Năm là, kiến nghị Viện kiểm sát nhân
dân tối cao nghiên cứu, bổ sung các quy
định trong Quy chế công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự
theo hướng quy định những tiêu chuẩn về
đào tạo, kinh nghiệm của đội ngũ KSV khi
tiến hành tố tụng trong các vụ án mua bán
người, đặc biệt là những vụ án mua bán
người có người bị hại là người dưới 18 tuổi
phải là những người có những hiểu biết cần
thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục. Có kế
hoạch đào tạo về trình độ tâm lý học, khoa
học giáo dục đối với các KSV trực tiếp giải
quyết các loại án này. Đồng thời, quan tâm
sắp xếp cán bộ theo hướng chuyên sâu, có
tính ổn định trong việc giải quyết các vụ án
mua bán người.
Sáu là, đảm bảo cơ sở vật chất và các
điều kiện đảm bảo cho hoạt động lấy lời
khai người bị hại trong các vụ án mua bán
người như phòng điều tra thân thiện đối với
người bị hại là người dưới 18 tuổi, các vật
dụng thiết yếu khác như quần áo, thức ăn,
trong quá trình lấy lời khai. Đặc biệt, tiếp
tục hoàn thiện hệ thống camera ghi âm, ghi
hình trong các buổi lấy lời khai nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
hại trong quá trình tố tụng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai bị hại trong các vụ án mua bán người của kiểm sát viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI...
TRONG CÁC VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI CỦA KIỂM SÁT VIÊN
NGUYỄN THANH HƯƠNG*
Trong các vụ án mua bán người, lời khai của bị hại được coi là nguồn chứng cứ
phổ biến, gần như là điểm xuất phát, cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành
điều tra, xác minh, thu thập các nguồn chứng cứ liên quan khác. Bài viết tập trung
phân tích một số khó khăn, thách thức trong hoạt động lấy lời khai người bị hại trong
các vụ án mua bán người, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động này.
Từ khóa: Lấy lời khai người bị hại, Kiểm sát viên, mua bán người.
Ngày nhận bài: 07/7/2020; Ngày biên tập xong: 10/7/2020; Ngày duyệt đăng: 12/7/2020
In human trafficking cases, victim’s testimony is a common source of evidence
which is the basis for the criminal proceeding agencies to investigate, verify and
collect other relevant sources of evidence. The article concentrates on analyzing
some difficulties in taking victim’s testimony in human trafficking cases, then
proposes a number of solutions to improve the effectiveness of that activity.
Keywords: Taking victim’s testimony, Prosecutor, human trafficking.
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có nhiều thay đổi so với BLTTHS năm 2003, trong
đó có những thay đổi theo hướng mở rộng
thẩm quyền, tăng trách nhiệm công tố của
Kiểm sát viên (KSV), nhằm nâng cao trách
nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra vụ án hình sự không làm oan
người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Đặc biệt,
theo quy định tại các Điều 185, Điều 186,
Điều 188 BLTTHS năm 2015, trong trường
hợp cần thiết hoặc xét thấy việc lấy lời
khai bị hại của Điều tra viên không khách
quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét
cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định
việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn
quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra
hoặc để quyết định việc truy tố, KSV có thể
lấy lời khai người bị hại. Những quy định
này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
động thực thi chức năng, nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân, đồng thời cũng
đặt ra trách nhiệm của các KSV trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.
Lấy lời khai người bị hại là một biện
pháp điều tra do Điều tra viên, Kiểm sát
viên tiến hành theo quy định của pháp luật.
