Theo chúng tôi, quan hệ cấp dưỡng
được thực hiện với mục đích tạo sự hỗ trợ
tốt nhất có thể đối với quá trình phát triển
của người con (ngay cả khi người này đã
thành niên). Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn
mà việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
cha, mẹ lại thể hiện một ý nghĩa nhất định.
Khi chưa thành niên, việc đáp ứng các nhu
cầu vật chất của con phụ thuộc phần lớn vào
cha, mẹ. Qua thời gian, những ràng buộc
này có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, sự quan
tâm và hỗ trợ từ phía cha, mẹ vẫn vô cùng
cần thiết. Khi con đủ 18 tuổi, nghĩa vụ cấp
dưỡng vẫn nên được đặt ra nếu cha, mẹ có
khả năng và người con có lý do hoàn toàn
chính đáng cho yêu cầu này. Lúc này mức
cấp dưỡng cần được xác định lại để việc
cấp dưỡng vẫn thể hiện sự hỗ trợ của cha,
mẹ giúp cuộc sống của con thuận lợi. Mặt
khác, người con vẫn có trách nhiệm chính
trong việc chủ động tổ chức, duy trì và phát
triển cuộc sống của mình. Vì thế, việc người
con trên 18 tuổi, đang tham gia chương trình
đào tạo toàn thời gian vẫn được cha, mẹ cấp
dưỡng là điều hợp lý. Trách nhiệm của cha,
mẹ không chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng
con khôn lớn và hoàn thiện về mặt thể chất.
Sự gắn kết đặc biệt của mối quan hệ này đòi
hỏi cha, mẹ - trong khả năng có thể, tạo điều
kiện thuận lợi để con có thể xây dựng một
cuộc sống tốt đẹp.
Có thể nhận thấy rằng, điều kiện cấp
dưỡng giữa cha, mẹ và con là một trong
những nội dung cần được điều chỉnh cụ thể.
Trong đó, việc xem xét quyền lợi của người
con cần có sự nhìn nhận một cách linh động
và toàn diện. Điều này không thể được thực
hiện mà không có sự đánh giá nhu cầu thiết
yếu của trẻ trên thực tế. Tuy vậy, để đảm bảo
lợi ích của con và hướng mối quan hệ cấp
dưỡng thực sự tạo sự hỗ trợ để con có đủ
điều kiện phát triển một cách toàn diện về
thể chất lẫn tinh thần, việc xem xét nhu cầu
của người con trong nhiều trường hợp không
nên chỉ bị bó hẹp trong những nhu cầu thiết
yếu hoặc các điều kiện về độ tuổi một cách
đơn thuần. Điều này được thực hiện trên nền
tảng mối quan hệ thân thiết và gắn kết giữa
cha, mẹ và con. Sự hỗ trợ và giúp đỡ trong
hoàn cảnh này là hoàn toàn phù hợp với bản
chất mối quan hệ cha, mẹ, con. Mặc dù vậy,
việc bảo về quyền lợi của con cũng cần được
đặt trong một tổng thể hài hoà với lợi ích và
khả năng thực tế của cha, mẹ
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những vấn đề pháp lý và thực tiễn phát sinh trong
quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con. Từ các quy định của pháp
luật hôn nhân - gia đình hiện hành, các vấn đề thực tế, có liên hệ đến
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Hoa Kỳ, bài viết nêu một số
đề xuất để việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là sự kết hợp một cách
hài hoà giữa quyền lợi của con và khả năng thực tế của cha, mẹ.
Ngô Thị Anh Vân*
* ThS. GV. Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
This article provides analysis of the legal matters and practices that
arise in the parental supports for children. From the provisions of the
current marriage-family law, practical issues, related to the law and
the practical application of the United States’ laws, the article also
provides recommended proposals for the performance of support
obligations as a harmonious combination of the interests of the child
and the actual ability of the parents.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: nghĩa vụ cấp dưỡng, cấp
dưỡng giữa cha mẹ đối với con,
quan hệ giữa cha mẹ và con.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 25/10/2017
Biên tập : 07/11/2017
Duyệt bài : 15/11/2017
Article Infomation:
Keywords: support obligations;
parental supports for children;
relationship between parents and
children
Article History:
Received : 25 Otc. 2017
Edited : 07 Nov. 2017
Approved : 15 Nov. 2017
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG
CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON
Cũng như những mối quan hệ gia đình
khác, quan hệ giữa cha mẹ và con chịu sự
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy phạm đạo
đức và quy phạm pháp luật. Bên cạnh sự
gắn kết về mặt tình cảm, cha mẹ có rất nhiều
quyền và nghĩa vụ mang tính tài sản đối với
con. Thông thường, cha mẹ trực tiếp chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy vậy, trên
thực tế cũng có không ít các trường hợp cha
mẹ không có điều kiện để chung sống cùng
con. Việc đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng trong
những hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa rất lớn
đối với quá trình phát triển của người con
và việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các
chủ thể khác có liên quan.
1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
của cha mẹ đối với con theo quy định của
pháp luật
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa
vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của người không
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 16(368) T8/2018
sống chung với mình1 mà có quan hệ hôn
nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng trong
trường hợp người đó là người chưa thành
niên, người đã thành niên mà không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình, hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 (Luật HNGĐ 2014)2. Việc
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ
đối với con không có bất cứ sự phân biệt
nào giữa con đẻ, con nuôi; con có cha mẹ
tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc con
có cha, mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân
hợp pháp. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con chưa thành niên, con đã thành niên
không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình khi không sống chung
với con hoặc sống chung với con nhưng vi
phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con3. Việc thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tập trung vào sự
đóng góp tài sản của cha, mẹ để đảm bảo
cho quá trình phát triển và hoàn thiện thể
chất, tinh thần của con. Cùng với quan hệ
nuôi dưỡng, quan hệ cấp dưỡng được xem
là một trong những quyền và nghĩa vụ tài
sản (gắn với nhân thân) quan trọng giữa cha
mẹ và con.
