Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng trung bình của
Pb và Hg trong trầm tích ở cửa An Hòa, sông Trường Giang
tương ứng là 19,356mg/kg và 0,557mg/kg, nằm trong
khoảng giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN
43:2012/BTNMT. Giá trị Igeo trung bình của Pb là -0,888,
của Hg là -0,433, điều này cho thấy vùng nghiên cứu không
bị ô nhiễm đối với từng KLN. Giá trị RI dao động trong
khoảng từ 20,561 đến 132,768, trung bình của toàn khu vực
nghiên cứu là 59,277, có thể kết luận rằng khu vực này
đang có rủi ro ở mức độ thấp với 2 kim loại nặng Hg và Pb
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ ô nhiễm và rủi ro của thủy ngân và chì trong trầm tích mặt tại cửa an hòa, sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 153
MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ RỦI RO CỦA THỦY NGÂN VÀ CHÌ TRONG
TRẦM TÍCH MẶT TẠI CỬA AN HÒA, SÔNG TRƯỜNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
CONTAMINATION DEGREE AND ECOLOGICAL RISK OF MERCURY AND LEAD IN
SURFACE SEDIMENT SAMPLED AT AN HOA ESTUARY, TRUONG GIANG RIVER,
QUANG NAM PROVINCE
Phan Nhật Trường, Võ Văn Minh, Ngô Quang Hợp, Đoạn Chí Cường
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; dccuong@ued.udn.vn
Tóm tắt - Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá mức độ
ô nhiễm và rủi ro của hai kim loại nặng (KLN) Thủy ngân (Hg) và
Chì (Pb) trong trầm tích tại cửa An Hòa, sông Trường Giang thuộc
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
hàm lượng Hg và Pb trung bình lần lượt là 0,557mg/kg và 19,356
mg/kg; hầu hết hàm lượng của hai KLN này trong các mẫu trầm
tích mặt đều thấp hơn giới hạn cho phép khi so sánh với
QCVN43:2012/BTNMT. Bên cạnh đó, chỉ số Igeo cũng đã được sử
dụng để thể hiện mức độ tích lũy trong khi chỉ số RI chỉ thị cho rủi
ro của hai kim loại nặng này. Với những giá trị Igeo và RI tính toán
được, chúng tôi kết luận rằng khu vực nghiên cứu chưa bị ô nhiễm
đối với từng KLN nghiên cứu với giá trị Igeo(Pb) và Igeo(Hg) lần
lượt là -0,888 và -0,433; mức độ rủi ro đối với Pb và Hg trong trầm
tích là thấp với giá trị RI trung bình bằng 59,277.
Abstract - This research is conducted to determine the degree of
contamination and ecological risk of the 2 heavy metals Mercury
(Hg) and Lead (Pb) in surface sediment sampled at An Hoa
estuary, Truong Giang river, Nui Thanh district, Quang Nam
province. The result show that the average contents of Hg and Pb
are 0.557mg/kg and 19.356 mg/kg, respectively; most samples
had Hg and Pb contents lower than permissible limit of
QCVN43:2012/BTNMT regulation. Moreover, Geo-accummulation
index (Igeo) is applied to estimate the accumulation degree of
heavy metal in sediment, and the Risk index (RI) is used to
evaluate the ecological risks of the concerned heavy metals. The
calculated values demonstrate that study sites are not
contaminated by mercury and lead with Igeo(Pb) = -0.888 and
Igeo(Hg) = -0.433; the ecological risk of Pb and Hg in surface
sediment is low, with the average RI of 59.277.
Từ khóa - mức độ ô nhiễm; rủi ro sinh thái; chỉ số tích lũy ô nhiễm;
kim loại nặng; trầm tích mặt.
Key words - degree of contamination; ecological risk; Geo-
accumulation; heavy metals; surface sediment.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, sự phát triển các hoạt động kinh
tế ở nước ta đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đặc biệt, sự hiện diện của kim loại nặng trong môi
trường đất, nước đang là vấn đề môi trường được cộng
đồng quan tâm.
