Nâng to ngực an toàn bằng túi Gel đặt dưới cơ qua đường quầng vú

Với kỹ thuật đã mô tả ở trên, qua 191 ca có kết quả như mong muốn, mức độ hài lòng bệnh nhân cao 95,81% trong thời gian theo dõi một năm, đa số còn giữ cảm giác quầng vú và núm vú. Co thắt túi ngực (4,19%), sẹo phì đại thấy rõ (3,66%). Không có nhiễm trùng nặng sau mổ, không lộ túi(7,8,12). Đặt túi độn ngực dưới cơ qua đường quầng vú không mới lạ nhưng chúng tôi muốn khẳng định tính khả thi và nhiều điều tốt đẹp cho người Việt Nam đa phần có tuyến vú nhỏ bẩm sinh hoặc teo nhỏ sau sinh. Đường mổ quanh quầng vú khó thấy sẹo sau mổ trên 3 tháng, phẫu trường nhìn rõ và kiểm soát cầm máu tốt nhất, hoặc khi có tuyến vú sa trễ không cân đối có thể qua đường quầng vú điều chỉnh được các khuyết tật này. Qua nghiên cứu 191 trường hợp độn túi ngực tại Bệnh viện Chợ Rẫy chúng tôi ghi nhận một số yếu tố thuận lợi khi đặt túi độn dưới cơ là: Trương lực cơ đè ép liên tục lên túi độn và thường xuyên làm sạch nguồn sữa là yếu tố nhiễm khuẩn gây co thắt bao xơ(3,6,14,15). Ít chảy máu trong mổ do mạch máu chủ yếu nằm giữa cơ và tuyến vú(5,16). Không gây mất cảm giác quầng vú do thần kinh, mạch máu nằm giữa tuyến và cơ. Nguồn cung cấp máu phong phú chống vi khuẩn tốt vì mang đến -Globulin, Bạch cầu và Kháng sinh. Làm đầy vùng nách giống như hình quả lê nhìn ngực khá tự nhiên. Khối cơ ngực che phủ túi độn khó sờ chạm thấy túi nhất là đối với bệnh nhân gầy ốm đặc biệt khi có nhăn túi độn. Nếu có co thắt cơ nhẹ và trung bình sẽ khó phát hiện khi túi độn dưới cơ vì sẽ sờ thấy cơ trước hết. Bóc tách dễ dàng và nhanh, ít chảy máu. Vết sẹo thâm nâu gần giống màu thâm của quầng vú, khó phát hiện sau mổ và lâu dài có kết quả tốt, bệnh nhân chấp nhận và hài lòng cao(2,7). Kỹ thuật mô tả của chúng tôi đơn giản và an toàn, tạo bầu vú tự nhiên, sẹo khó thấy trong quầng vú, túi độn khó sờ chạm và ít biến chứng. Các yếu tố ngừa co thắt túi: 1. Đặt túi độn dưới cơ tạo nên sự đè nén: đè ép liên tục 2-3 tháng, massage mỗi phút/giờ, mặc áo ngực thường xuyên(4). 2. Ít chảy máu (do mạch máu nằm giữa cơ và tuyền vú), cầm máu chắc chắn(11).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng to ngực an toàn bằng túi Gel đặt dưới cơ qua đường quầng vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 173 NÂNG TO NGỰC AN TOÀN BẰNG TÚI GEL ĐẶT DƯỚI CƠ QUA ĐƯỜNG QUẦNG VÚ Đỗ Quang Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nâng to ngực bằng độn túi cần xem xét vị trí đặt túi bảo đảm che kín túi độn. Quyết định vị trí đặt túi phụ thuộc vào phẫu thuật viên và người bệnh, tư vấn kỹ những thuận lợi và bất lợi của mỗi vị trí đặt túi độn, đường mổ, thời gian mổ, biến chứng đi kèm... . Có khá nhiều đường mổ như đường nách, nếp vú, quầng vú, qua rốn) cũng như có nhiều vị trí đặt túi độn (trên cơ, dưới cơ, dưới cân), trong nghiên cứu này chúng tôi chọn túi độn đặt dưới cơ, qua đường quầng vú chiếm đa số để bảo đảm đạt các tiêu chuẩn phủ kín túi và dấu sẹo ở vùng da thẫm đỏ ngay quầng vú. Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 191 bệnh nhân có nhu cầu tạo hình nâng ngực bằng túi độn trong năm 2008 và 2009 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian theo dõi trung bình 1 năm. Đường mổ thường dùng nửa chu vi dưới quầng vú. Kết quả: Với kỹ thuật đã mô tả ở trên, qua 191 ca có kết quả như mong muốn, mức độ hài lòng bệnh nhân cao 95,81% trong thời gian theo dõi một năm, đa số còn giữ cảm giác quầng vú và núm vú. Co thắt túi ngực (4,19%), sẹo phì đại thấy rõ (3,66%). Không có nhiễm trùng nặng sau mổ, không lộ túi. Kết luận: Kỹ thuật này tác động trực tiếp và nhẹ nhàng, không tổn thương mô nhiều, không gây chảy máu nhiều và không cần đốt điện nhiều, đó là những yếu tố góp phần tránh các biến chứng trong tạo hình ngực như co thắt túi ngực, nhiễm khuẩn, đau sau mổ Từ khóa: Nâng ngực, an toàn, túi gel, dưới cơ, đường quầng vú. ABSTRACT SAFE BREAST AUGMENTATION SURGERY WITH GEL IMPLANT BELOW MUSCLE THROUGH AREOLA LINE Do Quang Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 173 -178 Objectives: Where to put gel bags depends on surgents and patients, with careful consulting for advantages and disadvantages of different techniques, time length and complications. We could name some surgery lines (armpit line, breast line, areola line, umbilical line...) and gel implant placement (above muscle, below muscle...). In this study, we choose the under-muscle placement, through areola line in order to hide gel implants and surgery scars. Methods:This study observed 191 breast lift cases in 2008 -2009 with 1-year tracking time. We use half-perimeter areola surgery line and rough or sleek gel implant. Results: Out of 191 cases, pleasure rate is 95.81%. During 1-year tracking time, most have sensations of areolas and nipples. The most common complication is fiber restraint, rates about 4.19%, hypertrophic scars 3.66%. No serious infections after surgeries, no gel bag reveals. Conclusions: This technique impacts directly, with least damage on tissues, least bleeding and least electrocautery. Therefore, it causes least complications. * Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS.BS. Đỗ Quang Hùng, ĐT: 0903718442 Email: tmv_thuha@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 174 Key words: Breast augmentation surgery, gel implant, below muscle, areola line. GIỚI THIỆU Nâng to ngực bằng độn túi cần xem xét vị trí đặt túi bảo đảm che kín túi độn. Quyết định vị trí đặt túi phụ thuộc vào phẫu thuật viên và người bệnh, tư vấn kỹ những thuận lợi và bất lợi của mỗi vị trí đặt túi độn, đường mổ, thời gian mổ, biến chứng đi kèm...(4,6). Có khá nhiều đường mổ như đường nách, nếp vú, quầng vú, qua rốn(2,7) cũng như có nhiều vị trí đặt túi độn (trên cơ, dưới cơ, dưới cân), trong nghiên cứu này chúng tôi chọn túi độn đặt dưới cơ, qua đường quầng vú chiếm đa số đễ bảo đảm đạt các tiêu chuẩn phủ kín túi và dấu sẹo ở vùng da thẩm đỏ ngay quầng vú. Kỹ thuật đặt túi độn dưới cơ nhằm che khá kín bề mặt cũng như bờ cong của túi độn đồng thời bảo vệ túi độn khá tốt sâu bên dưới cơ ngực(1,10,13). Đây là một nghiên cứu tiến cứu qua khảo