Nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy lý thuyết kỹ năng trong môn học kỹ năng của luật sư tham gia giải quyết các vụ, việc hành chính thuộc chương trình đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ tại học viện tư pháp
Những khó khăn khi triển khai
phương pháp giảng dạy lý thuyết kỹ năng
theo cách thức trên
Khó khăn căn bản nhất khi thực hiện
giờ giảng lý thuyết kỹ năng theo phương
pháp đào tạo tín chỉ “lấy người học làm
trung tâm” như đã trình bày trên đây là sức
ì của học viên. Để có thể nâng cao hiệu quả
giảng dạy giờ lý thuyết nói riêng và giờ
giảng trên lớp nói chung đối với học viên
theo học tại Học viện Tư pháp, thì Ban
Giám đốc cần triển khai có tính đồng bộ
phương pháp dạy và học theo đào tạo tín
chỉ trong toàn Học viện, bao gồm cả đối
với học viên. Chuẩn hóa quy trình đánh giá
để học viên hiểu và có ý thức học tập theo
phương thức đào tạo tín chỉ. Nếu học viên
hoàn toàn chưa đọc tài liệu và văn bản
pháp luật thì giảng viên dễ bị lụt vào việc
giải thích nội dung pháp luật thực định, do
đó, bài giảng không thu được kết quả như
mong muốn.
Theo tôi, có lẽ trong giai đoạn quá độ
chuyển đổi phương thức từ đào tạo theo niên
chế sang đào tạo tín chỉ, Học viện cần kiên
quyết chấp nhận sự phân hóa không đồng
đều trong học viên về trình độ. Trong những
năm đầu, có thể có một số lượng học viên
chưa có ý thức chủ động nghiên cứu học tập
để rèn tính chủ động học tập nhưng tôi tin
tưởng trong thời gian tới, Học viện Tư pháp
sẽ triển khai phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ một cách đồng bộ và toàn diện
hơn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy lý thuyết kỹ năng trong môn học kỹ năng của luật sư tham gia giải quyết các vụ, việc hành chính thuộc chương trình đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ tại học viện tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT
KỸ NĂNG TRONG MÔN HỌC KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC HÀNH CHÍNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Trần Thị Hiền1
Tóm tắt: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã được thực hiện từ rất lâu tại các nước phát
triển trên thế giới và hiện nay đang được triển khai thực hiện tại Việt Nam. Trong bối cảnh
chung của cải cách giáo dục, Học viện Tư pháp đã áp dụng phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ đối với chương trình đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện. Hiệu quả của
giảng dạy theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Tư pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như:
nội dung chương trình, hồ sơ học liệu, cơ sở vật chất phục vụ thực hành...Trong phạm vi bài
viết này tôi xin được bàn đến vấn đề nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy lý thuyết kỹ
năng trong môn học Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết vụ, việc hành chính thuộc chương
trình đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Tư pháp.
Từ khóa: Đào tạo luật sư, phương pháp giảng dạy, hệ thống tín chỉ
Nhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018
Abstract: Credit-based training has been applied for long time in the developed countries in
the world and now it is being applied in Vietnam. In the common context of the education reform,
Judicial Academy has been applying method of credit-based training with curriculum of training
legal professionals at Judicial Academy. The effectiveness of credit-based training at Judicial
Academy depends on many factors such as curriculum content, training materials, facility of
practice Within scale of this article, I would like to discuss about enhancing effectiveness of
method of training skill theory in the subject of Lawyer’s skills in solving administrative cases in
the curriculum of credit-based training lawyer profession at Judicial Academy.
Keywords: training lawyers, training method, credit system
Date of receipt: 10/12/2017 ; Date of revision: 15/01/2018 ; Date of approval:
26/01/2018
1. Nhận thức của giảng viên về phương
pháp giảng dạy lý thuyết kỹ năng
Để chuẩn bị cho việc đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, Học viện Tư pháp đã có cơ sở
vật chất rất khang trang với các phòng được
trang bị máy chiếu, âm li, bảng viết, bên cạnh
đó còn có phòng học chuyên dụng phục vụ
cho buổi học diễn tập phiên tòa giả định. Là
giảng viên tại trường Đại học Luật Hà Nội,
tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp với
tư cách giảng viên thỉnh giảng, tôi đặc biệt
ấn tượng và đánh giá cao về hệ thống học
liệu của Học viện. Với 20 năm đào tạo nghề
các chức danh tư pháp, các môn học của Học
viện hiện nay đều đã có giáo trình hoặc tập
bài giảng. Đây là sự nỗ lực của cả Học viện,
đặc biệt là sự nỗ lực của các thầy cô giáo.
Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, học liệu
1 Tiến sỹ, Phó Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại Học Luật Hà Nội.
29
Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển
là một trong những điều kiện tiên quyết cho
sự thành công. Một trong những nét riêng tạo
nên sự khác biệt trong phương thức đào tạo
của Học viện Tư pháp chính là hệ thống học
liệu. Ngoài giáo trình, học liệu của Học viện
còn bao gồm hệ thống hồ sơ tình huống
phong phú được biên tập, cập nhật tương đối
thường xuyên. Tuy nhiên, hệ thống học liệu
này có phát huy được giá trị trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ hay không lại phụ thuộc
rất nhiều vào cách khai thác của người dạy
và người học.
Hiện nay, nhận thức của giảng viên về
cách thức triển khai phương pháp giảng
dạy lý thuyết theo hệ thống tín chỉ còn
chưa thống nhất. Tình trạng này do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan,
trong đó có nguyên nhân do giảng viên
chưa được tiếp thu hệ lý thuyết thống nhất
về phương pháp giảng dạy theo hệ thống
tín chỉ. So với phương pháp giảng dạy
truyền thống, phương pháp giảng dạy theo
hệ thống tín chỉ có những điểm khác về nội
dung và hình thức chuyển tải kiến thức.
Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sự
tương tác sư phạm lấy người học làm trung
tâm được bàn đến nhiều. Song, tương tác
như thế nào, cách thức triển khai tương tác
trong giờ tình huống khác gì việc thực hiện
tương tác trong giờ giảng lý thuyết, câu hỏi
này hầu như chưa được được giải quyết
một cách rõ ràng. Ngay tại trường Đại học
Luật Hà Nội, nơi đã tổ chức nhiều khóa
đào tạo cho giảng viên về phương pháp
giảng dạy trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, thì nhiều giảng viên vẫn chưa thực sự
hiểu và biết rõ cần phải triển khai giờ giảng
như thế nào để có một giờ giảng tín chỉ
đúng nghĩa. Tất cả còn đang phụ thuộc rất
nhiều vào sự nỗ lực học hỏi, cập nhật của
mỗi giảng viên.
Do chưa thống nhất nhận thức về phương
pháp giảng dạy lý thuyết theo hệ thống tín
chỉ nên mỗi giảng viên triển khai theo một
cách thức khác nhau. Qua trao đổi, chúng tôi
nhận thấy, hiện đang có các quan điểm khác
nhau về cách thức triển khai giờ giảng lý
thuyết kỹ năng như sau:
Quan điểm thứ nhất: Về cơ bản, giảng lý
thuyết kỹ năng theo hệ thống tín chỉ không
khác giờ giảng lý thuyết theo niên chế.
Giảng viên giảng lý thuyết vẫn phải thuyết
trình theo cách truyền thống của giảng dạy
niên chế nhưng cắt gọn, chỉ nói những phần
được coi là cơ bản đã xác định trong chương
trình môn học. Theo cách này, giảng viên
vẫn phải độc thoại và giảng những vấn đề
mà giảng viên đã soạn, cố gắng trình bày hết
các vấn đề được xác định. Những giảng viên
ủng hộ cách thức giảng dạy giờ lý thuyết
theo cách này đã lập luận rằng: Học viên
học nghề là đối tượng vừa đi làm vừa đi
học, có người vừa tốt nghiệp đại học, có
người đã ra trường nhiều năm nên có thể
kiến thức nền tảng bị lãng quên... nên trong
giờ lý thuyết cần phải giảng nhiều những
kiến thức trong giáo trình và nội dung pháp
luật thực định là cần thiết.
