Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne40/3, độ bền đường may giảm ở mũi 4 nhưng tăng lên
ở mũi 5 sau đó lại giảm ở mũi may 6. Như vậy chọn mũi may 5 có độ bền hơn.
Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne40/3 tăng giảm dần theo mật độ mũi may tăng
lên cho thấy không có quan hệ tuyến tính giữa độ bền đường may và mật độ mũi may. Tuy
nhiên hệ số tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa cao
15 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ giữa các yếu tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 46
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN
ĐƯỜNG MAY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ
Nguyễn Thanh Bình
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Ngày gửi bài: 18/07/2014 Ngày chấp nhận đăng: 15/09/2014
TÓM TẮT
Sản phẩm dệt may rất phong phú và đa dạng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, do vậy công nghệ
liên kết các chi tiết cấu tạo nên sản phẩm vừa phải đa dạng, có tính thẩm mỹ cao, đạt chất lượng và độ bền sản
phẩm theo yêu cầu. Độ bền đường may là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định độ bền và
chất lượng sản phẩm. Các yếu tố về độ bền, độ phẳng, tuổi thọ, tính phù hợp với nguyên liệu, và các yếu tố công
nghệ tác động trong quá trình may cũng như tác động của nhiều yếu tố như biến dạng kéo, uốn, ma sát, nhiệt độ
ánh sáng làm ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của sản phẩm.
Vậy để chất lượng đường may đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền, độ co sau may và trong quá trình sử
dụng phải phù hợp với sản phẩm về độ bền màu, độ mài mòn, độ bền nhiệt, hoá chất Muốn vậy, chỉ may phải
chọn loại có chất lượng tốt, phù hợp với các loại nguyên phụ liệu khác trên sản phẩm và việc xác định mật độ
mũi may tuỳ thuộc vào kiểu đường may. Từ các nguyên nhân trên, chúng ta cần có những nghiên cứu sâu về các
yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như mật độ mũi may, độ bền chỉ may nhằm góp phần tạo ra hiệu quả đường may cao
đối với một số loại vải may mặc.
STUDY OF THE PRINCIPAL ELEMENTS AFFECTING THE STRENGTH
OF A SEAM AND THE RELATIONSHIP BETWEEN THESE ELEMENTS
ABSTRACT
Textile product is very plentiful & diversified with many different purposes, therefore, the technology
to attach its components together is also very diversified and it requires the aesthetic feature, the high quality of
the attachment, the durability of the product in which the solid of the stitching keeps a very important role during
the process of attaching. For the textile product, one of the most important and leading factor to guarantee the
quality of the product is the high quality of the stitching. Other factors, such as the level of durability, even, life-
cycle, material conformity and other things related to technology affecting during stitching process as well as the
impact of other factors like deform in pulling, bending, rubbing, temperature and light hold an influence to the
durability of the product.
In order to obtain the best quality of the stitching which meets the requirements of the durability of the
stitching lines, the shrinkage after stitching and during process to be conformable with the product, the fast color,
the abration, long temperature, chemical to obtain that, we have to use the qualified and strong thread which
is conformable with the fabric, the SPI must be suitable and dependent on the type of stitching. For this reason, it
is important to conduct an analysis and study of the durability of the stitching with covering the deep study about
the elements such as SPI, the strong level of the thread as these elements help to create the best quality of the
stitching for some types of fabric.
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá độ bền đường may một số loại vải thông dụng cho may mặc theo hai phương
pháp khác nhau: Strip và Grab. Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ bền
đường may để nâng cao hiệu suất đường may.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu độ bền đường may trên ba loại vải có chất liệu sợi nhân tạo, sợi thiên
nhiên và sợi pha. Lọai nguyên liệu có cấu trúc là vân điểm và có khối lượng trung bình.