Hoạt động lấy lời khai người bị hại là hoạt
động giao tiếp tâm lý hai chiều. Đó là giao
tiếp giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên với
người bị hại. Trong đó, Điều tra viên, Kiểm
sát viên sử dụng các phương pháp tác động
tâm lý đến lý trí và ý chí của người bị hại
nhằm thu thập theo trình tự tố tụng hình sự
lời khai của họ về những tình tiết của vụ án
đang được điều tra và những tin tức, tài liệu
khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và
phòng ngừa.1
Thực tiễn giải quyết các vụ án mua bán
người trong thời gian qua cho thấy, tội phạm
mua bán người thường mang tính truy xét,
rất ít trường hợp bị bắt quả tang. Đối với các
* Thạc sĩ, Khoa Tội phạm học và Điều tra tội
phạm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
79Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN THANH HƯƠNG
vụ án không thuộc trường hợp quả tang thì
chỉ đến khi người bị hại trốn về địa phương
và có đơn tố cáo thì đối tượng phạm tội mới
bị phát hiện. Do đó, quá trình điều tra việc
thu thập chứng cứ thường chỉ dựa vào lời
khai của bị hại cũng như lời khai nhận tội
của đối tượng phạm tội. Có thể nói, trong
các vụ án mua bán người, lời khai của bị
hại được coi là nguồn chứng cứ phổ biến,
gần như là điểm xuất phát, cơ sở để các cơ
quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra,
xác minh thu thập các nguồn chứng cứ liên
quan khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc
thu thập được những thông tin chính xác
qua lời khai của người bị hại là nhiệm vụ rất
khó khăn. Hoạt động này thường có diễn
biến phức tạp bởi những thách thức và nhân
tố đặc thù khác của loại án này.
1. Một số khó khăn, thách thức trong
hoạt động lấy lời khai người bị hại trong
các vụ án mua bán người
Thứ nhất, tâm lý người bị hại thường
không ổn định gây ảnh hưởng đến quá trình
khai báo của họ
- Sự xâm hại và sang chấn tâm lý có thể ảnh
hưởng đến trí nhớ và khả năng hồi tưởng của
người bị hại. So với các loại tội phạm khác,
người bị hại trong các vụ án mua bán người
có thể đã bị xâm hại trong một thời gian dài,
thậm chí trước cả khi họ bị đem ra làm hàng
hóa để trao đổi, mua bán. Quá trình bị xâm
hại (cả về thể xác lẫn tinh thần) có thể để lại
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Họ
bị lạm dụng và bạo lực, phải chứng kiến
người khác bị lạm dụng, phải chịu điều
kiện sống và điều kiện làm việc khắc nghiệt,
vô nhân đạo, họ không có sự tự do, không
được quyền lựa chọn, họ không được chăm
sóc sức khỏe. Kết quả là họ phải đối mặt với
rất nhiều vấn đề tâm lý và rối loạn sức khỏe
tâm thần. Họ mô tả mình bị căng thẳng, hay
quên, lo lắng và trầm cảm, cảm thấy vô vọng
và tuyệt vọng. Nhiều người phải chịu sang
chấn tâm lý trầm trọng – một hậu quả của
mua bán người, bao gồm rối loạn căng thẳng
hậu sang chấn hoặc tình trạng loạn thần, mọi
cảm xúc, hành vi thay đổi bất thường, mất
hoặc kém kiểm soát.
Ví dụ như trường hợp nạn nhân M.T.S
(20 tuổi ở Lào Cai) bị bán sang Trung Quốc,
S đã bị hãm hiếp ngay tại nơi cô ở, một trong
những tên xâm hại S lại chính là cha của bạn
trai cô. Cô mang thai và phải chạy trốn. Một
người lái xe xích lô đã giúp cô, nhưng sau đó
chính người này lại bán cô sang một nhà thổ
tại Trung Quốc. Khi được giải cứu trở về, S
chán nản và không thể tin tưởng bất kỳ ai.
Với những sang chấn tâm lý lớn như vậy,
việc S hợp tác với cơ quan điều tra để đưa ra
lời khai chính xác là vô cùng khó khăn.
Mức độ sang chấn tâm lý tuỳ từng
trường hợp là khác nhau và làm nảy sinh
nhiều vấn đề trong quá trình lấy lời khai.
Những vấn đề về tâm lý khiến người bị hại
không thể xác định chính xác thời gian, địa
điểm vụ án đã xảy ra hoặc các thông tin về
người phạm tội, thậm chí lời khai của họ còn
thường xuyên thay đổi, không thống nhất
hoặc có dấu hiệu đáng nghi. Tất cả những
điều này khiến các lần lấy lời khai người bị
hại trong vụ án mua bán người thường diễn
ra lâu hơn so với các tội phạm khác.