Theo quy định của Luật HNGĐ 2014,
quan hệ cấp dưỡng được đặt ra khi người con
chưa thành niên hoặc đã thành niên không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình4. Cha mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng trong trường hợp không chung sống
với con hoặc chung sống cùng con nhưng vi
phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng5. Thông thường,
cha, mẹ chung sống cùng con để có điều kiện
thuận lợi cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng
trẻ. Tuy vậy, cũng có những trường hợp trẻ
chỉ chung sống với cha hoặc với mẹ. Cha mẹ
không cùng nhau chung sống với con khi họ
1 Ngoại lệ: trong một số trường hợp, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa
vụ nuôi dưỡng con - Điều 110 Luật HNGĐ 2014.
2 Khoản 24 Điều 3 Luật HNGĐ 2014.
3 Điều 110 Luật HNGĐ.
4 Điều 110 Luật HNGĐ 2014.
5 Xem Mục 1, Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, Luật HNGĐ 2014.
6 Khoản 3 Điều 87 Luật HNGĐ 2014.
đã ly hôn hoặc hai người không tồn tại quan
hệ hôn nhân hợp pháp. Lúc này, người trực
tiếp chung sống cùng con thực hiện nghĩa vụ
nuôi dưỡng, người còn lại (không chung sống
với con) phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thực tế cho thấy, cha mẹ có thể không
(thường xuyên) cùng chung sống dưới một
mái nhà với con, nhưng nghĩa vụ cấp dưỡng
vẫn không được đặt ra nếu giữa họ tồn tại
mối quan hệ hôn nhân. Luật HNGĐ 2014
không định nghĩa thế nào là việc cha, mẹ
“chung sống” cùng với con hoặc ngược lại.
Theo chúng tôi, nếu cha mẹ vẫn tồn tại quan
hệ hôn nhân thì họ cùng có nghĩa vụ nuôi
dưỡng con cái (vấn đề chỉ là cách thức chăm
sóc, nuôi dưỡng con cái của mỗi gia đình
có thể khác biệt - thực hiện một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp). Việc con không chung
sống cùng với cha hoặc mẹ nên được nhìn
nhận dưới góc độ pháp lý. Cha, mẹ lúc này
thường không có sự ràng buộc trong mối
quan hệ nhân thân, tình cảm, họ có chỗ ở
riêng biệt và việc phải lựa chọn tại một thời
điểm cụ thể chỉ sống với cha hoặc mẹ là điều
tất yếu.
Ngoài ra, quan hệ cấp dưỡng có thể
diễn ra ngay cả khi con chung sống cùng
cha, mẹ. Trường hợp cha, mẹ bị hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên là một ví
dụ điển hình. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con6. Lúc
này, ngay cả khi đang chung sống với con,
bên cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng
con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nếu như Luật HNGĐ năm 2000 chỉ
quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa
cha, mẹ đối với con khi ly hôn, thì Luật
HNGĐ 2014 lại mở rộng các trường hợp
CHÑNH SAÁCH
47Số 16(368) T8/2018
phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều này
một mặt đảm bảo quyền lợi của người con
(không có sự phân biệt dựa trên tình trạng
quan hệ hôn nhân của cha mẹ), một mặt tạo
nên sự cân bằng về quyền và nghĩa vụ giữa
bên trực tiếp nuôi dưỡng con và bên không
nuôi dưỡng con.
2. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ
cấp dưỡng
Thông thường, quyền, nghĩa vụ giữa
cha mẹ và con phát sinh từ thời điểm con
được sinh ra. Việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ không đơn thuần là vấn đề mang tính
pháp lý, mà thực chất còn là nhu cầu rất đỗi
bản năng của mỗi người. Khi không trực
tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, cha, mẹ sẽ
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để thay thế.
Việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
thường được thể hiện thông qua bản án,
quyết định giải quyết ly hôn. Trong trường
hợp này, thời điểm quan hệ cấp dưỡng phát
sinh được xác định theo sự thoả thuận của
các bên hoặc theo quyết định của Toà án.
Pháp luật chưa có quy định chi tiết về
việc cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ sống
chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi
dưỡng. Nếu rơi vào trường hợp cấp dưỡng
cho con khi bị hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên thì quan hệ cấp
dưỡng sẽ chính thức đặt ra khi có quyết định
hạn chế quyền của Toà án. Thực chất, trong
cả hai trường hợp: cấp dưỡng khi ly hôn và
cấp dưỡng khi cha, mẹ bị hạn chế quyền đều
có sự chuyển hoá giữa quyền nuôi dưỡng
sang quyền cấp dưỡng. Dưới góc độ pháp
lý, hai khoảng thời gian này được thực hiện
tiếp nối nhau mà không có sự gián đoạn. Tuy
vậy, thực tế cho thấy, cũng không ít những
trường hợp một bên cha, mẹ hoàn toàn
không thực hiện trách nhiệm của mình trong
cả việc nuôi dưỡng lẫn cấp dưỡng. Điều
này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của
7 Quyết định số 138/ 2015/ DS – GĐT là một ví dụ điển hình: người vợ đã yêu cầu chồng “hoàn trả chi phí nuôi con trong
thời gian ly thân” (20 tháng).