2.1. Vải
Gồm 3 loại vải: Tacron (polyeste 100%), Cotton MĐC (100% cotton) , TC-MS (65%
polyester + 35% cotton ), là các loại vải có kiểu dệt vân điểm
2.1.1. Thông số cơ bản của vải Tacron(polyester 100%) :
Mật độ dọc (sợi/10cm) : 110
Mật độ ngang (sợi/10cm) : 88
Khối lượng (g/m2) : 123,4
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 47
2.1.2. Thông số cơ bản của vải Cotton MĐC (100% cotton):
Mật độ dọc (sợi/10cm) : 520
Mật độ ngang (sợi/10cm) : 292
Khối lượng (g/m2) : 125.3
2.1.3. Thông số cơ bản của vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton ):
Mật độ dọc (sợi/10cm) : 530
Mật độ ngang (sợi/10cm) : 300
Khối lượng (g/m2) : 127
2.2 Chỉ may:
Chỉ Phong Phú, chỉ Coats/Astra, staple spun polyester để nghiên cứu, gồm 3 loại chỉ
có chi số như sau : 40/2, 40/3, 50/2.
2.2.1. Thông số cơ bản của chỉ may chi số 40/2 :
Độ bền đứt (cN) : 880.6
CV độ bền (%) : 8.3
Độ dãn (%) : 14
2.2.2. Thông số cơ bản của chỉ may chi số 40/3 :
Độ bền đứt (cN) : 1632.0
CV độ bền (%) : 4.6
Độ dãn (%) : 16
2.2.3. Thông số cơ bản của chỉ may chi số 50/2 :
Độ bền đứt (cN) : 856.6
CV độ bền (%) : 5.7
Độ dãn (%) : 14.6
Các mẫu chỉ được thử nghiệm và thuần hóa tối thiểu là 8 giờ trong điều kiện độ ẩm 65
± 2% và nhiệt độ 20 ± 20C.
2.3 Mũi may:
Mũi may sử dụng trong nghiên cứu là mũi thắt nút 301, hiện nay trong ngành may
mặc đối với các loại vải mỏng có khối lượng từ 105-130g/m2, thường sử dụng các mật độ
mũi may 4,5,6 mũi/cm, thì mũi may thắt nút 301 phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn này. Trong
bài sử dụng mật độ là 3,4,5,6 mũi/cm để thí nghiệm và được thể hiện như hình vẽ 1.
Hình 1: Kết cấu đường may mũi thắt nút thẳng
2.4. Nghiên cứu về độ bền đường may:
Từ những yếu tố nguyên liệu, chỉ, vải, mật độ mũi may, kiểu đường may, ta xác lập
mối quan hệ giữa các yếu tố trên với độ bền đường may và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
đến độ bền đường may.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thực nghiệm kéo đứt băng vải có đường may trên máy kéo đứt vải theo phương pháp
thử tiêu chuẩn.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 48
3.1 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Thực nghiệm trên đối tượng: vải, chỉ, mũi may. Thực hiện nhiều thử nghiệm trên các
đối tượng để tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố.
Xác định độ bền đường may trên 3 loại vải với 3 loại chi số chỉ khác nhau trên cùng
một kiểu đường may với 4 loại mật độ mũi may khác nhau.
Thiết bị chuẩn bị mẫu và thử nghiệm
3.1.1. Thiết bị chuẩn bị mẫu
Thiết bị chuẩn bị mẫu được sử dụng là loại máy may một kim Siruba-L818FM1 với các thông
số kỹ thuật ở bên dưới và được thể hiện như hình vẽ 2.
Hình 2. Máy may 1 kim Siruba-L818FM1
Các thông số kỹ thuật:
Loại máy : Siruba- L818FM1 máy 1 kim tốc độ cao, mũi thắt nút.
Tốc độ may : tối đa 5000 vòng/phút
Độ dài mũi may : tối đa 5mm
Hành trình trụ kim : 30,7 mm
Kiểu kim : DB*1#11 #14
3.1.2. Thiết bị thí nghiệm
Thiết bị kéo đứt thử độ bền đường may và độ bền băng vải được sử dụng là loại máy
Testometric M350, CRE với các thông số kỹ thuật ở bên dưới và được thể hiện như hình vẽ 3.