- Người bị hại thường không tin tưởng
vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Mục đích
cơ bản của hoạt động lấy lời khai người bị
hại là nhằm thu thập các chứng cứ của vụ án
đã xảy ra. Mục đích này chỉ có thể đạt được
trong quá trình trao đổi thông tin giữa Điều
tra viên, Kiểm sát viên và nạn nhân. Trong
đó, sự tin tưởng là yếu tố rất quan trọng. Tuy
nhiên, để có được sự tin tưởng của người bị
hại trong khi lấy lời khai và trong toàn bộ
quá trình điều tra vụ án là rất khó và thường
không thể làm được. Người bị hại thường
bị người phạm tội đe dọa, không cho liên hệ
với các cơ quan chức năng ở nước ngoài và
có thể bị giữ giấy tờ tùy thân để ngăn không
cho họ trốn thoát hoặc cầu cứu cơ quan chức
năng. Ngoài ra, họ có thể đã bị đe dọa rằng
chính quyền đã bị mua chuộc và họ có thể
bị bắt giam về hành vi của mình. Điều này
khiến cho họ nảy sinh tâm lý sợ hãi và bất
hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.
80 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI...
Thứ hai, định kiến của KSV trong quá
trình lấy lời khai có thể tạo ra tâm lý ức chế,
không muốn cộng tác của người bị hại
Hầu hết người bị hại trong các vụ án
mua bán người thường có cảm giác xấu
hổ khi kể lại những gì đã xảy ra với bản
thân, đặc biệt là những người bị mua bán
nhằm mục đích bóc lột tình dục, mại dâm,
cưỡng dâm, hôn nhân cưỡng ép. Chính vì
vậy, thái độ tôn trọng, đồng cảm với người
bị hại trong quá trình lấy lời khai là điều
rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, do ảnh hưởng của các định
kiến đối với người bị hại trong các vụ án
mua bán người như đổ lỗi cho người bị
hại, cho rằng vì họ hám tiền, cả tin nên mới
trở thành nạn nhân hoặc các định kiến về
giới do nghĩ nam giới ít có nguy cơ bị mua
bán, dẫn đến thái độ nghi ngờ, phán xét
nạn nhân, đặt những câu hỏi thiếu nhạy
cảm với những đau khổ mà người bị hại
phải gánh chịu. Những yếu tố đó tạo ra
tâm lý ức chế không muốn hợp tác, thiếu
lòng tin vào cơ quan tiến hành tố tụng làm
ảnh hưởng đến công tác lấy lời khai hoặc
có thể bỏ sót những trường hợp người bị
hại còn là nạn nhân của các hành vi phạm
tội khác.
Thứ ba, thiếu sự chuẩn bị trước khi lấy
lời khai nên nhiều trường hợp người bị hại
phải đi lại nhiều lần mà vẫn không đảm bảo
yêu cầu, gây phiền hà cho người bị hại, ảnh
hưởng đến tâm lý của họ
Theo quy định của Điều 188 BLTTHS
năm 2015, việc lấy lời khai người bị hại nói
chung và người bị hại trong các vụ án mua
bán người nói riêng được tiến hành tại nơi
điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi
học tập của người đó. Tuy nhiên, trên thực
tế, có thể người bị hại ở những vùng nông
thôn, vùng sâu, điều kiện đi lại khó khăn
hoặc các vấn đề về kinh phí đi lại, vì vậy
không nhiều trường hợp KSV đến nhà lấy
lời khai mà thường triệu tập họ đến trụ
sở cơ quan để làm việc, dẫn đến sự phiền
hà, gây tâm lý không muốn khai báo của
người bị hại.
