Năng suất sinh học sơ cấp ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Tóm lại, NSSH sơ cấp và cường độ hô hấp của thực vật nổi ở vịnh Vân Phong biến động mạnh theo không gian và thời gian, có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của thực vật nổi, cường độ ánh sáng, hệ số suy giảm ánh sáng và các thành phần vật chất trong toàn cột nước. NSSH sơ cấp trung bình dao động 35,90 ± 17,31 mg C/m3,ngày đến 156,57 ± 94,90 mg C/m3,ngày ở tầng mặt và từ 34,41 ± 33,77 mg C/m3,ngày đến 208,36 ± 116,51 mg C/m3,ngày ở tầng đáy. Dường như không có sự sai khác về NSSH giữa mùa mưa và mùa khô (p<0,05), nhưng hệ số đồng hóa carbon của thực vật nổi ở mùa khô cao hơn mùa mưa và tầng mặt cao hơn tầng đáy, hệ số đồng hóa carbon của thực vật nổi trung bình dao động 27,83 đến 404,65 mgC/mgChl-a/ngày. NSSH tích phân toàn cột nước dao động từ 463,47 đến 2291,12 mgC/m2/ngày, trung bình 1206,30 ± 557,22 mgC/m2/ngày. Trong khi đó, theo chu kỳ năm, NSSH tích phân trung bình tháng có giá trị 1069,15 - 2205,05 mgC/m2/ngày ở phần ngoài vịnh Vân Phong và 696,19 - 1435,85 mgC/m2/ngày ở vụng Bến Gỏi. NSSH sơ cấp đang gia tăng trong thời gian gần đây là do tăng cường nguồn cung cấp dinh dưỡng và vật chất từ các hoạt động kinh tế.69 Lời cảm ơn. Bài báo đã sử dụng tài liệu của dự án NUFU (2004-2010) và nhận được hỗ trợ từ đề tài cấp Viện Hải dương học. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ đó.

pdf10 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất sinh học sơ cấp ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 60 - 69 NĂNG SUẤT SINH HỌC SƠ CẤP Ở VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA Phan Minh Thụ, Nguyễn Hữu Huân, Lê Trần Dũng Lê Trọng Dũng, Võ Hải Thi, Trần Thị Minh Huệ, Hoàng Trung Du Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Dựa vào dữ liệu tổng quan trong giai đoạn 2004 - 2013, các đặc trưng về NSSH sơ cấp được thảo luận trong mối quan hệ với chlorophyll-a và mức độ suy giảm ánh sáng của cột nước. NSSH sơ cấp vịnh Vân Phong biến động mạnh theo không gian và thời gian, nhưng không có sự sai khác giữa mùa khô và mùa mưa. NSSH có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển của thực vật nổi và hệ số suy giảm ánh sáng. Hệ số chuyển hóa carbon của thực vật nổi ở mùa khô cao hơn mùa mưa và tầng mặt cao hơn tầng đáy. Theo phân bố mặt rộng, NSSH sơ cấp tích phân tăng dần từ vùng cạn sang vùng nước sâu hơn. Theo chu kỳ năm, NSSH tích phân trung bình tháng ở phần ngoài vịnh Vân Phong là 1069,15 - 2205,05 mgC/m2/ngày và ở vụng Bến Gỏi là 696,19 - 1435,85 mgC/m2/ngày. Sự biến động của NSSH sơ cấp liên quan đến nguồn cung cấp dinh dưỡng từ các hoạt động kinh tế trong vùng nghiên cứu. GROSS PRIMARY PRODUCTION OF PHYTOPLANKTON IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Phan Minh Thu, Nguyen Huu Huan, Le Tran Dung Le Trong Dung, Vo Hai Thi, Tran Thi Minh Hue, Hoang Trung Du Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract Based on data set of GPP in the period of 2004-2013, characteristics of gross primary production (GPP) were discussed in the relation to chlorophyll-a and the vertical light extinction coefficient. GPP in Van Phong bay was strongly varied in spatial and temporal, but there was no significant