8 Xem Bản án số 883/ 2010/ DSPT của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
con, mà còn gây khó khăn cho đời sống của
người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Trong một số
vụ việc, một bên đã yêu cầu bên vợ/ chồng
còn lại trả chi phí nuôi con trong thời gian
họ không chung sống với nhau và một người
không thực hiện nghĩa vụ đối với con7.
Nếu như đối với cả hai trường hợp kể
trên, quan hệ cấp dưỡng phát sinh một cách
mặc nhiên trên cơ sở sự tồn tại mối quan
hệ cha, mẹ - con, thì quan hệ cấp dưỡng
khi cha mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân
hợp pháp lại là một điều khác biệt. Việc cấp
dưỡng giữa các chủ thể chỉ có thể diễn ra
(dưới góc độ pháp lý) khi có phán quyết của
Toà án thừa nhận mối quan hệ cha - con /
mẹ - con. Điều này đã đặt ra vấn đề về thời
điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Việc đóng góp tài sản để nuôi dưỡng
hoặc cấp dưỡng con là những quyền và nghĩa
vụ rất đỗi tự nhiên giữa cha mẹ, con. Dù pháp
luật không có quy định cụ thể nhưng có thể
hiểu rằng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ
và con phát sinh từ thời điểm trẻ được sinh
ra. Tuy vậy, cũng không ít những trường
hợp con được sinh ra một khoảng thời gian
rồi mới được xác định cha hoặc mẹ. Vấn đề
đặt ra là việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa người được xác định là cha, mẹ và con
phát sinh kể từ thời điểm trẻ được sinh ra
hay từ thời điểm có bản án, quyết định của
cơ quan có thẩm quyền công nhận quan hệ
cha mẹ con.
Ví dụ, trong một vụ việc, Toà án đã
xác định: “riêng số tiền cấp dưỡng nuôi
con từ khi trẻ sinh ra đến nay là 33 tháng
(từ 06/11/2007 đến 11/8/2010) bị đơn phải
cấp dưỡng một lần ngay sau khi án có hiệu
lực pháp luật để trả một phần các chi phí mà
nguyên đơn đã bỏ ra để nuôi con”8. Tương
tự như vậy, ở một vụ việc khác, Toà án đã
ra phán quyết xác định là cha có nghĩa vụ
cấp dưỡng cho con từ trước thời điểm bản
CHÑNH SAÁCH
48 Số 16(368) T8/2018
án xác định quan hệ cha, con phát sinh hiệu
lực pháp luật9.
Có thể thấy hướng giải quyết chung
của Toà án trong trường hợp yêu cầu thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là căn cứ theo thời
điểm trẻ được sinh ra để xác định thời điểm
cấp dưỡng. Phán quyết vì vậy có thể buộc
một người cấp dưỡng ngay cả trước khi bản
án thừa nhận quan hệ cha mẹ, con phát sinh
hiệu lực (quan hệ cấp dưỡng phát sinh từ khi
con được sinh ra). Điều này giúp bảo vệ lợi
ích của người con và quyền lợi của người
trực tiếp nuôi dưỡng con10.
Tuy vậy, điều này đặt ra một vấn đề:
liệu rằng khi có yêu cầu xác định cha, mẹ
cho con khi con đã thành niên, người được
xác định có phải thực hiện cấp dưỡng một
lần cho toàn bộ thời gian từ khi con sinh ra
đến khi con đủ 18 tuổi hay không. Hơn nữa,
về bản chất, số tiền này được hiểu là tài sản
của con (cấp dưỡng cho con) hay “chi trả
một phần chi phí nuôi con”.
Vấn đề yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng đi cùng việc xác định cha, mẹ cho
con (trong trường hợp cha mẹ không tồn tại
quan hệ hôn nhân hợp pháp) là điều diễn
ra khá phổ biến ở Hoa Kỳ. Pháp luật liên
bang cấm áp dụng hiệu lực hồi tố với những
9 Xem Bản án số 998/2009 của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh: Con chung được sinh ra vào ngày 21/8/1990. Từ năm
2003 bị đơn không còn chung sống và nuôi dưỡng con. Đến ngày 03/ 7/ 2008 nguyên đơn khởi kiện yêu cầu công nhận
quan hệ cha, con và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Toà án xác định bị đơn có nghĩa vụ cấp dưỡng một lần cho con từ
thời điểm 1/2003 đến tháng 8/2008.
10 Có quan điểm cho rằng: “việc một số Toà án chỉ buộc bên không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tính
từ bản án xử ly hôn có hiệu lực pháp luật thay cho tính từ ngày không thực hiện việc nuôi dưỡng là không đảm bảo
quyền lợi của con và bên trực tiếp nuôi con” - xem Phạm Thái Quý (2011), “Trao đổi về việc xác định cha mẹ cho con
và cấp dưỡng nuôi con”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 20, tr. 3. Mặc dù bài viết không trực tiếp đề cập đến vấn đề “cấp
dưỡng cho con khi cha mẹ không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp”, nhưng, nội dung trên đã đặt ra vấn đề: có nên
buộc cấp dưỡng cho con đối với khoảng thời gian trong quá khứ hay không?
11 Chẳng hạn như con 6 tuổi mới được xác định cha, đồng nghĩa với việc chỉ có thể yêu cầu cấp dưỡng từ khi con 6 tuổi
trở đi mà không thể yêu cầu cấp dưỡng từ khi con sinh ra cho đến khi con trước 6 tuổi.
12 Xem 45 CFR (Code of Federal Regulations) 303.106 - Procedures to prohibit retroactive modification of child support
arrearages - Cấm việc thay đổi có tính hồi tố đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em.
https://www.law.cornell.edu/cfr/text/45/303.106 truy cập ngày 20/9/2017.