Thứ tư, hoạt động lấy lời khai người bị
hại dưới 18 tuổi trong các vụ án mua bán
người còn nhiều bất cập
- Theo quy định tại Điều 14 Thông
tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về thủ tục
tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (gọi tắt
là Thông tư liên tịch số 06) thì trường hợp
lấy lời khai tại nơi tiến hành điều tra, truy tố,
xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời
khai bảo đảm thân thiện, giảm bớt sự căng
thẳng, sợ hãi phù hợp với tâm lý người dưới
18 tuổi. Tuy nhiên, do khó khăn về điều kiện
cơ sở vật chất nên phần lớn tại Viện kiểm sát
các địa phương chưa xây dựng được phòng
lấy lời khai thân thiện với các trang thiết bị
chuyên dùng phục vụ cho công tác lấy lời
khai người bị hại nói chung và người bị hại
trong các vụ án mua bán người nói riêng.
- Kiểm sát viên chưa có đầy đủ những
hiểu biết cần thiết về tâm lý, khoa học giáo
dục đối với người bị hại là người dưới 18
tuổi. Thực tiễn cho thấy, người bị hại là
người dưới 18 tuổi trong các vụ án mua bán
người thường có đặc điểm tâm lý nhanh mệt
mỏi, không tập trung lâu vào một sự việc cụ
thể, lo âu, thiếu bình tĩnh, khai báo không
ổn định. Thậm chí, họ khó có thể trình bày
được rõ ràng, đầy đủ hay không hiểu hết nội
dung các câu hỏi mà KSV đưa ra. Những
yếu tố này khiến cho việc lấy lời khai của họ
có thể bị kéo dài hoặc gián đoạn giữa chừng,
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của KSV
nếu không có sự chuẩn bị từ trước. Nhiều
trường hợp, do chưa chú trọng tâm sinh lý
của nhóm đối tượng này nên trong quá trình
lấy lời khai, KSV vẫn còn quát mắng, đe dọa
khiến cho họ có tâm lý sợ hãi, căng thẳng,
ảnh hưởng không nhỏ tới tính chính xác của
thông tin mà họ cung cấp.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư
liên tịch số 06, Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với vụ án
có người tham gia tố tụng là người dưới 18
tuổi phải là người “đã được đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết vụ án hình
sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18
81Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN THANH HƯƠNG
tuổi” và “đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người
dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, do các quy định của
pháp luật còn chung chung nên thực tế ở các
Viện kiểm sát không có cán bộ chuyên môn,
chuyên trách giải quyết các vụ án có người
tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, một
KSV phải kiêm nhiệm giải quyết nhiều loại
án khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động tập
huấn, đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng lấy lời
khai của người bị hại nói chung và người bị
hại trong các vụ án mua bán người nói riêng
là người dưới 18 tuổi còn ít, chưa được chú
trọng khiến cho chất lượng của hoạt động
này không được đảm bảo.
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động lấy lời khai người bị hại
trong các vụ án mua bán người
Để nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời
khai người bị hại trong các vụ án mua bán
người của Kiểm sát viên, nhằm thu thập
được những thông tin chính xác nhất từ
người bị hại từ đó làm rõ sự thật khách quan
của vụ án, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích
của người bị hại, theo tác giả, cần có một số
giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện kỹ năng lấy lời khai
người bị hại trong các vụ án mua bán người
của KSV thông qua việc chuẩn bị kỹ lưỡng
từng bước trong quy trình lấy lời khai. Quy
trình này gồm 5 bước:
Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị
Lập kế hoạch và chuẩn bị cho việc lấy
lời khai là việc rất quan trọng và cần đầu tư
nhiều thời gian. Để việc lấy lời khai được
thực hiện một cách hiệu quả, KSV nên tập
trung vào những vấn đề quan trọng như:
Rà soát hồ sơ ban đầu do cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố, cũng như các nội dung
khác có trong tài liệu của vụ án, ghi chú lại
những thông tin cơ bản về người bị hại như:
Tên, tuổi, giới tính, nơi sinh, ngôn ngữ, trình
độ học vấn, thông tin của bố mẹ, anh chị em
ruột Tìm hiểu trước về bối cảnh khi họ
được giải cứu; xây dựng đề cương sơ lược
về buổi lấy lời khai, ghi chú những câu hỏi
chủ chốt muốn hỏi hoặc những vấn đề cần
tìm hiểu.
Bên cạnh đó, KSV cũng cần đảm bảo
các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp
luật khi tiến hành lấy lời khai người bị hại.
