Nâng cao hứng thú với hoạt động giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

KEÁT LUAÄN Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tham khảo ý kiến chuyên gia, đề tài đề xuất 5 biện pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hứng thú của SV gồm: Biện pháp 1: Đa dạng hóa phương thức giáo dục về sức khỏe và luyện tập thể thao. Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong GDTC và thể thao. Biện pháp 3: Vận dụng tốt quan điểm phân hóa trong hoạt động GDTC và thể thao. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động trò chơi và thi đấu trong GDTC và thể thao. Biện pháp 5: Tích hợp hoạt động GDTC và thể thao với các hoạt động xã hội. Qua TN quy mô nhỏ (2 lớp - 97SV) cho thấy các biện pháp trên đã đạt được hiệu quả nhất định. Các hoạt động của lớp TN giúp SV hứng thú hơn với hoạt động GDTC và thể thao. SV lớp thực nghiệm đã có những chuyển biến tích cực, dương tính cả về nhận thức, xúc cảm, hành động, kết quả học tập và trình độ thể lực.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hứng thú với hoạt động giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 152 NAÂNG CAO HÖÙNG THUÙ VÔÙI HOAÏT ÑOÄNG GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT VAØ THEÅ THAO CHO SINH VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAÙI NGUYEÂN Tóm tắt: Một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất (GDTC) là khơi dậy hứng thú của người học trong các hoạt động GDTC và thể thao. Kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên còn thấp. Bằng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm, kiểm tra sư phạm đề tài đã lựa chọn và xây dựng được 5 biện pháp nâng cao hứng thú trong hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên (ĐHSP Thái Nguyên). Từ khóa: Hứng thú học tập, giáo dục thể chất và thể thao, Đại học sư phạm Thái Nguyên. Enhance interest in physical education and sports activities for students at Thai Nguyen University of Education Summary: An important factor to improve the quality of Physical Education (PE) is to arouse learners' interest in physical education and sports activities. The previous research results showed that the interest in physical education and sports activities of the students learning at Thai Nguyen University of Education is still low. Through document research, interview, observation, experiment, pedagogical examination, the topic proposed measures to improve student’s interest in Physical Education and Sports activities at Thai Nguyen University of Education. Keywords: Learning interest, active participation, physical education and sports activities. *TS, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Email: dongoccuongtnue@gmail.com Đỗ Ngọc Cương* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Hứng thú thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động. Nó giúp con người tìm thấy niềm vui trong hoạt động, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ, qua đó đạt kết quả cao trong lĩnh vực hoạt động. Hứng thú được biểu hiện qua các dấu hiệu cụ thể về mặt nhận thức, xúc cảm và hành động. Những biểu hiện này khá đa dạng, phức tạp, có thể đan xen nhau. Hình thành và phát triển hứng thú cho sinh viên là rất quan trọng. Trước hết cần tạo ra cảm xúc dương tính mạnh mẽ với các hoạt động TDTT, từ đó sinh viên sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác GDTC và thể thao. Công tác GDTC và các hoạt động thể thao dành cho sinh viên tại Trường ĐHSP Thái Nguyên luôn được lãnh đạo nhà trường và khoa TDTT quan tâm. Chương trình GDTC cho sinh viên thường xuyên được đổi mới. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã cho thấy hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên còn thấp ở cả dấu hiệu về nhận thức, cảm xúc và hành động (Tạp chí khoa học Đào tạo và huấn luyện thể thao, số 1/2020, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr. 46 – 50). Những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên trong hoạt động GDTC và thể thao là cần thiết. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Sơ lược cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề nghiên cứu 153 Sè §ÆC BIÖT / 2020 Kết quả nghiên cứu “Thực trạng hứng thú của sinh viên Trường ĐHSP Thái Nguyên với hoạt động GDTC và thể thao” đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này (Tạp chí khoa học Đào tạo và huấn luyện thể thao, số 1/2020, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr. 46 – 50). Có thể khái quát một số nội dung sau: Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên là thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với nội dung, hình thức nào đó của hoạt động GDTC và thể thao do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của nó với bản thân. Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được (biểu hiện) đánh giá qua các dấu hiệu cụ thể về mặt nhận thức, cảm xúc và hành động. Cụ thể là: - Về nhận thức: Mức độ nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của TDTT. - Về xúc cảm: Mức độ yêu thích, say mê... với các hoạt động TDTT. - Về hành động: Mức độ tích cực, chủ động với các hoạt động trên lớp và ngoại khóa; Tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hứng thú của sinh viên trường ĐHSP Thái Nguyên với hoạt động GDTC và thể thao còn thấp ở tất cả các mặt nhận thức, cảm xúc và hành động. Do vậy kết quả học tập và trình độ thể lực còn hạn chế. Nhiều sinh viên còn chưa đạt tiêu chuẩn trình độ thể lực của Bộ GD&ĐT. 2. Đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐHSP Thái Nguyên Đề tài xác định các biện pháp theo hướng tác động đến nhận thức và đa dạng, linh hoạt trong tổ chức hoạt động để hình thành và phát triển xúc cảm dương tính. Từ đó tạo nên hành động tự giác, tích cực với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên. Các biện pháp này mang tính định hướng để giảng viên có thể vận dụng tổ chức các hoạt động GDTC và thể thao trong phạm vi lớp học mình phụ trách. Biện pháp 1: Đa dạng hóa phương thức giáo dục về sức khỏe và luyện tập thể thao. - Mục đích: Khắc phục hạn chế về thời gian của giờ học chính khóa và phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện suốt đời. - Nội dung: Giảng viên hướng dẫn và cung cấp nguồn tài liệu để sinh viên tự tìm hiểu những kiến thức cơ bản; Định hướng những kiến thức mở rộng cho sinh viên. - Cách thức thực hiện: Hướng dẫn phương pháp, giới thiệu tài liệu cơ bản và các nguồn tài liệu, thông tin mở rộng cho sinh viên tự nghiên cứu; Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thảo luận, chia sẻ thông tin, hướng dẫn tập luyện và giải đáp; Kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên. Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong GDTC và thể thao. - Mục đích: Thúc đẩy phong trào thi đua, tạo động lực để sinh viên tích cực, tự giác rèn luyện thân thể và tham gia các hoạt động thể thao tập thể. - Nội dung: Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích và tích cực trong các hoạt động GDTC và thể thao. - Cách thức thực hiện: Trong phạm vi lớp học thì giảng viên có thể thống nhất quy định khen thưởng riêng của lớp mình phụ trách và có những phần thưởng nhỏ, điểm thưởng cho những cá nhân hoặc nhóm tích cực xây dựng và tham gia các hoạt động của lớp. Những sinh viên có những đóng góp cho phong trào học tập, thể thao ở cấp cao hơn thì có thể đề xuất với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên các cấp khen thưởng Biện pháp 3: Vận dụng tốt quan điểm phân hóa trong GDTC và thể thao. - Mục đích: Đáp ứng sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích của sinh viên. - Nội dung: Lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDTC và thể thao phù hợp với đặc điểm của mỗi nhóm sinh viên. - Cách thức thực hiện: Khảo sát đặc điểm của sinh viên để phân nhóm theo trình độ hoặc sở thích; Xây dựng nội dung, hình thức tập luyện phù hợp cho mỗi nhóm; Phát huy vai trò cán sự của các “hạt nhân thể thao” trong lớp; Đa dạng hóa hình thức tập luyện và kiểm tra, đánh giá. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động trò chơi và thi đấu trong GDTC và thể thao. - Mục đích: Phát huy tính tích cực, chủ động, BµI B¸O KHOA HäC 154 sáng tạo của sinh viên; Hình thành và phát triển xúc cảm dương tính của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao. - Nội dung: Tăng cường tổ chức các hoạt động tập luyện dưới hình thức trò chơi vận động và tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong lớp và giữa các lớp với nhau. - Cách thức thực hiện: Xây dựng nội dung tập luyện theo hình thức trò chơi vận động phù hợp với mỗi nhóm sinh viên; Hướng dẫn các nhóm tự biên soạn và tổ chức trò chơi với các nội dung vận động theo yêu cầu; Tổ chức giải thi đấu thể thao nhỏ của lớp và giữa các lớp; Tổ chức thi đấu giao lưu Biện pháp 5: Tích hợp hoạt động GDTC và thể thao với các hoạt động xã hội. - Mục đích: Giúp sinh viên thấy rõ và đầy đủ hơn vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao với xã hội. - Nội dung: Tổ chức hoạt động thể thao gắn với kỷ niệm các ngày lễ hoặc các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường - Cách thức thực hiện: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu, giao lưu thể thao gắn với kỷ niệm các ngày lễ, hoạt động thăm quan, trải nghiệm, từ thiện trong mỗi học kỳ. Các hoạt động này được tổ chức trong phạm vi lớp học, giữa các lớp, trong trường, ngoài trường Có thể có các hoạt động theo nhóm Để xác định mức độ phù hợp của các biện pháp trên với điều kiện thực tiễn của nhà trường, đề tài tham khảo ý kiến của 21 giảng viên GDTC (đang giảng dạy và về hưu trong vòng 5 năm). Kết quả được tổng hợp tại bảng 1. Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp mà đề tài đề xuất được đa số giảng viên (80.95% đến 90.48%) đánh giá là “hoàn toàn phù hợp” Bảng 1. Ý kiến đánh giá của giảng viên về mức độ phù hợp của các biện pháp (n=21) TT Biện pháp Hoàn toàn phù hợp Ít phù hợp Phân vân Không phù hợp mi % mi % mi % mi % 1 Đa dạng hóa phương thức giáo dụcvề sức khỏe và luyện tập TT 18 85.71 3 14.29 0 0.00 0 0.00 2 Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong hoạt động GDTC và thể thao 18 85.71 2 9.52 1 4.76 0 0.00 3 Vận dụng tốt quan điểm phân hóatrong GDTC và thể thao 19 90.48 2 9.52 0 0.00 0 0.00 4 Tăng cường hoạt động trò chơi vàthi đấu trong GDTC và thể thao 19 90.48 2 9.52 0 0.00 0 0.00 5 Tích hợp hoạt động GDTC và thểthao với các hoạt động xã hội 17 80.95 2 9.52 2 9.52 0 0.00 với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú của sinh viên trong hoạt động GDTC và thể