Những vấn đề đặt ra đối với cơ chế quản lý hành chính thành phố Hồ Chí Minh khi thi hành luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Ba là, Chính phủ tiếp tục mở rộng phân cấp, ủy quyền cho Thành phố trên các lĩnh vực17, cho phép Thành phố được quy định một số khoản thu, khoản chi, phí và lệ phí phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thành phố được quyền quyết định bộ máy giúp việc và các cơ quan chuyên môn có tính chất đặc thù của một đô thị lớn hay đặc biệt; quy định chức năng, nhiệm vụ các bộ phận giúp việc và được phân cấp cho chính quyền cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Thành phố, được tổ chức các cơ quan chuyên môn phù hợp với đặc thù, không nhất thiết phải theo khuôn mẫu của Trung ương. Thành phố được quyền quyết định về số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo khả năng cân đối ngân sách của Thành phố (thay vì Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định như hiện nay) theo Đề án vị trí việc làm để bảo đảm hoạt động của bộ máy thuộc đô thị loại đặc biệt; được chủ động trong tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức chuyển xếp ngạch, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ thu nhập phù hợp với nhu cầu, số lượng biên chế được HĐND Thành phố quyết nghị. Thành phố được quyền tạo nguồn thu mới từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở một đô thị lớn mà pháp luật hiện hành không cấm hoặc được Trung ương cho phép; được quyền quy định định mức chi phù hợp với nguồn thu (các nhiệm vụ chi mang tính đặc thù của Thành phố phải được tính đến trong dự toán chi ngân sách của Trung ương cho địa phương). Thành phố được quyết định trong việc vay nợ để đầu tư dựa vào khả năng tự cân đối để trả nợ, Chính phủ quy định một số điều kiện về vay nợ đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với đặc thù của Thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh, có nhu cầu huy động lớn và có khả năng trả nợ. Bốn là, hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của UBND các quận, phường nội thành và UBND các huyện, xã: tại các quận, phường nội thành, cần thay đổi cơ chế quản lý hành chính bằng cách đổi mới các mô hình quản lý theo ranh giới hành chính; xây dựng các mô hình quản lý ngành dọc đối với lĩnh vực quy hoạch, đô thị, môi trường, giao thông công chính, y tế, giáo dục, tư pháp theo hướng tản quyền, quản lý theo khu vực, không theo ranh giới quận, phường; tăng cường các kênh thông tin, các kênh giám sát, các kết nối thông tin liên ngành để phục vụ kịp thời và hiệu quả người dân.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề đặt ra đối với cơ chế quản lý hành chính thành phố Hồ Chí Minh khi thi hành luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Cơ chế quản lý hành chính đối với “siêu đô thị” thành phố Hồ Chí Minh cần đến hành lang pháp lý đủ rộng, phù hợp với thực tiễn kinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những áp lực phải đổi mới cơ chế quản lý hành chính thì việc triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thời gian qua cũng đã tạo ra nhiều thách thức cho Thành phố. Bài viết phân tích, đánh giá những vấn đề cơ bản phát sinh khi áp dụng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 vào thực tiễn Thành phố, theo đó đề xuất một số kiến nghị với Trung ương và Thành phố. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHI THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015 Phan Hải Hồ* Bùi Nam Hồng** Abstract: The administrative mechanism for the "megacity" of Ho Chi Minh city needs a legal framework that is sufficient, appropriate with the realities of economics, culture and social activities of the locality. However, along with the pressure to renovate the administrative mechanism, the enforcement of the Law on Organization of Local Administration of 2015 has faced with several challenges for the City. This article provides analysis and assessments of the basic matters arising once the enforcement of the Law on Organization of Local Administration of 2015 to the City, and then also provides a numner of recommendations to the Central Level and the City. Thông tin bài viết: Từ khóa: quản lý hành chính; chính quyền địa phương; thành phố Hồ Chí Minh; phân cấp, phân quyền. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 06/10/2017 Biên tập: 20/10/2017 Duyệt bài: 31/10/2017 Article Infomation: Keywords: administration, local administration, Ho Chi Minh city, decentralization, empower Article History: Received: 06 Oct. 2017 Edited: 20 Oct. 2017 Appproved: 31 Oct. 2017 * TS. Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. ** Ths. Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 1, Tthành phố Hồ Chí Minh. Thời gian qua, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (Luật năm 2015) đã được triển khai trên thực tiễn, tạo nhiều kết quả khả quan trong cơ chế quản lý hành chính của chính quyền địa phương (CQĐP) cả nước. Tuy nhiên, với đô thị đặc biệt có dân số lớn như thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố) thì việc tổ chức thi hành Luật năm 2015 về tổ chức bộ máy, thẩm quyền hành chính, chế độ chính sách, biên chế, chức năng, quyền hạn... đang đặt ra một số vấn đề đối với cơ chế quản lý hành chính Thành phố. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 23(351) T12/2017 1. Những vấn đề đặt ra Thứ nhất, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 quy định chung về quyền hạn, nhiệm vụ của chính quyền các địa phương1. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh những quyền hạn và nhiệm vụ chung như các tỉnh, thành phố khác, Thành phố cũng có các nhiệm vụ, quyền hạn riêng như2: thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật; quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn. Những quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt này hiện chưa được quy định, phân cấp rõ ràng, chi tiết nên Thành phố vẫn chưa có được cơ chế đặc thù để phát huy tiềm năng về kinh tế - xã hội. Thứ hai, Luật năm 2015 quy định một số điểm khác biệt về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp cho thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước vẫn được thực hiện theo quy định của Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ. Điều này đã làm cho bộ máy hành chính của Thành phố thường xuyên quá tải về công việc, từ đó cơ chế quản lý hành chính kém hiệu quả3. Thứ ba, Luật năm 2015 quy định những quyền hạn riêng cho Chủ tịch UBND Thành phố thuộc diện đô thị đặc biệt với số 1 Xem thêm các Điều 4, 8, 9 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015. 2 Xem thêm các Điều 43, 44, 45, 49 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015. 3 Tình trạng hạ tầng giao thông đô thị kém phát triển hoặc không theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện giao thông; các vấn đề về ngập nước, khói bụi ô nhiễm, tệ nạn xã hội thời gian qua không kiểm soát được 4 Xem thêm Điều 41 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015. 5 Trong quản lý đô thị với diện tích hẹp, mật độ dân số đông, dày đặc nhưng lại phân theo địa giới lãnh thổ, một con đường nhiều khi bên này là một quận, bên kia là một quận khác, bên này là một phường, bên kia là một phường khác, thậm chí trong hẻm cũng phân ra như vậy. Mỗi bên là một bộ máy riêng biệt với đủ 3 cấp vừa chồng chéo, vừa lãng phí. Nhiều lĩnh vực quản lý như: cầu đường, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, trấn áp tội phạm đang bị cắt khúc, không đồng bộ. Có tình trạng, cùng một việc, quận này làm nhưng quận kia chưa có kinh phí làm nên đô thị luôn chắp vá, bị động, lúc nào cũng thấy ngổn ngang. 6 Xem thêm Điều 3, khoản 8 Điều 4 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. lượng cấp phó nhiều hơn (tối đa 5 người)4. Tuy nhiên, trong điều hành giải quyết các công việc, trên một số lĩnh vực, hiện rất khó tách bạch nội dung công việc nào phải do tập thể UBND quyết định, nội dung nào thuộc phạm vi quyết định của Chủ tịch UBND. Bên cạnh đó, việc quản lý hành chính cũng thiếu tập trung, chưa triệt để trong quan hệ chỉ đạo, điều hành giữa UBND các cấp của Thành phố, dẫn tới có những vấn đề đã có chỉ đạo của cấp trên nhưng thời gian giải quyết còn chậm trễ, kéo dài; việc phân công theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cấp, giữa phường (thị trấn) và xã trên một số lĩnh vực cũng chưa rõ5. Thứ tư, do Luật năm 2015 không quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, văn bản do Chính phủ ban hành quy định các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh có thẩm quyền hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho phòng, ban chuyên môn của chính quyền quận, huyện; tư vấn các vấn đề chuyên môn khi UBND quận, huyện có thắc mắc, có kiến nghị, đề xuất6 Như vậy, dù là cơ quan chuyên môn nhưng các sở, ngành vẫn thực hiện theo cách thức được quyền chỉ đạo UBND quận, huyện về công tác chuyên môn. Điều này tạo ra hệ quả pháp lý là: cùng một vấn đề mà sở chỉ đạo khác, UBND quận (huyện) chỉ đạo khác; các sở, ngành tham mưu theo cơ chế chuyên biệt, chuyên ngành nên đã có những "khoảng trống" trong quản lý hành chính nhà nước giữa các sở, ngành chuyên môn với nhau, hoặc giữa sở, ngành chuyên môn với phòng chuyên môn của UBND quận, huyện. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 23(351) T12/2017 Thứ năm, do Luật năm 2015 không quy định rõ cơ chế đặc thù về nhân sự cho cấp xã của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh nên các văn bản dưới luật7 đã quy định “tương đối đồng nhất” về số lượng cán bộ, công chức, số lượng, chức danh, tên gọi, chế độ chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách dẫn đến một vấn đề không xác định được đâu là tiêu chí hàng đầu cho việc định biên cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách: diện tích địa bàn (số km/cán bộ quản lý) hay số dân trên địa bàn (số dân/cán bộ quản lý). Điều này gây khó khăn cho Thành phố khi không có đủ nhân sự cho cấp xã để đảm bảo hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý hành chính. Thứ sáu, Luật năm 2015 thể chế hóa quan điểm của Hiến pháp năm 2013 theo hướng: ở đâu có cấp chính quyền, ở đó có HĐND cùng cấp8, nghĩa là ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND, còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì có thể tổ chức chính quyền chỉ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay Thành phố vẫn được tổ chức theo đơn vị hành chính với 3 cấp chính quyền là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nên ở tất cả các cấp chính quyền đều thành lập HĐND và UBND. Trong khi trước đó, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường đã cho thấy, nhiều vấn đề quản lý đô thị đa diện, phức tạp đã được phối hợp giải quyết nhanh, hiệu quả 7 Xem thêm các Điều 3, 4, 5, 13, 14, 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC- BLĐTB&XH ngày 27/05/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. 8 Xem thêm khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013. 9 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Hoàn thiện cơ chế quản lý thành phố Hồ Chí Minh”. 10 Xem thêm khoản 1 Điều 9, khoản 5, khoản 6 Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ. 11 Xem thêm Bản dự toán chi chương trình các mục tiêu quốc gia (ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2016/QH14 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017). 12 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 chỉ quy định mang tính nguyên tắc chung cho dự toán ngân sách và tỷ lệ phân chia ngân sách trung ương và địa phương. 13 Thành phố chỉ được điều tiết 18% tổng thu ngân sách, thấp nhất trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ được điều tiết 91%, Hải Phòng 88%, Hà Nội 42%, Đà Nẵng 85%)... khi không có HĐND. Việc lập lại HĐND ở 19 quận, huyện và gần 300 phường đã phát sinh thêm hàng ngàn biên chế phải trả lương, thêm bộ máy phục vụ (văn phòng, xe, trụ sở) khiến cho bộ máy chính quyền cồng kềnh mà hiệu lực, hiệu quả của bộ máy lại tăng không tương xứng. Cơ chế quản lý hành chính tiếp tục tăng sức ỳ và gánh nặng sau khi tái lập mô hình tổ chức CQĐP 3 cấp. Kết quả khảo sát của một công trình nghiên cứu khoa học cấp Thành phố cho thấy, có 65% số người dân cho rằng, mô hình chính quyền đô thị được tổ chức theo cách thức có HĐND ở tất cả các cấp chính quyền Thành phố là không phù hợp9. Thứ bảy, Luật năm 2015 không quy định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa Thành phố với Trung ương và đầu tư trở lại Thành phố. Vấn đề này sẽ được quy định chi tiết tại các văn bản pháp luật chuyên ngành về ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước năm 201510 chỉ quy định mang tính nguyên tắc chung, Nghị quyết hàng năm của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương11 là văn bản cụ thể hóa các nguyên tắc chung đó nhưng do tỷ lệ % được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chưa phù hợp với thực tiễn nên đã tạo ra xung đột về lợi ích12. Có một thực tế là, Thành phố thu ngân sách nhiều nhưng được đầu tư ít, tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại thấp và giảm dần nên không đáp ứng được yêu cầu đầu tư. Hạ tầng đô thị của Thành phố hiện rất thiếu và yếu; nhiều công trình đang thiếu vốn, nhưng không đáp ứng được nguồn vốn ngân sách đầu tư13. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 50 Số 23(351) T12/2017 2. Một số kiến nghị Sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố song hành với việc áp dụng Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 đang đặt ra nhiều thách thức cho việc đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị, nhất là những thách thức về đầu tư cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội... Việc xây dựng được cơ chế quản lý hành chính hiệu quả, bảo đảm phù hợp với mô hình CQĐP ở đô thị đặc biệt như thành phố Hồ Chí Minh đang là vấn đề bức thiết. Do vậy, chúng tôi kiến nghị như sau: Một là, Trung ương cần tạo điều kiện cho Thành phố xây dựng cơ chế quản lý hành chính phát triển. Theo đó, Trung ương và Thành phố cùng “chung tay” giải quyết những thách thức nêu trên: (1) Những vấn đề nào chưa phù hợp với đô thị đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh thì Trung ương tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế có liên quan đến cơ chế quản lý hành chính đô thị; chú trọng việc ban hành văn bản dưới luật vừa đảm bảo tính phù hợp với Hiến pháp, Luật Tổ chức CQĐP năm 201514, vừa đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố; nghiên cứu xây dựng các quận, phường của Thành phố là CQĐP chỉ có cơ quan đại diện hành chính là “cánh tay nối dài” của chính quyền Thành phố, mà không tổ chức HĐND cùng cấp; phân định thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể cho từng chủ thể quản lý hành chính; quy định rõ cơ chế phân cấp, ủy quyền tại các điều luật về tổ chức bộ máy, thẩm quyền, chế độ, chính sách15 (2) Thành phố phải tự thay đổi những điều không còn phù hợp với thực tiễn quản lý hành chính đô thị (giải thể các cơ quan chuyên môn không phù hợp, sáp nhập một số quận ít người, diện tích hẹp, phân cấp, ủy quyền mạnh cho chính quyền cấp dưới). Hai là, tập trung hoàn thiện cơ chế 14 Trường hợp này được áp dụng khi vẫn giữ nguyên các quy định tại Luật Tổ chức CQĐP. 15 Tại các Điều 11, 12, 13, 14 chỉ quy định một cách chung chung, triển khai khó khăn vì phải thêm các văn bản dưới luật nên thực tiễn không đồng bộ và thống nhất. 16 Các luật này chỉ quy định thẩm quyền cho cấp trưởng, đặc biệt Luật Khiếu nại không quy định việc ủy quyền giải quyết khiếu nại cho cấp phó. quản lý hành chính Thành phố. Trong đó, cần làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp theo hướng, phân định những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm tập thể thảo luận và biểu quyết, Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình đối với những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; chú trọng thẩm quyền của cấp trưởng trong sự liên thông với các luật khác như Luật Khiếu nại, Luật Xử lý vi phạm hành chính16 Bên cạnh đó, cần cấu trúc lại các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền Thành phố, bảo đảm tăng cường vai trò tham mưu tổng hợp của Văn phòng UBND, xác định rõ trách nhiệm quản lý đối với các ngành chuyên môn. Sắp xếp các cơ quan theo hướng gọn nhẹ, quản lý đa ngành, giảm đầu mối, hạn chế cấp trung gian, mỗi nhiệm vụ chỉ có một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; các ngành, lĩnh vực gần nhau, liên quan thường xuyên, mật thiết với nhau, gắn liền nhau về trách nhiệm, quyền hạn thì nhập lại thành một; các sở, phòng và ban ngành khác phải thực hiện tốt cơ chế liên thông. Các sở, phòng, ban quản lý chuyên ngành được tăng cường vai trò quản lý nhà nước theo hướng xuyên suốt, thống nhất, không bị cắt khúc theo địa bàn, lãnh thổ đối với 13 quận nội thành hiện hữu và các huyện. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với nhau. Ban hành văn bản cụ thể hóa về cơ chế trách nhiệm và nội dung phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ theo hướng phối hợp phải đồng bộ, cơ quan chủ trì phải được giao quyền và thực thi đúng quyền được giao; có sự phối hợp trên tất cả các lĩnh vực, các giai đoạn. Các cơ quan quản lý chuyên ngành là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo hệ thống dọc, chịu trách nhiệm toàn bộ về lĩnh vực quản lý trên địa bàn thành phố. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn được Chủ tịch UBND giao chức năng, thẩm quyền và THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 51Số 23(351) T12/2017 tổ chức bộ máy để thực hiện chức năng đó. Chủ tịch UBND thực hiện việc bổ nhiệm và miễn nhiệm khi thủ trưởng các cơ quan này không hoàn thành nhiệm vụ. Theo phương thức này, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn là người có thực quyền đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng về lĩnh vực phụ trách, chứ không phải đóng vai trò tham mưu như hiện nay. Bên cạnh đó, tổ chức hệ thống bộ máy các cơ quan chuyên môn phải phù hợp với việc tăng quyền tự quản cho chính quyền các thành phố trực thuộc. Đối với đơn vị sự nghiệp sẽ tổ chức lại theo quy định của Chính phủ; đẩy mạnh tiến độ xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp có thu và các loại doanh nghiệp công ích. Ba là, Chính phủ tiếp tục mở rộng phân cấp, ủy quyền cho Thành phố trên các lĩnh vực17, cho phép Thành phố được quy định một số khoản thu, khoản chi, phí và lệ phí phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thành phố được quyền quyết định bộ máy giúp việc và các cơ quan chuyên môn có tính chất đặc thù của một đô thị lớn hay đặc biệt; quy định chức năng, nhiệm vụ các bộ phận giúp việc và được phân cấp cho chính quyền cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Thành phố, được tổ chức các cơ quan chuyên môn phù hợp với đặc thù, không nhất thiết phải theo khuôn mẫu của Trung ương. Thành phố được quyền quyết định về số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo khả năng cân đối ngân sách của Thành phố (thay vì Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định như hiện nay) theo Đề án vị trí việc làm để bảo đảm hoạt động của bộ máy thuộc đô thị loại đặc biệt; được chủ động trong tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức chuyển xếp ngạch, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ thu nhập phù hợp với nhu cầu, số lượng biên chế được HĐND Thành phố quyết nghị. Thành phố được quyền tạo nguồn thu mới từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở một đô thị lớn mà pháp luật hiện hành không cấm hoặc được 17 Mặc dù đã có Nghị định số 48/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thành phố nhưng phạm vi, thẩm quyền và các nội dung được phân cấp, ủy quyền vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hành chính đô thị. 18 Bình quân hiện nay trên 220.000 người/huyện. Trung ương cho phép; được quyền quy định định mức chi phù hợp với nguồn thu (các nhiệm vụ chi mang tính đặc thù của Thành phố phải được tính đến trong dự toán chi ngân sách của Trung ương cho địa phương). Thành phố được quyết định trong việc vay nợ để đầu tư dựa vào khả năng tự cân đối để trả nợ, Chính phủ quy định một số điều kiện về vay nợ đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với đặc thù của Thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh, có nhu cầu huy động lớn và có khả năng trả nợ. Bốn là, hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của UBND các quận, phường nội thành và UBND các huyện, xã: tại các quận, phường nội thành, cần thay đổi cơ chế quản lý hành chính bằng cách đổi mới các mô hình quản lý theo ranh giới hành chính; xây dựng các mô hình quản lý ngành dọc đối với lĩnh vực quy hoạch, đô thị, môi trường, giao thông công chính, y tế, giáo dục, tư pháp theo hướng tản quyền, quản lý theo khu vực, không theo ranh giới quận, phường; tăng cường các kênh thông tin, các kênh giám sát, các kết nối thông tin liên ngành để phục vụ kịp thời và hiệu quả người dân. Ở các huyện ngoại thành, do mức độ đô thị hóa tương đối nhanh18, cần nghiên cứu đề xuất chuyển thành quận; tập trung củng cố đội ngũ cán bộ, công chức hành chính xã, thị trấn đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt và đảm nhận được để thực thi công vụ tốt nhất và thực hiện hiệu quả nhất; thực hiện tuyển chọn cán bộ, công chức hành chính thông qua thi tuyển và áp dụng rộng rãi từ cấp Thành phố đến quận, huyện, phường, xã; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nhận xét đánh giá cán bộ, công chức bảo đảm công tâm, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường xuyên, liên tục, phấn đấu đến giai đoạn 2020 - 2025, đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố đáp ứng được tiêu chuẩn đã xác định THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 52 Số 23(351) T12/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_van_de_dat_ra_doi_voi_co_che_quan_ly_hanh_chinh_thanh.pdf