Quan điểm thứ hai: Giảng viên mặc
nhiên coi học viên phải có nghĩa vụ nghiên
cứu tài liệu. Do đó, giảng viên chỉ đặt các câu
hỏi và giảng theo những câu hỏi mà sinh viên
đưa ra. Nếu học viên không đưa ra câu hỏi
thì giảng viên đặt câu hỏi hoặc đưa ra tình
huống yêu cầu học viên có ý kiến giải quyết.
Những giảng viên ủng hộ cách giảng này, lập
luận: giảng dạy tại Học viện Tư pháp là giảng
kỹ năng, do đó không nên phân biệt giờ lý
30
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
thuyết kỹ năng với giờ hướng dẫn thực hành
tình huống, lý thuyết kỹ năng cũng là thực
hành...
Quan điểm thứ ba: Giảng viên đóng vai
trò là người hướng dẫn học viên nghiên cứu
tài liệu. Giảng viên cung cấp nội dung chính
trong giáo trình, mô phỏng lý thuyết kỹ năng
đó thông qua các tình huống ngắn gọn. Đặc
biệt, khi đưa các ví dụ tình huống, giảng viên
nên chú ý dẫn chiếu cơ sở pháp lý là các văn
bản pháp luật, nếu có thể thì nên trích dẫn
điều luật được áp dụng trong tình huống cụ
thể đó. Với cách thức này, giờ giảng lý
thuyết tránh được sự độc thoại của giảng
viên thực hiện theo cách thứ nhất đồng thời
giảm được áp lực tự nghiên cứu khối lượng
kiến thức pháp luật quá lớn cho đối tượng
học viên học nghề có tính đặc thù đang theo
học tại Học viện. Do đó, thu hút được học
viên tham gia hoạt động học tập trên lớp
theo sự gợi mở có chủ đích của giảng viên.
Các cách triển khai giờ giảng lý thuyết
kỹ năng trên đây áp dụng trong điều kiện
thực tế của Học viện, ở mức độ nhất định có
thể nhận thấy cách nào cũng có những lập
luận riêng để chỉ ra cách đó có điểm phù
hợp, điểm chưa thật sự phù hợp với điều
kiện thực tế của môi trường đào tạo tín chỉ
chưa đồng bộ. Chúng tôi cho rằng, thực sự
giảng viên tham gia giảng dạy tại Học viện
Tư pháp cần có phương pháp luận về cách
triển khai giờ giảng lý thuyết kỹ năng đào
tạo theo tín chỉ.
2. Nâng cao hiệu quả phương pháp
giảng dạy lý thuyết kỹ năng môn học Kỹ
năng của luật sư tham gia giải quyết các
vụ, việc hành chính tại Học viện Tư pháp
Phương pháp chủ đạo được chúng tôi
lựa chọn giảng dạy giờ lý thuyết kỹ năng là
phương pháp “Lấy người học làm trung
tâm”. Về tổng quan, phương pháp này
khuyến khích giảng viên sử dụng phương
thức tiếp cận dạy và học lấy học viên làm
trung tâm, dựa trên sự thắc mắc của học
viên nhiều nhất có thể. Theo phương pháp
này, giảng viên cần tạo điều kiện để học
viên chủ động trong việc tiếp thụ kiến thức.
Việc đặt câu hỏi hay đưa ra các thắc mắc
của học viên được hỗ trợ từ phía giảng viên,
theo cách gợi mở nhờ xác định một cách rõ
ràng các kiến thức học viên cần có được sau
giờ giảng và đương nhiên sẽ nằm trong
khối kiến thức kĩ năng cần đáp ứng mục
tiêu đầu ra của học viên. Phương pháp này
có thể được thực hiện theo 03 cách thức
triển khai cụ thể, tùy theo nội dung của
từng bài giảng trong chương trình đào tạo.
Cách thứ nhất: Triển khai giờ giảng lý
thuyết kỹ năng bằng cách tích hợp thuyết
trình chuyển tải kiến thức với khả năng
nghiên cứu của học viên.
