Giải pháp nâng cao hiệu quả
tổ chức thực hiện pháp luật về xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính
Thứ nthất, tăng cường công tác hướng
dẫn áp dụng và thi hành pháp luật, bởi Luật
TTHC năm 2015 vừa mới ban hành và có
hiệu lực, do đó việc giải thích, hướng dẫn,
giải đáp về nghiệp vụ xét xử và áp dụng luật
cần thực hiện thống nhất, đồng bộ, đảm bảo
việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đúng
đắn, có hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Thứ hai, đẩy mạnh việc tuyên truyền
pháp luật một cách sâu rộng và đồng bộ
nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người
dân về xét xử vụ án hành chính, khuyến
khích việc tham dự phiên tòa hành chính
sơ thẩm của nhân dân địa phương nơi ban
hành QĐHC, thực hiện HVHC bị kiện. Đối
với người bị kiện, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức của Nhà nước cần phải gương mẫu
và thường xuyên chỉ đạo, quán triệt cho
cán bộ, công chức thuộc quyền của mình
có quan điểm đúng đắn trong phục vụ nhân
dân, hết sức tránh tình trạng cửa quyền, “trả
đũa” người dân đã khiếu kiện. Ngược lại,
phải có thái độ cầu thị, hợp tác, sẵn sàng
nhận trách nhiệm và đối thoại để tìm ra sự
thật khách quan của vụ án; phối hợp chặt
chẽ với người tiến hành tố tụng trong việc
cung cấp tài liệu, chứng cứ trong quá trình
giải quyết sơ thẩm vụ án hành chính và phải
tự nêu cao trách nhiệm thi hành phán quyết
của Tòa án.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Từ việc phân tích thực trạng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở nước
ta, đặc biệt kể từ khi áp dụng Luật Tố tụng hành chính năm 2015, bài
viết đánh giá hiệu quả cũng như những hạn chế, vướng mắc cần khắc
phục, nhìn nhận nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính hiện nay.
Nguyễn Thị Hà*
Abstract:
This article focuses the analysis of the current developments of first
instance trials of administrative cases in Vietnam, particularly since
the Administrative Litigation Law of 2015 came into effectiveness.
The article also provides assessments of its effeciency as well as
limitations and obstacles to be overcome, gives out the causes and
recommends the solutions to improve the effectiveness of the first
instance trial of administrative cases.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: xét xử sơ thẩm, vụ án hành
chính
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 22/05/2017
Biên tập: 12/08/2017
Duyệt bài: 21/08/2017
Article Infomation:
Keywords: instance trial, the
administrative case
Article History:
Received: 22 May 2017
Edited: 12 Aug. 2017
Appproved: 21 Aug. 2017
* ThS,NCS, Khoa Luật - Trường Đại học Vinh.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước
và xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN và dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã
hội hiện nay. Xét xử vụ án hành chính được
thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm chế độ
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Trong đó, xét
xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất có ý nghĩa
quan trọng, tạo cơ sở nền tảng cho toàn bộ
hoạt động tố tụng hành chính (TTHC). Luật
TTHC năm 2015 được thông qua và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2016 đã có nhiều
điểm mới tiến bộ, tạo thuận lợi cho người
dân, có tác động tích cực trong việc kiểm
soát nền hành chính. Tuy vậy, qua một thời
gian ngắn thực hiện Luật cũng đã phát sinh
một số khó khăn, vướng mắc cần có sự điều
chỉnh, hướng dẫn cần thiết, kịp thời nhằm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 18(346) T9/2017
bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hợp pháp
và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
luật về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
1. Thực trạng xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính hiện nay
Trong những năm qua, công tác xét
xử vụ án hành chính nói chung và xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính nói riêng đã đạt
những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo dân
chủ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, thực
tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính cũng
bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng
và chất lượng, làm nảy sinh những tâm lý
tiêu cực, giảm lòng tin của người dân cũng
như cộng đồng doanh nghiệp đối với hiệu
quả hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính. Một số biểu hiện cụ thể là:
Thứ nhất, trên thực tế, nhu cầu khởi
kiện và số lượng vụ án hành chính giải
quyết theo thủ tục TTHC so với nhu cầu
khiếu nại và xét xử sơ thẩm các vụ án khác
còn thấp. Từ năm 2011 đến 2016, cả nước
thụ lý sơ thẩm 28.747 vụ án hành chính, chỉ
bằng 10,8% số vụ khiếu nại hành chính đã
được thụ lý (265.515 vụ)1. Tỷ lệ giải quyết
các vụ án hành chính chưa đạt chỉ tiêu đề
ra: như năm 2016, do việc chuyển giao giữa
việc thi hành Luật TTHC năm 2010 và Luật
TTHC năm 2015, Tòa án nhân dân (TAND)
các cấp đã thụ lý 6.708 vụ nhưng chỉ giải
1 Báo cáo của TAND tối cao về tổng kết công tác các năm từ 2011 – 2016; Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo các năm từ 2011 -2016.