13 Chẳng hạn như Toà án buộc một người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con vào năm 2008 nhưng từ năm 2008 đến
năm 2011 người này không thực hiện nghĩa vụ này trên thực tế. Vào năm 2011, bên có quyền có thể yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng (có tính hồi tố) từ năm 2008 trở đi. Nếu đến năm 2011 đương sự mới có yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng thì người này không thể yêu cầu việc cấp dưỡng từ năm 2008 đến năm 2011 - Xem thêm án lệ Keltner v
Keltner, 589 S.W. 2d 235 (Mo. 1979).
trường hợp xác định công nhận cha, mẹ sau
khi con được sinh ra. Điều này có nghĩa rằng
đương sự không thể yêu cầu người được xác
định cha hoặc mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng từ khi con được sinh ra cho đến khi
bản án công nhận quan hệ cha, mẹ con có
hiệu lực11. Điều này được thể hiện khá rõ
nét thông qua quy định 45 CFR 303.106 -
quy trình cấm hồi tố yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng12. Theo đó, việc sửa đổi yêu
cầu cấp dưỡng mang tính hồi tố chỉ có thể
diễn ra từ ngày bản án xác định nghĩa vụ cấp
dưỡng phát sinh hiệu lực13.
Chúng tôi cho rằng, không nên buộc
bên cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ trước
khi có yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ,
con - cấp dưỡng cho khoảng thời gian diễn
ra trong quá khứ. Quan hệ cấp dưỡng được
đặt ra nhằm tạo điều kiện và sự hỗ trợ cho
trẻ được cấp dưỡng, đồng thời san sẻ gánh
nặng về tài chính đối với bên trực tiếp nuôi
dưỡng con. Mặc dù quan hệ cấp dưỡng và
nuôi dưỡng mặc nhiên phát sinh từ khi con
được sinh ra, tuy nhiên, nếu trong vụ việc cụ
thể người con vẫn có thể phát triển thể chất
và tinh thần mà không cần có sự hỗ trợ này
thì việc cấp dưỡng có tính hồi tố không nên
được đặt ra. Hơn nữa, với một số phán quyết
của toà án như nói trên, chúng ta rất khó xác
CHÑNH SAÁCH
49Số 16(368) T8/2018
định được bản chất và mục đích của số tiền
“cấp dưỡng” bù đắp cho khoản thời gian
chưa được xác định quan hệ cha - con. Số
tiền này nên được xác định là tài sản của con
hay tài sản hỗ trợ cho bên trực tiếp nuôi con?
Nếu việc không được cấp dưỡng gây sự khó
khăn trong đời sống, người có quyền và lợi
ích bị xâm hại nên có sự chủ động để bảo vệ
quyền lợi của mình một cách nhanh chóng,
kịp thời. Việc cấp dưỡng mang tính hồi tố
cho khoảng thời gian đã diễn ra chỉ nên
được áp dụng cho trường hợp bên có quyền
lợi liên quan đã nỗ lực (trong khả năng có
thể) yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
nhưng bên còn lại trốn tránh thực hiện. Đối
với những trường hợp còn lại, quan hệ cấp
dưỡng chỉ nên đặt ra khi người có quyền yêu
cầu Toà án giải quyết sự việc.
Trong một số trường hợp đã nêu,
người vợ đã yêu cầu chồng “hoàn trả chi
phí nuôi con trong thời gian ly thân”14. Đây
cũng được xem là giải pháp buộc một bên
phải thực hiện trách nhiệm với con và bên
vợ/chồng còn lại. Đối với những hoàn cảnh
khác, khi nam nữ không tồn tại quan hệ hôn
nhân hợp pháp, giữa họ không có nhiều sự
ràng buộc (đặc biệt là khi họ không chung
sống với nhau như vợ chồng). Tuy vậy,
nếu giữa họ có con chung thì cả hai đều có
nghĩa vụ như nhau đối với con. Việc một
bên không thực hiện trách nhiệm với con
gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
trẻ và tạo gánh nặng đối với người còn lại.
Theo chúng tôi, không nên đặt ra vấn đề cấp
dưỡng cho cả thời gian trước khi một người
được xác định tư cách cha/ mẹ. Bản chất của
cấp dưỡng là việc cung cấp vật chất để đáp
ứng cho những nhu cầu cần thiết, giúp trẻ
phát triển một cách ổn định và đầy đủ. Khi
thời gian trôi qua nhưng trẻ vẫn có thể phát
triển bình thường mà không cần đến khoản
tiền cấp dưỡng thì nghĩa vụ này không cần
14 Vụ việc cũng đề cập đến vấn đề: hoàn trả chi phí nuôi con cho khoảng thời gian đã diễn ra trong quá khứ.
15 Bên có nghĩa vụ phải chịu ít nhất ½ chi phí này - vì nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con đặt ra đối với cả cha và mẹ.
Việc xác định chi phí được thực hiện hài hoà với khả năng và điều kiện của bên phải trả chi phí nuôi con. Mức chi phí
cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng chứng minh của bên trực tiếp nuôi dưỡng con.
thiết phải đặt ra với khoảng thời gian trong
quá khứ. Tuy nhiên, với người trực tiếp chăm
sóc và nuôi dưỡng trẻ, việc yêu cầu hoàn trả
một phần chi phí nuôi con là điều có thể. Khi
đó, khoản tiền này được xác định một cách
cụ thể nhằm chi trả cho bên trực tiếp nuôi
con (tương ứng với thời gian phải một mình
nuôi dưỡng con và được tính toán dựa trên
những chi phí thực tế để nuôi con - chi phí
này có thể lớn hơn với mức cấp dưỡng mà
Toà án tuyên)15.