Việc áp dụng cách thức triển khai này
trong giờ giảng lý thuyết, mà người học tại
Học viện Tư pháp là những đối tượng vừa
làm vừa học, thời gian dành cho nghiên cứu
và tự học không nhiều, cần có sự điều chỉnh
bằng sự tăng cường liên kết giữa lượng kiến
thức lý thuyết cần cung cấp với kiến thức tích
lũy từ thực tiễn có được của học viên mà học
viên có thể thắc mắc ngay trong giờ lý thuyết.
Cách thứ hai: Triển khai giảng lý
thuyết kỹ năng bằng cách đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu.
Theo cách này giảng viên phải tóm lược
nội dung cần truyền đạt bằng các câu hỏi “có
vấn đề” cần phải được giải quyết. Phương
pháp này thúc đẩy tư duy của người học bởi
nút thắt – mở của câu hỏi. Đương nhiên, nếu
31
Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển
lựa chọn cách giảng này, giảng viên phải có
sự chuẩn bị “ kịch bản” để cho phép áp dụng
được các giải pháp hoặc biện pháp ứng phó
đã được dự liệu.
Bằng việc đặt ra các câu hỏi để dẫn luận
trình bày các vấn đề lý thuyết sẽ tập trung đối
với những học viên tham gia đào tạo các
khóa Luật sư. Bởi lẽ xu hướng của ngành
nghề này thu hút những học viên chủ động
tìm hiểu, phát triển khả năng tư duy dự đoán
vấn đề thay vì muốn học thuộc lòng các kiến
thức mà giảng viên yêu cầy trình bày lại.
Triển khai giờ giảng lý thuyết theo cách
thức đưa câu hỏi nghiên cứu cũng giúp học
viên hiểu hơn về nghề nghiệp Luật sư và
môn học mà họ đang tiếp cận có ý nghĩa
trực tiếp cho quá trình hành nghề trong
tương lai. Mặt khác, chúng tôi cho rằng,
triển khai giờ giảng lý thuyết theo cách đặt
câu hỏi nghiên cứu có thể gợi mở sự tò mò,
mong muốn hiểu rõ về nội dung mà giảng
viên đang trình bày. Cách này cũng giúp
học viên có sự tự tin cần thiết trong giao
tiếp, trong kỹ năng hành nghề nhằm tìm
hiểu, đáng giá được vụ việc cụ thể.
Cách thứ ba: Giảng dạy lý thuyết kỹ năng
theo cách tiếp cận vấn đề có tính điển hình.
Theo cách này, giảng viên phải thiết kế
được một tình huống điển hình để có thể
vận dụng được kỹ năng mà giảng viên muốn
trình bày trong giờ lý thuyết. Giảng viên có
thể đưa sẵn một phương án giải quyết tình
huống và yêu cầu học viên tìm xem có
phương án nào tốt hơn không hoặc cũng có
thể đưa ra nhiều phương án và yêu cầu học
viên tìm phương án tốt nhất, phù hợp với
pháp luật nhất. Đối với đối tượng người học
là học viên các lớp đào tạo nghề luật sư,
giảng viên có thể đưa yêu cầu lập luận từ
góc độ lý luận khoa học pháp lý để giúp họ
đáp ứng tốt hơn yêu cầu nghề nghiệp.
Giờ giảng lý thuyết kỹ năng, thường được
thực hiện theo giáo án được thiết kế thành 03
phần, gồm:
Phần 1:
Về nội dung: Cung cấp những thông tin
chính thuộc nội dung bài giảng, gồm kiến
thức trong giáo trình và các tài liệu có liên
quan mà giảng viên có thể có được; giới
thiệu văn bản pháp luật cần nghiên cứu.
Thời gian giành cho phần này là ½ tổng
thời gian của buổi giảng.
Về cách thức triển khai: Giảng viên có
thể lựa chọn một trong ba cách trên đây để
chuyển tải nội dung. Với cá nhân tôi, thông
thường, nội dung phần này được lựa chọn
cách nêu câu hỏi nghiên cứu để chuyển tải
các nội dung lý thuyết yêu cầu học viên phải
biết để vận dụng.
