Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đại biểu quốc hội

Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm hoạt động bồi dưỡng đúng định hướng, mục đích; phê duyệt những nội dung, chương trình, phương pháp mang tính chủ đạo; tăng cường kiểm tra, kịp thời cho ý kiến những vấn đề phát sinh, hoặc những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là về nội dung, chương trình, phương thức bồi dưỡng. Thứ hai, tăng cường sự phối hợp trong công tác bồi dưỡng Cần tập trung toàn bộ hoạt động bồi dưỡng Quốc hội về một đầu mối là Ban Công tác đại biểu để khắc phục tình trạng trùng lặp về nội dung, thời gian địa điểm tổ chức bồi dưỡng của các cơ quan khác nhau trong Quốc hội. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình nghiên cứu, trao đổi xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng gắn với hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, với đoàn ĐBQH, quan tâm tạo điều kiện để đại biểu được tham gia các hoạt động bồi dưỡng; tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động bồi dưỡng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đại biểu quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI1 1 Nghiên cứu này là kết quả thuộc phạm vi Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Bồi dưỡng ĐBQH - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nghiên cứu Lập pháp do TS. Trần Tuyết Mai làm Chủ nhiệm. Tóm tắt: Hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bồi dưỡng đại biểu Quốc hội vẫn còn một số bất cập, khó khăn, cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới. Trần Tuyết Mai* * TS. Viện Nghiên cứu Lập pháp Abstract Capacity buidling for the deputies of National Assembly has so far provided significant improvements of the quality of the National Assembly’s performance in general and those of the National Assembly deputies in particular. Along with the achievements, capacity buidling for the National Assembly deputies has still faced with certain abstacles and difficulties which need to be reviewed for appropriate remendies to improve the effeciency in the capacity buidling for the deputies of National Assembly in the future. Thông tin bài viết: Từ khóa: bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, bồi dưỡng nghị sĩ, bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng Lịch sử bài viết: Nhận bài : 22/04/2019 Biên tập : 10/05/2019 Duyệt bài : 17/05/2019 Article Infomation: Keywords: capacity building for National Assembly deputies, capacity building for parliamentarian, capacity buidling of knowledge, capacity buidling of skill Article History: Received : 22 Apr. 2019 Edited : 10 May 2019 Approved : 17 May 2019 Trong bối cảnh nền dân chủ đang ngày càng mở rộng, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quốc hội và cá nhân đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đi vào cuộc sống, đặt ra yêu cầu đối với việc nâng cao năng lực cho ĐBQH, tạo điều kiện cho họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia hiệu quả và thực chất hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội, xứng đáng với vai trò đại diện cho cử tri cả nước. Tuy nhiên, năng lực, kinh nghiệm hoạt động nghị trường của mỗi đại biểu, mỗi nhóm ĐBQH luôn không CHÑNH SAÁCH 43Số 10(386) T5/2019 đồng đều do sự đa dạng trong cơ cấu, thành phần, kinh nghiệm, độ tuổi, nghề nghiệp... của các đại biểu. Ngoài ra, mỗi nhiệm kỳ Quốc hội luôn có một số lượng lớn đại biểu Quốc hội trúng cử lần đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghị trường, cũng như chưa hiểu biết nhiều về các quy định, các quy trình, thủ tục trong hoạt động Quốc hội2. Vì vậy, cùng với chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, vấn đề nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu cũng được quan tâm và là giải pháp then chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử là một trong những phương thức hỗ trợ đại biểu tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể hóa những chủ trương