Vùng cửa sông, ven biển thường là nơi có những hệ
sinh thái đặc trưng với hệ động thực vật rất đa dạng. Tuy
nhiên, đây cũng là nơi tích tụ các chất ô nhiễm có nguồn
gốc từ nội địa. Trong môi trường nước, trầm tích mặt
thường được hình thành bởi sự lắng đọng của các vật chất
lơ lửng theo thời gian, tốc độ lắng đọng của các hạt trầm
tích này thường phụ thuộc vào tốc độ của dòng chảy cũng
như mức độ xáo trộn của thủy vực; đồng thời, các vật chất
lơ lửng này thường có vai trò quan trọng trong việc hấp phụ
các kim loại nặng, nó có thể tạo thành phức kim loại với
các hợp chất hữu cơ. Sự tích lũy cao KLN dạng vết trong
trầm tích có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ
sinh thái thủy sinh và sức khỏe con người thông qua sự
khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn [1].
Phân tích rủi ro sinh thái là một trong những việc làm
cần thiết trong công tác giám sát môi trường, nó cung cấp
thông tin về những tác động sinh thái tiêu cực tiềm năng
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hệ sinh thái cũng như sức
khỏe con người. Xác định rủi ro sinh thái từ trầm tích mặt
thông qua chỉ số RI đã được Lars Hakanson đề xuất và
được áp dụng rộng rãi bởi những ưu điểm: (1) dữ liệu từ
các trầm tích cung cấp các giá trị trung bình ổn định theo
thời gian; (2) các mẫu trầm tích mặt là tương đối dễ dàng
để thu thập tại hiện trường; (3) tính đại diện mẫu theo thời
gian và không gian có thể được đánh giá theo một cách khá
đơn giản; và (4) phân tích hàm lượng KLN trong trầm tích
có thể dễ dàng hơn vì hàm lượng các KLN trong trầm tích
thường cao hơn so với trong các loại môi trường khác [2].
Đây là một trong những phương pháp phổ biến trên
thế giới nhưng vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở
Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin khoa học
về sự tích lũy hai KLN Pb và Hg tại khu vực, cũng như
những rủi ro sinh thái mà hai KLN này có thể gây ra.
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Các mẫu trầm tích trong nghiên cứu
này được lấy tại cửa An Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam (hình 1). Hệ thống sông ngòi chảy qua
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bao gồm sông Tam
Kỳ, sông Trường Giang, sông Ba Túc, sông An Tân,
sông Trầu. Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây,
Tây Bắc chảy về phía Đông đổ ra biển qua cửa An Hòa
và cửa Lở.
Về thời gian: Các mẫu trầm tích mặt trong nghiên cứu
này được lấy trong khoảng thời gian từ tháng 9/2015 đến
tháng 4/2016.
2.2. Phương pháp lấy và xử lí mẫu trầm tích
Các mẫu trầm tích mặt (15 mẫu, có độ sâu từ 10 –
20cm) được lấy bằng dụng cụ chuyên dụng Eckman theo
hướng dẫn TCVN 6663:13-2000. Sau đó, mẫu được bỏ
154 Võ Văn Minh, Phan Nhật Trường, Ngô Quang Hợp, Đoạn Chí Cường
vào túi nhựa zipper, ghi nhãn và chuyển về phòng thí
nghiệm và bảo quản theo TCVN 6663:15-2000. Mẫu
được xử lý sơ bộ bằng cách để khô tự nhiên ở nhiệt độ
phòng trước khi nghiền mịn, đồng nhất mẫu và rây qua
lưới có kích thước 0,2mm để chuẩn bị cho các bước phân
tích tiếp theo.
Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu và vị trí lấy mẫu
2.3. Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu trầm tích sau khi được xử lý sơ bộ theo hướng dẫn
của TCVN 6647:2000 (Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ đất
để phân tích lý hóa) sẽ được tiến hành vô cơ hóa theo
hướng dẫn của TCVN 6649-2000 (Chất lượng đất – Chiết
các nguyên tố vết tan trong nước cường thủy). Cụ thể, cân
3g mẫu trầm tích khô chính xác đến 0,001g cho vào ống vô
cơ hóa mẫu của thiết bị DK20, tiếp theo thêm vào đúng
21ml HCl và 7ml HNO3 rồi ngâm mẫu trong tủ hút ít nhất
16 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau đó tăng nhiệt độ của hỗn hợp
đến khi đạt điều kiện hồi lưu và duy trì trong 2h. Mẫu sau
đó để nguội, cho phần lớn cặn không tan của huyền phù
lắng xuống; thu dịch lọc, định mức đến 100ml bằng dung
dịch HNO3 1%. Tiến hành lọc mẫu bằng giấy lọc Whatman
No.5.
