Kết luận và kiến nghị
Sản xuất theo định hướng thị trường là một trong những
giải pháp quan trọng để tăng thu nhập và giảm nghèo cho
nông hộ. Việc xác định mức độ định hướng thị trường của
nông hộ nghèo khu vực miền núi tỉnh Kon Tum được thực
hiện thông qua chỉ số MOI đã cho thấy tình trạng sản xuất
nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn miền núi tỉnh
Kon Tum đang ở mức tự cung tự cấp (MOI<0,5) với tỷ lệ
sản lượng sản phẩm trồng trọt được bán ra thị trường chỉ
39% và sản phẩm chăn nuôi là 6,4%. Các yếu tố ảnh hưởng
lớn đến mức độ định hướng thị trường của hộ nghèo bao
gồm chất lượng đường giao thông, diện tích đất trồng lúa,
khả năng tiếp cận chợ, diện tích đất trồng màu, trình độ
chủ hộ và sở hữu ti vi. Kết quả này gợi ý một số chính sách
trong việc đầu tư nâng cấp hạ tầng về giao thông cho khu
vực miền núi, thành lập các đầu mối thu mua nông sản tại
chỗ để mua nông sản của người dân và đưa ra thị trường,
chuyển đổi một số đất trồng lúa rẫy sang trồng sắn và cây
công nghiệp, đồng thời hình thành các kênh hỗ trợ nâng cao
thông tin thị trường cho người dân.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ định hướng thị trường các sản phẩm nông nghiệp của hộ nghèo khu vực miền núi: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
Đặt vấn đề
Khu vực miền núi Việt Nam là nơi tập trung nhiều nhóm
dân tộc thiểu số (DTTS), có cơ sở hạ tầng kém phát triển,
mức độ tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục còn hạn chế và tỷ
lệ nghèo đói vẫn còn cao [1]. Do xuất phát điểm thấp, địa
hình chia cắt, tác động của thời tiết cực đoan như sạt lở đất,
lũ ống, lũ quét, hạn hán diễn ra nghiêm trọng, khó lường
cùng với chi phí để sản xuất và lưu thông hàng hóa cao, dẫn
đến khu vực miền núi khó thu hút các nguồn lực xã hội đầu
tư phát triển [2]. Tình trạng nghèo đói còn tồn tại khá phổ
biến trong các nhóm DTTS ở khu vực miền núi khi sinh
kế của người dân vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm
nghiệp với thu nhập chưa bằng một nửa so với mức bình
quân chung của cả nước (1,1 triệu so với 2,64 triệu đồng/
người/tháng) [1].
Để tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo và tăng khả năng tiếp
cận với các dịch vụ cơ bản đối với nhóm hộ nghèo, Chính
phủ đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho nhóm
đối tượng này, trong đó gần đây là Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững 2016-2020. Bên cạnh đó,
còn có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào DTTS
được thực hiện bởi các tổ chức trong nước và quốc tế. Trong
chiến lược phát triển, Chính phủ cũng đã xác định thương
mại hóa nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xóa
đói giảm nghèo cho người DTTS khu vực miền núi, cho
nên nhiều chính sách đã được ban hành, như Quyết định
964/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại
miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020.
Trong đó hướng đến việc phát triển các sản phẩm, hàng hóa
có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của
miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào các chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại cả nước và xuất khẩu, qua
đó góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho
người dân khu vực này [3]. Năm 2019, Quốc hội đã có nghị
quyết phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030”
với mục tiêu chính là nâng thu nhập của hộ DTTS đến 2025
tăng gấp 2 lần so với 2020 và đến 2030 tăng gấp 2,5 lần so
với 2026 [2].
Chủ trương nâng cao đời sống nông hộ miền núi thông
qua sản xuất theo định hướng thị trường cũng phù hợp với
xu hướng phát triển của thế giới. Sản xuất theo định hướng
thị trường đã được chứng minh là con đường nâng cao thu
nhập và đời sống cho các nông hộ sản xuất nhỏ ở trên thế
giới [4, 5] cũng như tại Việt Nam [6, 7]. Theo đó, thương
mại hóa nông nghiệp thông qua sản xuất theo định hướng
thị trường là một động lực quan trọng của chuyển đổi cơ
cấu kinh tế và có thể đóng một vai trò quan trọng trong phát
triển nông thôn và giảm nghèo. Đối với nông hộ sản xuất
nhỏ, việc tiến tới thương mại hoá nông nghiệp hoàn toàn
như các trang trại lớn và các công ty đòi hỏi một quá trình
Mức độ định hướng thị trường các sản phẩm
nông nghiệp của hộ nghèo khu vực miền núi:
Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Kon Tum
Nguyễn Tiến Dũng*, Lê Văn Nam, Trần Cao Úy
Tóm tắt:
Sản xuất theo định hướng thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho khu
vực nông thôn và miền núi. Khảo sát 73 hộ nghèo tại tỉnh Kon Tum cho thấy tình trạng sản xuất nông nghiệp của
các hộ này có mức độ định hướng thị trường thấp (MOI=0,313<0,5) với tỷ lệ sản phẩm trồng trọt được bán ra thị
trường là 39% và sản phẩm vật nuôi là 6,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 yếu tố tác động đến định hướng
thị trường của các hộ nghèo, trong đó 6 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê, xếp theo mức độ quan trọng gồm:
giao thông (β=0,372), diện tích đất trồng lúa (β=-0,309), tiếp cận chợ (β=-0,237), diện tích đất trồng màu (β=0,174),
trình độ chủ hộ (β=0,121) và sở hữu ti vi (β=0,119). Kết quả này gợi ý một số chính sách trong việc đầu tư nâng cấp
hạ tầng về giao thông cho khu vực miền núi, thành lập các đầu mối thu mua nông sản tại chỗ, chuyển đổi cây trồng,
phát triển chăn nuôi gia cầm, đồng thời cần hình thành các kênh hỗ trợ nâng cao thông tin thị trường cho người dân.