của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ năm 2004, hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử được tiến hành chuyên biệt thông qua việc thành lập Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử - hiện là đơn vị cấp vụ thuộc Văn phòng Quốc hội, trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu3 tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đối với đại biểu dân cử. Qua thực tiễn hoạt động gần 15 năm của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng còn không ít tồn tại, hạn chế cần hoàn thiện. Bên cạnh đó, quy định pháp luật về công tác bồi dưỡng chưa đầy đủ và quá trình tổ chức thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng ĐBQH thời gian qua chưa đạt được như mong muốn, tác động trực tiếp của công tác bồi dưỡng đến hoạt động của các ĐBQH chưa rõ ràng và mạnh mẽ. 2 Khoá XII có 27,59% là đại biểu khóa XI tái cử; Khóa XIV có 30,32% đại biểu khóa XIII tái cử. 3 Là cơ quan thuộc UBTVQH, trực tiếp giúp UBTVQH trong công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử. 1. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội 1.1 Quy định pháp luật về bồi dưỡng ĐBQH Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nói chung, bồi dưỡng ĐBQH nói riêng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Mặc dù đã có một số quy định pháp luật về bồi dưỡng ĐBQH, nhưng khuôn khổ pháp luật về hoạt động này vẫn chưa đầy đủ. Đặc biệt, một số nội dung then chốt về bồi dưỡng ĐBQH vẫn chưa được quy định, cụ thể là: - Chưa có quy định về bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với các “chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hoạt động ĐBQH” để quản lý và bảo đảm chất lượng, hiệu quả. - Chưa có quy định về quyền và trách nhiệm tham gia chương trình bồi dưỡng của ĐBQH: Chưa có quy định một số nội dung bồi dưỡng có tính chất nền tảng mà ĐBQH bắt buộc phải tham gia, bên cạnh những chủ đề ĐBQH có thể đăng ký tham gia tự nguyện theo nhu cầu. - Chưa có các quy định trách nhiệm và điều kiện bảo đảm: Nhóm quy định này có ba nội dung lớn: (i) Quy định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân hữu quan quản lý ĐBQH trong việc tạo điều kiện về thời gian để ĐBQH tham dự các hoạt động bồi dưỡng; (ii) Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của một Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; iii) Quy định về chế độ tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng. - Còn thiếu các nội dung quy định về cơ chế phối hợp, điều phối hoạt động bồi dưỡng ĐBQH: Cơ quan chịu trách nhiệm điều phối cần xây dựng chương trình bồi CHÑNH SAÁCH 44 Số 10(386) T5/2019 dưỡng toàn khóa, từng năm, gắn với chương trình hoạt động của Quốc hội để làm căn cứ triển khai, trong đó xác định vai trò chủ trì và phối hợp tổ chức cũng như của các cơ quan bồi dưỡng khác trong từng hoạt động; đồng thời phân bổ thời gian và đối tượng tham dự bồi dưỡng hợp lý. 1.2 Thực tế đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của ĐBQH Trong hơn hai nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, đã có khoảng gần 120 hội nghị được tổ chức dành cho ĐBQH, với số lượng khoảng 6.000 lượt ĐBQH tham dự4. Về cơ bản, các nội dung bồi dưỡng thiết thực đã hỗ trợ cho ĐBQH, đặc biệt là với các đại biểu lần đầu trúng cử. Kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy, phần lớn những người tham gia bồi dưỡng khẳng định bản thân áp dụng được nhiều kiến thức, kỹ năng vào hoạt động của ĐBQH, với 79 người, chiếm 62,7%. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy vẫn còn một số hạn chế liên quan đến đối tượng bồi dưỡng5 như: Các nhóm ĐBQH dưới 40 tuổi, ĐBQH tham gia nhiệm kỳ đầu tiên, ĐBQH kiêm nhiệm, ĐBQH người dân tộc ít người chưa tham gia nhiều các hoạt động bồi dưỡng các ĐBQH giữ chức vụ cao hầu như không tham gia các hoạt động bồi dưỡng; việc thiết kế các chương trình riêng cho một số đối tượng đặc thù như ĐBQH dân tộc ít người, ĐBQH nữ, ĐBQH kiêm nhiệm ở địa phương, không giữ các chức vụ lãnh đạo, còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. 