Phần 2:
Nội dung: Đưa tình huống cần áp dụng
lý thuyết, đặt các câu hỏi yêu cầu học viên
về cách thức triển khai phân tích tình huống
và nêu các vấn đề cần giải quyết trong tình
huống cụ thể đó. Về cách thức triển khai
trong phần này học viên được tự do trình
bày quan điểm của mình về cách giải quyết
vấn đề của tình huống lý thuyết. Giảng viên
tổ chức, điều khiển cho học viên đưa ra các
quan điểm tranh luận. Giảng viên nên
hướng câu hỏi đến các học viên có các ý
kiến trái ngược nhau, nhằm thu hút sự quan
tâm của các học viên khác trong tới. Thời
gian tiến hành phần này khoảng ¼ tổng thời
gian buổi giảng.
Phần 3:
Liên kết các vấn đề của tình huống với lý
thuyết bằng cách soi chiếu vấn đề lý thuyết
32
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
cần thiết để đánh giá tình huống. Chốt lại các
vấn đề quan trọng cần lưu ý của bài giảng để
học viên tìm tài liệu nghiên cứu tình huống
chuẩn bị giờ thực hành theo nhóm.
Thời gian tiến hành phần 3 khoản ¼ tổng
thời gian buổi giảng.
3. Những khó khăn khi triển khai
phương pháp giảng dạy lý thuyết kỹ năng
theo cách thức trên
Khó khăn căn bản nhất khi thực hiện
giờ giảng lý thuyết kỹ năng theo phương
pháp đào tạo tín chỉ “lấy người học làm
trung tâm” như đã trình bày trên đây là sức
ì của học viên. Để có thể nâng cao hiệu quả
giảng dạy giờ lý thuyết nói riêng và giờ
giảng trên lớp nói chung đối với học viên
theo học tại Học viện Tư pháp, thì Ban
Giám đốc cần triển khai có tính đồng bộ
phương pháp dạy và học theo đào tạo tín
chỉ trong toàn Học viện, bao gồm cả đối
với học viên. Chuẩn hóa quy trình đánh giá
để học viên hiểu và có ý thức học tập theo
phương thức đào tạo tín chỉ. Nếu học viên
hoàn toàn chưa đọc tài liệu và văn bản
pháp luật thì giảng viên dễ bị lụt vào việc
giải thích nội dung pháp luật thực định, do
đó, bài giảng không thu được kết quả như
mong muốn.
Theo tôi, có lẽ trong giai đoạn quá độ
chuyển đổi phương thức từ đào tạo theo niên
chế sang đào tạo tín chỉ, Học viện cần kiên
quyết chấp nhận sự phân hóa không đồng
đều trong học viên về trình độ. Trong những
năm đầu, có thể có một số lượng học viên
chưa có ý thức chủ động nghiên cứu học tập
để rèn tính chủ động học tập nhưng tôi tin
tưởng trong thời gian tới, Học viện Tư pháp
sẽ triển khai phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ một cách đồng bộ và toàn diện
hơn./.
cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực chất
lượng cao, phục vụ thiết thực cho công cuộc
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng bộ máy các cấp trong sạch,
vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phấn khởi, tự hào
với những thành tích đã đạt được trên chặng
đường đã qua, song toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức của Học viện vẫn ý thức sâu
sắc về trọng trách của mình trong giai đoạn
phát triển mới - đó là tiếp tục xây dựng và
phát triển Học viện Tư pháp để Học viện
thực sự xứng tầm là một trung tâm lớn của
quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chức
danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và nghiên cứu,
phát triển khoa học ứng dụng tư pháp của đất
nước; đưa Học viện từng bước trở thành cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trong khu vực
và trên thế giới.
Kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống, với
thế và lực mới, tập thể lãnh đạo và toàn thể
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
của Học viện Tư pháp tin tưởng sâu sắc vào
tương lai phát triển tươi sáng ở phía trước;
quyết tâm chung sức, đồng lòng xây dựng,
phát triển Học viện vững mạnh về mọi mặt
để xứng đáng với trọng trách mà Đảng, Nhà
nước đã tin cậy giao phó./.
HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
(Tiếp theo trang 14)
33
Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_phuong_phap_giang_day_ly_thuyet_ky_nang_tr.pdf