Sau khi mẫu được vô cơ hóa, hàm lượng KLN trong
trầm tích được xác định bằng phương pháp hấp thụ
nguyên tử trên máy AAS Zenit 700P theo hướng dẫn của
TCVN 8882:2011 đối với Hg và TCVN 6496:1999 đối
với Pb.
2.4. Phương pháp xử lí số liệu
2.4.1. Phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm của Hg và
Pb trong trầm tích
Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành đánh giá mức độ ô
nhiễm của Hg và Pb trong trầm tích theo chỉ số Igeo. Chỉ số
này được đề xuất bởi G.Muller (1969) và được nhiều
nghiên cứu áp dụng [3-5], cụ thể:
Igeo= Log2 (
ଵ.ହ) (1)
Trong đó, Cn là hàm lượng của kim loại nặng trong trầm
tích, Bn là hàm lượng nền của KLN (với Pb = 20mg/kg; Hg
= 0,4mg/kg). Giá trị Igeo tính được sẽ được so sánh với
thang đo ở bảng 1 để xác định mức độ ô nhiễm của Hg và
Pb có trong trầm tích [4].
Bảng 1. Thang đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong trầm tích
dựa vào chỉ số Igeo
Giá trị Igeo Mức độ ô nhiễm
Igeo 0 Không ô nhiễm (unpolluted)
0 <Igeo 1 Ô nhiễm nhẹ (slightly polluted)
1 <Igeo 2 Ô nhiễm trung bình (moderately polluted)
2 <Igeo 3 Ô nhiễm khá nặng (moderately severely polluted)
3 <Igeo 4 Ô nhiễm nặng (severely polluted)
4 <Igeo5 Ô nhiễm nghiêm trọng (severely extremely polluted)
5 <Igeo Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (extremely polluted)
2.4.2. Phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái của Hg và Pb
có trong trầm tích
Trong nghiên cứu này, rủi ro sinh thái của Hg và Pb
trong trầm tích được đánh giá theo chỉ số ܧ và RI. Phương
pháp này được đề xuất bởi Lar Hakanson năm 1980 [2] và
được áp dụng trong nhiều nghiên cứu.
ܧ ൌ ܥ . ܶ (2)
RI = ∑ ܧୀଵ (3)
Trong đó, ܧ là yếu tố rủi ro sinh thái của từng KLN
(Ecological risk factor), ܶ là yếu tố đáp ứng độc hại của
KLN (Toxic response), RI là chỉ số rủi ro sinh thái (risk
index). Theo Hakanson, ܶ(Pb) = 5 và ܶ(Hg) = 40.
Giá trị ܧ và RI sau khi được tính toán sẽ được so sánh
với thang đánh giá mức độ rủi ro sinh thái ở bảng 2 và bảng
3 [2].
Bảng 2. Mức độ rủi ro của từng KLN theoܧ
Giá trị ࡱ࢘ Mức độ rủi ro sinh thái của từng KLN
ܧ< 40 Rủi ro sinh thái thấp (low potential ecological risk)
40 ܧ< 80 Rủi ro sinh thái trung bình (moderate potential ecological risk)
80 ܧ< 160 Rủi ro sinh thái đáng quan tâm (considerable potential ecological risk)
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 155
160 ܧ< 320 Rủi ro sinh thái cao (high potential ecological risk)
320 ܧ Rủi ro sinh thái rất cao (very high potential ecological
risk)
Bảng 3. Mức độ rủi ro sinh thái theo RI
Giá trị RI Mức độ rủi ro sinh thái
RI< 150 Rủi ro thấp (low ecological risk)
150 RI <300 Rủi ro trung bình (moderate ecological risk)
300 RI < 600 Rủi ro đáng quan tâm (considerable ecological risk)
600 RI Rủi ro rất cao (very high ecological risk)
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Hàm lượng Hg và Pb trong trầm tích mặt vùng cửa
An Hòa, sông Trường Giang
Vùng cửa An Hòa, sông Trường Giang ngoài việc chịu
tác động bởi hoạt động của Khu công nghiệp Bắc Chu Lai,
Khu công nghiệp Trường Hải, và Khu công nghiệp Tam
Hiệp, còn chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động nông nghiệp,
hoạt động nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt trên lưu vực hai
hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và sông Tam Kỳ – An
Tân. Chính vì vậy, khu vực vùng cửa An Hòa được dự đoán
có nguy cơ ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên, trong
đó có ô nhiễm KLN.