Từ khóa: định hướng thị trường, hộ nghèo, Kon Tum, miền núi.
Chỉ số phân loại: 5.2
*Tác giả liên hệ: Email: nguyentiendung@huaf.edu.vn
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Ngày nhận bài 12/6/2020; ngày chuyển phản biện 15/6/2020; ngày nhận phản biện 13/7/2020; ngày chấp nhận đăng 21/7/2020
34
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
chuyển đổi lâu dài nhưng cần thiết, phải bắt đầu từ việc định
hướng thị trường trong quá trình sản xuất.
Là một tỉnh miền núi ở cực bắc của cao nguyên Trung
Bộ với độ cao trung bình từ 550-700 m so với mực nước
biển, Kon Tum có diện tích đồi núi chiếm 82,14% trong
tổng số 968.960,64 ha diện tích tự nhiên, có chiều dài biên
giới 280,7 km tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia. Tây
Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng là địa bàn chiến
lược, đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng. Việc
phát triển kinh tế trên địa bàn nhằm nâng cao đời sống của
người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, trở nên cấp bách,
góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội, an ninh
- quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới - lãnh
thổ. Tỉnh Kon Tum có 8 huyện và 1 thành phố, 102 xã,
phường, thị trấn, trong đó có 65 xã đặc biệt khó khăn, 15 xã
biên giới, 849 thôn bản. Dân số toàn tỉnh khoảng 489.900
người, trong đó, DTTS chiếm 53,2%, đông nhất là Sê Đăng
(chiếm 24%), Ba Na (chiếm 11,6%), còn lại là Giẻ Triêng,
Gia Rai, Brâu, Rơ mâm Tỷ lệ hộ nghèo tại Kon Tum còn
cao (chiếm 17,6%, trong tổng số 13.559 hộ, trong đó hộ
nghèo đồng bào DTTS chiếm 88,5%). Phần lớn hộ nghèo
khu vực miền núi tỉnh Kon Tum có các hoạt động sinh kế
chính dựa vào nông, lâm nghiệp. Các cây trồng chính như
lúa nước, lúa rẫy, ngô, sắn, cây công nghiệp chưa mang lại
thu nhập ổn định, trong khi các hoạt động chăn nuôi bò, gà,
dê chưa được đầu tư để trở thành kinh tế hàng hóa nên
không ít hộ nghèo tại các huyện miền núi của tỉnh như Kon
Plong, Kon Rẫy vẫn có các hoạt động sinh kế dựa vào rừng
[8, 9]. Mặc dù vậy, chính sách đóng cửa rừng và việc hình
thành nhiều khu bảo tồn đang khiến các nguồn thu dựa vào
rừng của người dân ngày càng sụt giảm. Thu nhập từ nông
nghiệp trở thành nguồn thu chính của các hộ nghèo DTTS,
tuy nhiên những khó khăn trong tiếp cận thị trường do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng hàng hoá thấp, xa chợ, xa
trung tâm trở thành cản trở lớn đối với việc cải thiện sinh
kế cho người dân [10, 11]. Hơn nữa, việc tổ chức sản xuất
của các nông hộ thiếu định hướng thị trường trở thành rào
cản lớn nhất để hộ có thể chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự
cấp sang sản xuất định hướng hàng hoá [6]. Chính vì vậy,
nghiên cứu mức độ định hướng thị trường các sản phẩm
nông nghiệp của hộ nghèo tại khu vực miền núi tỉnh Kon
Tum có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát
triển sinh kế cho hộ nghèo khu vực miền núi tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Trong quá trình phát triển kinh tế, nông hộ sản xuất theo
định hướng thị trường là một trong những thành phần quan
trọng để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp [4]. Mức độ định
hướng thị trường là yếu tố chính quyết định lợi thế cạnh
tranh [12], liên quan tích cực đến lợi nhuận [5, 7] và đa dạng
sản phẩm mới [4, 6, 13]. Gần đây, định hướng thị trường
của nông dân sản xuất nhỏ đã được đánh giá trong các bối
cảnh khác nhau ở các quốc gia khác nhau [6, 12, 14, 15] cho
thấy, định hướng thị trường về cơ bản là vấn đề quyết định
sản xuất những gì để tối đa hóa lợi nhuận. Định hướng thị
trường của các hộ sản xuất nhỏ đôi khi được gọi là “Thương
mại hóa” [4, 5], “Tham gia thị trường” [16] hoặc “Hội nhập
thị trường” [14], thường được xác định bởi số lượng sản
phẩm nông nghiệp được nông hộ cung cấp cho thị trường so
với tổng lượng sản phẩm nông hộ làm ra [12]. Theo đó, chỉ
số định hướng thị trường (MOI - Market Orientation Index)
được tính theo công thức sau:
Level and determinants
of smallholder’ agricultural
market orientation
in mountain areas: A case
in Kon Tum province, Vietnam
Tien Dung Nguyen*, Van Nam Le, Cao Uy Tran
University of Agriculture and Forestry, Hue University
Received 12 June 2020; accepted 21 July 2020
Abstract:
Market-oriented production is a fundamental activity
toward poverty reduction in rural and mountain areas.
The survey of 73 poor households in Kon Tum province
showed that the smallholder’s orientation market is at a
low level (MOI=0.313<0.5). The products of crops and
livestock sold to the market accounted for 39% and
6.4% respectively. The study results presented 12 factors
affecting smallholder’s market orientation index, but
only 6 of them have statistical significance. They were
ranked from the most to the least important factors
as: transportation (β=0.372), rice land area (β=-0.309),
distance to market (β=-0.237), cropland (β=0.174),
education level (β=0.121), and television ownership
(β=0.119). This result recommends some policies
in investing in upgrading transport infrastructure,
establishing the place of purchase locally, transforming
crops, developing poultry raising, and enhancing market
information for farmers.