difference between dry and rainy seasons. The variation of GPP was significantly contributed by phytoplankton growth and vertical light extinction coefficient. Efficiency of phytoplankton assimilation for carbon in dry season was higher than that in rainy season, and this value at surface layer was higher than that at bottom layer. In the term of spatial distribution, integrated GPP increased from the shallow waters to deep waters. In annual cycle, the monthly average of integrated GPP was 1069.15 - 2205.05 mgC/m2/day in outer part of Van Phong bay and 696.19 - 1435.85 mgC/m2/day in Ben Goi waters. The variation of GPP was resulted from nutrient sources supporting from economic activities within the coastal areas. 61 I. MỞ ĐẦU Vịnh Vân Phong nằm giới hạn trong khoảng 109°10’÷109°26’ Đông và 120°29’ ÷120°48’ Bắc. Vịnh cách Nha Trang về phía Bắc hơn 30 km theo đường chim bay, 60 km đường bộ và 40 hải lý theo đường biển. Phía Tây vịnh Vân Phong là phần kéo dài của dãy Trường Sơn. Cửa vịnh nằm ở phía Đông Nam rộng 17 km thông ra biển Đông. Phía Đông Bắc là bán đảo Hòn Gốm gồm các dãy núi nhỏ và cồn cát kéo dài nên tránh được sóng. Nằm giữa bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn và đảo Cổ Cò là lạch Cổ Cò có chiều rộng 200 m có độ sâu trung bình 25 m. Diện tích mặt nước vùng vịnh khoảng 80.000 ha. Khu vực này có địa hình phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, khu hệ sinh vật đáy ở biển nông ven bờ. Nhờ thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tính đa dạng sinh học cao, vịnh Vân Phong trở thành nơi giàu có nguồn lợi thủy sản. Chính vì vậy, đánh giá nguồn hữu cơ sơ cấp thông qua những thay đổi của năng suất sinh học (NSSH) sơ cấp góp phần lượng hóa được mức độ dinh dưỡng của thủy vực. Nghiên cứu NSSH ở vịnh Vân Phong đã được tiến hành theo phương pháp định lượng hoặc mô hình. Nguyen Huu Huan và Nguyen Tac An (2000) đã sử dụng mô hình LOICZ đã đánh giá rằng khả năng đồng hóa tinh của hệ sinh thái vịnh Vân Phong là tương đối thấp, vào khoảng 0,12 mg C/m2/ngày. Trong khi đó, Thái Ngọc Chiến và cs. (2006) đã áp dụng mô hình ECOHAM để mô tả biến động của NSSH. Tuy nhiên, kết quả của mô hình ECOHAM chưa đánh giá được thực trạng của toàn khu vực. NSSH sơ cấp tích phân ở vùng biển vịnh Vân Phong dao động 0,26 - 1,15 gC/m2/ngày và năng suất vùng ven bờ, ven đảo thường cao hơn ở cửa vịnh (Nguyen Tac An và cs., 2013) nhưng chưa phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố NSSH ở đây. Như một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong tự nhiên, biến động và phân bố của NSSH sơ cấp trong vùng nước là rất phức tạp (Platt và cs., 1991; Platt & Sathyendranath, 2000) và chi phối bởi địa hình cũng như hiệu ứng các đảo (Nguyen Tac An và cs., 2013). Do đó, để hiểu rõ được những biến động của NSSH ở vịnh Vân Phong, bài báo này trình bày bức tranh toàn diện của NSSH ở vịnh Vân Phong. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Bài báo sử dụng nguồn dữ liệu tổng hợp từ các chuyến khảo sát tại vịnh Vân Phong trong thời gian từ 2004 đến 2009 và kết quả khảo sát bổ sung vào tháng 5/2013 theo sơ đồ như trên hình 1. Trong các chuyến khảo sát thuộc dự án NUFU (2004 - 2009), mẫu NSSH và Chl-a được thu ở tầng mặt và tầng đáy. Trong khi đó, trong đợt khảo sát bổ sung tháng 5/2013, mẫu NSSH được thu ở tầng mặt, giữa và đáy; mẫu Chl-a, TSS được thu ở các tầng 0, 5, 10, 20 và tầng đáy; cường độ ánh sáng và Chl-a huỳnh quang được đo trong toàn cột nước, Chl-a huỳnh quang dùng để xác định tầng Chl-a cực đại tại hiện trường. Mẫu nước tại tầng Chl-a cực đại tại 2 trạm VP9 và VP13 được thu phục vụ cho thí nghiệm xác định NSSH cực đại (PBmax) và hiệu suất sử dụng ánh sáng của thực vật nổi (αB). Nhiệt độ, độ mặn được đo tại hiện trường bằng CTD. Chlorophyll-a: 2 - 4 lít mẫu được lọc qua màng lọc GF/F, sau đó định lượng bằng phương pháp chiết suất với acetol 90% và đo trên máy quang phổ (Jeffrey & Welschmeyer, 1997). TSS (Vật chất lơ lửng): mẫu nước được lọc qua màng GF/F, và sấy ở 105°C (APHA, 2005). NSSH: được xác định bằng phương pháp gia số oxy trong bình đen – trắng dưới ánh sáng tự nhiên trong thời gian 24 giờ (Gaarder & Gran, 1927). DO định lượng bằng phương pháp Winkler (APHA, 2005). Ánh sáng trong toàn cột nước được xác định bằng máy PRR2600/2601. Hệ số suy giảm ánh sáng của PAR (cường độ ánh sáng hữu dụng cho quang hợp) tại độ sâu z (KPAR(z) – đơn vị tính m-1) 61 được xác định theo công thức sau (Phan Minh Thu và cs., 2008): )1()1( )1(ln)1(ln)( +−− −−+ = zz zEdzEd zK PARPARPAR (1) Trong đó: EdPAR(z+1) và EdPAR(z-1) là cường độ của PAR tại độ sâu (z+1) và (z-1)m. Tính toán NSSH tích phân trong toàn cột nước là hàm của độ sâu và thời gian (Platt và cs., 1991) theo công thức: (2) Trong đó: P(z,t): Năng suất sinh học của thực vật nổi tại độ sâu z và thời gian t. Đánh giá năng suất sinh học tích phân sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám theo Behrenfeld & Falkowski (1997): (3) Trong đó: IPP: NSSH tích phân trong ngày (mgC m-2 day-1); PBopt: NSSH cực đại riêng phần của Chl-a (mgC (mgChl a)-1 h-1); E0: PAR tại bề mặt (E m-2 d-1); Zeu: Độ sâu tầng ưu quang (m) (Zeu = 4.6/KPAR); Chl0: Chl-a tầng mặt (mg m-3) và DL: thời gian chiếu sáng trong ngày (h). Những dữ liệu về E0, Chl-a và KPAR (thay thế bằng K490) được khai thác từ cơ sở dữ liệu của MODIS trung bình tháng có độ phân giải 4km trong thời gian 2004-2013. Hình 1. Vị trí các trạm nghiên cứu Fig. 1. Study stations 2 63 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Phân bố NSSH sơ cấp NSSH sơ cấp và cường độ hô hấp của thực vật nổi biến động mạnh theo thời gian và không gian (Hình 2, 3 và 4). Vào mùa khô, NSSH sơ cấp trung bình tầng mặt (giá trị trung bình dao động từ 35,90 ± 17,31 mg C/m3,ngày đến 156,57 ± 94,90 mg C/m3, ngày) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với tầng đáy (giá trị trung bình dao động từ 34,41 ± 33,77 mg C/m3,ngày đến 208,36 ± 116,51 mg C/m3,ngày) (p<0,05). Trong khi đó, vào mùa mưa, xu thế biến động diễn ra theo hướng ngược lại, NSSH sơ cấp trung bình tầng mặt (dao động từ 52,51 ± 25,99 mg C/m3,ngày đến 130,21 ± 78,43 mg C/m3,ngày) cao hơn tầng đáy (dao động từ 37,98 ± 34,11 mg C/m3,ngày đến 98,93 ± 46,89 mg C/m3,ngày) (p<0,01) (Hình 2). Cường độ hô hấp của thủy vực biến động không rõ ràng giữa mùa khô và mùa mưa. Giá trị trung bình của cường độ hô hấp tầng mặt dao động từ 38,45 ± 24,86 mg C/m3,ngày đến 252,82 ± 111,16 mg C/m3, ngày. Cường độ hô hấp trung bình tầng đáy dao động từ 