Bảng 4. Hàm lượng Pb và Hg trong trầm tích mặt
Kí hiệu
Hàm lượng (mg/kg)
Pb Hg
M1 26,74 0,915
M2 - 1,262
M3 - 0,949
M4 19,66 0,431
M5 - 0,362
M6 18,94 0,334
M7 - 0,532
M8 7,56 0,586
M9 15,18 0,168
M10 29,46 0,307
M11 20,21 0,159
M12 49,39 0,130
M13 8,83 0,505
M14 6,61 0,416
M15 10,34 1,303
Trung bình 19,356 0,557
QCVN
43:2012/BTNMT 112 0,7
Hàm lượng của Pb và Hg trong trầm tích ở cửa sông An
Hòa có khoảng dao động từ 6,61mg/kg đến 49,39mg/kg
(trung bình 19,356mg/kg) đối với Pb và từ 0,13mg/kg đến
1,303mg/kg (trung bình 0,557mg/kg) đối với Hg. Sự chênh
lệch khá lớn giữa hàm lượng KLN trong trầm tích mặt tại
các vị trí lấy mẫu khác nhau này có thể được giải thích là
do việc hấp phụ kim loại nặng trong trầm tích, ngoài phụ
thuộc vào các yếu tố hóa học như giá trị pH, hàm lượng
oxy hòa tan, hàm lượng cacbon hữu cơ còn phụ thuộc
vào các yếu tố như tốc độ dòng chảy, hay mật độ các hạt
huyền phù có thành phần chính là các hạt keo sét. Do vậy,
tùy thuộc vào đặc điểm của từng vị trí lấy mẫu mà hàm
lượng KLN khác nhau.
Khi so sánh kết quả với QCVN 43:2012/BTNMT, có
thể thấy đa số các giá trị hàm lượng của KLN Pb và Hg
không vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ các vị trí
M1, M2, M3, M15 đối với Hg.
Hình 2. Hàm lượng Hg, Pb trong trầm tích vùng cửa An Hòa,
sông Trường Giang
Nghiên cứu về hàm lượng KLN trong trầm tích mặt tại
các vùng cửa sông cũng đã được thực hiện tại Việt Nam
cũng như trên thế giới (bảng 5).
Bảng 5. Hàm lượng Hg và Pb trong trầm tích của một số nghiên cứu tương tự
Stt Tác giả Khu vực nghiên cứu
Hàm lượng (mg/kg)
Pb Hg
1 Nghiên cứu này Cửa An Hòa, sông Trường Giang 6,61 – 49,39 0,13 - 1,303
2 Phạm Thị Nga [6] Vịnh Đà Nẵng 3 – 40 0,03 – 1,3
3 Võ Văn Minh [7] Cửa Thuận An, Cửa Đại, Cửa Sa Cần 4,53 – 11,9 0,3 – 0,5
4 Trần Đăng Duy [8] Vịnh Hưng Yên 10,4 – 51,0 0 – 39,1
5 Lê Anh Nhi [9] Cửa sông Cu Đê 75,656 – 640,956 -
Nghiên cứu của Võ Văn Minh (2014) và cộng sự tại ba
khu vực: cửa Thuận An (sông Hương), cửa Đại (sông Thu
Bồn), và cửa Sa Cần (sông Trà Bồng) cho thấy hàm lượng
Hg và Pb trung bình trong trầm tích mặt lần lượt dao động
156 Võ Văn Minh, Phan Nhật Trường, Ngô Quang Hợp, Đoạn Chí Cường
từ 0,3mg/kg đến 0,5mg/kg và 4,53mg/kg đến 11,9mg/kg,
thấp hơn nhiều so với kết quả trong nghiên cứu của chúng
tôi [7].