sát 191 trường hợp đặt túi độn có hoặc không kèm sa trễ tuyến vú mức độ nhẹ đến vừa trong năm 2008 và 2009 với thời gian theo dõi trung bình 1 năm. Đường mổ thường dùng nửa chu vi dưới quầng vú. Loai túi độn là gel silicone nhám hoặc trơn, dạng tròn là chủ yếu. Kỹ thuật của chúng tôi bảo đảm che kín túi độn, giữ và tạo ra cực trên có độ nhô tự nhiên cao. Tỉ lệ biến chứng thông thường nhất là co thắt bao xơ chiếm 4,19%. Chất liệu và phương pháp Bao gồm 191 bệnh nhân có nhu cầu tạo hình nâng ngực bằng túi độn trong năm 2008 và 2009 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian theo dõi trung bình 1 năm. Tuổi từ 18 đến 62 tuổi, chiếm số đông từ 21 đến 40 tuổi (84,29%). Chỉ định mổ do teo tuyến vú sau sinh là 155 ca (71,14%), tuyến vú nhỏ bẩm sinh (thiểu sản vú) chiếm 36 ca (28,85 %). Túi độn Loại túi độn thường là gel silicone kích cỡ khoảng 225 – 300 cc chiếm phần lớn (89,52%). Việc chọn lựa túi độn phụ thuộc vào sự mong đợi của bệnh nhân, chiều cao, thể tích lồng ngực, tình trạng da, thành phần mô tuyến vú và đường kính đáy tuyến vú. Túi độn có nguồn gốc từ hãng Mentor hoặc từ hãng Allergan của Hoa kỳ được FDA cho phép, là túi trơn hoặc nhám, là túi tròn hoặc túi hình giọt nước. Kỹ thuật mổ Tất cả bệnh nhân đều được gây mê nội khí quản hoặc mê masque thanh quản, bệnh nhân tư thế nằm ngửa, tay dạng 80-90 độ. Đường mổ đặt túi độn hoặc là nếp vú hoặc là quầng vú hoặc là đường nách. Vị trí đặt túi độn hoặc dưới cơ, hoặc dưới tuyến. Khoang đặt túi độn hoặc có tưới rửa bằng nước muối sinh lý hoặc không tưới rửa mà chỉ có lau chậm bằng gạc nhỏ có làm ướt bằng nước muối sinh lý. Hoặc có một số trường hợp có tưới rửa kháng sinh vào khoang độn túi trước khi đặt túi. Vẽ và đánh dấu trước mổ khi bệnh nhân tư thế đứng, đầu tiên xác định khoang đặt túi. Đánh dấu đường nếp dưới vú giữa 1-2cm bên dưới. Vẽ đường nách trước hai bên. Đánh dấu ranh giới bóc tách khoang đặt túi độn bên dưới đường nếp vú khoảng 1-2 cm và bờ ngoài không nên vượt quá đường nách trước và đường cạnh ức, tạo khoang rộng hơn đường kính đáy túi khoảng 1,5cm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 175 Đa số đường mổ nửa chu vi quầng vú dưới, bóc tách xuyên qua nhu mô tuyến vú bằng kéo Mayor cho đến qua lớp cơ ngực lớn, tiếp tục bóc tách bằng ngón tay trỏ tạo khoang độn túi có sự trợ giúp của phụ tá mổ để nâng toàn bộ cơ ngực lên trên. Bóc tách bằng tay có lợi thế là ít gây chảy máu và không cần dùng đốt điện nhiều nhằm tránh dị vật bên trong khoang đặt túi phòng ngừa co thắt túi sau này. Bóc tách sát điểm bám tận của cơ ngực ở xương sườn 4, 5, 6, Chỉ mở hộp đựng túi khi đã sẵn sàng cho việc đưa túi vào khoang độn túi, tránh tiếp xúc túi với không khí lâu dài. Cần làm sạch da ngay miệng khoang độn túi lần nữa bằng dung dịch Betadine đậm đặc 10% và cồn trắng, thay đổi găng tay sạch và lau sạch bột talc bằng gạc nước muối sinh lý. Khâu lớp mô bằng chỉ tiêu 3/0 hoặc 4/0 sau khi đặt dẫu lưu, khâu da Nylon 6/0. Rút ngắn thời gian đặt túi cũng là một thuận lợi tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và