3. Mức cấp dưỡng
Theo Điều 116 Luật HNGĐ 2014,
mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp
dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người
giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ
vào thu nhập, khả năng thực tế của người
có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu
của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa
thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc xác định mức cấp dưỡng giữa cha mẹ
với con dựa trên hai yếu tố chính: các nhu
cầu chính đáng cần được đáp ứng của người
con và khả năng tài chính trên thực tế của
cha, mẹ.
Thứ nhất, mức cấp dưỡng được xác
định dựa trên nhu cầu thiết yếu của người
con được cấp dưỡng. Ngoại trừ những nhu
cầu chung mà bất cứ một cá nhân nào cũng
cần được đáp ứng để duy trì sự sống (như
ăn, mặc, ở), nhu cầu thiết yếu của mỗi người
thường được xác định dựa trên độ tuổi. Càng
ở độ tuổi phát triển, nhóm nhu cầu thiết yếu
càng có xu hướng mở rộng hơn. Chẳng hạn,
bên cạnh những nhu cầu cơ bản để duy trì
sự sống, người ta bắt đầu hình thành nhu cầu
học tập, đi lại, thông tin liên lạc. Cùng với
đó, nhu cầu thiết yếu còn được xác định trên
hoàn cảnh cụ thể của mỗi người. Có những
nhu cầu là cần thiết với người này nhưng với
người khác lại không được đặt ra. Ví dụ như
với một số người, việc khám, chữa bệnh là vô
CHÑNH SAÁCH
50 Số 16(368) T8/2018
cùng cần thiết, nhưng cũng có những người
gần như không có nhu cầu này trên thực tế.
Vì vậy, mặc dù nhu cầu thiết yếu là những
yêu cầu cơ bản đối với tất cả mọi người,
nhưng việc xác định nhu cầu cụ thể của một
người trên thực tế lại cần có sự xem xét cẩn
trọng từ nhiều yếu tố và cơ sở khác nhau16.
Dưới góc độ văn bản pháp luật và thực
tiễn xét xử, có thể nhận thấy rằng, liên quan
đến người được cấp dưỡng, mức cấp dưỡng
chủ yếu được xác định dựa trên nhu cầu thiết
yếu của người này. Tuy vậy, việc giới hạn
mức cấp dưỡng trong phạm vi những nhu
cầu thiết yếu trong một số trường hợp là chưa
thực sự hợp lý. Khi xét đến mức cấp dưỡng
cho người con, pháp luật Hoa Kỳ luôn dành
một sự quan tâm đặc biệt đến hoàn cảnh về
mọi mặt của người con. Theo đó, các yếu
tố được chú trọng bao gồm: nguồn tài chính
của con, mức sống mà người con có thể
được hưởng nếu cha, mẹ không ly hôn, điều
kiện về thể chất, tinh thần và những nhu cầu
về giáo dục của trẻ17. Điều này cho thấy việc
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ
luôn hướng đến sự ổn định trong đời sống
của con. Nói cách khác, pháp luật hỗ trợ tối
đa để quyền lợi của trẻ không thay đổi trong
hoàn cảnh được nuôi dưỡng hay cấp dưỡng.
Nhu cầu thiết yếu lúc này chỉ được xem xét
như là một trong những yếu tố để xác định
điều kiện sống của trẻ.
Thứ hai, mức cấp dưỡng được xác định
trên khả năng tài chính của cha, mẹ. Khả năng
tài chính của cha, mẹ có thể được đánh giá
thông qua giá trị tài sản mà cha, mẹ sở hữu,
nguồn thu nhập cũng như những nghĩa vụ tài
16 Trong một vụ việc, Toà án đã tuyên người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng với số tiền 365.000 đồng/tháng cho mỗi người
con. Tuy vậy, thực tế người con trai mắc chứng bệnh “U sun suon (Uoo) phải điều trị khá lâu dài”. Theo quan điểm
của chúng tôi, việc xác định nghĩa vụ cấp dưỡng như trên chưa thực sự căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của con được cấp
dưỡng (khi không có sự phân biệt giữa người con khoẻ mạnh và người con đang phải điều trị bệnh).
Xem Bản án số 35/ 2011/ HNGĐ-PT của Toà án nhân dân tỉnh An Giang.
17 John De Witt Gregory, Peter N. Swisher, Robin Fretwell Wilson (2013), Understand family law, LexisNexis, 4th, pp. 386.
18 Chẳng hạn như Luật Thuế thu nhập cá nhân hay luật dân sự, Luật HNGĐ sẽ có những cách nhìn không hoàn toàn đồng
nhất về “thu nhập”.
19 Hướng dẫn về thu nhập và các khoản thu nhập hợp pháp khác được thể hiện tại Điều 9 và Điều 11 Nghị định số 126/
2014/ NĐ-CP có ý nghĩa trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng.
20 Án lệ Rose v Rose 418 U.S 619 (1987).
sản mà cha, mẹ phải thực hiện. Trong đó, việc
xác định nguồn thu nhập của cha, mẹ không
phải là điều đơn giản. Khái niệm “thu nhập”
được hiểu rất khác biệt đối với từng ngành
luật khác nhau18. Thu nhập được xác định để
tính mức cấp dưỡng nên là những nguồn thu
có tính ổn định. Điều này xuất phát từ tính
chất quan hệ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con.
Thông thường, mức cấp dưỡng được định sẵn
trong một khoảng thời gian dài, những khoản
thu nhập tăng hoặc giảm có tính “đột biến”
chỉ nên được xác định để yêu cầu thay đổi
mức cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ này
cần được diễn ra một cách ổn định để không
tạo nên biến động lớn trong đời sống của con
được cấp dưỡng.