43,14 ± 27,71 mg C/m3,ngày đến 256,03 ± 96,70 mg C/m3,ngày. Giá trị NSSH sơ cấp và cường độ hô hấp cao nhất vào tháng 8/2009 kể cả tầng mặt và tầng đáy. Điều này có thể là do sự cộng hưởng của cường độ bức xạ mặt trời gia tăng và nguồn vật chất thích hợp cho quang hợp của thực vật nổi được cung cấp từ đất liền và các hoạt động trong vịnh như nuôi trồng hải sản. Về phân bố không gian, NSSH sơ cấp cao thường xuất hiện ở đỉnh vịnh Vân Phong, trong khi đó ở cửa vịnh Vân Phong, NSSH sơ cấp thường rất thấp (Hình 4). Tuy nhiên, ở tầng đáy, NSSH sơ cấp ở Cửa Bé thường lớn hơn so với vùng Cửa Lớn của vịnh Vân Phong. Kết quả đánh giá cho thấy, những vùng có NSSH sơ cấp cao thường liên quan đến hoạt động cung cấp muối dinh dưỡng từ hoạt động nuôi cá lồng hoặc tôm hùm lồng trong khu vực. Hình 2. Biến động theo thời gian của năng suất sinh học sơ cấp ở vịnh Vân Phong (cập nhật từ Hoàng Trung Du và Lê Trần Dũng, 2009) Fig. 2. Temporal variation of gross primary production in Van Phong bay 64 Hình 3. Biến động theo thời gian của cường độ hô hấp ở vịnh Vân Phong (cập nhật từ Hoàng Trung Du và Lê Trần Dũng, 2009) Fig. 3. Temporal variation of respiration in Van Phong bay Hình 4. Phân bố không gian của năng suất sinh học sơ cấp (mgC/m3, ngày) tầng mặt (trái), tầng đáy (phải) ở vịnh Vân Phong (tháng 5/2013) Fig. 4. Spatial distribution of gross primary production (mgC m-3 day-1) in surface (left) and bottom (right) layers of Van Phong bay (May 2013) 2. Một số yếu tố môi trường liên quan đến NSSH sơ cấp ở vịnh Vân Phong NSSH sơ cấp phụ thuộc rất nhiều yếu tố sinh thái trong thủy vực, sắc tố thực vật nổi, cường độ ánh sáng và các thành phần vật chất trong toàn cột nước. Chl-a là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến quá trình quang hợp. Hàm lượng Chl-a trung bình tầng mặt dao động từ 0,15 ± 0,11 mg/m3 đến 1,57 ± 0,76 mg/m3, trong khi đó, những giá trị trung bình này ở tầng đáy dao động từ 0,27 ± 0,23 mg/m3 đến 1,52 ± 0,51 mg/m3 (Hình 5). Nhìn chung, Chl-a tầng mặt thường thấp hơn Chl-a tầng đáy. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu 65 đặc trưng phân bố của Chl-a trong toàn cột nước. Hình 6 cho thấy phân bố hàm lượng Chl-a trong cột nước ở đa số các trạm có dạng nửa phân bố chuẩn, tức là hàm lượng Chl-a thấp ở tầng mặt và khi xuống đến độ sâu nào đó hàm lượng Chl-a bắt đầu tăng lên và có thể đạt đỉnh ở gần đáy. Điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu về phân bố hàm lượng sắc tố thực vật nổi trước đây (Phan Minh Thụ và Nguyễn Tác An, 2005, 2011). Nhìn chung, tại vịnh Vân Phong, tầng Chl-a cực đại được xác định ở tầng đáy hoặc tầng nước từ 12 - 25 m. Hình 5. Biến động theo thời gian của chlorophyll-a ở vịnh Vân Phong Fig. 5. Temporal variation of chlorophyll-a in Van Phong bay Hình 6. Phân bố hàm lượng Chl-a huỳnh quang trong toàn cột nước và tương quan giữa Chl-a huỳnh quang và thực đo (n=40) (hình nhỏ) Fig. 6. Profiles of fluorescent chlorophyll-a in water column and relationship between fluorescent vs. measured chlorophyll-a (n=40) (small figure) 66 Để đánh giá hiệu suất chuyển hóa năng lượng của thực vật nổi của thủy vực, người ta dựa vào chỉ số đồng hóa của thực vật. Tại vịnh Vân Phong, hệ số đồng hóa carbon của thực vật nổi trung