Nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Thứ bảy, về cơ sở vật chất Hệ thống giảng đường là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, tại Hà Nội Học viện Tư pháp có Toà nhà giảng đường cao 11 tầng với 41 phòng học từ 20 đến 150 chỗ ngồi và 01 hội trường lớn 378 chỗ ngồi. Các phòng học đều được trang bị hệ thống âm thanh chuẩn để giảng bài và có hệ thống điều hoà nhiệt độ. Ngoài ra Học viện Tư pháp còn có 02 phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị dành riêng cho việc diễn án. Học viện cũng có khu ký túc xá với hơn 780 chỗ ở, được trang bị đồng bộ, người ở được cung cấp đầy đủ chăn, ga, gối, đệm, quạt điện cá nhân, hệ thống nước nóng, dịch vụ ăn uống. Cơ sở Học viện Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh được khánh thành vào tháng 11/2017 với hệ thống giảng đường, hội trường diễn án, khu ký túc xá hiện đại đáp ứng đủ năng lực đào tạo nghề tại Học viện ở phía Nam với diện tích sàn xây dựng khoảng 13.000 m2. Như vậy, Học viện Tư pháp đã có thể đảm bảo về cơ sở vật chất cho việc triển khai chương trình đào tạo. Tuy nhiên, Học viện Tư pháp cũng cần định kỳ rà soát lại hệ thống phòng học, nâng cấp hệ thống thông tin, nâng cấp các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh để đảm bảo cho việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin giữa người dạy – người học đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, Học viện cũng cần đầu tư xây dựng, triển khai, lắp đặt hệ thống phòng học trang bị máy tính hiện đại nhằm giúp cho người học dễ dàng tra cứu tài liệu, thực hành kỹ năng nghề tại chỗ; xây dựng các mô hình phòng học mang tính chất mô phỏng như phòng thực hành, thực nghiệm, phòng kỹ thuật hình sự để phục vụ cho việc triển khai giảng dạy những kỹ năng nghề đặc thù.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 3 CAÛI CAÙCH - TÖ PHAÙP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Lê Thu Hằng1 Trần Thị Thanh Thủy2 Tóm tắt: Nghề luật sư ngày càng có vị trí quan trọng trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệt trong điều kiện thực hiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Do đó “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư” là một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị. Bài viết nhìn nhận lại hoạt động đào tạo nghề luật sư và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Từ khóa: đào tạo nghề luật sư, luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo, cải cách tư pháp. Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: The law profession is becoming more and more important in the rule of law, especially in the context of judicial reform, reform and international integration in Vietnam. Therefore, “training and developing the contingent of lawyers in sufficient quantity, of political qualities, ethics and professional qualifications, perfecting the mechanism to ensure that lawyers perform well in litigation at the trial and at the same time clearly determine the lawyer’s liability regime “as one of the judicial reform tasks defined in Resolution No. 49-NQ/TW, dated 02/06/2005 of the Politburo. The article looks back on lawyer training and recommends solutions to improve the quality of lawyer training at the Judicial Academy. Keywwords: lawyer training, lawyer serving international integration, Judicial Academy, education program, judicial reform. Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc sử dụng cán bộ tư pháp nói chung và các chức danh tư pháp nói riêng trong đó có luật sư đặt ra những yêu cầu mới. Luật sư phải được đào tạo và có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, đặc biệt “chú trọng giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp”, bảo đảm cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những diễn biến phức tạp của tình hình, không bị cám dỗ bởi vật chất, đồng thời phải được thường xuyên “cập nhập mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn”. Theo quy định tại Luật Luật sư năm 2012, Học viện Tư pháp được xác định là một trong các cơ sở đào tạo nghề luật sư. Với bề dầy hơn 15 năm đào tạo nghề luật sư, Học viện Tư pháp luôn nỗ lực đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nhằm cung ứng nguồn nhân lực với yêu cầu ngày càng cao từ phía người sử dụng. 1. Cơ sở pháp lý của việc đào tạo nghề luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phương hướng cơ bản để phát huy đúng 1 Tiến sỹ, Giảng viên, Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp 2 Thạc sỹ, Giảng viên, Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 4 nghĩa quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Trong đó, cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn đề mang tính cấp bách. Trong quá trình này, vai trò của luật sư cần được chú trọng, phát huy. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhìn một cách tổng thể thì hoạt động nghề nghiệp của luật sư hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại. Vì vậy “đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư” là một trong những nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhằm hướng tới mục tiêu: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Ngày 14/5/2008, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 544/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008 - 2010” với mục tiêu “nhằm có được một số chuyên gia pháp luật, luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có khả năng được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư của nước đang được đào tạo”. Sau khi được đào tạo, người học có thể trở thành các chuyên gia pháp luật, luật sư có đủ trình độ thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, là nòng cốt để từng bước hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp luật, luật sư tiêu chuẩn quốc tế. Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” nhằm đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển được đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế. Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam đến năm 2020. Chiến lược đã thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghi ̣quyết sô ́49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vơi tổ chức và hoạt động luật sư. Một trong những nội dung đáng chú ý của Chiến lược phát triển nghề luật sư là định hướng phát triển hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp, trong đó chú trọng phát triển tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong một số lĩnh vực. 2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề luật sư hiện nay tại Học viện Tư pháp Với mục tiêu đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp nhằm cung cấp nguồn luật sư tương lai, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, bảo đảm ngày càng có nhiều luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, thông Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 5 thạo ngoại ngữ, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư, có trình độ ngang tầm với các luật sư trong khu vực và quốc tế, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tư pháp đã đào tạo được 18 khóa với 32.137 học viên tham gia lớp đào tạo nghề luật sư và cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho 26.617 học viên hoàn thành chương trình đào tạo. Đây là nguồn cung cấp nhân lực cho các tổ chức hành nghề luật sư, cho bộ phận pháp chế các doanh nghiệp... trong cả nước. Việc đào tạo nghề luật sư được thực hiện tại cơ sở của Học viện Tư pháp tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và được mở rộng đào tạo tại các địa phương theo hình thức liên kết đào tạo, giúp cho người học có điều kiện tham gia học tại địa phương, giảm thiểu chi phí cho bản thân người học và chi phí cho xã hội. Các chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp đều hướng tới việc “Đào tạo người đã tốt nghiệp cử nhân luật có các kỹ năng hành nghề cơ bản của luật sư và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đúng mực để có thể hành nghề luật sư sau khi kết thúc thời gian tập sự, góp phần phát triển đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế”. Trước khi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013, Học viện Tư pháp thực hiện việc đào tạo nghiệp vụ luật sư theo Chương trình đào tạo 6 tháng (giai đoạn từ năm 2002 đến 2012). Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư có hiệu lực, Học viện Tư pháp đã thực hiện việc đào tạo nghề luật sư trong thời gian 12 tháng (theo hình thức niên chế) theo chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 3101/QĐ-BTP ngày 20/12/2013. Chương trình bao gồm các khối kiến thức: khối kiến thức chung về nghề luật sư và khối kiến thức bổ trợ nghề nghiệp luật sư, khối kiến thức kỹ năng cơ bản ở các lĩnh vực hành nghề (Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Kỹ năng tham gia giải quyết vụ việc dân sự, Kỹ năng tham gia giải quyết vụ việc hành chính, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng), khối kiến thức thực hành nghề, khối kiến thức định hướng phát triển chuyên sâu. Để tiếp tục thực hiện việc đổi mới chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho người học linh hoạt lựa chọn môn học và thời gian học, hoàn thành những điều kiện để được cấp chứng chỉ tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.), ngày 02/06/2017, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký, ban hành Chương trình khung đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ. Theo đó, tổng số tín chỉ mà học viên phải tích lũy là 39 tín chỉ (chưa kể thời gian khai giảng, bế giảng, nghỉ ôn thi, nghỉ các ngày lễ, tết và các chuyên đề dự phòng). Cũng giống như chương trình đào tạo theo hình thức niên chế, chương trình này bao gồm các khối kiến thức sau: khối kiến thức chung về nghề luật sư và khối kiến thức bổ trợ nghề nghiệp luật sư, khối kiến thức kỹ năng cơ bản ở các lĩnh vực hành nghề, khối kiến thức thực hành nghề, khối kiến thức định hướng phát triển chuyên sâu. Trong đó khối kiến thức định hướng phát triển chuyên sâu được tăng thời lượng gấp đôi so với chương trình theo hình thức niên chế. Chương trình đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Theo lộ trình thực hiện thì từ năm 2018, Học viện Tư pháp tiến hành tuyển sinh và đào tạo các lớp đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ. Để đạt được mục tiêu mà chương trình hướng tới bên cạnh việc đổi mới từ phía nhà trường trong hoạt động chuyên môn và tổ chức lớp học còn đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng từ phía người học. Cùng với việc triển khai chương trình đào tạo nghề luật sư truyền thống, Học viện Tư HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 6 pháp đang triển khai hoạt động đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế. Bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực đòi hỏi luật sư phải có trình độ ngoại ngữ cao, hiểu biết sâu về pháp luật quốc tế để tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước Việt Nam, tuy nhiên số lượng luật sư giỏi, thông thạo pháp luật quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại, tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong đàm phán, kinh doanh có yếu tố nước ngoài còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ- TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 123) có mục tiêu là xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; đến năm 2020 số lượng luật sư được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư là 1.000 người; số luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế là 150 người, bao gồm cả những người được đào tạo hoặc tự đào tạo nhưng được thu hút theo chính sách của Đề án. Thành lập Trung tâm đào tạo luật sư theo hình thức liên kết với các cơ sở đào tạo nghề luật sư, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới là một trong những giải pháp quan trọng để nâng tầm đội ngũ luật sư Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 27/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 3147/QĐ-BTP về việc phê duyệt “Đề án Thành lập Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế” và ngày 19/02/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 382/QĐ-BTP về việc thành lập Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế. Trung tâm được giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế. Ngày 06/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2539/QĐ-BTP về việc ban hành Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, bao gồm các khối kiến thức sau: khối kiến thức chung về luật sư và đạo đức nghề luật sư, khối kiến thức về kỹ năng cơ bản của luật sư trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, khối kiến thức về thực tập hành nghề luật sư, khối kiến thức tự chọn. Học viên tham gia đào tạo theo Chương trình này là những người nhu cầu tham gia khóa đào tạo và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: (i) là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có lập trường chính trị vững vàng và tư cách đạo đức tốt, (ii) có trình độ cử nhân luật trở lên, (iii) có trình độ ngoại ngữ kiểm tra trình độ tiếng Anh đạt bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam ban hành theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc IELTS đạt 5,0 trở lên hoặc TOFEL iBT đạt 45 điểm trở lên (chứng chỉ tiếng Anh phải còn hiệu lực) hoặc trình độ ngoại ngữ tương đương. Học viên tham gia khóa học chủ yếu được đào tạo về các kỹ năng của luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sau khi hoàn thành Chương trình, học viên được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư (Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế). Giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Học viện Tư pháp đã ký thỏa thuận hợp tác với Câu lạc bộ luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC) trong hợp tác xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng luật sư Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 7 phục vụ hội nhập quốc tế. Giảng viên tham gia giảng dạy là các luật sư hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài đến từ các hãng luật như: Allen & Overy, Baker Mckenzie Việt Nam, YKVN, VILAF, Bizlink ; là các trọng tài viên đến từ Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC); các chuyên gia pháp luật, giảng viên luật có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy gồm tiếng Anh và tiếng Việt. Ngày 15/10/2017, Học viện Tư pháp đã tổ chức khai giảng Lớp đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế khóa I. Khóa học có 35 học viên tham gia. Đây hứa hẹn là nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu mà Đề án 123 đã đặt ra. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai hoạt động đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp, còn tồn tại một số khó khăn, bất cập ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo như: Thứ nhất, người học tham gia các khóa đào tạo có trình độ cử nhân luật với nhiều loại hình đào tạo khác nhau (chính quy, tại chức, từ xa, vừa học vừa làm...), độ tuổi của người tham gia khóa đào tạo rất đa dạng dẫn đến chất lượng đầu vào của người học không đồng đều. Thứ hai, mục đích học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp của học viên tham gia các khóa đào tạo nghề luật sư khác nhau, trong khi đó chương trình đào tạo chỉ hướng tới mục tiêu chung là cung cấp những kiến thức hành nghề cho một mặt bằng người học chung mà chưa có sự phân loại cho đối tượng người học có nhu cầu cao hơn. Thứ ba, chương trình đào tạo nghề luật sư hiện hành đã có cơ chế liên kết, phối hợp với các tổ chức hành nghề luật sư nơi học viên thực tập nhằm nâng cao chất lượng thực hành nghề cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề cũng như các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực đã qua đào tạo nghề luật sư có cơ hội lựa chọn và tuyển dụng được nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chí hoạt động của đơn vị mình tuy nhiên chưa thật sự chặt chẽ. Đây là những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp trong thời gian qua. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể theo Chiến lược phát triển nghề luật sư của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2020, số lượng luật sư trong cả nước đạt từ 18.000 đến 20.000 luật sư; bảo đảm luật sư được đào tạo bài bản theo chương trình chuẩn về cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới, đảm bảo 100% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp theo chuẩn mực nghề nghiệp luật sư. Phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế Nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập nêu trên; thực hiện được mục tiêu Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đề ra, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo luật sư trong thời gian tới, Học viện Tư pháp cần thực hiện một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo nghề luật sư hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi Việt Nam đang ngày càng gia nhập vào nền kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới, HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 8 rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm thị trường nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư ngày càng nhiều vào thị trường Việt Nam thì nhu cầu về đội ngũ luật sư có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu về các lĩnh vực công pháp, tư pháp quốc tế cũng như có trình độ tiếng Anh và kỹ năng làm việc cao đang đặt ra thách thức mới đối với hoạt động đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Trong khi các chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp chỉ nhằm hướng tới mục tiêu chung là cung cấp những kiến thức hành nghề cho một mặt bằng người học chung, chưa có sự phân hóa người học để có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và đạt được kỳ vọng của các nhà tuyển dụng thì chương trình đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế, việc đào tạo chủ yếu được thực hiện bằng tiếng Anh, chương trình chỉ hướng đến đào tạo luật sư trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chưa đề cập đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của người học cũng như yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng, Học viện Tư pháp cần nghiên cứu xây dựng một chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao. Chương trình có thể được xây dựng và phát triển trên nền của chương trình đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ đang triển khai và có tham khảo chương trình đào tạo đang được áp dụng ở một trường đào tạo nghề luật trong khu vực hoặc trên thế giới đã được công nhận đạt chất lượng bởi tổ chức kiểm định chất lượng có uy tín hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thực hiện và cấp văn bằng hướng đến phát triển năng lực năng lực