Vấn đề đặt ra ở đây là ngoài những
nguồn thu xuất phát từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, các khoản tiền trợ cấp của
cha, mẹ có được xác định là thu nhập để cấp
dưỡng hay không. Nếu nguồn thu duy nhất
của cha, mẹ là trợ cấp liên quan đến người
có công với cách mạng hay các khoản trợ
cấp khác thì liệu rằng chúng ta có nên “chia
sẻ” một phần số tiền này để cấp dưỡng cho
con? Pháp luật HNGĐ vẫn chưa nêu ra quy
định cụ thể cho vấn đề này19.
“Đôi khi các Toà án băn khoăn rằng
việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có được
phép yêu cầu sử dụng đến cả những khoản
trợ cấp tàn tật hay không. Vào năm 1987,
Toà án tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố trong án
lệ Rose v Rose20 rằng: pháp luật Liên bang
không cản trở việc giữ lại một phần tiền trợ
cấp thương tật của cựu chiến binh để đảm
bảo việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (cho
CHÑNH SAÁCH
51Số 16(368) T8/2018
dù pháp luật thành văn đã quy định rằng
khoản tiền này không là đối tượng của việc
tịch thu hoặc là bất cứ dạng thức nào khác
của việc chiếm đoạt)”21. Để xác định các
khoản thu nhập được sử dụng vì mục đích
cấp dưỡng con, pháp luật cũng như án lệ
đã cố gắng cụ thể hoá những khoản thu này
như: trợ cấp thôi việc, trợ cấp tàn tật, tiền bồi
thường thiệt hại thương tật, lương hưu, tài
sản chắc chắn được tặng cho, tiền cho vay,
tiền thừa kế, cũng như những khoản phúc lợi
xã hội khác22.
Việc sử dụng các khoản thu nhập của
cha, mẹ để xác định mức cấp dưỡng cho
con là điều hợp lý. Quan hệ cấp dưỡng cần
hướng đến sự hỗ trợ tốt nhất có thể giữa cha,
mẹ đối với con. Mặc dù thu nhập trước hết
phải được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu của cha, mẹ. Các khoản tiền trợ cấp
của cha, mẹ vẫn có thể được sử dụng để cấp
dưỡng cho con nếu các nhu cầu thiết yếu của
cha, mẹ đã được đáp ứng23.
Như đã phân tích trước đó, việc xác
định mức cấp dưỡng thường được xác định
dựa trên nhu cầu chính đáng của con và khả
năng cấp dưỡng của cha, mẹ. Trên thực tế,
Toà án thường căn cứ vào mức lương cơ bản
để xác định mức cấp dưỡng cụ thể. Trong
một vụ việc, Toà án đã từng tuyên “án sơ
thẩm tuyên buộc ông H chịu mức cấp dưỡng
21 Xem thêm John De Witt Gregory, Peter N. Swisher, Robin Fretwell Wilson (2013), Understand family law, LexisNexis,
4th, pp. 387.
22 John De Witt Gregory, Peter N. Swisher, Robin Fretwell Wilson (2013), Understand family law, LexisNexis,
4th, pp. 392.
23 Tham khảo thêm các mô hình tính tiền cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:
Mô hình chia sẻ thu nhập: nhu cầu của con sẽ được đáp ứng bởi thu nhập của cả cha và mẹ. Thu nhập của cha, mẹ được
sử dụng để thoả mãn mức sống cơ bản của cha, mẹ và con. Điều này đồng nghĩa với việc khi trẻ càng trưởng thành thì
mức cấp dưỡng càng tăng.
Mô hình Delaware: tất cả những nhu cầu cơ bản của trẻ phải được đáp ứng trước khi bất cứ nhu cầu nào không phải là
nhu cầu tối thiểu của cha, mẹ được đáp ứng.
Xem thêm John De Witt Gregory, Peter N. Swisher, Robin Fretwell Wilson (2013), Understand family law, LexisNexis,
4th, pp. 390 - 391.
24 Bản án số 33/2011/HNGĐ-PT của Toà án nhân dân tỉnh Long An.
25 Xem thêm: Va. Code Ann. §20 – 108.2 (2011): tính tổng thu nhập của cha, mẹ, kết hợp với tuổi của con để xác định mức
cấp dưỡng theo từng tháng. Nếu tổng thu nhập quá thấp (< 150 % mức đói nghèo của Liên bang), thì Toà án sẽ quyết
định mức cấp dưỡng thấp hơn định mức.
26 Cũng cần lưu ý rằng, Toà án sẽ hạn chế tối đa những trường hợp nhận tiền cấp dưỡng để nuôi con nhưng lại tăng mức
sống – thường diễn ra với bên vợ, chồng có hoàn cảnh khó khăn
nuôi con là 365.000 đồng/tháng, vào thời
điểm tháng 3/2011 lương cơ bản là 730.000
đồng/tháng. Tuy nhiên, tại thời điểm xét
xử phúc thẩm thì lương cơ bản là 830.000
đồng/tháng. Nên cần điều chỉnh lại mức cấp
dưỡng tại thời điểm xét xử phúc thẩm là
415.000 đồng/tháng”24.
Như vậy, Toà án đã căn cứ vào mức
lương cơ bản để xác định mức cấp dưỡng
cho con, với mức cấp dưỡng bằng ½ mức
lương cơ bản. Mức cấp dưỡng này là khá
thấp, không đủ để đảm bảo quyền lợi của
trẻ. Nhưng có một lưu ý là bên cạnh quyền
được cấp dưỡng, con còn được bên cha, mẹ
còn lại trực tiếp nuôi dưỡng - và vì thế, trách
nhiệm chăm sóc và hỗ trợ để con phát triển
toàn diện về thể chất, tinh thần được cha, mẹ
cùng nhau san sẻ thực hiện.