bình ở tầng mặt dao động từ 33,52 đến 404,65 mgC/mgChl-a/ngày và tầng đáy dao động từ 27,83 đến 311,66 mgC/mgChl-a/ngày. Hệ số này biến động theo chiều hướng tầng mặt cao hơn tầng đáy và mùa khô cao hơn mùa mưa. Điều này là do thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời theo thời gian và trong từng cột nước. Trong thực tế, cường độ ánh sáng quang hợp (PAR) chỉ tập trung ở dãi sóng từ 400 - 700 nm. Dựa vào nguồn dữ liệu từ ảnh MODIS, PAR trung bình tháng tại vịnh Vân Phong biến động từ 28,25 ± 5,76 Einstein/m2/ngày (tháng 12) đến 51,65 ± 2,34 Einstein/m2/ngày (tháng 4), trong đó, PAR trung bình ngày mùa khô cao hơn 43% so với mùa mưa (Hình 7). Điều này phần nào giải thích được lý do tại sao chỉ số đồng hóa của thực vật nổi mùa khô cao hơn mùa mưa. Hình 7. Biến động giá trị trung bình của PAR (trái), Chl-a và K490 (phải) trong năm ở vịnh Vân Phong Fig. 7. Variation of the average value of PAR (left), Chl-a and K490 (right) in Van Phong bay Theo Platt & Sathyendranath (2000), khả năng xuyên sâu của ánh sáng trong cột nước là hàm theo độ sâu. Nó phụ thuộc vào thành phần vật chất trong nước. Khả năng này được đánh giá thông qua hệ số suy giảm ánh sáng trong toàn cột nước hay độ trong suốt. Việc xác định hệ số suy giảm PAR theo tầng nước trực tiếp là lựa chọn tốt nhất. Ở vịnh Vân Phong, hệ số suy giảm PAR (KPAR) trong toàn cột nước biến động rất mạnh, dao động trong khoảng 0,008 - 0,965 m-1 (Hình 8). Giá trị KPAR thấp thường xác định ở lớp nước giữa trong khi đó ở tầng mặt và tầng đáy giá trị KPAR cao hơn (Hình 8). Giá trị KPAR trung bình toàn cột nước dao động từ 0,113 đến 0,496 m-1. Ở vùng đỉnh vịnh Vân Phong, KPAR trung bình toàn cột nước (dao động 0,228 - 0,496 m-1) thường cao hơn nhiều so với vùng cửa vịnh Vân Phong (dao động 0,113 - 0,190 m-1) (Hình 5). KPAR trung bình toàn cột nước ở cửa vịnh Vân Phong tương tự với vịnh Nha Trang (dao động 0,06 - 0,20 m-1) (Phan Minh Thu và cs., 2008). Còn ở vùng đỉnh đầm, do hiện tượng trao đổi nước kém, phát triển của nuôi trồng thủy sản, thực vật nổi có điều kiện phát triển (Chl-a dao động: 0,39 - 0,67 mg/m3) đã hạn chế khả năng xâm nhập của ánh sáng. Sự phát triển của thực vật nổi ở tầng mặt là yếu tố cần thiết làm gia tăng NSSH nhưng cũng là yếu tố cản trở khả năng xuyên sâu của ánh sáng mặt trời vào trong toàn cột nước. 67 Hình 8. Phân bố không gian của KPAR trung bình (m-1 - trái) và KPAR toàn cột nước (phải) ở vịnh Vân Phong Fig. 8. Spatial distribution of average KPAR (m-1 - left) and KPAR in water column (right) in Van Phong bay 3. Phân bố NSSH sơ cấp tích phân toàn cột nước Trong thủy vực, đánh giá NSSH sơ cấp dựa vào giá trị của từng tầng nước sẽ không đánh giá được một cách toàn diện vai trò của thực vật nổi trong toàn thủy vực. Với các giá trị về hàm lượng Chl-a (dao động 0,07 đến 2,24 mg/m3), hệ số suy giảm ánh sáng (KPAR trung bình toàn cột nước là 0,113 - 0,496 m-1), NSSH cực đại riêng phần (PBmax = 21,04 mgC (mgChla)-1h-1) và PAR vào tháng 5/2013 là 5,33 KWh/m2, phân bố không gian NSSH sơ cấp tích phân theo cột nước ở vịnh Vân Phong được tính toán (Hình 9). NSSH sơ cấp tích phân trong thời gian này dao động từ 463,47 đến 2291,12 mgC/m2/ngày, trung bình là 1206,30 ± 557,22 mgC/m2/ngày. Trong khi đó, tổng