1.3 Nội dung, chương trình bồi dưỡng Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, 4 Tổng hợp từ Báo cáo 10 năm công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử của Ban Công tác đại biểu, 2014; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII của Ban Công tác đại biểu, 2016; báo cáo hoạt động hàng năm của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đến năm 2017. 5 Tổng hợp từ Báo cáo 10 năm công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử của Ban Công tác đại biểu, 2014; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII của Ban Công tác đại biểu, 2016; báo cáo hoạt động hàng năm của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đến năm 2017. quyền hạn của mình, ĐBQH cần được bồi dưỡng cả kiến thức về Quốc hội; kỹ năng hoạt động của ĐBQH tại nghị trường; kiến thức theo lĩnh vực chuyên môn mà ĐBQH phải xem xét, thảo luận, quyết định. Tuy nhiên, các nội dung này rất rộng, thậm chí rất chuyên sâu, trong khi điều kiện thời gian, nguồn lực con người, tài chính không cho phép tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng, không thể đáp ứng hết tất cả các nhu cầu của ĐBQH về các nội dung đó. Do đó, thời gian qua chương trình, nội dung bồi dưỡng đã đi theo các hướng: bồi dưỡng theo nhu cầu của nhóm ĐBQH; nội dung bồi dưỡng qua các năm của nhiệm kỳ Quốc hội. (Ví dụ: tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất trong năm thứ nhất và hai của nhiệm kỳ, một số rải đều trong các năm còn lại). Theo Khung chương trình bồi dưỡng ĐBQH đã được Đảng đoàn Quốc hội khóa XII phê duyệt, việc bồi dưỡng kiến thức cơ bản tập trung vào năm đầu của nhiệm kỳ như: tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội, quyền hạn, trách nhiệm của ĐBQH. Chương trình bồi dưỡng các kỹ năng chuyên sâu bắt đầu vào năm thứ hai, thứ ba gồm: kỹ năng tiếp xúc cử tri, kỹ năng thảo luận tại Hội trường, kỹ năng chất vấn, kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng về hoạt động đối ngoại Sang năm thứ ba đến cuối nhiệm kỳ, các kỹ năng như giám sát, phân tích chính sách được lồng ghép với việc bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu gắn với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, một số chủ đề trọng tâm về kinh tế - xã hội, có tính thời sự. CHÑNH SAÁCH 45Số 10(386) T5/2019 Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, một số chương trình, nội dung bồi dưỡng ĐBQH chưa “trúng” với nhu cầu của người học6. Cụ thể, việc bồi dưỡng các kỹ năng như thuyết trình, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian và điều phối công việc của đại biểu chưa được chú ý. Còn thiếu các chủ đề bồi dưỡng mang tính cập nhật về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trực tiếp liên quan và chỉ đạo hoạt động của Quốc hội; các nội dung bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu liên quan trực tiếp đến chương trình lập pháp và giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Ngoài ra, việc điều tra nhu cầu và phát triển các chương trình nâng cao năng lực cho một số nhóm đại biểu đặc thù (ĐBQH trẻ, ĐBQH là phụ nữ, ĐBQH có chức vụ cao) vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của công tác này. Khung chương trình của năm vẫn còn những điểm chưa thật sự hợp lý so với thực tế hoạt động của ĐBQH; chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ cấp có thẩm quyền trong việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng, vẫn còn tình trạng để xảy ra sự trùng lắp về thời gian, đối tượng bồi dưỡng với các cơ quan khác của Quốc hội. 1.4 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng Theo kết quả khảo sát năm 2018, ĐBQH tham gia nhiều hình thức bồi dưỡng: hội thảo, tọa đàm (trình bày, trao đổi); khóa tập huấn (lý thuyết, thực hành), cung cấp tài liệu tự nghiên cứu, tra cứu tài liệu trên trang web về bồi dưỡng ĐBQH, tập huấn từ xa qua mạng internet và tham quan, trao đổi trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hội thảo, tọa đàm (trình bày, trao đổi) và