Keywords: Kon Tum, market orientation, mountain
areas, smallholder.
Classification number: 5.2
35
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
(LT
i
>0 và 0<MOI
i
<1) [13]
với MOI
i
là chỉ số định hướng thị trường của nông hộ i; L
ik
là diện tích đất canh tác cho cây trồng k (nếu vật nuôi là đất
dành cho chuồng trại, trồng cỏ cho vật nuôi k); LT
i
là tổng
diện tích đất của hộ; α
k
là chỉ số thị trường của cây trồng/vật
nuôi k; α
k
được tính theo công thức:
(Q
k
≥S
k
và 0<α
k
<1) [13]
trong đó: α
k
là tỷ lệ cây trồng hoặc vật nuôi k được bán (S
k
)
trên tổng số cây trồng hoặc vật nuôi k được sản xuất (Q
k
); α
k
nhận giá trị từ 0 đến 1.
Định hướng thị trường trong sản xuất của nông hộ chịu
ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố chính thuộc về (1) đặc điểm
kinh tế - xã hội của nông hộ; (2) đặc điểm của nông trại và
(3) các yếu tố tác động từ bên ngoài như thị trường, chính
sách, dịch vụ hỗ trợ, hạ tầng... Thông qua tổng quan tại
liệu, kế thừa các nghiên cứu của các tác giả ngoài nước như
Gebremedhin (2010) [12], Adenegan (2013) [15], Osmani
(2016) [13], Kyaw (2018) [17], Otekunrin (2019) [16] và
trong nước như Quân (2009) [6], Nghi (2014) [18], kết hợp
khảo sát thông tin thực địa, mô hình nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến định hướng thị trường của hộ nghèo khu vực
miền núi tỉnh Kon Tum bao gồm các thành tố như ở hình 1.
Hình 1. Khung phân tích định hướng thị trường của hộ.
Để kiểm định mô hình lý thuyết này, nghiên cứu sử dụng
mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương trình được
thiết lập như sau:
Y
i
= β
0
+ β
1
X
1i
+ β
2
X
2i
+ + β
p
X
pi
+ e
i [19]
trong đó: Y
i
là biến phụ thuộc; X
pi
là biểu hiện giá trị của
biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i; β
0
, β1,, βp là các hệ số
hồi quy riêng phần; e
i
là sai số ngẫu nhiên (i =1,,n).
Theo đó, định hướng thị trường (MOI) là biến phụ thuộc,
các biến độc lập tác động đến định hướng thị trường ở trong
mô hình này được giải thích bởi các yếu tố ở bảng 1.
Bảng 1. Định nghĩa các biến liên quan đến định hướng thị trường
của hộ.
Tên biến Định nghĩa
Đơn vị
tính
Nguồn tham
khảo
Kỳ
vọng
Sở hữu đất
Là diện tích đất nông hộ sở hữu
tại thời điểm khảo sát
ha [12, 13, 15] +
Trình độ
Trình độ là số năm đi học của chủ
hộ tính đến thời điểm khảo sát
Năm [13, 15, 17] +
Giới tính
Giới tính của chủ hộ, nam = 1,
nữ = 0
1/0 [12, 17] +
Số nhân
khẩu
Số nhân khẩu của hộ Người [12, 13] +
Phương tiện
Phương tiện hộ sở hữu, có = 1,
không = 0
1/0 [13, 18] +
Đầu tư sản
xuất
Chi phí của hộ cho sản xuất VNĐ [13] +
Tiếp cận
khuyến
nông
Hộ có được hỗ trợ từ khuyến
nông không, có = 1, không = 0
1/0 [13, 15, 17] +
Tiếp cận tín
dụng
Số tiền hộ được vay VNĐ [12, 18] +
Tập huấn
Số lớp tập huấn hộ đã từng được
tham gia
Lần [18] +
Tiếp cận chợ
Khoảng cách đến đường lớn gần
nhất, nơi người dân có thể dễ
dàng bán sản phẩm cho thương
lái và người tiêu dùng
Km [12, 17] -
Giao thông
Tỷ lệ % đoạn đường giao thông
thuận lợi
% [12, 17] +
“+”: kỳ vọng tác động thuận đến MOI; “-”: kỳ vọng tác động nghịch đến MOI.
Nguồn: tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu ngoài nước và trong nước.
Chọn điểm và chọn mẫu
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã của huyện Kon
Plong và 3 xã của huyện Kon Rẫy, là hai huyện miền núi
của tỉnh Kon Tum. Kon Plong là huyện miền núi nằm ở
phía đông bắc của tỉnh Kon Tum, một trong những huyện
nghèo nhất của Việt Nam với dân số 26.685 người, có 3.451
hộ nghèo. Kon Rẫy là huyện miền núi cao, nằm ở phía đông
tỉnh Kon Tum, được thành lập trên cơ sở các xã tách ra từ
huyện Kon Plông (cũ) từ 2001, với diện tích 911,35 km2 và
dân số 25.415 người, có 2.412 hộ nghèo. Tại các huyện này,
lựa chọn các khu vực khảo sát tại các xã đặc biệt khó khăn
có phần lớn người DTTS đang sinh sống, tập trung vào các
xã Đak Tăng, Đak Ring, Măng Bút, Hiếu của huyện Kon
Plong; Đak Ruồng, Đak Pne, Đak Kôi của huyện Kon Rẫy.