Trong nghiên cứu của Phan Thị Dung về KLN trong
trầm tích sông Nhuệ, hàm lượng Pb rất cao, dao động từ
375,2mg/kg đến 490,2mg/kg, trong khi hàm lượng Hg dao
động từ 0,64 đến 0,94mg/kg; đồng thời, tác giả còn chỉ ra
rằng hàm lượng Hg và Pb vượt ngưỡng tiêu chuẩn PELs
(Canada) nhiều lần từ đoạn giữa sông và có xu hướng giảm
dần về phía hạ lưu. Tác giả cũng nhận định rằng sự ô nhiễm
KLN tại khu vực nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến các
hoạt động của con người, cụ thể là do chịu tác động của
nước thải đô thị và tiểu thủ công nghiệp ở khu vực xung
quanh [10].
Ye H.X. và cộng sự đã tiến hành khảo sát về nồng độ
của kim loại nặng trong trầm tích, phân tích sự phân bố
theo không gian, đánh giá rủi ro sinh thái và các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường của đất ngập nước Zhalong và cũng
có những nhận định tương tự. Hàm lượng trung bình của
Hg và Pb trong nghiên cứu này lần lượt là 0,065mg/kg và
21,38mg/kg. Điều này được tác giả giải thích là do nước
của hoạt động nông nghiệp từ thượng nguồn sông Wuyuer
và từ hoạt động công nghiệp, như nước thải nhà máy đường
và nhà máy hóa chất chứa số lượng lớn các kim loại nặng
và á kim đã lắng xuống trong trầm tích [11].
3.2. Mức độ ô nhiễm Hg và Pb trong trầm tích mặt theo
chỉ số Igeo
Sau khi xác định được hàm lượng, mức độ ô nhiễm của
Pb và Hg trong trầm tích mặt tại cửa An Hòa, sông Trường
Giang được đánh giá thông qua chỉ số Igeo. Kết quả được
thể hiện trong bảng 6.
Bảng 6. Mức độ ô nhiễm Hg và Pb trong trầm tịch mặt tại vùng
cửa An Hòa sông Trường Giang
Kí hiệu mẫu
Igeo
Igeo(Pb) Igeo(Hg)
M1 -0,166 0,609
M2 - 1,073
M3 - 0,662
M4 -0,610 -0,478
M5 - -0,729
M6 -0,664 -0,847
M7 - -0,172
M8 -1,988 -0,033
M9 -0,983 -1,839
M10 -0,026 -0,966
M11 -0,570 -1,915
M12 0,719 -2,206
M13 -1,764 -0,247
M14 -2,182 -0,529
M15 -1,537 1,118
Trung bình -0,888 -0,433
Kết quả từ bảng 6 cho thấy Igeo(Pb) cao nhất ở vị trí
M12 (0,719), thấp nhất tại vị trí M14 (-2,182), trong khi
đối với Hg, giá trị Igeo(Hg) tính được cao nhất là 1,118 và
thấp nhất là -2,206 lần lượt tại hai vị trí M15 và M12. Hầu
hết các giá trị Igeo còn lại đối với cả Hg và Pb đều cho thấy
trầm tích không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ. Giá trị Igeo trung
bình của Pb là -0,888, của Hg là -0,433, điều này cho thấy
vùng nghiên cứu không bị ô nhiễm đối với Hg và Pb.
Trong một nghiên cứu tương tự của AL-Haidarey và
cộng sự tại vùng đầm lầy Mesopotamian ở Iraq, chỉ số
Igeo(Pb) dao động trong khoảng 0,911-2,17, phần lớn nằm
trong khoảng giá trị từ 1-2; tác giả kết luận rằng trầm tích
tại khu vực nghiên cứu này đang bị ô nhiễm nhẹ [12].
Asibor Godwin và cộng sự (2015) khi sử dụng thang đánh
giá của Muller bằng chỉ số Igeo chỉ ra rằng, giá trị Igeo của
chì (Pb) trong trầm tích tại hồ chứa Asejire ở Nigieria dao
động từ 0,1 - 2, trầm tích tại khu vực này có một số vị trí bị
ô nhiễm vừa đối với Pb; còn các kim loại nặng khác có giá
trị Igeo đều nhỏ hơn 0, chứng tỏ rằng trầm tích hồ chứa
không bị ô nhiễm bởi các kim loại này [13].
3.3. Rủi ro của Hg và Pb trong trầm tích mặt vùng cửa
An Hòa, sông Trường Giang
Phương pháp đánh giá rủi ro KLN trong trầm tích thông
qua chỉ số RI có khả năng cung cấp một giá trị định lượng
về rủi ro tiềm năng cho hệ sinh thái dưới tác động của các
chất ô nhiễm mà không đòi hỏi những phân tích phức tạp
và tốn nhiều thời gian [2].
Sau khi xác định hàm lượng và đánh giá mức độ ô
nhiễm, chúng tôi tiến hành đánh giá rủi ro sinh thái của Hg
và Pb trong trầm tích thông qua chỉ số RI. Kết quả được thể
hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Rủi ro của Hg và Pb trong trầm tích mặt tại vùng cửa
An Hòa, sông Trường Giang
Kí hiệu
mẫu
ࡱ࢘ RI Mức độ rủi ro Pb Hg
M1 6,685 91,532 98,217 Thấp
M2 - 126,239 126,239 Thấp
M3 - 94,942 94,942 Thấp
M4 4,915 43,069 47,985 Thấp
M5 - 36,194 36,194 Thấp
M6 4,735 33,353 38,088 Thấp
M7 - 53,250 53,250 Thấp
M8 1,89 58,655 60,545 Thấp
M9 3,795 16,766 20,561 Thấp
M10 7,365 30,718 38,083 Thấp
M11 5,053 15,911 20,963 Thấp
M12 12,348 13,002 25,349 Thấp
M13 2,208 50,544 52,751 Thấp
M14 1,653 41,570 43,223 Thấp
M15 2,585 130,183 132,768 Thấp
Trung bình 4,839 55,728 59,277 Thấp
Kết quả bảng 7 cho thấy, yếu tố rủi ro đối với Pb:
Eir(Pb) dao động từ 1,89 – 12,348, Eir(Pb) trung bình là
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 157
4,839; yếu tố rủi ro đối với Hg: Eir(Hg) dao động từ 13,002
- 130,183, Eir(Hg) trung bình là 55,728. Giá trị trung bình
yếu tố rủi ro của Hg gấp hơn 11 lần so với yếu tố rủi ro của
Pb. Điều này được giải thích là do yếu tố đáp ứng độc hại
ܶ(Hg = 40) lớn hơn nhiều so với ܶ(Pb = 5).
Hình 3. Yếu tố rủi ro của Hg và Pb trong trầm tích mặt tại các
địa điểm thu mẫu theo chỉ số ܧ
Kết quả tương tự cũng đã được ghi nhận trong một số
nghiên cứu quốc tế: Nghiên cứu của Lars Hakanson về
đánh giả rủi ro sinh thái các KLN trong môi trường trầm
tích khu vực hồ Stora Aspen tại Thụy Điển trên 7 KLN: Zn,
Cu, Pb, Cr, As, Hg, Cd cho thấy thứ tự rủi ro KLN ở đây
lần lượt là ܧ (Cd)>ܧ (As)>ܧ (Hg)>ܧ (Pb)>ܧ (Cr)>
ܧ (Zn)>ܧ (Cu) [2]; trong nghiên cứu của Yujun Yi và
cộng sự năm 2011 về đánh giả rủi ro sinh thái trong trầm
tích, thứ tự rủi ro sinh thái của các kim loại nặng là
ܧ (Hg)>ܧ (Cd)>ܧ (As)>ܧ (Cu)>ܧ (Pb)>ܧ (Cr)>ܧ (Zn),
trong đó, Hg được kết luận gây ra rủi ro sinh thái ở mức
trung bình [14]; nghiên cứu của Ye. H. và cộng sự (2013)
cũng cho kết quả ܧ (Hg) >ܧ (Pb) với Eir(Hg) dao động từ
83,3 đến 268,4 (Eir(Hg) trung bình là 12,9) trong khi Eir(Pb)
dao động từ 4,1 đến 7,2 (Eir(Pb) trung bình là 5,3) [11]. Một
nghiên cứu khác của Jinman Wang và cộng sự (2013) về
rủi ro sinh thái của 8 kim loại: Cd, Hg, As, Pb, Cr, Cu, Zn
và Ni trong đất tại các khu mỏ ở Trung Quốc cho thấy hàm
lượng Hg, Pb ở mức cao và Hg được xem là yếu tố ô nhiễm
chính trong khu mỏ này với giá trị yếu tố rủi ro ܧ lên đến
79,6. Tác giả khuyến cáo cần kiểm soát tốt nguồn chất thải
chứa các KLN, đặc biệt là Hg nhằm hạn chế tác động của
chúng đến môi trường, bên cạnh đó tăng cường khôi phục
hệ sinh thái tại đây [15].