2 TAND tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của ngành TAND"
quyết, xét xử được 5.358 vụ, đạt tỷ lệ 80%.
Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ
thẩm 4.011/4.933 vụ; giảm 313 vụ so với
năm 2015 (4.324 vụ)2. Có thể thấy, xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính hiện nay vẫn chưa
đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đáp
ứng được nhu cầu khiếu kiện hành chính
của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Thứ hai, công tác thụ lý và chuẩn bị
xét xử sơ thẩm vụ án hành chính còn nhiều
hạn chế cần khắc phục, còn có trường hợp
xác định sai đối tượng, thời hiệu khởi kiện
vụ án hành chính; việc trả lại đơn khởi kiện
trong một số trường hợp chưa chính xác.
Hơn nữa, vụ án hành chính là loại án phức
tạp, nên việc xác minh, thu thập tài liệu
chứng cứ còn gặp khó khăn, không đầy đủ,
nhất là trong những trường hợp liên quan
đến các tranh chấp về đất đai.
Thứ ba, thực tiễn xác định thẩm
quyền xét xử sơ thẩm theo quy định hiện
nay còn gặp một số vướng mắc, bất cập.
Quy định mới về phân cấp thẩm quyền theo
Điều 31, 32 Luật TTHC năm 2015 về thẩm
quyền xem xét các quyết định hành chính
(QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) của
Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch UBND
cấp huyện được chuyển lên TAND cấp tỉnh
dẫn đến một thực trạng là nhiều TAND
huyện không thụ lý các QĐHC và HVHC
đó, mà để chờ đến ngày 01/7/2016 chuyển
lên cho TAND tỉnh. Do vậy, đến nay TAND
cấp tỉnh đã, đang và sẽ phải ôm đồm quá
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 18(346) T9/2017
nhiều vụ án hành chính vừa gây quá tải cho
cấp tỉnh, vừa không thể thực hiện được việc
mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp huyện
theo đúng tinh thần cải cách tư pháp. Mặt
khác, do đối tượng được Chủ tịch UBND
ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định
Luật TTHC năm 2015 quy định hẹp hơn,
chỉ có cấp phó (khoản 3 Điều 60), trong khi
đó Chủ tịch và các Phó Chủ tịch thường bận
rất nhiều công việc chuyên môn nên việc
triệu tập những người này đến phiên tòa gặp
nhiều khó khăn. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số lượng vụ án hành
chính bị hoãn, tạm đình chỉ chiếm tỷ lệ cao.
Việc áp dụng quy định quyền hạn của
Hội đồng xét xử sơ thẩm trên thực tế cũng
có nhiều vướng mắc. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 193 Luật TTHC năm 2015,
Hội đồng xét xử được xem xét tính hợp pháp
của QĐHC và HVHC bị khởi kiện. Nhưng
chưa có một văn bản pháp luật nào quy định
cụ thể và thống nhất các tiêu chí để đánh giá
tính hợp pháp của một QĐHC hoặc HVHC
khi xét xử. Điều này dẫn đến có tình trạng
cùng một vụ việc, loại quyết định nhưng các
cấp Tòa án lại có những quan điểm đánh giá
khác nhau về tính hợp pháp của QĐHC và
HVHC hay tuyên án vượt quá thẩm quyền,
bỏ sót yêu cầu khởi kiện, đánh giá chứng
cứ và áp dụng pháp luật không đúng dẫn
đến đường lối giải quyết vụ án không chính
xác. Do đó, tỷ lệ án sơ thẩm bị sửa, hủy,
giao xét xử lại còn nhiều gây mất thời gian,
tốn kém về vật chất và gây tâm lý không
3 TAND tối cao, “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 của ngành TAND”,
số: 03/BC-TA, ngày 29/01/2016; TAND tối cao,“Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác
năm 2017 của ngành TAND”.