Đây là các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 22,1 đến 58,8%. Áp dụng
36
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng, 73 hộ
nghèo tại 7 xã của hai huyện Kon Plong và Kon Rẩy được
tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Nghiên cứu
cũng tiến hành phỏng vấn sâu 14 người am hiểu là cán bộ
quản lý nông nghiệp trên địa bàn 2 huyện Kon Plong và Kon
Rẫy. Các số liệu thứ cấp từ các báo các kinh tế - xã hội của
các địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về nông
nghiệp cũng như các bài báo từ các tạp chí khoa học uy tín
trong nước và thế giới được sử dụng để xây dựng cơ sở
nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Xử lý, phân tích dữ liệu
Số liệu được mã hoá, xử lý bằng phần mềm Excel (2016)
và phần mềm SPSS (2020). Thực hiện phân tích thống kế
mô tả tần suất về tỷ lệ %, trung bình, độ lệch chuẩn đối
với các biến liên quan đến đặc điểm nhân khẩu của hộ, tỷ
lệ tham gia sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi của nông
hộ, chỉ số định hướng thị trường của các cây trồng, vật nuôi
của nông hộ trên địa bàn. Thống kê suy luận được thực hiện
thông qua phân tích tương quan và hồi quy về mối quan hệ
giữa định hướng thị trường với tuổi chủ hộ, giới tính, trình
độ, tiếp cận khuyến nông, tín dụng, chợ nhằm đánh giá
chiều hướng và mức độ của các yếu tố này đến định hướng
thị trường của hộ nghèo khu vực miền núi tỉnh Kon Tum.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ nghèo
Các đặc điểm thuộc về nhân khẩu như tuổi chủ hộ, trình
độ văn hoá chủ hộ, nhân khẩu, lao động của của nông hộ
phản ánh được tiềm năng nguồn nhân lực của mỗi hộ sản
xuất. Trong khi giá trị các tài sản hộ đang sở hữu như các
phương tiện sản xuất, điện thoại, ti vi, xe máy cho biết
nguồn lực vật chất của hộ phục vụ quá trình sản xuất và kết
nối thị trường. Nghiên cứu lựa chọn các đặc điểm này và hai
chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu để phản ánh được đặc điểm
kinh tế - xã hội của các hộ nghèo đang sinh sống ở khu vực
miền núi tỉnh Kon Tum (bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ nghèo tại Kon Tum.
Đặc điểm
Đơn vị
tính
Giá trị
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn nhất
Tuổi chủ hộ Năm 31,6 9,2 21 70
Trình độ văn hóa
chủ hộ
Lớp 7,0 3,7 0 12
Tổng nhân khẩu Người 4,1 1,1 3 8
Số lao động chính Người 2,2 0,6 1 4
Tài sản, phương tiện VNĐ 6.993.151 7.914.637 0 32.000.000
Tổng chi tiêu VNĐ 7.806.849 5.648.356 120.000 31.300.000
Tổng thu nhập VNĐ 7.552.313 9.879.104 500.000 60.855.000
Nguồn: phỏng vấn hộ, 2019.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, các đặc điểm nhân khẩu của hộ
nghèo khá cao, trong khi thu nhập và chi tiêu của hộ tương đối
thấp. Bình quân chủ hộ có độ tuổi tương đối trẻ (31,6) và trình
độ văn hoá hoá ở mức khá (lớp 7). Mỗi hộ nghèo có bình quân
2 người lao động chính để nuôi sống 4 nhân khẩu. Cá biệt có
hộ có tới 8 nhân khẩu và có hộ cũng có tới 4 lao động tham
gia sản xuất nông nghiệp. Các tài sản hộ sở hữu bao gồm các
phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất như máy cưa, máy
bơm, xe máy và một số phương tiện có thể hữu ích trong liên
lạc và thu nhận thông tin như ti vi, điện thoại, điện thoại thông
minh. Trung bình tổng giá trị các tài sản này của hộ nghèo
khoảng gần 7 triệu đồng, mức tương đối thấp về nguồn tài
sản vật chất của hộ. Các chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu phản
ánh thực trạng sản xuất và đời sống của hộ cho thấy hộ nghèo
tại khu vực khảo sát có thu nhập và chi tiêu đang ở mức thấp,
tương ứng gần 8 triệu đồng mỗi hộ. Nhìn chung, về điều kiện
nguồn nhân lực của các hộ khảo sát tương đối tốt, tuy nhiên
các tài sản phương tiện của hộ đang ở mức thấp, trong khi thu
nhập và chi tiêu hạn chế, phần nào cho thấy được mức độ khó
khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của hộ nghèo tại khu
vực khảo sát.
Đặc điểm hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo
Hoạt động trồng trọt: tại khu vực nghiên cứu, bên cạnh
lâm nghiệp, hoạt động trồng trọt có vai trò quan trọng trong
sinh kế của nông hộ. Đặc biệt trong bối cảnh chính sách đóng
cửa rừng hiện nay, các hoạt động trồng cây lương thực như
lúa, ngô có ý nghĩa đối với an ninh lương thực của hộ nghèo,
trong khi nhiều loại cây công nghiệp, cây dược liệu đã được
chứng minh mang lại thu nhập cho nông hộ miền núi.
Bảng 3. Đặc điểm hoạt động trồng trọt của hộ nghèo tại tỉnh Kon
Tum.
Hoạt động
Tỷ lệ hộ
trồng (%)
Diện tích trung
bình (sào)
Độ lệch
chuẩn (sào)
Giá trị lớn
nhất (sào)
Trồng lúa rẫy 20,6 0,9 3,0 20,0
Trồng lúa nước 94,5 1,8 1,4 6,0
Trồng ngô 9,6 0,2 0,7 4,0
Trồng sắn 75,3 2,4 3,1 20,0
Trồng cây công nghiệp 49,3 0,9 1,3 7,0
Trồng cây lâm nghiệp 24,7 1,2 4,4 25,0
Tổng 7,4 6,7 35,0
1 sào = 500 m2.