Trong đó, cần lưu ý một số vấn đề như: Cần
cân nhắc việc cán bộ là nam hay nữ sẽ tiến
hành lấy lời khai; Sắp xếp để có hai người
cùng tham gia lấy lời khai: Một người tiến
hành hỏi và thu thập thông tin từ người bị
hại, và người kia đóng vai trò là quan sát
viên, ghi chép lại những câu trả lời cũng như
thái độ của họ. Xem xét sự có mặt của người
giám hộ hoặc đại diện Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên
hoặc các tổ chức xã hội khác nếu người bị
hại là người dưới 18 tuổi. KSV phải gửi trực
tiếp giấy triệu tập cho người giám hộ hợp
pháp, đại diện Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc
các tổ chức xã hội khác nếu người bị hại là
người dưới 18 tuổi về thời gian, địa điểm lấy
lời khai. Nếu cần thiết, cần có sự tham gia
của phiên dịch viên. Ngoài ra, có thể ghi âm,
ghi hình có âm thanh buổi lấy lời khai.
Bước 2: Tiếp xúc, tạo quan hệ và giải thích
Như đã phân tích ở trên, một trong
những khó khăn, thách thức đối với KSV
khi tiến hành lấy lời khai của người bị hại
trong các vụ án mua bán người chính là tâm
lý không ổn định và sự thiếu tin tưởng của
họ với các cơ quan tiến hành tố tụng. Chính
vì vậy, việc tiếp xúc, xây dựng mối quan hệ
tin tưởng giữa KSV với người bị hại là hết
sức quan trọng.
Để xây dựng mối quan hệ, KSV nên giới
thiệu về bản thân, giải thích rõ cho người bị
hại mục đích của buổi lấy lời khai, giải thích
cho họ những quyền và nghĩa vụ của mình.
Mục đích chính của giai đoạn xây dựng
quan hệ là giúp cho người bị hại cảm thấy
tin tưởng vào KSV và cảm thấy thoải mái
hơn. Trong giai đoạn xây dựng mối quan
hệ, KSV cũng cần giải thích rằng nếu nạn
nhân không nhớ, hoặc không biết câu trả lời
thì nên nói rõ. Điều này giúp cho người bị
hại cảm thấy không bị áp lực khi trả lời về
82 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI BỊ HẠI...
những việc mà họ không còn nhớ chính xác
hoặc không biết. Trong một số trường hợp,
người bị hại tỏ thái độ dè dặt, không muốn
nói trực tiếp những chuyện đã xảy ra, họ có
thể muốn viết lại lời khai hơn, do đó, KSV có
thể linh động trong từng trường hợp.
Bước 3: Đặt câu hỏi, truyền đạt thông tin và
ghi nhận thông tin từ bị hại
KSV cần đặt các câu hỏi cố gắng khơi
gợi để người bị hại tự tường thuật lại sự việc.
KSV có thể bắt đầu bằng việc đặt những câu
hỏi mở như: “Anh/chị có thể chia sẻ với tôi
những ngày gần đây cuộc sống của anh/chị như
thế nào không?” hoặc “Để tôi có thể hiểu được
tình cảnh hiện tại của anh/chị, anh/chị nghĩ rằng
điều đầu tiên tôi cần biết là gì?”. Khi để người
bị hại tự do thuật lại sự việc, Điều tra viên,
KSV cần khuyến khích người bị hại cung
cấp thêm những thông tin bằng cách dùng
những câu hỏi gợi ý sau: “Còn có gì xảy ra
nữa không?”; “Còn có điều gì anh/chị muốn nói
cho tôi biết nữa không?”; “Anh/chị có thể nói
theo cách khác để giúp tôi có thể hiểu rõ hơn được
không?”. KSV cần chú ý lắng nghe người bị
hại trả lời, không nên ngắt lời họ, thậm chí
ngay cả khi họ không đưa ra những thông
tin như mình mong đợi. Điều này giúp cho
họ có cảm giác được lắng nghe, chia sẻ một
cách tôn trọng.