tốt cho đương sự. Theo thống kê của TAND
tối cao năm 2015, tỷ lệ các bản án, quyết
định sơ thẩm vụ án hành chính bị hủy là
4,2%, bị sửa là 5,1%; năm 2016: tỷ lệ các
bản án, quyết định bị hủy là 3,75%; bị sửa
là 3,92%; tỷ lệ các bản án, quyết định sơ
thẩm có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
là 42,4%3.
Bên cạnh đó, Điều 6 Luật TTHC năm
2015 đã bổ sung thêm quyền hạn của Tòa án
trong việc xem xét, xử lý VBQPPL, văn bản
hành chính, HVHC trái pháp luật có liên
quan trong vụ án hành chính. Thế nhưng,
theo các quy định tại khoản 4 Điều 193
và Điều 194 Luật TTHC năm 2015, việc
trực tiếp xử lý văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) nêu trên không thuộc quyền hạn
của Hội đồng xét xử sơ thẩm và cũng không
được thể hiện trong bản án hành chính sơ
thẩm. Với những quy định này, khi phát hiện
ra VBQPPL sai trái, Hội đồng xét xử chỉ có
quyền “tạm ngừng phiên tòa”, chuyển cho
Chánh án Tòa án thực hiện việc kiến nghị
sửa đổi, bãi bỏ. Do vậy, việc giải quyết vụ
án hành chính sẽ bị gián đoạn, cá nhân, tổ
chức khởi kiện vụ án hành chính phải tiếp
tục phải chờ đợi việc xử lý VBQPPL, ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự.
Hơn nữa, Điều 6 Luật TTHC năm 2005 chỉ
quy định việc xem xét về tính hợp pháp của
văn bản hành chính, HVHC có liên quan là
“quyền”, do đó, Tòa án có thể xem xét hoặc
không.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 18(346) T9/2017
Thứ tư, thực tiễn triển khai thủ tục
xét xử sơ thẩm vụ án hành chính cũng còn
những tồn tại, hạn chế nhất định ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích của đương sự và hiệu
quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, cụ
thể: một số Tòa án địa phương vi phạm
thời hạn tố tụng quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 107 Luật TTHC năm 2015
gây khó khăn cho người khởi kiện. Việc
tổ chức phiên họp giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và đối thoại cũng gặp nhiều
vướng mắc, trở ngại vì trên thực tế, người bị
kiện viện các lý do để vắng mặt và do đó đối
thoại không thực hiện được, tạo tâm lý bất
bình, bức xúc cho người khởi kiện. Trong
quá trình xét xử, việc vận dụng quy định tại
Khoản 1 Điều 158 để xin xử vắng mặt sẽ
gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Bên
cạnh đó, khi triển khai quy định Điều 175
Luật TTHC năm 2015 về phương thức tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính,
Hội đồng xét xử còn lúng túng và chưa thể
hiện rõ được trình tự tranh tụng, chưa bảo
đảm được cho đương sự được trình bày, đối
đáp, đưa ra quan điểm, lập luận của mình.
Với những vụ án không có luật sư tham
gia, trình tự này tiến hành rất hình thức và
qua loa.
2. Một số nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn
chế của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính. Dưới đây là một số nguyên
nhân chính từ phương diện cơ sở pháp lý,
năng lực, trình độ của người tiến hành tố
tụng và ý thức, hiểu biết pháp luật của người
tham gia tố tụng:
Thứ nhất, Luật TTHC năm 2015 vừa
mới được ban hành và đi vào thực hiện kể
từ ngày 01/7/2016. Do đó, hệ thống văn bản
hướng dẫn đang dần được hoàn thiện, việc
nhận thức để áp dụng các quy định pháp
luật tố tụng và các văn bản có liên quan của
thẩm phán, đặc biệt thẩm phán cấp huyện
trong quá trình xét xử các vụ án hành chính
còn chưa thống nhất, lúng túng và có nhiều
cách hiểu, vận dụng khác nhau. Một số quy
định về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
theo quy định của Luật TTHC năm 2015
bộc lộ những hạn chế nhất định như quy
định về đối tượng xét xử còn thiếu tính rõ
ràng, minh bạch, quy định về thẩm quyền
và thủ tục xét xử sơ thẩm còn một số điểm
chưa hợp lý, gây ra những khó khăn nhất
định cho việc áp dụng như đã phân tích
ở trên.