Pháp luật các bang ở Hoa Kỳ thường
quy định mức cấp dưỡng tối thiểu. Tuy vậy,
con vẫn được cấp dưỡng trong khả năng chi
trả của cha, mẹ. Vấn đề đặt ra là thế nào là
“giới hạn thích hợp” khi cha, mẹ không phải
lúc nào cũng có một khoản thu nhập lớn. Các
bang thường áp dụng một trong ba cách sau:
xác định mức cấp dưỡng dựa trên thu nhập
cao hơn của bên cha hoặc mẹ25; đưa ra mức
cấp dưỡng cao nhất dựa trên những nhu cầu
đặc biệt và mức sống của người con trước
khi cha, mẹ ly hôn26; trong một số trường
CHÑNH SAÁCH
52 Số 16(368) T8/2018
hợp, Toà án không áp dụng nguyên tắc mà
tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để giải
quyết27. Các nguyên tắc trên được áp dụng
cho cả trường hợp cha, mẹ ly hôn, cũng như
trường hợp cha, mẹ chưa từng tồn tại quan hệ
hôn nhân hợp pháp. Có thể thấy rằng, pháp
luật Hoa Kỳ vừa đặt ra những giới hạn nhất
định cho việc cấp dưỡng, nhưng đồng thời,
mức cấp dưỡng cụ thể cũng là sự vận dụng
quy định một cách rất linh hoạt của Toà án.
Điều này là vô cùng cần thiết để quyền lợi
của con và cha, mẹ tồn tại một cách hài hoà
trong quan hệ cấp dưỡng.
Tương tự như vậy, chúng tôi cho rằng,
pháp luật Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể
hơn về mức cấp dưỡng tối thiểu. Theo cách
thức mà rất nhiều Toà án đã đưa ra, mức cấp
dưỡng có thể được tính theo mức lương cơ
sở theo từng thời điểm khác nhau. Trong
hoàn cảnh các nhu cầu cần được đáp ứng
ngày càng mở rộng, mức cấp dưỡng không
nên thấp hơn ¾ mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định. Mặc dù bên cấp dưỡng hay
bên trực tiếp nuôi dưỡng đều có nghĩa vụ
đóng góp tài sản để nuôi dạy con, tuy vậy,
mức cấp dưỡng bằng ½ mức lương cơ sở
như trong nhiều trường hợp là chưa thực sự
đảm bảo quyền lợi của con28. Hơn nữa, bên
trực tiếp nuôi dưỡng con cần được san sẻ bớt
gánh nặng về mặt tài chính trong việc nuôi
dạy con.
4. Chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng
Theo Điều 118 Luật HNGĐ 2014,
quan hệ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con
chấm dứt khi thuộc một trong các trường
sau: (i) con đã thành niên và có khả năng
lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
(ii) con đã được nhận làm con nuôi; (iii) con
27 Đọc thêm án lệ: Wright v Wright, 19 So. 3d 901, 906: khi tổng thu nhập cao hơn mức giới hạn, tiền cấp dưỡng được
xem xét dựa trên nhu cầu, phong cách sống, thói quen đã hình thành của người con trước đó.
28 Tất nhiên, điều này cần được thực hiện trong sự xem xét về mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
29 Phạm Thái Quý (2011), “Trao đổi về việc xác định cha, mẹ cho con và cấp dưỡng nuôi con”, Tạp chí Toà án nhân dân,
số 20, tr 4.
Tham khảo Quyết định số 79/ 2010/ DS-GĐT ngày 26/ 02/ 2010 của Toà dân sự - Toà án nhân dân tối cao; Bản án số
1062/ 2009/ HN-PT ngày 26/ 6/ 2009 của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh
được bên cha, mẹ cấp dưỡng trực tiếp nuôi
dưỡng; (iv) một trong hai bên chết. Theo
logic được thể hiện bởi Luật HNGĐ: cha,
mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng
nếu con chưa thành niên. Khi người con đã
thành niên, có khả năng lao động thì quyền
và nghĩa vụ này sẽ tự động chấm dứt. Điều
này đã dẫn đến một kết quả ngầm định rằng:
khi người con đủ 18 tuổi và có khả năng lao
động thì quan hệ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.
Thực tiễn xét xử ở Việt Nam cho thấy,
một số Toà án buộc người không trực tiếp
nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
đến khi con trưởng thành. “Các thẩm phán
của các Toà án này cho rằng, hiện nay nhiều
trường hợp dù con đã thành niên nhưng đang
theo học ở các trường chuyên nghiệp (trung
cấp, cao đẳng, đại học) thì cha, mẹ phải có
nghĩa vụ nuôi con ăn học, nên khi ly hôn
cha, mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con”29. Ngoài những trường hợp này, phần
lớn phán quyết của Toà án vẫn bám sát quy
định của pháp luật và định rõ việc cấp dưỡng
được thực hiện đến khi con đủ 18 tuổi.
Có thể thấy rằng, độ tuổi chính là
thước đo để đánh giá một cách khách quan
về mức độ phát triển và hoàn thiện về thể
chất cũng như khả năng nhận thức của một
người. Thông thường, người đủ 18 tuổi có
khả năng lao động để tạo ra của cải nuôi
sống bản thân. Đây cũng là dấu mốc quan
trọng đánh dấu sự trưởng thành và khả năng
duy trì cuộc sống độc lập của một cá nhân.