Đối với trường hợp người bị hại là trẻ
em, người dân tộc, người tàn tật, KSV nên
đặt những câu hỏi đơn giản, không dùng
thuật ngữ chuyên ngành hay từ ngữ khó
hiểu, bao hàm những ý khó hiểu, mỗi câu
hỏi chỉ nên bao hàm một ý và không mang
tính dẫn dắt người bị hại.
Khi đặt câu hỏi cho người bị hại, KSV
có thể lựa chọn nhiều dạng câu hỏi để giúp
người bị hại đưa ra những thông tin chính
xác nhất như câu hỏi mở, câu hỏi cụ thể, câu
hỏi đóng, câu hỏi dẫn dắt.
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi khiến cho
người được hỏi có thể trả lời một cách thoải
mái, không hạn chế. Câu hỏi mở cũng có
thể được dùng để khơi gợi cho người bị hại
cung cấp thêm những thông tin, những chi
tiết chưa đầy đủ được đưa ra trong giai đoạn
tự do tường thuật. Ví dụ: “Anh/chị đã nói với
tôi rằng người chở anh/chị đến Tây Ninh là một
người đàn ông. Anh/chị có thể miêu tả anh ta cho
tôi được không?”.
Câu hỏi cụ thể là dạng câu hỏi được sử
dụng để làm rõ, phát triển và bổ sung những
thông tin người bị hại vừa đưa ra mà trong
câu hỏi đó không chứa những thông tin gợi
ý về câu trả lời. Ví dụ: “Người đàn ông đầu
tiên bán chị cho một người nông dân để làm vợ,
anh ta trông như thế nào?” là một dạng câu
hỏi cụ thể.
Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi mà người
được hỏi chỉ có một số phương án để trả lời.
Nếu những phương án trả lời đó hợp lý và
không nghiêng về phương án nào thì chúng
sẽ không mang tính gợi ý. Một số người bị
hại là trẻ em, người già, người dân tộc có
thể thấy rằng, dạng câu hỏi đóng rất dễ hiểu
và giúp ích cho họ nhiều hơn. Tuy nhiên, khi
sử dụng câu hỏi đóng, KSV cố gắng tránh sử
dụng những câu chỉ có hai lựa chọn (đặc biệt
là những câu hỏi theo dạng Có/Không), trừ
khi đó là những phương án duy nhất có thể
(Ví dụ: “Hành vi đó được tiến hành vào ban đêm
hay ban ngày?”). Nếu câu hỏi bao gồm hai
lựa chọn được sử dụng, thì hai lựa chọn đó
phải tương đồng nhau, không quá nghiêng
về bên nào (Ví dụ: Không nên hỏi những câu
như “Anh/chị bị đánh như vậy thì anh/chị có
thấy đau không?” – Dĩ nhiên người được hỏi
sẽ nghiêng về phương án “Có”).
Câu hỏi dẫn dắt là dạng câu hỏi có tính
chất gợi ý hoặc cho rằng một tình tiết nào
đó là sự thật khách quan. Xác định một câu
hỏi có phải là câu hỏi dẫn dắt hay không thì
cần phải dựa vào bản chất của câu hỏi đó
và những gì người bị hại đã thuật lại trong
buổi lấy lời khai. Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra
rằng, câu trả lời của người được hỏi đối với
những câu hỏi dẫn dắt thường được quyết
định bởi cách họ được hỏi thế nào hơn là
những gì mà họ nhớ được. Do vậy, cách làm
tốt nhất là KSV tránh sử dụng những câu hỏi
dẫn dắt trong khi lấy lời khai nạn nhân trong
vụ án mua bán người.
Bước 4: Kết thúc
83Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN THANH HƯƠNG
Khi kết thúc buổi lấy lời khai, KSV cần
kiểm tra lại với người bị hại xem mình có
hiểu đúng những thông tin, chứng cứ quan
trọng mà họ đã đưa ra hay không. Cho người
bị hại đọc và xem lại Biên bản lấy lời khai và
chữ ký xác nhận của những người tham gia
buổi lấy lời khai.
Ở giai đoạn này, KSV cần chú ý không
nên hứa hẹn về kết quả giải quyết vụ án.