co thắt túi sau này. Trung bình thời gian mổ bóc tách và đặt túi xong trong vòng 10 -12 phút cho mỗi bên. Đa số có đặt ống dẫn lưu kín áp lực âm bằng ống tiêm 50cc qua vết mổ tối thiểu 48 giờ, có thể kéo dài nếu dịch dẫn lưu còn ra nhiều trên 30cc dịch mỗi bên. Massage túi liên tục 2-3 tháng sau khi mổ 1 tháng. Thời gian mổ kéo dài 45 phút đến 60 phút. Sau mổ có dẫn lưu hoặc không dẫn lưu trong 48 giờ. Chăm sóc sau mổ: bệnh nhân được theo dõi và nằm tại bệnh viện 2 đến 3 ngày, dùng thêm kháng sinh bằng đường tiêm hoặc đường uống trong vòng 7 ngày. Kháng sinh phòng ngừa dùng Cephalosporine thế hệ 3 trước mổ 30 phút Thường dùng giảm đau bằng Perfalgan truyền tĩnh mạch hoặc Paracetamol uống. Vận động sớm sau phẫu thuật, xuất viện ngày thứ 3 sau mổ, theo dõi đến 3 tháng sau mổ. Nghiên cứu này mục đích tìm kiếm tần suất biến chứng và các yếu tố liên quan như vị trí đặt túi độn, loại túi độn từ hãng sãn xuất, có dùng đốt điện tạo khoang đặt túi hay chỉ dùng bằng tay, có hoặc không dẫn lưu sau mổ, có hoặc không dùng kháng sinh tưới rửa khoang đặt túi. Ghi nhận biến chứng sau mổ cho đến 3 tháng. Đa số trường hợp được chẩn đoán bằng lâm sàng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 176 có cận lâm sàng hỗ trợ như siêu âm. Ghi nhận tụ máu sau mổ: sưng to và đau, ngực cứng chắc hơn mong đợi. Ghi nhận nhiễm khuẩn lâm sàng: sưng nề, ửng đỏ, cứng chắc, sốt và bạch cầu cao. Không đồng bộ túi độn 2 bên, co thắt nhẹ và cứng túi. Ngoài ra có những bất thường cần đánh giá và xem như là biến chứng sau mổ. Phân tích dữ liệu: qua nhập dữ liệu vào phần mềm Exel và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 13.0 Hình A: túi độn đặt ngay dưới cơ ngực còn nguyên vẹn Hình B: Phần điểm bám của cơ ngực ở vùng ức và xương sườn 4,5, 6 đã cắt bỏ KẾT QUẢ Có 158 trường hợp rạch nửa chu vi dưới quầng vú, 29 rạch dưới nếp vú và 4 rạch ở hố nách. Có 8 bệnh nhân có sa trễ tuyến vú dùng đường rạch ở nửa chu vi trên quầng vú có bán kính lấy trục trung tâm là ức – núm vú. Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ (%) dưới 20 5 2,61 21-30 82 42,93 31-40 79 41,36 41-50 19 9,94 51-60 5 2,61 Trên 60 1 0,52 Nhận xét: Lứa tuổi 18 đến 40 chiếm 86,90%, có 1 bệnh nhân ở tuổi 62. Bảng 2: Phân bố theo cỡ túi Cỡ túi độn Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ (%) 175-220 4 2,09 225-250 49 25,65 >255-300 122 63,87 >310-350 15 7,85 400 1 0,52 Nhận xét: Cỡ túi độn từ 225-300cc chiếm 89,52%, trong đó túi cỡ 255-300 chiếm 63,87%. Bảng 3: Phân bố theo vị trí đặt túi độn Vị trí đặt túi độn Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ (%) Dưới cơ ngực 180 94,24 Dưới tuyến 9 4,71 Dưới cân cơ ngực 2 1,04 Nhận xét: Đa số bệnh nhân đặt túi độn dưới cơ chiếm 94,24% Bảng 4: Phân bố theo tình trạng sinh đẻ Chưa sinh đẻ Đã sinh đẻ Túi độn gel 36 155 Tỉ lệ % 18,85 71,14 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân đặt túi ngực sau sinh 1, 2, 3 con chiếm đa số (71,14%), có bệnh nhân sau sinh 4 con (1 ca). Bảng 5: Phân bố theo đường mổ: Số lượng bệnh nhân % Tỉ lệ Quầng vú 158 82,72 