Mặc dù vậy, việc có khả năng lao động và
việc tham gia vào những hoạt động nghề
nghiệp cụ thể trên thực tế là hai vấn đề khác
biệt. Quan hệ cấp dưỡng giữa cha, mẹ đối
với con vì thế không nên là sự đánh giá đơn
thuần dựa trên độ tuổi. Ở Hoa Kỳ, trong quá
CHÑNH SAÁCH
53Số 16(368) T8/2018
khứ việc cấp dưỡng có sự phân biệt độ tuổi
trưởng thành giữa nam và nữ. Tuy nhiên,
sau khi án lệ Stanton v Stanton (năm 1975)
ra đời, Toà án tối cao đã thống nhất quan
điểm rằng, sự phân biệt dựa trên giới tính
như vậy là không đảm nguyên tắc đối xử
công bằng do Hiến pháp đặt ra30. Nghĩa vụ
cấp dưỡng được xem xét một cách linh hoạt
tuỳ từng hoàn cảnh và mức độ trưởng thành
của người con. Cũng vì vậy, cha, mẹ có thể
chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi người con
chưa thành niên đã kết hôn, tham gia phục
vụ quân đội hoặc đã được thừa nhận có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ bằng những cách
thức khác31. Ngược lại, nghĩa vụ cấp dưỡng
vẫn có thể được đặt ra ngay cả khi con đủ
18 tuổi. Học tập được xem là một nhu cầu
chính đáng của người con cần được cha, mẹ
hỗ trợ mặc dù con đã đủ tuổi thành niên.
Trong một vụ việc cụ thể, Toà án Colorado
đã buộc người cha cấp dưỡng cho con gái đã
21 tuổi vì người này vẫn đang tham gia học
tập năm thứ ba tại trường đại học32. Hướng
xét xử như trên cũng được ghi nhận một
cách khá rộng rãi tại các bang khác.
Theo chúng tôi, quan hệ cấp dưỡng
được thực hiện với mục đích tạo sự hỗ trợ
tốt nhất có thể đối với quá trình phát triển
của người con (ngay cả khi người này đã
thành niên). Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn
mà việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
cha, mẹ lại thể hiện một ý nghĩa nhất định.
Khi chưa thành niên, việc đáp ứng các nhu
cầu vật chất của con phụ thuộc phần lớn vào
cha, mẹ. Qua thời gian, những ràng buộc
này có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, sự quan
tâm và hỗ trợ từ phía cha, mẹ vẫn vô cùng
cần thiết. Khi con đủ 18 tuổi, nghĩa vụ cấp
dưỡng vẫn nên được đặt ra nếu cha, mẹ có
khả năng và người con có lý do hoàn toàn
chính đáng cho yêu cầu này. Lúc này mức
cấp dưỡng cần được xác định lại để việc
30 Xem thêm Stanton v Stanton, 517 P.2d 1010 (Utanh 1974), rev’d U.S 7 (1975).
31 Xem thêm Va. code ann. §§ 16.1 – 333, 334 (West 2011) Findings necessary to order that minor is emancipated - Những
sự kiện xác định trẻ vị thành niên được giải phóng (có sự độc lập các quyền và nghĩa vụ với cha, mẹ)
32 Xem In re Mariage of plummer 735 P. 2d 165 (Colo. 1987).
cấp dưỡng vẫn thể hiện sự hỗ trợ của cha,
mẹ giúp cuộc sống của con thuận lợi. Mặt
khác, người con vẫn có trách nhiệm chính
trong việc chủ động tổ chức, duy trì và phát
triển cuộc sống của mình. Vì thế, việc người
con trên 18 tuổi, đang tham gia chương trình
đào tạo toàn thời gian vẫn được cha, mẹ cấp
dưỡng là điều hợp lý. Trách nhiệm của cha,
mẹ không chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng
con khôn lớn và hoàn thiện về mặt thể chất.
Sự gắn kết đặc biệt của mối quan hệ này đòi
hỏi cha, mẹ - trong khả năng có thể, tạo điều
kiện thuận lợi để con có thể xây dựng một
cuộc sống tốt đẹp.
Có thể nhận thấy rằng, điều kiện cấp
dưỡng giữa cha, mẹ và con là một trong
những nội dung cần được điều chỉnh cụ thể.
Trong đó, việc xem xét quyền lợi của người
con cần có sự nhìn nhận một cách linh động
và toàn diện. Điều này không thể được thực
hiện mà không có sự đánh giá nhu cầu thiết
yếu của trẻ trên thực tế. Tuy vậy, để đảm bảo
lợi ích của con và hướng mối quan hệ cấp
dưỡng thực sự tạo sự hỗ trợ để con có đủ
điều kiện phát triển một cách toàn diện về
thể chất lẫn tinh thần, việc xem xét nhu cầu
của người con trong nhiều trường hợp không
nên chỉ bị bó hẹp trong những nhu cầu thiết
yếu hoặc các điều kiện về độ tuổi một cách
đơn thuần. Điều này được thực hiện trên nền
tảng mối quan hệ thân thiết và gắn kết giữa
cha, mẹ và con. Sự hỗ trợ và giúp đỡ trong
hoàn cảnh này là hoàn toàn phù hợp với bản
chất mối quan hệ cha, mẹ, con. Mặc dù vậy,
việc bảo về quyền lợi của con cũng cần được
đặt trong một tổng thể hài hoà với lợi ích và
khả năng thực tế của cha, mẹ■
CHÑNH SAÁCH
54 Số 16(368) T8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghia_vu_cap_duong_cua_cha_me_doi_voi_con.pdf