Hình 4. Mức độ rủi ro của các KLN trong trầm tích mặt theo
chỉ số RI
Sau khi xác định giá trị yếu tố rủi ro Eir của Hg và Pb,
chúng tôi tiến hành đánh giá rủi ro sinh thái của các kim
loại nặng này ở khu vực nghiên cứu theo chỉ số RI (bảng 7
và hình 4).
Giá trị RI dao động trong khoảng từ 20,561 đến 132,768
với M9 là điểm thu mẫu có giá trị RI thấp nhất, và M15 có
giá trị cao nhất. Những vị trí có giá trị RI là những vị trí có
hàm lượng Hg hoặc Pb tương ứng vượt tiêu chuẩn cho
phép, trong khi những vị trí có RI thấp là những nơi ghi
nhận được hàm lượng của hai KLN này là không đáng kể.
Đối với các vị trí M2, M3, M5 và M7, giá trị RI bằng chính
giá trị ܧ (Hg). Giá trị RI trung bình của toàn khu vực
nghiên cứu là 59,277; điều này cho thấy có thể khu vực
nghiên cứu đang có rủi ro ở mức độ thấp với Hg và Pb có
trong trầm tích.
Trong nghiên cứu của Ye H.X. và cộng sự chỉ số rủi ro
sinh thái (RI) dao động từ 76,9 đến 473,5; trung bình là
171,9, cao hơn nhiều so với nghiên cứu này. Những rủi ro
sinh thái chủ yếu xảy ra ở các khu thực nghiệm và vùng
đệm của đất ngập nước Zhalong, đặc biệt là phần phía
Đông của khu vực này [11].
Nghiên cứu khác của Jing Li về đánh giá rủi ro kim loại
nặng trong trầm tích mặt ở sông Dương Tử dựa trên chỉ số
(Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái (RI) để đánh giá ô nhiễm đối
với 5 kim loại Cd, Zn, Pb, Cr, Ni. Nhóm tác giả đã tiến hành
thu 15 mẫu dọc theo thượng nguồn của nguồn nước. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 27% trong tổng số địa điểm lấy mẫu
cho thấy rủi ro sinh thái cao, và 53% trong tổng số địa điểm
lấy mẫu cho thấy rủi ro sinh thái rất cao.
Nghiên cứu của Lê Anh Nhi về đánh giá rủi ro sinh thái
của một số kim loại nặng trong trầm tích mặt tại hạ lưu
sông Cu Đê, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, mức độ
rủi ro sinh thái tại vị trí 3 là mức độ rủi ro trung bình, còn
các vị trí còn lại có mức độ rủi ro thấp (RI trong nghiên cứu
của tác giả dao động từ 59,383 – 139,698) [9].
Cũng như các vùng cửa sông khác, cửa An Hòa là nơi
tiếp nhận nhiều nguồn chất thải từ các hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên lưu vực sông. Chính
sự đa dạng về nguồn thải này dẫn đến sự hiện diện của rất
nhiều loại chất thải với các tính chất khác nhau ở vùng cửa
sông. Nghiên cứu này chỉ mới thực hiện đánh giá rủi ro
sinh thái đối với hai KLN là Hg và Pb, chưa đề cập đến
những tác động tổng hợp của các yếu tố ô nhiễm tiềm năng
khác. Do đó, tuy kết quả về rủi ro sinh thái trong nghiên
cứu này là thấp nhưng trên thực tế, rủi ro sinh thái tại khu
vực này có thể được dự đoán là lớn hơn.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng trung bình của
Pb và Hg trong trầm tích ở cửa An Hòa, sông Trường Giang
tương ứng là 19,356mg/kg và 0,557mg/kg, nằm trong
khoảng giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN
43:2012/BTNMT. Giá trị Igeo trung bình của Pb là -0,888,
của Hg là -0,433, điều này cho thấy vùng nghiên cứu không
bị ô nhiễm đối với từng KLN. Giá trị RI dao động trong
khoảng từ 20,561 đến 132,768, trung bình của toàn khu vực
nghiên cứu là 59,277, có thể kết luận rằng khu vực này
đang có rủi ro ở mức độ thấp với 2 kim loại nặng Hg và Pb.