tập huấn là hai hình thức có nhiều người tham gia nhất. Tiếp đó 6 Tổng hợp từ Báo cáo 10 năm công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử của Ban Công tác đại biểu, 2014; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII của Ban Công tác đại biểu, 2016; báo cáo hoạt động hàng năm của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đến năm 2017. là hình thức tự nghiên cứu tài liệu. Ngược lại, ít ĐBQH trải nghiệm hình thức tập huấn trực tuyến, qua mạng internet. Trong công tác tổ chức bồi dưỡng ĐBQH, các phương pháp dạy và học tích cực, lấy người học làm trung tâm đã được vận dụng trong nhiều hội nghị, ví dụ như: phương pháp động não, tình huống, đóng vai, thảo luận nhóm Tuy nhiên, bên cạnh các hội nghị đã áp dụng các phương pháp tập huấn mới đa dạng, tại khá nhiều hội nghị, việc thuyết trình một chiều của các báo cáo viên, với thảo luận ngắn toàn thể vẫn là phương pháp chủ yếu. 1.5 Đánh giá hiệu quả bồi dưỡng ĐBQH Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng ĐBQH ở Việt Nam đã được thực hiện bước đầu. Tại các hội nghị bồi dưỡng, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử gửi phiếu để đại biểu tham dự hội nghị đánh giá, chấm điểm về chất lượng tổ chức hội nghị và tổ chức các hội nghị tổng kết, đánh giá về các hội nghị bồi dưỡng đại biểu dân cử. Qua đó có thể thấy vẫn còn những hạn chế trong triển khai đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Cụ thể như: việc tự đánh giá của mỗi giảng viên, đồng nghiệp góp ý hầu như chưa được thực hiện; việc đánh giá của học viên đôi khi mang tính chủ quan, định kiến; đặc biệt, hầu như không đánh giá được sự thay đổi trong hành vi của đại biểu sau khi được bồi dưỡng và chưa đánh giá được tác động của hoạt động bồi dưỡng đối với hoạt động của Quốc hội nói chung. 1.6 Bộ máy, nhân lực thực hiện bồi dưỡng Hiện nay, Ban Công tác đại biểu là cơ quan được Uỷ ban thường vụ Quốc hội chính thức giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi dưỡng ĐBQH (Nghị quyết số 575/ CHÑNH SAÁCH 46 Số 10(386) T5/2019 UBTVQH12 ngày 31/1/2008). Tham mưu, giúp việc cho Ban Công tác đại biểu trong tất cả các hoạt động liên quan đến bồi dưỡng đại biểu dân cử là Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử chỉ có hơn 10 người. Trong khi đó, các nhóm công việc hiện nay đều có khối lượng lớn, yêu cầu chất lượng, hiệu quả cao, với những đặc thù riêng. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, tại Quốc hội luôn diễn ra một thực trạng là có khá nhiều cơ quan đứng ra tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng, cung cấp thông tin cho ĐBQH dẫn đến sự trùng lặp hoặc gây khó khăn cho ĐBQH trong việc bố trí tham dự. Thực tế này đặt ra vấn đề cần một đầu mối liên kết các hoạt động đó, và quy định rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong Quốc hội trong bồi dưỡng ĐBQH. * Nguyên nhân của thành công và hạn chế Nguyên nhân của những kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng ĐBQH thời gian qua là do: các cấp có thẩm quyền đã có chủ trương, quan điểm phù hợp về bồi dưỡng ĐBQH; hoạt động bồi dưỡng đã đáp ứng đúng nhu cầu phục vụ hoạt động của ĐBQH; sự nỗ lực đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng và sự nhiệt tình, trách nhiệm của cơ quan tổ chức bồi dưỡng đã thu hút được sự tham gia của ĐBQH. Qua nghiên cứu có thể chỉ ra một số nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong triển khai hoạt động bồi dưỡng ĐBQH như sau: 1) Thiếu một khuôn khổ pháp lý đầy đủ về trách nhiệm của các chủ thể liên quan, về cơ chế phối hợp và các điều kiện đảm bảo; 2) Sự hạn chế của đội ngũ báo cáo viên, của bộ máy tham mưu, phục vụ; 3) Thiếu các tiêu chí (Bộ tiêu chuẩn) để đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng; 4) Kinh phí và cơ chế sử dụng kinh phí còn bất cập; 5) Bản thân ĐBQH khó bố trí thời gian tham gia do gánh trên vai nhiều trọng trách. 