Thứ hai, bên cạnh nguyên nhân về
các quy định pháp luật, thì hạn chế trong
công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính. Công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật TTHC nói chung
và chế định xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
nói riêng chưa thực sự được chú trọng, tiến
hành đồng bộ, kịp thời. Do đó, nhận thức
và sự hiểu biết của người dân về pháp luật
TTHC và quyền khởi kiện vụ án hành chính
còn hạn chế, đặc biệt ở những vùng sâu,
vùng xa. “Qua phỏng vấn nhanh những học
viên tham gia học luật thuộc nhiều loại hình
đào tạo ở các tỉnh cho thấy, một bộ phận
không nhỏ người dân không biết đến Tòa
Hành chính (cơ chế xét xử hành chính) để
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 18(346) T9/2017
bảo vệ quyền và lợi ích của mình”4, không
những vậy, họ lại có tâm lý ngại va chạm
và kiện tụng cơ quan công quyền “không
thích và chưa có thói quen giải quyết các
tranh chấp bằng con đường tòa án’’5. Công
dân vẫn muốn tìm một giải pháp “ôn hòa”
hơn là khiếu kiện đến tòa án. Hơn nữa, việc
khiếu nại theo con đường hành chính có
phần đỡ tốn kém hơn so với theo đuổi việc
khởi kiện ra tòa.
Thứ ba, năng lực, trình độ và trách
nhiệm của chủ thể tiến hành tố tụng cũng
có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính. Đặc biệt, chủ thể
thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính chủ yếu là đội ngũ tiến hành tố tụng
ở địa phương. Một bộ phận thẩm phán cấp
huyện chủ yếu là thẩm phán kiêm nhiệm,
kinh nghiệm xét xử và kiến thức quản lý
hành chính chưa thực sự sâu, do đó gặp
nhiều khó khăn trong việc giải quyết sơ
thẩm vụ án hành chính. Ngoài ra, họ còn
bị áp lực bởi mối quan hệ với cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền bị kiện; còn có tâm
lý “ngại xét xử án hành chính”, “ngại va
chạm” với chính quyền địa phương. Việc
tham gia xét xử sơ thẩm của hội thẩm nhân
dân mang nặng tính hình thức. Trình độ và
kinh nghiệm của hội thẩm nhân dân ở nước
ra còn hạn chế, chưa phát huy hết tinh thần
trách nhiệm trong việc nghiên cứu hồ sơ và
4 Trần Kim Liễu (2011), Toà hành chính trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, trang 136,
137, Luận án TS, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
5 TS. Nguyễn Minh Đoan (2003),“Một số ý kiến về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền”,
Tạp chí Luật học, tr.18.