0
20
40
60
80
100
120
140
Pb Hg
0
20
40
60
80
100
120
140
158 Võ Văn Minh, Phan Nhật Trường, Ngô Quang Hợp, Đoạn Chí Cường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Swarnalatha, K., J. Letha, and S. Ayoob, "Ecological risk
assessment of a tropical lake system", Journal of Urban and
Environmental Engineering, 2013, 7(2): p. 323 - 329.
[2] Hakanson, L., "An ecological risk index for aquatic pollution
control. A sediment tological approach", Water Research, 1980, 14:
p. 975-1001.
[3] K. Sekabira, H.O.O., T.A. Basamba, G.Mutumba, E. Kakudidi,
"Assessment of heavy metal pollution in the urban stream sediments
and its tributaries", Int. J. Environ. Sci. Tech, 2010, 7(3): p. 435-446.
[4] Muller, V.G., "Index of Geo-accumulation in sediments of the Rhine
River", GeoJournal, 1969, 2(3): p. 108-118.
[5] Fu, C., et al., "Potential Ecological Risk Assessment of Heavy Metal
Pollution in Sediments of the Yangtze River Within the Wanzhou
Section, China", Biological Trace Element Research, 2009, 129(1):
p. 270-277.
[6] Nga, P.T., et al., Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích
vịnh Đà Nẵng: Kiến nghị và giải pháp phòng ngừa, Trung tâm địa
chất và khoáng sản biển, 2008.
[7] Minh, V.V., et al., "Hàm lượng Cd, Pb, Cr và Hg trong trầm tích và
trong loài hến (Corbicula subsulcata) ở một số cửa sông khu vực
miền Trung, Việt Nam", Tạp chí Sinh học, 2014, 36(3): p. 378-384.
[8] Quy, T.Đ., N.T. Tuệ, and M.T. Nhuận, "Đặc điểm phân bố các
nguyên tố vi lượng trong trầm tích tầng mặt vịnh Hưng Yên", Tạp
chí các Khoa học về Trái đất, 2012, 34(1): p. 10-17.
[9] Nhi, L.A., Đánh giá rủi ro sinh thái của một số kim loại nặng trong
trầm tích mặt tại hạ lưu sông Cu Đê, Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng, 2014, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
[10] Dung, P.T., Đánh giá mức độ tích lũy kim loại nặng trong trầm tích
sông Nhuệ, 2009, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[11] Ye, H., et al., "Speciation and ecological risk of heavy metals and
metalloid in the sediments of Zhalong Wetland in China",
International Journal of Environmental Science and Technology,
2013, 12(1): p. 115-124.
[12] AL-Haidarey, M.J.S., et al., "The Geoaccumulation Index of Some
Heavy Metals in Al-Hawizeh Marsh, Iraq", E-Journal of Chemistry,
2010, 7(S1): p. 157-S162.
[13] Godwin, A., et al., "Using ef, pli and igeo for the assessment of
heavy metal pollution and sediment quality of asejire reservoir,
Southwest Nigeria", International Journal of Environment and
Pollution Research, 2015, 3(4): p. 77-90.
[14] Yi, Y., Z. Yang, and S. Zhang, "Ecological risk assessment of heavy
metals in sediment and human health risk assessment of heavy
metals in fishes in the middle and lower reaches of the Yangtze River
basin", Environmental Pollution, 2011, 159(10): p. 2575-2585.
[15] Wang, J., et al., "Assessment of the potential ecological risk of heavy
metals in reclaimed soils at an opencast coal mine", Disaster
Advances, 2013, 6(3).
(BBT nhận bài: 28/02/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 22/03/2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32_6033_2118466.pdf