Nguồn: phỏng vấn hộ, 2019.
Bảng 3 mô tả các cây trồng chính của hộ nghèo tại khu vực
khảo sát bao gồm lúa rẫy, lúa nước, ngô, sắn, cây công nghiệp,
cây lâm nghiệp, cho thấy hoạt động trồng trọt của nông hộ
khá đa dạng. Lúa nước và sắn là hai loại cây trồng phổ biến
nhất, tương ứng 94,5% và 75,3% hộ tham gia canh tác. Các
cây công nghiệp như cao su, cà phê được khoảng 50% hộ thực
hiện, trong khi lúa rẫy và cây lâm nghiệp có khoảng 20-25%
số hộ sản xuất, và chỉ khoảng gần 10% nông hộ có trồng ngô.
Về quy mô sản xuất, trung bình mỗi hộ có khoảng 7,4 sào để
thực hiện canh tác nông nghiệp, trong đó diện tích lớn nhất là
đất trồng sắn và lúa nước, tương ứng 2,4 và 1,8 sào/hộ. Tiếp
37
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
đến hộ có khoảng 0,9 đến 1,2 sào để trồng cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp, lúa rẫy, và thấp nhất là đất trồng ngô chỉ khoảng
0,2 sào/hộ. Nhìn chung đối với vùng miền núi, sinh kế phụ
thuộc nhiều vào nguồn vốn đất đai, nhưng bình quân diện tích
đất canh tác của các hộ nghèo tại khu vực khảo sát cho thấy còn
khá thấp. Điều này dẫn đến những khó khăn cho các hộ trong
việc chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá theo định hướng
thị trường.
Hoạt động chăn nuôi: xu hướng chuyển dịch từ trồng trọt
sang chăn nuôi là hướng đi tăng hiệu quả trong điều kiện diện
tích đất canh tác hạn chế. Việc xác định và lựa chọn các vật
nuôi phù hợp với điều kiện vùng miền núi là một trong những
giải pháp phát triển sinh kế hướng đến giảm nghèo bền vững
cho người dân.
Bảng 4. Đặc điểm hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Hoạt động
Tỷ lệ hộ
nuôi (%)
Trung bình
(con)
Độ lệch
chuẩn (con)
Giá trị lớn
nhất (con)
Chăn nuôi trâu bò 49,3 0,8 1,1 5,0
Chăn nuôi lợn 52,1 1,7 2,5 8,0
Chăn nuôi dê 2,7 0,1 0,4 3,0
Chăn nuôi gà 58,9 3,7 4,8 20,0
Chăn nuôi ngan 58,9 3,6 6,7 50,0
Tổng 9,9 9,4 69,0
Nguồn: phỏng vấn hộ, 2019.
Thực trạng hoạt động chăn nuôi của hộ nghèo ở khu vực
miền núi tỉnh Kon Tum được mô tả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ hộ
tham gia các hoạt động chăn nuôi chưa cao, đặc biệt quy mô
chăn nuôi các gia súc lớn còn thấp. Tỷ lệ chăn nuôi trâu bò và
lợn gần tương đương nhau (49,3% và 52,1%), tuy nhiên bình
quân mỗi hộ nghèo chỉ có khoảng 0,8 con trâu, bò, trong khi
chăn nuôi lợn với quy mô trung bình chỉ 1,7 con/hộ. Dê là một
loại vật nuôi khá phổ biến tại các vùng đồi núi nhưng lại chỉ
có khoảng 2,7% hộ nghèo tại Kon Tum nuôi. Điều này có thể
do điều kiện khí hậu địa phương, cũng có thể do tập quán chăn
nuôi và năng lực của hộ chưa phù hợp với phương thức chăn
nuôi dê. Trong khi đó, các loại gia cầm bao gồm ngan, gà được
các hộ nghèo nuôi nhiều hơn, nhưng cũng chưa tới 60% hộ áp
dụng. Đáng chú ý, quy mô chăn nuôi gia cầm rất nhỏ, với trung
bình chưa tới 4 con/hộ, điều này là yếu tố hạn chế để có thể
cung ứng sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia cầm ra thị trường.
Mức độ định hướng thị trường các sản phẩm nông nghiệp
của hộ nghèo
Định hướng thị trường là một chỉ tiêu quan trọng trong tiến
trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang
sản xuất hàng hoá. Để giải thích mức độ định hướng thị trường,
nghiên cứu sử dụng chỉ số MOI. Chỉ số này thể hiện mối quan
hệ giữa tỷ lệ sản lượng sản phẩm hộ bán ra thị trường so với sản
lượng sản phẩm hộ sản xuất và liên quan đến mức độ sử dụng
đất đai của hộ. Giá trị của chỉ số MOI nằm trong khoảng (0,
1) sẽ nói lên mức độ thương mại hoá trong sản xuất của nông
hộ. Theo đó, nếu MOI<0,5 chứng tỏ sản xuất nông hộ đang
ở dạng tự cung tự cấp (subsistence system), 0,5≤MOI<0,75
thể hiện sản xuất nông hộ đã thương mại hoá một phần (semi-
commercial system) và nếu MOI≥0,75 chứng tỏ sản xuất nông
hộ đã thương mại hoá (commercial system) [4, 15]. Kết quả về
mức độ định hướng thị trường của nông hộ nghèo tại khu vực
miền núi tỉnh Kon Tum được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Mức độ định hướng thị trường sản phẩm trồng trọt của
hộ nghèo tại Kon Tum năm 2019.