đưa ra quyết định trong giải quyết sơ thẩm
vụ án hành chính. Số lượng tranh chấp ngày
càng tăng nhưng Tòa án vẫn chưa đảm bảo
đủ về biên chế, đặc biệt là đội ngũ thẩm
phán chuyên trách có đầy đủ các tiêu chuẩn
về kỹ năng xét xử, trình độ chuyên môn sâu
về quản lý hành chính nhà nước cũng như
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công
nghệ thông tin nhằm phục vụ có hiệu quả
công tác xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Ngoài ra, mô hình tổ chức hệ thống
xét xử hiện nay còn theo cấp hành chính
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính độc
lập, khách quan trong việc xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính, làm giảm hiệu quả công
tác xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
3. Kiến nghị giải pháp
3.1 Hoàn thiện pháp luật về xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính
Thứ nhất, pháp luật TTHC cần quy
định rõ ràng, hợp lý và tiếp tục mở rộng đối
tượng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Luật TTHC cần sử dụng phương pháp
định tính kết hợp với phương pháp loại trừ
thay cho phương pháp liệt kê và loại trừ như
hiện nay để đảm bảo sự thống nhất trong
các điều luật, tạo thuận lợi trong việc nhận
diện đối tượng khởi kiện và thụ lý vụ án. Cụ
thể, cần xác định các tiêu chí, dấu hiệu đặc
thù của QĐHC, HVHC là đối tượng xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính. Không nên tách
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 18(346) T9/2017
ra quy định khoản 1, 2 Điều 3 về “Quyết
định hành chính” và “Quyết định hành
chính bị kiện”, khoản 3, 4 Điều 3 về “hành
vi hành chính” và “hành vi hành chính bị
kiện”. Luật TTHC năm 2015 chỉ nên tập
trung quy định cụ thể, hợp lý về đối tượng
của xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là các
QĐHC, HVHC bị kiện. Theo đó, có thể đưa
ra định nghĩa: QĐHC bị kiện là phán quyết
bằng văn bản do cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân có thẩm quyền ban hành quyết định
về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể và làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức đó. HVHC bị
kiện là xử sự được thể hiện bằng hành động
hay không hành động của cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật làm ảnh hưởng đến việc thực
hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong quá trình tiến hành hoạt
động quản lý hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, Luật TTHC nên mở rộng
thẩm quyền trong việc quy định đối tượng
xét xử sơ thẩm vụ án hành chính bao gồm
các QĐHC mang tính chất nội bộ của các
cơ quan, tổ chức mà có tác động đến quyền
và lợi ích của công chức như quyết định kỷ
luật nói chung, quyết định về tuyển dụng
công chức, quyết định cho thôi việc công
chức hoặc cho nghỉ hưu sớm, một số quyết
định khác liên quan đến công tác tổ chức
nhân sự Bởi lẽ, đây cũng là những quyết
định ảnh hưởng đến quyền có việc làm của
công dân được quy định trong Hiến pháp,
mặt khác sẽ giúp kiểm soát công khai tình
trạng tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm
cán bộ, công chức và chạy chức, chạy quyền
trong xã hội. Ngoài ra, điểm b khoản 1 Điều
30 nên sửa đổi quy định về quyết định, hành
vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp
xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt
động tố tụng là đối tượng khởi kiện nhằm
đảm bảo nguyên tắc công bằng, quyền con
người, quyền công dân.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp
luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính.
Trước hết, hoàn thiện quy định pháp
luật về phân cấp thẩm quyền quy định tại
Điều 31, 32. Theo đó, khoản 2 Điều 31 nên
loại trừ quyết định kỷ luật công chức của
Chủ tịch UBND cấp huyện để đảm bảo tính
thống nhất khi đã chuyển thẩm quyền xem
xét QĐHC, HVHC của UBND huyện lên
TAND cấp tỉnh. Khoản 2 Điều 32 bổ sung
thêm QĐHC của tổ chức. Khoản 3 Điều 32
bổ sung thêm QĐHC của tổ chức, cá nhân
được trao quyền quản lý hành chính nhà
nước nhằm thống nhất với Điều 3 quy định
về QĐHC, HVHC được khởi kiện. Đồng
thời, điều chỉnh lại việc phân cấp thẩm
quyền xét xử theo hướng giữ nguyên thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của TAND huyện đối
với các vụ án hành chính về QĐHC, HVHC
của UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện,
nhằm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cải
cách tư pháp về việc mở rộng thẩm quyền
xét xử cho TAND cấp huyện đồng thời tạo
thuận lợi trong việc đi lại, xác minh, điều tra
làm rõ bản chất vụ án. Song song đó có giải
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 18(346) T9/2017
pháp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, bản lĩnh của
đội ngũ thẩm phán TAND cấp huyện đáp
ứng yêu cầu trong việc giải quyết sơ thẩm
vụ án hành chính.