thao; chỉ có số ít (4.76% đến 9.52%) còn “phân vân” và không có ai phủ nhận các biện pháp. Như vậy, các biện pháp do chúng tôi đề xuất đã có đủ cơ sở để áp dụng thử nghiệm trong các giờ học GDTC cho sinh viên để kiểm nghiệm hiệu quả thực tiễn. 3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao hứng thú với hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐHSP Thái Nguyên Các biện pháp được áp dụng thực nghiệm (TN) trong các hoạt động thuộc học phần GDTC 3 cho 97 nữ SV lớp học phần Khiêu vũ thể thao N03 (49 SV) và N04 (48 SV) trong Học kỳ 1 năm học 2019 – 2020. Chúng tôi tiến hành khảo sát và so sánh, đối chiếu dọc các biểu hiện về 155 Sè §ÆC BIÖT / 2020 hứng thú (nhận thức, xúc cảm, hành động) và kết quả học tập, thể lực của sinh viên trước TN (đầu học kỳ) và sau TN (cuối học kỳ) để đánh giá hiệu quả các biện pháp. 3.1. Kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên trước và sau thực nghiệm Kết quả khảo sát tổng hợp tại Bảng 2 cho thấy nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao tại thời điểm trước TN và sau TN có biến đổi theo hướng tích cực. Trước TN: Nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao của đa số sinh viên còn Bảng 2. So sánh nhận thức của SV trước TN và sau TN (n = 97) TT Ý nghĩa, tác dụng củaGDTC và TT Thời điểm Tác dụng cao Bình thường Ít tác dụng Không có tác dụng mi % mi % mi % mi % 1 Phát triển thể lực, kỹnăng, kỹ xảo, hình thể Trước TN 91 93.81 6 6.19 0 0.00 0 0.00 Sau TN 95 97.94 2 2.06 0 0.00 0 0.00 2 Phòng, chống bệnh tật,giải trí, thư giãn Trước TN 55 56.70 26 26.80 16 16.49 0 0.00 Sau TN 89 91.75 8 8.25 0 0.00 0 0.00 3 Rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội Trước TN 27 27.84 32 32.99 26 26.80 12 12.37 Sau TN 87 89.69 10 10.31 0 0.00 0 0.00 4 Phát triển trí nhớ, tư duy,tự tin Trước TN 6 6.19 24 24.74 38 39.18 29 29.90 Sau TN 73 75.26 19 19.59 5 5.15 0 0.00 chưa đầy đủ. Phần lớn mới biết được tác dụng trực tiếp của thể thao lên cơ thể con người. Ý nghĩa về mặt xã hội còn chưa được đánh giá cao. Cụ thể là: - Đa số SV (93.81%) nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động GDTC và thể thao đối với sự phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo và hình thể. Nhưng chỉ có 56.70% đánh giá “cao” tác dụng phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn và có đến 16.49% trả lời “ít có tác dụng”. - Giá trị trong rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội cũng như phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin cũng không được nhiều SV ghi nhận. Có 32.99% đến 39.18% đánh giá “ít tác dụng”; và có đến 26.80% đến 29.90% đánh giá “không có tác dụng”. Sau TN: Hầu hết SV nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao đối với thể chất, tinh thần và khía cạnh xã hội. - Giá trị của GDTC và thể thao đối với sự phát triển thể lực, kỹ năng, hình thể cũng như tác dụng phòng chống bệnh, thư giãn giải trí được 91.75% đến 97.94% SV đánh giá “cao”. Không có ai phủ nhận. - Tác dụng phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin cũng như rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội cũng được hầu hết SV ghi nhận. Có 75.26% đến 89.69% trả lời “có tác dụng cao” và không có ai hoàn toàn phủ nhận 3.2. Mức độ yêu thích (xúc cảm) với hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao của sinh viên trước và sau thực nghiệm Sau một học kỳ áp dụng thử nghiệm các biện pháp, nhiều sinh viên có sự chuyển biến tích cực, dương tính về xúc cảm với các hoạt động GDTC và thể thao. Tỷ lệ sinh viên