chuyên môn; năng lực nghiên cứu, năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho người học. Để tổ chức lớp học theo chương trình này, Học viện Tư pháp cần tổ chức tuyển sinh thí điểm lớp đào tạo chất lượng cao thông qua việc thi tuyển đầu vào để lựa chọn học viên, bố trí giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, sử dụng các hình thức dạy và học hiện đại, cung cấp hệ thống hồ sơ tình huống, giáo trình, tài liệu phong phú, đa dạng; chú trọng xây dựng hệ thống phòng học hiện đại, có trang bị thiết bị phòng học, máy tính, internet đầy đủ để học viên có điều kiện tra cứu, thực hành các kỹ năng hành nghề tại chỗ. Thứ hai, tổ chức thực hiện một cách hợp lý chương trình đào tạo nghề luật sư hiện hành. Hiện nay, khi Học viện Tư pháp bắt đầu triển khai hoạt động đào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉ, để khắc phục những khó khăn, bất cập từ phía người học như sự khác nhau về trình độ đào tạo, độ tuổi, mục tiêu nghề nghiệp, cần thiết phải thực hiện một số các hoạt động khảo sát để xếp lớp học theo sự đồng đều về mặt bằng trình độ nhận thức của học viên. Điều này sẽ giúp cho các Bộ môn thuận lợi trong triển khai các phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Với phương châm đào tạo nghề “cầm tay, chỉ việc”, cần chia lớp với số lượng khoảng 30 học viên nhằm tạo điều kiện cho học viên được giảng viên hướng dẫn thực hành nghề nhiều hơn, kỹ hơn. Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực. Về đội ngũ giảng viên: Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một chương trình đào tạo đó là yếu tố “người thầy” đặc biệt với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Với đặc thù là một cơ sở đào tạo nghề luật, giảng viên tham gia giảng dạy luật sư với tư cách là người truyền nghề phải là người có vốn sống, có kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, kiến thức chuyên môn sâu rộng, có thể truyền tải thông tin đến người học một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, chuẩn xác và hiệu quả. Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 9 Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy luật sư gồm các giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Giảng viên cơ hữu là những người được tuyển chọn theo những tiêu chí như trình độ chuyên môn được đào tạo, có thời gian hoạt động thực tiễn trong các chức danh tư pháp và luôn được học tập, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Giảng viên thỉnh giảng giữ một vai trò quan trọng trong đào tạo nghề luật sư, gồm đội ngũ các chuyên gia pháp luật, các giảng viên có uy tín của Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội và đặc biệt là đội ngũ đông đảo các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên có uy tín, có kinh nghiệm hành nghề. Tuy nhiên đa phần giảng viên thỉnh giảng là người đã và đang đảm nhiệm các chức danh tư pháp chưa được bồi dưỡng và đào tạo về nghiệp vụ sư phạm một cách bài bản nên có thể kỹ năng truyền đạt các kinh nghiệm đến học viên chưa được hấp dẫn, phong phú. Do đó, Đảng ủy và Lãnh đạo Học viện Tư pháp cần phải: Có chủ trương, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đồng thời có cơ chế thu hút giảng viên có chức danh tư pháp, có uy tín, có kinh nghiệm hành nghề và nhiệt tình tham gia giảng dạy để tuyển dụng làm giảng viên cơ hữu hoặc giảng viên thỉnh giảng. Bên cạnh đó, các bộ môn thuộc Khoa Đào tạo Luật sư cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Đây là hình thức nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giảng viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy. Qua sinh hoạt chuyên môn ở bộ môn, các giảng viên có điều kiện trao đổi, thống nhất quan điểm chuyên môn trong hoạt động giảng dạy, giảng viên cơ hữu có cơ hội học hỏi kinh nghiệm hành nghề từ các giảng viên thỉnh giảng. Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý: Bên cạnh các yếu tố thầy giỏi, giáo trình, phương tiện học tập đầy đủ, trò ham học là những điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng, thì vai trò của người quản lý sẽ là yếu tố góp phần vào việc tạo ra một môi trường sư phạm minh bạch, thân thiện và an toàn. Vì vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải có đủ năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo; sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý liên quan; có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. Thứ tư, về nghiên cứu khoa học Cần phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng nâng cao tính lý luận và tăng cường tính ứng dụng, góp phần hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”. Đây được xem là “sân chơi” cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên để cùng nhau trao đổi và qua đó nâng cao chất lượng dạy và học. Học viện cần chú trọng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và dành kinh phí phù hợp cho hoạt động này. Thứ năm, xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức hành nghề luật sư có uy tín. Hoạt động thực tập có vai trò quan trọng và chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong chương trình đào tạo nghề luật sư. Vì vậy, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, giúp cho học viên có điều kiện thực hành những kiến thức đã được truyền đạt trong nhà trường vào hoạt động nghề nghiệp trên thực tế, Học viện Tư pháp cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hành nghề luật sư để các tổ chức này tiếp nhận và cử luật sư hướng dẫn khi học viên đăng ký hay được cử đi thực tế. Hoạt động phối hợp này cũng tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề luật sư tiếp cận được với nguồn nhân lực tương lai, có điều kiện để quan sát, thử thách và tuyển dụng được nhân HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 10 lực phù hợp sau khi học viên có chứng chỉ đào tạo nghề. Đối với các học viên tham gia chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, Học viện Tư pháp cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để học viên có cơ hội quan sát, giao lưu, thực hành nghề học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức hành nghề luật sư có uy tín trên thế giới; chuẩn bị hành trang cho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Thứ sáu, hoàn thiện về thể chế quản lý đào tạo Hiện nay việc đào tạo nghề luật sư đã chuyển sang thực hiện chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ trong khi đó Quy chế đào tạo hiện hành chỉ phù hợp để áp dụng và đánh giá đối với chương trình đào tạo theo hình thức niên chế. Với đặc thù của việc đào tạo theo hình thức tín chỉ là học viên có thể lựa chọn học vào nhiều thời gian khác nhau nên để đồng bộ việc đào tạo và đánh giá kết quả học tập thì Học viện Tư pháp cần khẩn trương tiến hành xây dựng mới Quy chế đào tạo để có cơ chế xét và đánh giá kết quả học tập cũng như tốt nghiệp sớm khi học viên có nhu cầu. Thứ bảy, về cơ sở vật chất Hệ thống giảng đường là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, tại Hà Nội Học viện Tư pháp có Toà nhà giảng đường cao 11 tầng với 41 phòng học từ 20 đến 150 chỗ ngồi và 01 hội trường lớn 378 chỗ ngồi. Các phòng học đều được trang bị hệ thống âm thanh chuẩn để giảng bài và có hệ thống điều hoà nhiệt độ. Ngoài ra Học viện Tư pháp còn có 02 phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị dành riêng cho việc diễn án. Học viện cũng có khu ký túc xá với hơn 780 chỗ ở, được trang bị đồng bộ, người ở được cung cấp đầy đủ chăn, ga, gối, đệm, quạt điện cá nhân, hệ thống nước nóng, dịch vụ ăn uống. Cơ sở Học viện Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh được khánh thành vào tháng 11/2017 với hệ thống giảng đường, hội trường diễn án, khu ký túc xá hiện đại đáp ứng đủ năng lực đào tạo nghề tại Học viện ở phía Nam với diện tích sàn xây dựng khoảng 13.000 m2. Như vậy, Học viện Tư pháp đã có thể đảm bảo về cơ sở vật chất cho việc triển khai chương trình đào tạo. Tuy nhiên, Học viện Tư pháp cũng cần định kỳ rà soát lại hệ thống phòng học, nâng cấp hệ thống thông tin, nâng cấp các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh để đảm bảo cho việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin giữa người dạy – người học đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, Học viện cũng cần đầu tư xây dựng, triển khai, lắp đặt hệ thống phòng học trang bị máy tính hiện đại nhằm giúp cho người học dễ dàng tra cứu tài liệu, thực hành kỹ năng nghề tại chỗ; xây dựng các mô hình phòng học mang tính chất mô phỏng như phòng thực hành, thực nghiệm, phòng kỹ thuật hình sự để phục vụ cho việc triển khai giảng dạy những kỹ năng nghề đặc thù. Hệ thống thư viện: Tại các nước có nền giáo dục phát triển, thư viện được xác định là yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Nhằm phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu của người học, thời gian tới Học viện cần có kế hoạch đổi mới hoạt động của hệ thống thư viện theo hướng: quy hoạch để khu phòng mượn liên hợp với khu phòng đọc, liền với khu giảng đường, giúp cho người đọc không phải di chuyển nhiều như hiện nay khi có nhu cầu về không gian đọc và nghiên cứu tài liệu đồng thời xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, nguồn sách tham khảo đa dạng, phong phú, hấp dẫn với nguồn là của Học viện và một số cơ sở đào tạo có uy tín, (Xem tiếp trang 15)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_dao_tao_nghe_luat_su_dap_ung_yeu_cau_cai.pdf
Tài liệu liên quan