Không những vậy, Luật TTHC năm
2015 cần quy định hợp lý quyền hạn của
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
Trước hết, quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ
về nội dung các phán quyết của Tòa án thể
hiện trong bản án, quyết định sơ thẩm vụ
án hành chính theo quy định tại Điều 193
Luật TTHC năm 2015 và các vấn đề có
liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại,
khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Ngoài ra, đối với thẩm quyền
xem xét tính hợp pháp của các QĐHC quy
phạm và văn bản hành chính, HVHC có liên
quan đến một vụ kiện hành chính cụ thể,
được phát hiện trong quá trình giải quyết
sơ thẩm, cũng cần quy định cụ thể nếu
VBQPPL, văn bản hành chính, HVHC có
liên quan trái pháp luật thì Hội đồng xét xử
tuyên hủy QĐHC cá biệt bị kiện, đồng thời
ra phán quyết với VBQPPL, văn bản hành
chính, HVHC nêu trên, yêu cầu cơ quan đã
ban hành văn bản quy phạm, văn bản hành
chính đó hoặc cơ quan cấp trên sửa đổi hoặc
bãi bỏ, hủy bỏ các văn bản này trong thời
hạn cụ thể. Những nội dung này cần phải
được thể hiện trong bản án hành chính và
có tính bắt buộc phải thi hành. Đồng thời để
đảm bảo trách nhiệm và cơ sở pháp lý đảm
bảo trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong
việc phát hiện và ra phán quyết về tính hợp
pháp của các QĐHC, HVHC có liên quan,
cần quy định cho đương sự đồng thời với
việc khởi kiện QĐHC, HVHC có quyền yêu
cầu Tòa án xem xét về tính hợp pháp của
VBQPPL và văn bản hành chính, HVHC có
liên quan.
Ngoài ra, xuất phát từ tầm quan trọng
và đặc thù của xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính thì việc nghiên cứu, lựa chọn và công
bố án lệ hành chính sơ thẩm là việc làm cần
thiết để nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính hiện nay.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về thủ
tục xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Luật TTHC cần quy định thống nhất
và đơn giản hóa về điều kiện khởi kiện vụ
án hành chính để đại đa số người dân ở mọi
trình độ đều có thể dễ dàng thực hiện việc
khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Theo đó, về chủ thể thực hiện
việc khởi kiện, nên sửa đổi khoản 8 Điều 3
Luật TTHC năm 2015 chỉ quy định quyền
khởi kiện thuộc về cá nhân, tổ chức, không
phải là cơ quan nhà nước, vì mục đích của
xét xử hành chính là hướng đến bảo vệ
quyền và lợi ích của đối tượng bị quản lý
khi phát sinh tranh chấp hành chính. Về thời
hiệu khởi kiện, xuất phát từ tính chất đặc
thù của quan hệ pháp luật TTHC, mục đích
cuối cùng là hướng đến một nền hành chính
có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho
lợi ích của nhân dân, thiết nghĩ nên nghiên
cứu nâng thời hiệu được khởi kiện vụ án
hành chính có thể lên 2 hoặc 3 năm. Về đơn
khởi kiện, nên bỏ quy định “Người khởi
kiện cam đoan về việc không khiếu nại đến
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 18(346) T9/2017
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”,
vì thực tế nội dung này không cần thiết. Về
việc ký đơn khởi kiện, luật nên quy định
đơn khởi kiện có thể do người khởi kiện
ký hoặc người đại diện hợp pháp ký (bao
gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo
ủy quyền).
Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa các quy
định pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn
của các chủ thể tham gia tố tụng nhằm đảm
bảo sự công bằng thực sự giữa các bên
đương sự trong xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính. Hơn nữa, để việc đối thoại trên thực
tế đảm bảo hiệu quả, pháp luật cần bổ sung
quy định cụ thể về trách nhiệm phải có mặt
của người bị kiện trong phiên họp đối thoại,
cũng như nâng cao trách nhiệm công vụ của
người bị kiện trong TTHC nói chung.