Cây trồng Lúa rẫy Lúa nước Ngô Sắn
Cây công
nghiệp
Cây lâm
nghiệp
Tổng
Tổng giá trị (VNĐ) 378.699 1.803.151 80.959 2.247.740 551.781 556.849 5.619.178
Giá trị bán (VNĐ) 0 56.027 0 1.647.945 396.534 89.041 2.189.548
Tỷ lệ cây trồng bán
của hộ - α
c
(%)
0,0 3,1 0,0 73,3 71,9 16,0 39,0
Vật nuôi Trâu bò Lợn Dê Gà Ngan - Tổng
Tổng giá trị (VNĐ) 5.904.110 1.415.068 95.890 302.192 456.164 - 8.173.425
Giá trị bán (VNĐ) 188.356 102.593 18.265 90.137 121.972 - 521.323
Tỷ lệ vật nuôi bán
của hộ - α
L
(%)
3,2 7,3 19,0 29,8 26,7 - 6,4
Chỉ số định hướng thị trường của hộ
Chỉ tiêu
Số quan
sát
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Chỉ số định hướng thị trường cây trồng (CMOI) 73 0,314 0,254 0 0,77
Chỉ số định hướng thị trường vật nuôi (LMOI) 73 0,087 0,189 0 0,64
Chỉ số định hướng thị trường của hộ (MOI) 73 0,313 0,253 0 0,76
Nguồn: phỏng vấn hộ, 2019.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số định hướng thị trường
của hộ nghèo khu vực miền núi tỉnh Kon Tum chỉ là 0,313<0,5,
cho thấy sản xuất nông nghiệp của nông hộ đang ở tình trạng
tự cung tự cấp. Hoạt động trồng trọt có mức độ định hướng thị
trường cao hơn hoạt động chăn nuôi, tương ứng chỉ số CMOI
và LMOI lần lượt là 0,314 và 0,087. Điều này cũng thể hiện
rõ, có 39% sản lượng sản phẩm trồng trọt được hộ bán ra thị
trường, trong khi chỉ có 6,4% sản lượng sản phẩm chăn nuôi
lưu thông ra thị trường. Trong số các cây trồng, sắn có khả năng
thương mại hoá cao nhất, khi có tới 73,3% được hộ bán ra thị
trường. Nguyên nhân do đây là sản phẩm hộ có thể sản xuất số
lượng lớn và có nhà máy chế biến sắn trên địa bàn, tuy nhiên
một số hộ cách xa nhà máy cũng không thể tiêu thụ thông qua
nhà máy và phải sử dụng cho chăn nuôi hoặc nấu rượu. Lúa
nước là cây trồng có tổng giá trị sản xuất lớn thứ hai trong tổng
số cây trồng của hộ nghèo, tuy nhiên mức độ thương mại hoá
rất thấp, chỉ có 3,1% được bán ra thị trường do đây là cây trồng
chính để đảm bảo an ninh lương thực cho hộ. Hơn nữa, mức độ
tiêu thụ lúa cũng chỉ trong phạm vi nội tại của các địa phương
và rất khó để thương mại hoá khi quỹ đất hạn chế và trình độ
canh tác của nông hộ nghèo còn thấp, khó đạt sản lượng đủ lớn
để bán ra thị trường. Cây công nghiệp như cao su, cà phê là sản
phẩm thương mại hoá tiềm năng của hộ với 71,9% sản lượng
được bán ra thị trường nhưng thường tập trung vào những hộ có
diện tích đất phù hợp và được hỗ trợ của các dự án hỗ trợ phát
38
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
triển sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. Đối với hoạt động chăn
nuôi, gà là vật nuôi có tiềm năng thị trường cao nhất với 29,8%
sản lượng sản phẩm được hộ bán, ngan xếp thứ hai với 26,7%.
Đây là những sản phẩm được hộ đánh giá dễ tiêu thụ do có thể
tiêu thụ nội địa hoặc được bán theo hình thức đổi thực phẩm
với các thương lái bán hàng lưu động. Đáng chú ý trong các gia
súc, dê có tiềm năng thị trường cao hơn lợn và trâu bò với tỷ lệ
bán ra thị trường là 19% so với 7,3% ở lợn và 3,2% ở trâu, bò.
Đây có thể là một gợi ý để các hộ nghèo hướng đến phát triển
chăn nuôi dê trong tương lai. Nhìn chung, mức độ định hướng
thị trường của các hộ nghèo ở miền núi tỉnh Kon Tum đang rất
thấp, hệ thống sản xuất đang ở dạng tự cung tự cấp nên khó tạo
sự đột phát trong cải thiện thu nhập của hộ. Nội dung tiếp theo
của nghiên cứu này sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ định hướng thị trường của hộ, qua đó đề xuất các giải pháp
nâng cao khả năng định hướng thị trường cho hộ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ định hướng thị
trường của hộ nghèo
Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến để xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến biến định hướng thị trường
(MOI - biến phụ thuộc) về mức độ và chiều hướng. Trên cơ
sở phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc
lập và loại bỏ các biến có hệ số tương quan thấp, các biến còn
lại được đưa vào mô hình gồm diện tích đất trồng lúa nước,
diện tích đất trồng màu, trình độ chủ hộ, sở hữu điện thoại,
sở hữu xe máy, sở hữu ti vi, chi phí đầu tư sản xuất, tiếp cận
khuyến nông, tiếp cận tín dụng, tập huấn, tiếp cận chợ, giao
thông. Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến
mức độ định hướng thị trường.