yêu thích giờ học GDTC, các hoạt động thể thao và các chương trình truyền hình về thể thao tăng lên rõ rệt sau TN. Kết quả so sánh mức độ yêu thích của sinh viên đối với giờ học GDTC, các hoạt động thể thao và chương trình truyền hình thể thao trước và sau TN (bảng 3) như sau: - Trước TN: Chỉ từ 7.22% đến 9.28% sinh viên lựa chọn mức “rất yêu thích”; 25.77% đến BµI B¸O KHOA HäC 156 Bảng 3. Kết quả khảo sát mức độ yêu thích của SV trước TN và sau TN (n = 97) TT Nội dung Mức độ Trước TN Sau TN mi % mi % 1 Các hoạt động trong giờhọc Giáo dục thể chất Rất yêu thích 7 7.22 20 20.62 Yêu thích 25 25.77 69 71.13 Không thích 65 67.01 8 8.25 2 Các hoạt động thể thao do khoa và nhà trường tổ chức Rất yêu thích 9 9.28 22 22.68 Yêu thích 29 29.90 68 70.10 Không thích 59 60.82 7 7.22 3 Các chương trình truyềnhình thể thao Rất yêu thích 7 7.22 17 17.53 Yêu thích 26 26.80 71 73.20 Không thích 64 65.98 9 9.28 Bảng 4. Kết quả khảo sát biểu hiện về hành động của SV trước TN và sau TN (n = 97) TT Biểu hiện Mức độ Trước TN Sau TN mi % mi % 1 Chấp hành nội quy giờ học(đúng giờ, trang phục...) Chấp hành đầy đủ 76 78.35 90 92.78 Thỉnh thoảng vi phạm 21 21.65 7 7.22 Thường xuyên vi phạm 0 0.00 0 0.00 2 Nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu Thường xuyên chú ý 24 24.74 76 78.35 Thỉnh thoảng mới chú ý 59 60.82 19 19.59 Chưa bao giờ chú ý 14 14.43 2 2.06 3 Thực hiện các hoạt động tậpluyện trong giờ học Tích cực, chủ động 13 13.40 81 83.51 Hoàn thành, gượng ép 53 54.64 16 16.49 Thực hiện 1 phần cho có 31 31.96 0 0.00 4 Tham gia tập luyện ngoạikhóa Thường xuyên 7 7.22 72 74.23 Thỉnh thoảng 51 52.58 25 25.77 Chưa bao giờ 39 40.21 0 0.00 5 Tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT Thường xuyên 6 6.19 60 61.86 Thỉnh thoảng 27 27.84 37 38.14 Chưa bao giờ 64 65.98 0 0.00 157 Sè §ÆC BIÖT / 2020 29.90% lựa chọn “yêu thích”; và có từ 60.82% đến 67.01% “không thích”. - Sau TN: Tỷ lệ sinh viên “rất yêu thích” là 17.53% đến 23.68%; tỷ lệ “yêu thích” là 70.10% đến 73.20%; và chỉ còn 7.22% đến 9.28% “không thích”. 3.3. Biểu hiện về hành động của sinh viên trước và sau thực nghiệm Trước TN chúng tôi tiến hành khảo sát biểu hiện về hành động của SV ở học phần GDTC 1 và GDTC 2 (đã học) và so sánh với kết quả khảo sát sau học kỳ TN (GDTC 3). Kết quả tổng hợp tại Bảng 4 cho thấy mức độ tích cực về mặt hành động mà SV thể hiện trong học kỳ TN cao hơn nhiều so với các học kỳ trước đó. - Trong các học phần (GDTC 1 và GDTC 2) trước học phần TN (GDTC 3) thì đa số SV chỉ có biểu hiện dương tính với các hành động mang tính bắt buộc (nội quy của giờ học). Tỉ lệ SV tự giác, tích cực, chủ động với các hoạt động chính khóa cũng như ngoại khóa còn thấp. Chỉ có 24.74% SV “thường xuyên chú ý” đến hoạt động giảng dạy và làm mẫu của giảng viên; 13.40% “tích cực, chủ động” đối với các hoạt động tập luyện trong giờ học; 7.22% “thường xuyên” tập luyện ngoại khóa; Và chỉ có 6.19% “thường xuyên” chủ động tìm hiểu kiến thức cũng như tuyên truyền, vận động người khác tham gia hoạt động thể thao. - Đối với các hoạt động trong học phần TN (GDTC 3) thì tỷ lệ sinh viên có hành động mang Bảng 5. Tổng hợp xếp loại trình độ thể lực chung của SV trước và sau TN (n = 97) TT Thời điểm Xếp loại Tốt Đạt Không đạt mi % mi % mi % 1 Trước thực nghiệm 7 7.22 57 58.76 33 34.02 2 Sau thực nghiệm 19 19.59 76 78.35 2 2.06 Người học thường có hứng thú cao hơn khi tập luyện ngoại khóa các môn thể thao yêu thích BµI B¸O KHOA HäC 158 tính tự giác, tích cực, chủ động cao hơn rõ rệt. Tỷ lệ SV “thường xuyên chú ý” đến hoạt động giảng dạy, làm mẫu của giảng viên tăng lên 78.35%; Tỷ lệ SV “thường xuyên” tập ngoại khóa là 74.23%; Việc tìm hiểu kiến thức cũng như tuyên truyền, vận động người khác tham gia hoạt động thể thao cũng được 61.86% SV “thường xuyên” thực hiện. 3.4. Kết quả học tập và thể lực của sinh viên lớp thực nghiệm Kết quả đạt được của SV được đánh giá qua trình độ thể lực và điểm kết thúc học phần. Trình độ thể lực của SV được đánh giá theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT (đối chiếu theo tiêu chuẩn của nữ tuổi 20). Kết quả tổng hợp tại bảng 5 cho thấy trình độ thể lực chung của SV có sự tiến bộ đáng kể sau một học kỳ thực nghiệm. Trước TN chỉ có 7.22% SV đạt loại “tốt”; 58.76% xếp loại “đạt”; và có đến 34.02% “không đạt”. Sau TN tỷ lệ SV xếp loại “tốt” tăng lên 19.59%; Loại “đạt” là 78.35%; và chỉ còn 2.06% “không đạt”. Qua so sánh cho thấy kết quả học tập học phần GDTC 3 (thực nghiệm) của SV cao hơn rõ rệt các học phần trước đó. Tỷ lệ điểm khá, giỏi cao hơn và tỷ lệ điểm yếu thấp hơn. Có 38.14% đạt loại khá (điểm B) ở học phần GDTC 3 so với 15.46% và 18.56% của học phần GDTC 1 và GDTC2; 21.65% loại giỏi (điểm A) so với 8.25% và 10.31%; Chỉ còn 2.06% loại yếu (điểm F - không đạt) so với 14.43% và 12.37%. KEÁT LUAÄN Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tham khảo ý kiến chuyên gia, đề tài đề xuất 5 biện pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hứng thú của SV gồm: Biện pháp 1: Đa dạng hóa phương thức giáo dục về sức khỏe và luyện tập thể thao. Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong GDTC và thể thao. Biện pháp 3: Vận dụng tốt quan điểm phân hóa trong hoạt động GDTC và thể thao. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động trò chơi và thi đấu trong GDTC và thể thao. Biện pháp 5: Tích hợp hoạt động GDTC và thể thao với các hoạt động xã hội. Qua TN quy mô nhỏ (2 lớp - 97SV) cho thấy các biện pháp trên đã đạt được hiệu quả nhất định. Các hoạt động của lớp TN giúp SV hứng thú hơn với hoạt động GDTC và thể thao. SV lớp thực nghiệm đã có những chuyển biến tích cực, dương tính cả về nhận thức, xúc cảm, hành động, kết quả học tập và trình độ thể lực. TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0 1. Lê Thị Bừng và các tác giả (2008), Những thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, Nxb ĐH Sư phạm. 2. Đỗ Ngọc Cương (2020). "Thực trạng hứng thú của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao", Tạp chí KH Đào tạo và huấn luyện thể thao, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh – số 1/2020. 3. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb ĐH Sư phạm. 4. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học giáo dục, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị, (2009), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb ĐH Sư phạm 6. Vũ Đức Thu và tập thể tác giả (1998), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, Nxb TDTT. (Bài nộp ngày 1/10/2020, phản biện ngày 28/10/2020, duyệt in ngày 4/12/2020) Bảng 6. Tổng hợp kết quả học tập các học phần GDTC của sinh viên (n = 97) Học phần Xếp loại A (8.5 - 10) B (7 – 8.4) C (5.5 – 6.9) D (4 – 5.4) F (< 4) mi % mi % mi % mi % mi % GDTC 1 8 8.25 15 15.46 33 34.02 27 27.84 14 14.43 GDTC 2 10 10.31 18 18.56 32 32.99 25 25.77 12 12.37 GDTC 3 21 21.65 37 38.14 30 30.93 7 7.22 2 2.06 (Điểm “đạt” là từ điểm D trở lên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hung_thu_voi_hoat_dong_giao_duc_the_chat_va_the_tha.pdf