Ngoài ra, quy định tăng cường và
đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo
hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công
khai, đúng quy định của pháp luật. Để việc
tranh tụng có hiệu quả, cần phát huy vai trò
của luật sư và trợ giúp viên pháp lý trong
hoạt động tranh tụng. Tuy nhiên, trên thực
tế không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có
đủ điều kiện, kinh phí trong việc thuê luật
sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, cho nên, trong xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính, Nhà nước cần hỗ trợ tiền thuê
luật sư hoặc thực hiện việc mời luật sư cho
cá nhân, tổ chức, đảm bảo sự có mặt của
luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nhằm
nâng cao hiệu quả tranh tụng và bảo đảm
tính bình đẳng giữa các bên đương sự.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả
tổ chức thực hiện pháp luật về xét xử sơ
thẩm vụ án hành chính
Thứ nthất, tăng cường công tác hướng
dẫn áp dụng và thi hành pháp luật, bởi Luật
TTHC năm 2015 vừa mới ban hành và có
hiệu lực, do đó việc giải thích, hướng dẫn,
giải đáp về nghiệp vụ xét xử và áp dụng luật
cần thực hiện thống nhất, đồng bộ, đảm bảo
việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đúng
đắn, có hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Thứ hai, đẩy mạnh việc tuyên truyền
pháp luật một cách sâu rộng và đồng bộ
nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người
dân về xét xử vụ án hành chính, khuyến
khích việc tham dự phiên tòa hành chính
sơ thẩm của nhân dân địa phương nơi ban
hành QĐHC, thực hiện HVHC bị kiện. Đối
với người bị kiện, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức của Nhà nước cần phải gương mẫu
và thường xuyên chỉ đạo, quán triệt cho
cán bộ, công chức thuộc quyền của mình
có quan điểm đúng đắn trong phục vụ nhân
dân, hết sức tránh tình trạng cửa quyền, “trả
đũa” người dân đã khiếu kiện. Ngược lại,
phải có thái độ cầu thị, hợp tác, sẵn sàng
nhận trách nhiệm và đối thoại để tìm ra sự
thật khách quan của vụ án; phối hợp chặt
chẽ với người tiến hành tố tụng trong việc
cung cấp tài liệu, chứng cứ trong quá trình
giải quyết sơ thẩm vụ án hành chính và phải
tự nêu cao trách nhiệm thi hành phán quyết
của Tòa án.
Thứ ba, kiện toàn mô hình thiết chế
thực hiện xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
29Số 18(346) T9/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Quốc Hồng (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà Hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án TS, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
2. TS. Nguyễn Minh Đoan (2003),“Một số ý kiến về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền”, Tạp chí Luật học, (5), tr 15-19.
3. Trần Kim Liễu (2011), Toà hành chính trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân,
Luận án TS, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
4. TAND tối cao, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 của ngành
TAND, (số: 03/BC-TA), ngày 29/01/2016.
5. TAND tối cao, Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017
của ngành TAND.
vào đơn vị hành chính nhằm đảm bảo tính
độc lập, khách quan và hiệu quả trong xét
xử. Cùng với đó là việc nâng cao trình độ,
năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tiến
hành tố tụng trong quá trình xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính, đặc biệt là cần xác lập
chức danh thẩm phán hành chính và hội
thẩm hành chính bảo đảm yêu cầu đặc thù
của xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói
riêng và xét xử vụ án hành chính nói chung.
Thứ tư, quy định rõ các cơ chế để đảm
bảo thi hành các phán quyết của Tòa án.
Bởi nếu bản án chỉ được tuyên mà không
thi hành được thì quá trình xét xử sơ thẩm
vụ án trở nên vô nghĩa và vai trò của Tòa án
trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính bị
phủ nhận. Vì vậy pháp luật cần đưa ra cách
thức, thời hạn và chế tài cụ thể đối với việc
xử lý các hành vi vi phạm việc thi hành bản
án, quyết định sơ thẩm vụ án hành chính.
Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, phát hiện và xử lý những vi phạm
pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ
án hành chính.
Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính, bên cạnh những
giải pháp nêu trên cũng cần chú trọng đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính và tăng cường sự
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các
cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp khác trong
công tác giải quyết tranh chấp hành chính
như vai trò của đội ngũ luật sư, trợ giúp viên
pháp lý, thừa phát lại, công chứng... nhằm
hỗ trợ cho các bên đương sự trong việc thu
thập các chứng cứ, thông tin, tài liệu cần
thiết cho việc tranh tụng và tham gia TTHC.
Bên cạnh đó, phát huy vai trò kiểm soát
ngoài của các tổ chức xã hội, truyền thông
đại chúng, các cá nhân, tổ chức trong xã hội
- đây là một kênh tác động tích cực và có
ý nghĩa trong việc đảm bảo sự công bằng,
khách quan, đúng đắn của quá trình xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính bảo đảm quyền và
lợi ích chính đáng cho cá nhân, tổ chức
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
30 Số 18(346) T9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_xet_xu_so_tham_vu_an_hanh_chinh.pdf