Biến độc lập
Hệ số
hồi quy
(B)
Sai số
chuẩn
Hệ số hồi
quy chuẩn
hoá (β)
t
Mức ý
nghĩa
(Sig)
Nhân tố phóng
đại phương sai
(VIF)
(Hằng số) 0,308 0,215 1,438 0,156
Diện tích đất trồng
lúa nước
-0,076 0,019 -0,309 -3,971 0,000*** 1,518
Diện tích đất trồng màu 0,020 0,009 0,174 2,321 0,024* 1,411
Trình độ chủ hộ 0,011 0,007 0,121 1,732 0,088* 1,222
Sở hữu điện thoại -0,056 0,060 -0,064 -0,919 0,362 1,213
Sở hữu xe máy -0,054 0,052 -0,072 -1,035 0,305 1,209
Sở hữu ti vi 0,098 0,057 0,119 1,716 0,091* 1,194
Đầu tư sản xuất 0,026 0,020 0,090 1,300 0,198 1,202
Tiếp cận khuyến nông 0,058 0,053 0,082 1,099 0,276 1,405
Tiếp cận tín dụng 0,001 0,001 0,066 0,936 0,353 1,244
Tập huấn -0,026 0,021 -0,098 -1,261 0,212 1,513
Tiếp cận chợ -0,005 0,002 -0,237 -2,097 0,040** 1,891
Giao thông 0,640 0,201 0,372 3,183 0,002*** 1,413
Biến phụ thuộc: MOI; dung lượng mẫu quan sát=73
F=15,851***; R=0,872; R2=0,760; R2 hiệu chỉnh=0,712; Durbin-Watson=1,623
*,**,***: mức tin cậy 90%, 95% và 99%.
Kết quả phân tích hồi quy thấy kiểm định F có giá trị là
15,851 với mức ý nghĩa (Sig = 0,000), chứng tỏ mô hình hồi
quy tuyến tính bội là phù hợp và có thể sử dụng được. Hệ
số phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1,891<2 chứng tỏ
không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin-Watson
(1<d=1,623<3) đảm bảo mô hình không có sự tự tương
quan. Giá trị R2=0,760, R2 hiệu chỉnh=0,712, chứng tỏ mức
độ phù hợp của mô hình ở mức khá. Điều này cũng có ý
nghĩa rằng, các biến được đưa vào mô hình giải thích 71,2%
phương sai của biến phụ thuộc, hay 71,2% sự thay đổi về
chỉ số MOI do 12 biến độc lập quyết định.
Số liệu từ bảng 6 cho thấy các yếu tố diện tích đất trồng
màu, trình độ chủ hộ, sở hữu ti vi, đầu tư sản xuất, tiếp cận
khuyến nông, tiếp cận tín dụng và giao thông ảnh hưởng
tích cực đến định hướng thị trường của hộ nghèo (hệ số
β dương), trong khi các yếu tố diện tích đất trồng lúa, sở
hữu điện thoại, sở hữu xe máy, tập huấn và tiếp cận chợ
ảnh hưởng tiêu cực (hệ số β âm). Thông qua giá trị hệ số
hồi quy β cho thấy, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến định
hướng thị trường của hộ là yếu tố giao thông (β=0,372),
tiếp đến là diện tích đất trồng lúa (β=-0,309), tiếp cận chợ
(β=-0,237), diện tích đất trồng màu (β=0,174), trình độ chủ
hộ (β=0,121) và sở hữu ti vi (β=0,119). Các yếu tố này có
ý nghĩa thống kê α từ 0,01 đến 0,1, trong khi các yếu tố
tác động còn lại không có ý nghĩa thống kê. Giải thích về
mức độ ảnh hưởng này, kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố
đường giao thông (dựa trên chỉ tiêu về tỷ lệ chất lượng các
đoạn đường giao thông được nông hộ đánh giá thuận lợi khi
họ muốn đưa sản phẩm ra thị trường) có tác động thuận với
chỉ số MOI, có nghĩa chất lượng đường giao thông càng tốt
thì sản phẩm nông hộ tiêu thụ ra thị trường càng dễ dàng
hơn. Thực tế tại Kon Tum, các xã Đak Ruồng, Đăk Pne và
Đak Kôi của huyện Kon Rẫy có điều kiện đường giao thông
thuận lợi, nên các hộ nghèo ở các xã này dễ dàng hơn trong
việc bán các sản phẩm đến người tiêu dùng, thương lái và
nhà máy, trong khi một số xã ở huyện Kon Plong như xã
Đak Ring, Măng Bút, địa hình cách trở, đường hẹp, dốc,
mặt đường xấu, đi lại khó khăn nên phần lớn hộ khó khăn
trong tiếp cận thị trường.
Tương tự yếu tố tiếp cận chợ, dựa trên khoảng cách từ
nhà đến đường lớn gần nhất (ở địa bàn nghiên cứu là Quốc
lộ 24 - con đường chính đi qua địa bàn hai huyện Kon Plong
và Kon Rẫy - nơi người dân có thể dễ dàng bán các nông
sản cho thương lái hoặc người tiêu dùng) có tác động nghịch
đến định hướng thị trường của hộ. Những hộ cách xa Quốc
lộ 24 có định hướng thị trường thấp hơn những hộ ở gần con
đường này. Phản ánh từ khảo sát thực địa cho thấy, một số
xã ở huyện Kon Plong, các hộ nghèo ở cách xa trung tâm
huyện tới hơn 50 km (Đak Ring), hơn 40 km (Măng Bút),
hơn 30 km (Đak Tăng, Hiếu) nên người dân rất khó khăn
trong việc vận chuyển các sản phẩm bán ra thị trường, cá
biệt ở xã Đak Ring hầu như các sản phẩm được người dân
làm ra chủ yếu tiêu thụ gia đình hoặc đổi lấy thực phẩm (cá,
39
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
thịt, gia vị) từ một vài thương lái bán hàng lưu động.