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đại biểu Quốc hội Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới, thiết nghĩ hoạt động bồi dưỡng ĐBQH cần đáp ứng những yêu cầu định hướng sau: - Bảo đảm hoạt động bồi dưỡng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của Quốc hội cũng như Chương trình hoạt động của Quốc hội cả nhiệm kỳ và từng năm. - Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của ĐBQH, phù hợp với đặc điểm của các nhóm đại biểu, nhất là đại biểu mới được bầu lần đầu và đại biểu tái cử. - Bảo đảm nguyên tắc hài hòa giữa trách nhiệm và quyền lợi của ĐBQH trong tham gia các chương trình bồi dưỡng. - Xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và khả thi về chế độ, trách nhiệm, tiêu chuẩn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho ĐBQH; các chế độ tài chính và điều kiện đảm bảo có liên quan. - Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trong hoạt động bồi dưỡng, quản lý, điều phối, phối hợp hoạt động, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Trên cơ sở các định hướng nêu trên, có thể đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản như sau: 2.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức Trong thời gian tới, lãnh đạo các cấp cần chú trọng hơn đến các nội dung sau: (i) tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách mới về đổi mới hoạt động này nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay; (ii) tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi dưỡng ĐBQH tạo khung pháp luật đầy đủ về các nội dung liên quan đến hoạt động này. Bản thân ĐBQH cần nhận thức việc bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa việc “được bồi dưỡng” và CHÑNH SAÁCH 47Số 10(386) T5/2019 “tự bồi dưỡng”. ĐBQH cần chủ động và tích cực tham gia, đóng góp ý kiến và đặt những yêu cầu để hoạt động bồi dưỡng ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của đại biểu. Đội ngũ chuyên trách triển khai hoạt động bồi dưỡng phải luôn có ý thức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc tự đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu hoặc tham gia các hoạt động đào tạo bồi dưỡng do các đơn vị, cơ quan tổ chức và thông qua trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các cán bộ có kinh nghiệm và các cán bộ trẻ. Các báo cáo viên cần chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu, cập nhật kiến thức để luôn luôn đáp ứng được yêu cầu về bồi dưỡng trong thời đại mới; chủ động tìm ra những phương pháp sư phạm thích hợp để việc giảng dạy có hiệu quả nhất. Sau mỗi buổi tập huấn, biết lắng nghe những phản hổi, góp ý từ học viên về những ưu, nhược điểm trong cách giảng dạy của mình để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế. Các cơ quan nơi ĐBQH đang công tác cần tạo điều kiện thuận lợi cho ĐBQH có thời gian tham dự các lớp bồi dưỡng; chủ động phối hợp, hỗ trợ để đảm bảo các hoạt động bồi dưỡng ĐBQH đạt chất lượng tốt. 2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật Để bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng ĐBQH, cần hoàn thiện quy định về một số nội dung sau: - Cần có quy định về nội dung, phương thức bồi dưỡng phù hợp với cơ cấu ĐBQH (đại biểu nữ, đại biểu dân tộc ít người), phù hợp với đặc thù hoạt động (đại biểu mới trúng cử lần đầu, đại biểu đã có kinh nghiệm; đại biểu chuyên trách, đại biểu kiêm nhiệm) để đảm bảo chất lượng và hiệu quả các khóa bồi dưỡng. - Cần nghiên cứu xây dựng quy định về trách nhiệm tham gia bồi dưỡng của ĐBQH, coi đó là một tiêu chí đánh giá hoạt động hàng năm của ĐBQH. Cân nhắc bổ sung trong Quy chế hoạt động của ĐBQH quy định: hàng năm mỗi ĐBQH phải dành ít nhất 10 ngày tham gia các lớp bồi dưỡng. - Cần hoàn thiện quy định về các chế độ, định mức kinh phí dành cho ĐBQH khi tham gia các lớp bồi dưỡng. Cơ chế chi kinh phí cho ĐBQH tham dự các hoạt động bồi dưỡng có thể thực hiện theo một trong các phương án sau: (i) cấp trực tiếp khoản kinh phí cho ĐBQH sử dụng và trực tiếp thanh toán; ii) giao khoản kinh phí này cho Đoàn ĐBQH tỉnh/thành quản lý; iii) giao khoản kinh phí này cho Ban Công tác đại biểu điều phối. Đồng thời, cần