hàm lượng Chl-a tích phân dao động 2,08 - 17,20 mg Chl-a/m2, trung bình 9,42 ± 5,05 mg Chl-a/m2. So sánh với kết quả đánh giá trước đây (Nguyen Tac An và cs., 2013), NSSH sơ cấp tích phân trong thời gian hiện tại cao hơn nhiều. Đây là hiệu ứng của quá trình cung cấp dinh dưỡng từ hoạt động nuôi trồng hải sản và nguồn vật chất từ bờ ra. Mặt khác, dữ liệu thu thập từ ảnh MODIS trong thời gian 2003-2013 về Chl-a, Kd490, E0(PAR) (Hình 7) cho thấy giá trị K490 dao động 0,058 - 0,115 m-1. Nghiên cứu này sử dụng K490 để tính độ sâu tầng ưu quang, với ZEU = 4,6/K490, độ sâu tầng ưu quang trung bình ở phần ngoài vịnh Vân Phong dao động 39,86 - 79,92 m. Trong khi đó, độ sâu của vụng Bến Gỏi thường dưới 20m, độ sâu của vịnh Vân Phong dao động 20 - 34m, trung bình là 20 - 23m. Điều này có nghĩa là, độ sâu của vịnh Vân Phong có thể sử dụng như độ sâu tầng ưu quang. Do đó, NSSH tích phân trung bình tháng ở phần ngoài vịnh Vân Phong dao động từ 1069,15 đến 2205,05 mgC/m2/ngày, trong khi đó ở khu vực vụng Bến Gỏi chỉ dao động trong khoảng 696,19 - 1435,85 mgC/m2/ngày. Điều đó cho thấy, kết quả tính toán từ giá trị thực đo và từ mô hình không khác nhau. Mặt khác, nếu dựa vào phân bố NSSH sơ cấp tầng mặt và tầng đáy, vịnh Vân 68 Phong có thể chia ra 3 vùng rõ rệt (Hình 4): (1) vùng đỉnh có NSSH sơ cấp cao kết hợp với Chl-a cao, KPAR cao, chịu ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản ven bờ; (2) vùng cửa vịnh Vân Phong: NSSH sơ cấp thấp, Chl-a thấp và KPAR thấp, khả năng trao đổi nước tốt; (3) lạch Cổ Cò: NSSH sơ cấp tầng mặt thấp hơn tầng đáy và chịu ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá lồng trong khu vực, chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản phân hủy là nguồn cung cấp vật chất cho quá trình quang hợp. Trong khi đó, nếu dựa vào NSSH sơ cấp tích phân, vịnh Vân Phong có thể chia làm 2 khu vực (Hình 9): vùng có độ sâu thấp (dưới 7m) có NSSH sơ cấp tích phân dao động 696,19 - 1435,85 mgC/m2/ngày, chủ yếu ở vụng Bến Gỏi và phía Tây vịnh Vân Phong, và vùng có độ sâu lớn (độ sâu trên 7m), có NSSH sơ cấp tích phân dao động 1069,15 đến 2205,05 mgC/m2/ngày, phân bố ở khu vực phía Đông vịnh Vân Phong. Hình 9. Năng suất sinh học sơ cấp tích phân (mgC/m2/ngày) ở vịnh Vân Phong Fig. 9. Integrated gross primary production (mgC m-2 day-1) in Van Phong bay IV. KẾT LUẬN Tóm lại, NSSH sơ cấp và cường độ hô hấp của thực vật nổi ở vịnh Vân Phong biến động mạnh theo không gian và thời gian, có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của thực vật nổi, cường độ ánh sáng, hệ số suy giảm ánh sáng và các thành phần vật chất trong toàn cột nước. NSSH sơ cấp trung bình dao động 35,90 ± 17,31 mg C/m3,ngày đến 156,57 ± 94,90 mg C/m3,ngày ở tầng mặt và từ 34,41 ± 33,77 mg C/m3,ngày đến 208,36 ± 116,51 mg C/m3,ngày ở tầng đáy. Dường như không có sự sai khác về NSSH giữa mùa mưa và mùa khô (p<0,05), nhưng hệ số đồng hóa carbon của thực vật nổi ở mùa khô cao hơn mùa mưa và tầng mặt cao hơn tầng đáy, hệ số đồng hóa carbon của thực vật nổi trung bình dao động 27,83 đến 404,65 mgC/mgChl-a/ngày. NSSH tích phân toàn cột nước dao động từ 463,47 đến 2291,12 mgC/m2/ngày, trung bình 1206,30 ± 557,22 mgC/m2/ngày. Trong khi đó, theo chu kỳ năm, NSSH tích phân trung bình tháng có giá trị 1069,15 - 2205,05 mgC/m2/ngày ở phần ngoài vịnh Vân Phong và 696,19 - 1435,85 mgC/m2/ngày ở vụng Bến Gỏi. NSSH sơ cấp đang gia tăng trong thời gian gần đây là do tăng cường nguồn cung cấp dinh dưỡng và vật chất từ các hoạt động kinh tế. 69 Lời cảm ơn. Bài báo đã sử dụng tài liệu của dự án NUFU (2004-2010) và nhận được hỗ trợ từ đề tài cấp Viện Hải dương học. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO APHA, 2005. Standard methods for the examination of water and wastewater, 21st Edition. American Public Health Association. Behrenfeld M. J. & P. G. Falkowski, 1997. Photosynthetic rates derived from satellite-based chlorophyll concentration. Limnology and Oceanography, 42: 1-20. Gaarder T. & H. H. Gran, 1927. Investigation on the production of plankton in the Oslo Fjiord Rapp. PV. Reun. Comma. Int. Explor. Scient. Mer. Mediterr., 42: 1-48. Hoàng Trung Du & Lê Trần Dũng, 2009. Đặc điểm phân bố một số yếu tố sinh thái môi trường vịnh Vân Phong và Cam Ranh – Khánh Hòa. Tuyển tập nghiên cứu biển, XVI: 49-63. Jeffrey S.W. & N. A.Welschmeyer, 1997. Spectrophotometric and fluorometric equations in common use in oceano- graphy. In: Phytoplankton pigments in oceanography: guidelines to modern methods (Jeffrey S.W., et al. eds.), pp. 597-615. Nguyen Tac-An, Phan Minh-Thu, I. I. Cherbadji, M. V. Propp, V. S. Odintsov, L. H. Propp, 2013. Primary production of coral ecosystems in the Vietnamese coastal and adjacent marine waters. Deep Sea Research Part II: Topical Studies in Oceanography, 96: 56-64. Nguyen Huu Huan and Nguyen Tac An, 2000. Budgets for estuaries in Vietnam: Van Phong bay, Vietnam. Estuarine Systems of the East Asia Region: Carbon, Nitrogen and Phosphorus Fluxes. LOICZ, IGBP, UNEP & GEF. LOICZ Report & Studies, No. 16: 118- 122. Phan Minh Thu, M. E. Schaepman, R. Leemans, Nguyen Tac An, Tong Phuoc Hoang Son, Ngo Manh Tien & Phan Thanh Bac, 2008. Water quality assessment in the Nha Trang bay (Vietnam) by using in-situ and remotely sensed data. Proceedings of GIS-IDEA conference on 4-6 Dec. 2008, Ha Noi, Vietnam, 253-258. Phan Minh Thụ, Nguyễn Tác An, 2005. Mô hình hóa phân bố hàm lượng Chlorophyll-a của thực vật nổi trong Biển Đông. Hội nghị "Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống 2005", Hà Nội, ngày 3/11/2005, 1078-1080. Phan Minh Thụ, Nguyễn Tác An, 2011. Mô hình hóa phân bố chlorophyll-a ở vùng biển Nam Trung Bộ trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt Đức. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Quốc tế về "Hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển". Hà Nội, 15-16/9/2011, 413-419. Platt T., D. F. Bird, S. Sathyendranath, 1991. Critical depth and marine primary production. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, 246: 205-217. Platt T., S. Sathyendranath, 2000. Modelling primary production. Training material of NP-POGO 2004, Kochi, India. Thái Ngọc Chiến, Nguyễn Tác An, Bùi Hồng Long, 2006. Một số kết quả thử nghiệm ban đầu của mô hình ECOHAM về động lực học dinh dưỡng trong vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. Tập 6: 40-54.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf08_phanminhthu_trang60_69_4099_2070860.pdf
Tài liệu liên quan