Yếu tố diện tích đất màu có tác động tích cực đến định
hướng thị trường, trong khi yếu tố diện tích trồng lúa nước
lại có tác động nghịch là do đất màu chủ yếu được trồng sắn
và đã có nhà máy chế biến sắn trên địa bàn nên những hộ
có diện tích sắn càng lớn, tỷ lệ sản phẩm bán ra thị trường
càng cao. Trong khi đó, quỹ đất trồng lúa nước khá hạn chế,
lượng lúa người dân làm ra chủ yếu chỉ phục vụ tiêu dùng
gia đình và những người có diện tích lúa lớn hơn những hộ
khác thường có xu hướng làm đủ ăn và không có động lực
sản xuất những sản phẩm khác để bán nên diện tích trồng
lúa có tác động nghịch đến chỉ số MOI. Hai yếu tố ảnh
hưởng còn lại có ý nghĩa thống kê là sở hữu ti vi và trình độ
chủ hộ đều giúp cho hộ nâng cao được kiến thức và thông
tin về thị trường nên hộ sẽ có những hoạt động định hướng
thị trường tốt hơn trong sản xuất.
Kết luận và kiến nghị
Sản xuất theo định hướng thị trường là một trong những
giải pháp quan trọng để tăng thu nhập và giảm nghèo cho
nông hộ. Việc xác định mức độ định hướng thị trường của
nông hộ nghèo khu vực miền núi tỉnh Kon Tum được thực
hiện thông qua chỉ số MOI đã cho thấy tình trạng sản xuất
nông nghiệp của các hộ nghèo trên địa bàn miền núi tỉnh
Kon Tum đang ở mức tự cung tự cấp (MOI<0,5) với tỷ lệ
sản lượng sản phẩm trồng trọt được bán ra thị trường chỉ
39% và sản phẩm chăn nuôi là 6,4%. Các yếu tố ảnh hưởng
lớn đến mức độ định hướng thị trường của hộ nghèo bao
gồm chất lượng đường giao thông, diện tích đất trồng lúa,
khả năng tiếp cận chợ, diện tích đất trồng màu, trình độ
chủ hộ và sở hữu ti vi. Kết quả này gợi ý một số chính sách
trong việc đầu tư nâng cấp hạ tầng về giao thông cho khu
vực miền núi, thành lập các đầu mối thu mua nông sản tại
chỗ để mua nông sản của người dân và đưa ra thị trường,
chuyển đổi một số đất trồng lúa rẫy sang trồng sắn và cây
công nghiệp, đồng thời hình thành các kênh hỗ trợ nâng cao
thông tin thị trường cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Cao Thịnh,
Nguyễn Thị Nhung, Tạ Thị Khánh Vân (2017), Tổng quan thực trạng
kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số,
content/dam/vietnam/docs/Publications/Bao cao 53 dan toc.pdf.
[2] Quốc hội (2019), Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề
án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-
2030.
[3] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 964/QĐ-TTg phê
duyệt chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa
và hải đảo giai đoạn 2015-2020.
[4] P.L. Pingali and M.W. Rosegrant (1995), “Agricultural
commercialization and diversification: processes and policies”, Food
Policy, 20(3), pp.171-185, DOI: 10.1016/0306-9192(95)00012-4.
[5] J. von Braun (1995), “Agricultural commercialization: impacts
on income and nutrition and implications for policy”, Food Policy,
20(3), pp.187-202, DOI: 10.1016/0306-9192(95)00013-5.
[6] T.T. Quan and W. Keith (2009), “Transition from subsistence
farming to commercial agriculture in Quang Binh Province, Vietnam”,
Dep. Agric. Manag. Prop. Stud.,
[7] Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011), “Các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu
Long”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 18a, tr.240-250,
https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-7090/baibao-5497.html.
[8] Nguyễn Thị Thu Hoa (2019), Sinh kế hiện nay của người Xơ
Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sỹ
dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam.
[9] UBND tỉnh Kon Tum (2018), Quyết định số 31/2018/QĐ-
UBND về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 điều 1 của Quyết
định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và
sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020.
[10] Lê Tấn Hiển (2017), Phát triển sinh kế bền vững cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[11] Phan Xuân Lĩnh (2016), Nguồn lực sinh kế của đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đak Lak, Luận án Tiến sỹ, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
[12] B. Gebremedhin and M. Jaleta (2010), Commercialization
of smallholders: does market orientation translate into market
participation?, https://cgspace.cgiar.org/handle/10568/3015.
[13] A.G. Osmani and E. Hossain (2016), “Economic insights
- trends and challenges smallholder farmers’ market orientation
and the factors affecting it in Bangladesh”, Econ. Insights - Trends
Challenges, 5(3), pp.9-18.
[14] W.K. Tessema, P.T.M. Ingenbleek, H.C.M. van Trijp (2019),
“Refining the smallholder market integration framework: a qualitative
study of Ethiopian pastoralists”, NJAS - Wageningen J. Life Sci., 88,
pp.45-56, DOI: 10.1016/j.njas.2018.12.001.
[15] K.O. Adenegan, S. Olorunsomo, Linus Onyeka Ezealaji
Nwauwa (2013), “Determinants of market orientation among
smallholders cassava farmers in Nigeria”, Global Journal of
Management and Business Research Finance, 13(6), https://
journalofbusiness.org/index.php/GJMBR/article/view/1137/1048.
[16] O.A. Otekunrin, S. Momoh, I.A. Ayinde (2019), “Smallholder
farmers’ market participation: concepts and methodological approach
from Sub-Saharan Africa”, Curr. Agric. Res. J., 7(2), pp.139-157,
DOI: 10.12944/carj.7.2.02.
[17] N.N. Kyaw, S. Ahn, S.H. Lee (2018), “Analysis of the factors
influencing market participation among smallholder rice farmers in
Magway region, central dry zone of Myanmar”, Sustain., 10(12),
pp.1-15, DOI: 10.3390/su10124441.
[18] Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2014), “Khả năng tiếp
cận thị trường của nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 35, tr.24-31.
[19] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ
liệu nghiên cứu với SPSS - Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.27-45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muc_do_dinh_huong_thi_truong_cac_san_pham_nong_nghiep_cua_ho.pdf