Nếp vú 29 15,18 Nách 4 2,09 Nhận xét: Chọn đường mổ quầng vú chiếm 82,72%, đường mổ có sẹo trùng lặp với máu sắc da thẫm của quầng vú. Dẫn lưu vết mổ Có 171 ca (89,52%). Chỉ có 20 ca không dẫn lưu khoang độn túi sau mổ (chiếm 10,47%). Tất cả trường hợp dẫn lưu đều dưới áp lực âm và kín. Bảng 6: Phân bố biến chứng Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ % Máu tụ 2 1,04 Mất cảm giác đầu vú tạm thời 3 1,57 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 177 Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ % Vỡ túi độn 3 1,57 Nhiễm trùng vết mổ 1 0,52 Túi độn nhỏ 8 4,19 Sẹo phì đại 7 3,66 Co thắt túi ngực 8 4,19 Nhận xét: Co thắt túi ngực là một biến chứng thường gặp nhất trong đặt túi ngực(9,15,16) chiếm 4,19% trong thời gian theo dõi 12 tháng. Với kỹ thuật đã mô tả ở trên, qua 191 ca có kết quả như mong muốn, mức độ hài lòng bệnh nhân cao 95,81% trong thời gian theo dõi một năm, đa số còn giữ cảm giác quầng vú và núm vú. Co thắt túi ngực (4,19%), sẹo phì đại thấy rõ (3,66%). Không có nhiễm trùng nặng sau mổ, không lộ túi(7,8,12). Đặt túi độn ngực dưới cơ qua đường quầng vú không mới lạ nhưng chúng tôi muốn khẳng định tính khả thi và nhiều điều tốt đẹp cho người Việt Nam đa phần có tuyến vú nhỏ bẩm sinh hoặc teo nhỏ sau sinh. Đường mổ quanh quầng vú khó thấy sẹo sau mổ trên 3 tháng, phẫu trường nhìn rõ và kiểm soát cầm máu tốt nhất, hoặc khi có tuyến vú sa trễ không cân đối có thể qua đường quầng vú điều chỉnh được các khuyết tật này. Qua nghiên cứu 191 trường hợp độn túi ngực tại Bệnh viện Chợ Rẫy chúng tôi ghi nhận một số yếu tố thuận lợi khi đặt túi độn dưới cơ là: Trương lực cơ đè ép liên tục lên túi độn và thường xuyên làm sạch nguồn sữa là yếu tố nhiễm khuẩn gây co thắt bao xơ(3,6,14,15). Ít chảy máu trong mổ do mạch máu chủ yếu nằm giữa cơ và tuyến vú(5,16). Không gây mất cảm giác quầng vú do thần kinh, mạch máu nằm giữa tuyến và cơ. Nguồn cung cấp máu phong phú chống vi khuẩn tốt vì mang đến -Globulin, Bạch cầu và Kháng sinh. Làm đầy vùng nách giống như hình quả lê nhìn ngực khá tự nhiên. Khối cơ ngực che phủ túi độn khó sờ chạm thấy túi nhất là đối với bệnh nhân gầy ốm đặc biệt khi có nhăn túi độn. Nếu có co thắt cơ nhẹ và trung bình sẽ khó phát hiện khi túi độn dưới cơ vì sẽ sờ thấy cơ trước hết. Bóc tách dễ dàng và nhanh, ít chảy máu. Vết sẹo thâm nâu gần giống màu thâm của quầng vú, khó phát hiện sau mổ và lâu dài có kết quả tốt, bệnh nhân chấp nhận và hài lòng cao(2,7). Kỹ thuật mô tả của chúng tôi đơn giản và an toàn, tạo bầu vú tự nhiên, sẹo khó thấy trong quầng vú, túi độn khó sờ chạm và ít biến chứng. Các yếu tố ngừa co thắt túi: 1. Đặt túi độn dưới cơ tạo nên sự đè nén: đè ép liên tục 2-3 tháng, massage mỗi phút/giờ, mặc áo ngực thường xuyên(4). 