quy định rõ định mức kinh phí tham gia hoạt động bồi dưỡng hằng năm cho ĐBQH để đại biểu có thể cân đối, đăng ký tham gia theo nhu cầu của bản thân, đồng thời để các cơ quan có liên quan biết và thực hiện. - Bổ sung quy định sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng để tránh lãng phí, chồng chéo, bảo đảm hiệu quả theo tinh thần Kết luận số 21-KL/ĐĐQH12 của Đảng đoàn Quốc hội khóa XII. Cụ thể: Ban Công tác đại biểu lấy ý kiến các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH để xây dựng chương trình bồi dưỡng toàn khóa và từng năm, phù hợp với chương trình hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cần quy định quy trình: các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH thông báo cho Ban Công tác đại biểu kế hoạch, chương trình bồi dưỡng của đơn vị mình để Ban tổng hợp, sắp xếp lịch bồi dưỡng của Ban tránh chồng chéo, trùng lặp, tạo điều kiện thuận lợi để ĐBQH và các báo cáo viên tham gia. Ngoài ra, cần nghiên cứu bổ sung quy định về sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội trong việc CHÑNH SAÁCH 48 Số 10(386) T5/2019 cung cấp, chia sẻ tài liệu tham khảo và đảm bảo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp bồi dưỡng; Đoàn ĐBQH và Văn phòng Đoàn ĐBQH sẽ phối hợp khi các lớp bồi dưỡng, hội nghị tập huấn được tổ chức tại địa phương. 2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung, phương thức bồi dưỡng - Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chuẩn của chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hoạt động ĐBQH, trong đó cần bao gồm: (1) Các tiêu chuẩn về nội dung gắn với hoạt động của Quốc hội, (2) Các tiêu chuẩn về phương pháp đáp ứng yêu cầu truyền đạt hiệu quả nội dung và thích hợp đối với ĐBQH; (3) Các tiêu chuẩn về hình thức bồi dưỡng gồm các hình thức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khóa tập huấn kiến thức - kỹ năng, nguồn học liệu cho tự học, bồi dưỡng từ xa; (4) Quy định về quy trình xây dựng Khung chương trình, xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng; (5) Quy trình chuẩn bị, phục vụ một hoạt động bồi dưỡng; (6) quy trình đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả bồi dưỡng vào hoạt động của ĐBQH - Về nội dung, phương pháp bồi dưỡng: Nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào hai vấn đề chính là kiến thức cơ bản, chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực và kỹ năng hoạt động. Nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình đào tạo dành riêng cho từng đối tượng đại biểu khác nhau, phù hợp với nhu cầu của đại biểu; đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, cũng như yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của đại biểu. Ví dụ như: Đối với đại biểu lần đầu trúng cử nên tập trung vào những kiến thức chung về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các kỹ năng hoạt động cơ bản; đối với đại biểu đã tái cử nên tập trung vào các kiến thức mang tầm hoạch định chính sách pháp luật, các kỹ năng chuyên sâu và các chuyên đề nâng cao. Nội dung chương trình bồi dưỡng cũng nên bố trí theo từng giai đoạn hoạt động của ĐBQH: trong 2 năm đầu cần tập trung vào các kiến thức cơ bản và kỹ năng để giúp cho đại biểu sớm có khả năng tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; năm thứ 3 trở đi chú ý hơn tới việc cập nhật các thông tin và kiến thức cho các lĩnh vực chuyên môn phù hợp với Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Cần quan tâm việc tập huấn phương pháp, cách thức giảng dạy mới phù hợp cho các giảng viên, báo cáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy, tạo sự sinh động, hấp dẫn, phấn khích, nhiệt tình đối với người học. Ngoài ra, cần chú trọng khảo sát, đánh giá, nắm bắt kịp thời nhu cầu và nguyện vọng của đại biểu nhằm tổng hợp, phân loại, xác định rõ những nhu cầu bồi dưỡng chung, nhu cầu cho từng hoạt động, từng thời điểm, từng nhóm đại biểu. 2.4 Nhóm giải pháp về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm hoạt động bồi dưỡng đúng định hướng, mục đích; phê duyệt những nội dung, chương trình, phương pháp mang tính chủ đạo; tăng cường kiểm tra, kịp thời cho ý kiến những vấn đề phát sinh, hoặc những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là về nội dung, chương trình, phương thức bồi dưỡng. Thứ hai, tăng cường sự phối hợp trong công tác bồi dưỡng Cần tập trung toàn bộ hoạt động bồi dưỡng Quốc hội về một đầu mối là Ban Công tác đại biểu để khắc phục tình trạng CHÑNH SAÁCH 49Số 10(386) T5/2019 trùng lặp về nội dung, thời gian địa điểm tổ chức bồi dưỡng của các cơ quan khác nhau trong Quốc hội. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong quá trình nghiên cứu, trao đổi xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng gắn với hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, với đoàn ĐBQH, quan tâm tạo điều kiện để đại biểu được tham gia các hoạt động bồi dưỡng; tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động bồi dưỡng. Thứ ba, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực cơ quan trực tiếp triển khai hoạt động bồi dưỡng Cần nghiên cứu xây dựng một Trung tâm nguồn, với nhiệm vụ chủ đạo là bảo đảm nguồn báo cáo viên, nguồn tư liệu bồi dưỡng, các chương trình bồi dưỡng, hệ thống phương pháp, các chương trình hợp tác v.v..; đồng thời, làm tốt nhiệm vụ phối hợp, điều phối các hoạt động bồi dưỡng khác (nếu có). Việc xây dựng năng lực của Trung tâm bồi dưỡng dựa trên các nội dung sau: (i) Trình độ, năng lực nghiên cứu, tham mưu, chuyên môn hóa của cán bộ công chức; (ii) Xây dựng năng lực quản lý tổ chức, thiết kế chương trình; (iii) Khả năng điều phối chương trình, bảo đảm hiệu quả, khoa học; (iv) Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, báo cáo viên nguồn, xây dựng năng lực cộng tác viên; (v) Khả năng tiếp cận, tạo điều kiện, tạo mối quan hệ thường xuyên với ĐBQH. Thứ tư, xây dựng và phát triển đội ngũ Báo cáo viên Tiếp tục chủ động tổ chức các khóa tập huấn báo cáo viên nguồn trên toàn quốc. Chú ý mở rộng mạng lưới các báo cáo viên trong các lĩnh vực lâu nay còn thiếu báo cáo viên, như kỹ năng giám sát về tài chính - ngân sách, giám sát về môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên là những người thực sự tâm huyết, có chuyên môn sâu, người có nhiều kinh nghiệm hoạt động tại các cơ quan dân cử và có cơ chế, chính sách thích đáng để đãi ngộ, đào tạo báo cáo viên nguồn. Thứ năm, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động bồi dưỡng Cần có cơ chế bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động bồi dưỡng, theo hướng vừa bảo đảm những quy định chế độ chung, vừa đáp ứng tính chất đặc thù của hoạt động bồi dưỡng. Khai thác các nguồn lực thông tin, nghiên cứu và phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong việc cung cấp thông tin đáp ứng tốt yêu cầu của đại biểu. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng, lưu giữ, quản lý các văn bản, chuyên đề, các dữ liệu thông tin liên quan khác phục vụ công tác bồi dưỡng. 2.5 Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng ĐBQH Các tiêu chí đánh giá cụ thể bao gồm: (1) Đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động của ĐBQH; (2) Chất lượng giảng viên, báo cáo viên; (3) Phương pháp bồi dưỡng phù hợp, linh hoạt, kết hợp truyền đạt và trao đổi; (4) Tài liệu, nội dung bài giảng được chuẩn bị chu đáo, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, có sự tương thích giữa lý luận và thực tiễn, phù hợp với đối tượng bồi dưỡng, chương trình, thời gian bồi dưỡng; (5) Địa điểm thuận lợi cho việc đi lại; (6) Thời điểm tổ chức hội nghị hợp lý; (7) Không khí và môi trường bồi dưỡng thoải mái, công tác tổ chức phục vụ chu đáo, thuận lợi, tạo phấn khích và động lực học tập; (9) Sự tham gia đầy đủ, nhiệt tình và trách nhiệm của đại biểu; (10) Thỏa mãn yêu cầu của đại biểu, được đa số đại biểu đánh giá tốt, được ứng dụng trong hoạt động của ĐBQH CHÑNH SAÁCH 50 Số 10(386) T5/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_boi_duong_dai_bieu_quoc_hoi.pdf
Tài liệu liên quan