procedure Code on this subject. Keywords: Litigants, individuals who have limited capacity for civil acts, the Civil Procedure Code. 38 MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ ĐƯƠNG SỰ LÀ NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC... Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019 hành vi dân sự để bảo vệ tài sản và quyền lợi của gia đình người bị hạn chế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015 và Điều 378 BLTTDS năm 2015 thì khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố một người là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có các điều kiện theo quy định của BLDS. Trong quyết định tuyên bố một người là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Hơn nữa, theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS năm 2015 thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của người bị hạn chế được xác định theo quyết định của Toà án. Các quy định này có thể dẫn đến phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế khác nhau tuỳ vào quyết định của Toà án. Theo đó, trong quyết định của Toà án có thể xảy ra hai trường hợp: - Thứ nhất, Toà án quyết định người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện cho người bị hạn chế trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác, đồng thời đại diện cho người bị hạn chế thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế trong các vụ việc về giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Với quyết định này của Toà án thì khi xảy ra tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự liên quan đến tài sản, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ bị coi là không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc khởi kiện, tham gia tố tụng tại Toà án sẽ do người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện. Điều này có nghĩa là, người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế trong quan hệ dân sự (cụ thể là giao dịch dân sự liên quan đến tài sản) đồng thời là người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế trong quan hệ tố tụng dân sự. Nếu trong quá trình tham gia tố tụng tại Toà án đối với các vụ việc về giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà không có người đại diện theo pháp luật (như người đại diện theo pháp luật bị chết, bị mất năng lực hành vi dân sự) hoặc người đại diện theo pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTDS năm 2015 thì Toà án sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 chỉ định người đại diện để người đại diện sẽ thay mặt người bị hạn chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự tại Toà án để bảo vệ quyền lợi của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, cần lưu ý người được Tòa án chỉ định trong trường hợp này chỉ được thay mặt đương sự tham gia tố tụng trong vụ án mà Tòa án đang giải quyết thôi, họ không được tham gia tố tụng thay mặt đương sự trong các vụ án khác2. - Thứ hai, theo quyết định của Toà án, người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện cho người bị hạn chế trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác. Điều này có nghĩa là, những giao dịch dân sự nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, những quan hệ dân sự mà không phải là giao dịch dân sự (liên quan đến tài sản như quan hệ nhân thân) hoặc pháp luật có quy định khác thì người bị 2 Xem thêm: Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Người đại diện của đương sự trong BLTTDS năm 2015, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2016, tr. 28 - 37. 39Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019 NguyễN Thị Thu hà - TrầN Kim Thọ hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ tự mình xác lập, thực hiện và đương nhiên nếu xảy ra tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự này thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ tự mình khởi kiện, tự mình tham gia tố tụng tại Toà án, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Ví dụ 1: Anh A đã thành niên bị Toà án tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự do A bị nghiện và phá tán tài sản của gia đình. Trong quyết định của Toà án, bố anh A là ông C là người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của anh A trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, nếu anh A có vợ là B thì A hoàn toàn có quyền tự mình khởi kiện B ra Toà án yêu cầu xin ly hôn. Còn đối với các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản không trực tiếp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật không có quy định khác thì việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Ví dụ 2: Anh A đã thành niên bị Toà án tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự do A bị nghiện và phá tán tài sản của gia đình. Trong quyết định của Toà án, bố anh A là ông C là người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của anh A trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, anh A có một chiếc xe ô tô và muốn bán cho D thì phải có sự đồng ý của C thì A mới được xác lập, thực hiện việc bán chiếc xe ô tô đó cho D. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự này mà quyền lợi của người bị hạn chế bị xâm phạm thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự này như thế nào? Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự không? Có được tự mình khởi kiện, tham gia tố tụng tại Toà án và tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng không? Hay việc bảo vệ quyền lợi của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong tố tụng dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật? Vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, đối với vụ việc về giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn cần có người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng dân sự tại Toà án, việc khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự tại Toà án và thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị hạn chế sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Cách hiểu thứ hai, đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khi có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp thì họ vẫn được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự, họ được tự mình khởi kiện, tham gia tố tụng tại Toà án và tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà không cần phải có người đại diện theo pháp luật. Cách hiểu thứ nhất dựa trên quy định khoản 2 Điều 85 BLTTDS năm 2015, đó là: “người đại diện theo pháp luật theo quy định của BLDS là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật”. Điều này có nghĩa là, sau khi có quyết định của Toà án tuyên bố một người là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật mà người bị hạn chế có quyền lợi bị xâm phạm trong quá trình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì chính người 40 MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ ĐƯƠNG SỰ LÀ NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC... Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019 đại diện theo pháp luật được Toà án quyết định trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ là người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế khi giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án. Như ví dụ 2 thì do C là người đại diện theo pháp luật của A trong việc xác lập, thực hiện việc bán chiếc xe ô tô nên khi xả ra tranh chấp trong việc mua bán chiếc xe đó với D thì để bảo vệ quyền lợi của A thì C sẽ là người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho A với tư cách người đại diện theo pháp luật. Hay nói cách khác C chính là người đại diện theo pháp luật của A trong quá trình Toà án giải quyết tranh chấp liên quan đến chiếc xe ô tô đó với D. Điều này đồng nghĩa với việc A không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, mọi quyền và nghĩa vụ tố tụng của A sẽ do C thực hiện. Tuy nhiên, cách hiểu này sẽ dẫn đến vướng mắc là nếu trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự về tài sản thì chính người đại diện theo pháp luật do Toà án chỉ định trong quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự lại xâm phạm đến chính quyền lợi của người bị hạn chế hoặc họ không khởi kiện thì ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của người bị hạn chế. Trong trường hợp này do người bị hạn chế bị coi là không có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên người bị hạn chế không thể tự mình khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài ra, người bị hạn chế cũng không thể tự mình yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự được vì theo Điều 379 BLTTDS năm 2015 thì Toà án muốn hủy quyết định này phải do người bị hạn chế không còn ở trong tình trạng bị hạn chế nữa. Để khắc phục điểm hạn chế này thì có ý kiến cho rằng: “Bộ luật dân sự cần bổ sung quy định về giám sát việc đại diện theo pháp luật đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ đại diện cho con chưa thành niên và quy định cho người giám sát có quyền khởi kiện khi người đại diện xâm phạm đến lợi ích của người được đại diện. Đồng thời, khi quan hệ tố tụng phát sinh, đặc biệt là trường hợp yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà giao dịch này do chính người đại diện xác lập, thì khi đó cần cử một đại diện khác cho đương sự trong tố tụng dân sự”3. Tác giả cho rằng cách hiểu thứ hai là hợp lý hơn. Bởi vì, bản chất của việc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân là bảo vệ tài sản của gia đình và của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tránh việc người bị hạn chế phá tán tài sản của gia đình chứ bản thân họ là người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự hoặc là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng được tự thực hiện các giao dịch dân sự trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 21 BLDS năm 2015. Hơn nữa, họ chỉ bị hạn chế thực hiện các quan hệ dân sự mà cụ thể là các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chứ họ không bị hạn chế về năng lực hành vi tố tụng dân sự trừ trường hợp trong quyết định Toà án nói rõ là họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Toà án do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Do đó, cần phải hiểu là nếu trong quyết định Toà án chỉ quyết định người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện cho người bị hạn chế trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì người bị hạn chế vẫn được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế trước Toà án sẽ do chính họ thực hiện. 3 Thân Thị Bích Ngọc (2017), Tlđd, tr. 10. 41Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019 NguyễN Thị Thu hà - TrầN Kim Thọ Tuy nhiên, cách hiểu này có mâu thuẫn với quy định tại Điều 88 BLTTDS năm 2015 không? Theo khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 thì “khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật này thì Toà án chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng”. Quy định này chỉ đúng trong trường hợp như đã phân tích ở trường hợp thứ nhất khi mà trong quyết định của Toà án nói rõ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế tại Toà án do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Do đó, khi Toà án đang giải quyết vụ việc dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTDS năm 2015 thì Toà án chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng. Còn trong trường hợp trong quyết định của Toà án tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ quyết định người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện cho người bị hạn chế trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà không nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác thì việc Toà án chỉ định người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự để tham gia tố tụng theo khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 là không cần thiết. Tuy nhiên, khi người bị hạn chế tự mình khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự tại Toà án thì việc quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của người bị hạn chế vẫn cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (trong quan hệ dân sự) với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan. Việc đồng ý của người đại diện theo pháp luật phải tuân thủ theo quy định tại Điều 125 BLDS năm 2015, tức là phải vì lợi ích của người bị hạn chế, còn trong trường hợp sự đồng ý hay không đồng ý của người đại diện theo pháp luật không vì lợi ích của bị hạn chế hoặc vi phạm điều cấm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Toà án sẽ quyết định. Ví dụ: Anh A đã thành niên bị Toà án tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự do A bị nghiện và phá tán tài sản của gia đình. Trong quyết định của Toà án, vợ anh A là chị B là người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của anh A trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Anh A có một ngôi nhà là tài sản riêng. Với sự đồng ý của chị B, anh A đã bán ngôi nhà cho C với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc mua bán nhà thì hai bên xảy ra tranh chấp. Anh A đã khởi kiện C ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà. Sau khi Toà án thụ lý, Toà án đã triệu tập A, B, C đến tham gia hoà giải. Khi Toà án tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà, giả sử A và C thoả thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà và C trả cho A 800 triệu đồng. Nếu B đồng ý việc thoả thuận của A và C, Toà án kiểm tra xác định việc thoả thuận xuất phát từ ý chí tự nguyện, sự đồng ý của B vì lợi ích của A thì Toà án sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Nếu B không đồng ý với sự thoả thuận của A và C nhưng việc B không đồng ý là không vì lợi ích của A thì Toà án sẽ là quyết định 42 MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ ĐƯƠNG SỰ LÀ NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC... Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019 việc giải quyết tranh chấp căn cứ vào quy định của pháp luật. Do đó, trong trường hợp nếu thấy cần thiết phải quy định về người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Toà án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể về Điều 88 BLTTDS năm 2015, cụ thể: - Trong quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác định rõ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của người bị hạn chế, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người này tại Toà án do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Nếu trong quá trình tham gia tố tụng tại Toà án đối với các vụ việc về giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà không có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTDS năm 2015 thì Toà án sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 chỉ định người đại diện để người đại diện sẽ thay mặt người bị hạn chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự tại Toà án để bảo vệ quyền lợi của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Trong quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không xác định về năng lực hành vi tố tụng dân sự của người bị hạn chế thì người bị hạn chế được coi là có năng lực hành vi tố tụng dân sự, được tự mình tham gia tố tụng, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Tuy nhiên, khi quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của người bị hạn chế vẫn cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (trong quan hệ dân sự). Việc đồng ý của người đại diện theo pháp luật phải tuân thủ theo quy định tại Điều 125 BLDS năm 2015, tức là phải vì lợi ích của người bị hạn chế. Nếu sự đồng ý hay không đồng ý của người đại diện theo pháp luật không vì lợi ích của bị hạn chế hoặc vi phạm điều cấm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Toà án sẽ quyết định. Còn trong trường hợp để bảo vệ quyền con người và xuất phát từ việc người ng- hiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác vẫn là người có năng lực hành vi dân sự cũng như không nên “can thiệp quá sâu vào quyền tự định đoạt của đương sự”4 thì BLDS nên mạnh dạn bỏ quy định về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc bảo vệ tài sản của gia đình người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất khích thích khác và của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ đưa vào phần bảo vệ quyền sở hữu trong BLDS. Do đó, khi người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác mà phá tán tài sản của gia đình thì những người có tài sản mà bị người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác phá tán hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua cơ quan có thẩm quyền. Khi các chủ thể lựa chọn phương thức khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình thì người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác vẫn có năng lực hành vi tố tụng dân sự và sẽ tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự tại Toà án. Đồng thời các quy định về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong BLTTDS cũng bị huỷ bỏ./. 4 Nguyễn Thị Phương Châm (2016), Năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015 nhìn từ góc độ so sánh với Bộ Luật Dân sự Nhật Bản, Tạp chí Toà án số 21/2016, tr. 21.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_vai_y_kien_ve_duong_su_la_nguoi_bi_han_che_nang_luc_hanh.pdf
Tài liệu liên quan