2. Ít chảy máu (do mạch máu nằm giữa cơ và tuyền vú), cầm máu chắc chắn(11). KẾT LUẬN Nâng to ngực bằng độn túi gel silicone qua đường quầng vú đặt dưới cơ là một kỹ thuật an toàn, mang lại vẻ đẹp tự nhiên của bầu vú cho người phụ nữ với độ hài lòng cao. Kỹ thuật này tác động trực tiếp và nhẹ nhàng, không tổn thương mô nhiều, không gây chảy máu nhiều và không cần đốt điện nhiều, đó là những yếu tố góp phần tránh các biến chứng trong tạo hình ngực như co thắt túi ngực, nhiễm khuẩn, đau sau mổ Chúng tôi đề nghị sử dụng đường mổ quanh quầng vú cho phép bóc tách an toàn, nhìn rõ và trực tiếp phẫu trường và kiểm soát cầm máu tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cronin TD, Gerow FJ (1964) Augmentation mammaplasty: a new ‘‘natural feel’’ prosthesis. In: Transactions of the third international congress of plastic surgery. Excerpta Medica Foundation, Amsterdam, pp 41–49 2. Dempsey WC, Latham WD (1968) Subpectoral implants in augmentation mammaplasty: Preliminary report. Plast Reconstr Surg 42:515–521 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 178 3. Goes JCS, Landecker A (2003) Optimizing outcomes in breast augmentation: seven years of experience with the subfascialplane. Aesth Plast Surg 27:178–184 4. Graf RM, Bernardes A, Auersvald A, Costa Damasio RC (2000) Subfascial endoscopic transaxillary augmentation mammaplasty. Aesth Plast Surg 24:216–220 5. Graf RM et al (2003) Subfascial implant: a new procedure. Plast Reconstr Surg 111:904–908 6. Jinde L et al (2006) Anatomy and clinical significance of pectoral fascia. Plast Reconstr Surg 118:1160–1557 7. Mladick RA (1993) ‘‘No-touch’’ submuscular saline breast augmentation technique. Aesth Plast Surg 17:183–192 8. Munhoz AM et al (2006) Subfascial transaxillary breast augmentation without endoscopic assistance: technical aspects and outcome. Aesth Plast Surg 30:503–512 9. Puckett CL, Croll GH, Reichel CA, Concannon MJ (1987) A critical look at capsule contracture in subglandular versus subpectoral mammary augmentation. Aesth Plast Surg 11:23–28 10. Ramirez OM, Heller L, Tebbetts JB (2002) Dual-plane breast augmentation: avoiding pectoralis major displacement. Plast Reconstr Surg 110:1198 11. Serra-Renom JM, Garrido MF, Yoon T (2005) Augmentation mammaplasty with anatomic soft, cohesive silicone implant using the transaxillary approach at a subfascial level with endoscopic assistance. Plast Reconstr Surg 116:640–645 12. Siclovan HR, Jomah JA (2008) Advantages and outcomes in subfascial breast augmentation: a two-year review of experience. Aesth Plast Surg 32:426–431 13. Spear SL, Schwartz J, Dayan JH, Clemens MW (2009) Outcome assessment of breast distortion following submuscular breast augmentation. Aesth Plast Surg 33:44– 48 14. Stoff-Khalili MA, Scholze R, Morgan WR, Metcalf JD (2004) Subfascial periareolar augmentation mammaplasty. Plast Reconstr Surg 114:1280–1291 15. Tebbetts JB (2006) Dual-plane breast augmentation: optimizing implant–soft tissue relationships in a wide range of breast types. Plast Reconstr Surg 118(7 Suppl):81S–98S 16. Vazquez B, Given KS, Houston GC (1987) Breast augmentation: a review of subglandular and submuscular implantation. Aesth Plast Surg 11:101–105.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_to_nguc_an_toan_bang_tui_gel_dat_duoi_co_qua_duong_quan.pdf
Tài liệu liên quan