Chú ý đến trạng thái tâm lý của người bị hại,
có thể hướng dẫn cho họ những trình tự, thủ
tục tiếp theo sau buổi lấy lời khai. KSV có thể
cung cấp cho người bị hại số điện thoại để họ
có thể liên lạc khi muốn đưa thêm thông tin,
đồng thời cung cấp cho họ các dịch vụ trợ
giúp, hỗ trợ nhanh đối với nạn nhân của các
vụ mua bán người.
Bước 5: Đánh giá
Ngay sau khi kết thúc tiến hành lấy lời
khai, KSV cần đánh giá xem mục đích và
mục tiêu lấy lời khai có đạt được hay không;
những thông tin phát hiện ra trong khi lấy
lời khai ảnh hưởng đến việc điều tra như thế
nào; những bước đi tiếp theo, liên quan đến
công tác điều tra và liên quan đến sự an toàn
và bảo vệ người bị hại; mình đã thực hiện
lấy lời khai tốt ở mức nào; cần phải cải thiện
những điểm gì trong tương lai.
Hai là, cần nghiên cứu, bổ sung các
quy định trong Quy chế công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình
sự theo hướng bổ sung rõ hơn, đầy đủ hơn
các quy trình thao tác của KSV trong hoạt
động lấy lời khai người bị hại, từ đó làm cơ
sở cho hoạt động lấy lời khai người bị hại
trong các vụ án mua bán người. Đặc biệt,
cần quy định rõ cơ chế, tạo điều kiện thuận
lợi cho các KSV khi lấy lời khai của người
bị hại trong trường hợp họ ở các vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế
khó khăn không thể đến Viện kiểm sát hoặc
Cơ quan điều tra theo giấy triệu tập. Đối với
người bị hại là người dưới 18 tuổi, trường
hợp phải thực hiện tại trụ sở cơ quan, nên
thực hiện tại Phòng điều tra thân thiện. KSV
quyết định địa điểm lấy lời khai, nhận thức
rõ nhu cầu phải đảm bảo sự riêng tư và làm
cho người được lấy lời khai cảm thấy càng
thoải mái càng tốt.
Ba là, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và
ngoài ngành tăng cường tổ chức tập huấn
các chuyên đề hoặc các lớp chuyên sâu
chương trình đào tạo, bồi dưỡng về công tác
lấy lời khai người bị hại nói chung và người
bị hại trong các vụ án mua bán người nói
riêng nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ lấy
lời khi của KSV.
Bốn là, KSV cần phối hợp chặt chẽ với
các cán bộ, trung tâm bảo trợ, chăm sóc y tế,
Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, để động
viên, tư vấn, trợ giúp về tâm lý, pháp lý cho
người bị hại.
Năm là, kiến nghị Viện kiểm sát nhân
dân tối cao nghiên cứu, bổ sung các quy
định trong Quy chế công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự
theo hướng quy định những tiêu chuẩn về
đào tạo, kinh nghiệm của đội ngũ KSV khi
tiến hành tố tụng trong các vụ án mua bán
người, đặc biệt là những vụ án mua bán
người có người bị hại là người dưới 18 tuổi
phải là những người có những hiểu biết cần
thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục. Có kế
hoạch đào tạo về trình độ tâm lý học, khoa
học giáo dục đối với các KSV trực tiếp giải
quyết các loại án này. Đồng thời, quan tâm
sắp xếp cán bộ theo hướng chuyên sâu, có
tính ổn định trong việc giải quyết các vụ án
mua bán người.
Sáu là, đảm bảo cơ sở vật chất và các
điều kiện đảm bảo cho hoạt động lấy lời
khai người bị hại trong các vụ án mua bán
người như phòng điều tra thân thiện đối với
người bị hại là người dưới 18 tuổi, các vật
dụng thiết yếu khác như quần áo, thức ăn,
trong quá trình lấy lời khai. Đặc biệt, tiếp
tục hoàn thiện hệ thống camera ghi âm, ghi
hình trong các buổi lấy lời khai nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
hại trong quá trình tố tụng./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_lay_loi_khai_bi_hai_trong_cac_vu.pdf