Hình 3. Máy kéo đứt để thử độ bền đường may và độ bền băng vải
Máy kéo đứt để thử độ bền đường may và độ bền băng vải
Tên máy : Testometric M350, CRE Công suất : 10KN
Phạm vi đo : 4N - 5000N Thang đo : 0,4N – 250N
Thiết bị kéo đứt kéo đứt sợi đơn để thử độ bền chỉ được sử dụng là loại máy Uster
Tensorapid 4 với các thông số kỹ thuật ở bên dưới và được thể hiện như hình vẽ 4.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 49
Hình 4. Máy kéo đứt sợi đơn để thử độ bền chỉ
Tên máy : Uster Tensorapid 4 là thiết bị đo trong phòng thí nghiệm dệt để thử nghiệm
độ bền của sợi, theo nguyên lý mức độ giãn không đổi ký hiệu CRE (Constant Rate of
Elongation).
Tốc độ thử nghiệm phải được chính xác 5m/phút
Chiều dài đo hoặc kẹp khoảng cách 50mm
3.2. Tiêu chuẩn phương pháp thử
3.2.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1. Xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo
phương pháp băng vải.
Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải nhằm đánh
giá sức chịu đựng của đường may trên vải khi tác động lực thẳng góc với đường may trên vải.
Nó giúp cho nhà sản xuất may mặc đánh giá được hiệu suất đường may khi biết được độ bền
kéo đứt băng vải.
Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi.
Đường may sử dụng là đường may thẳng.
Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc độ kéo giãn băng vải với hệ số kéo giãn
không đổi.
Nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí nghiệm
tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 1748 : 2007, ISO 139 : 2005
Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 200C và độ ẩm tương đối 65,0%
Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối 50,0%
Điều kiện thiết bị thí nghiệm: máy kéo đứt băng vải
Khoảng cách giữa hai ngàm kẹp mẫu 200 mm 1mm
Máy kéo đứt có tốc độ 100 mm/ph
Chuẩn bị mẫu thử có đường may (đơn vị sử dụng trong hình vẽ là mm).
Từ mẫu lớn của phòng Thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng 100 mm
như hình vẽ 5.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 50
Hình 5. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử
1- Đường cắt
2- Đường may
3- Chiều dài mẫu trước khi may
Trên mỗi mẫu thử, cắt bỏ đi 4 phần có gạch chéo trên hình vẽ 6.
Hình 6. Mẫu thí nghiệm – diện tích gạch cắt bỏ đi
Mẫu thử cuối cùng có hình dạng như hình vẽ 7.
Hình 7. Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử.
3.2.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-2. Xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo
phương pháp Grab.
Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải Grab nhằm
đánh giá sức chịu đựng của đường may trên vải khi tác động lực thẳng góc với đường may
trên vải. Nó giúp cho nhà sản xuất may mặc đánh giá được hiệu suất đường may khi biết được
độ bền kéo đứt băng vải theo phương pháp Grab sát với thực tế hơn.
Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi.
Đường may sử dụng là đường may thẳng.
Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc độ kéo giãn băng vải với hệ số kéo giãn
không đổi. Chuẩn bị mẫu thử có đường may.
Từ mẫu lớn của phòng Thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng 100 mm
như hình vẽ 8.
Hình 8. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử theo PP Grab
1- Đường cắt 2- Đường may 3- Chiều dài mẫu trước khi may
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 51
Nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí nghiệm
tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 1748 : 2007, ISO 139 : 2005
Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 200 C và độ ẩm tương đối 65,0%
Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối 50,0%
Mẫu thí nghiệm để thử độ bền đường may với các thông số kỹ thuật ở bên dưới và được thể
hiện như hình vẽ 9, 10.
Trên mỗi một mẫu thí nghiệm, kẻ một đường thẳng dài cách mép mẫu 38mm suốt
chiều dài của mẫu thí nghiệm, như hình vẽ chỉ dẫn.
Hình 9. Mẫu thí nghiệm – kẻ một đường thẳng cách mép 38mm
Phương pháp tiến hành :
- Đặt khoảng cách giữa hai hàm kẹp mẫu 100 mm 1mm
- Đặt chế độ kéo giãn không đổi 50 mm/ph
- Lắp mẫu thí nghiệm vào các hàm kẹp: lắp mẫu vào đúng trung tâm của hàm kẹp. Đường
trung tâm của mẫu khớp với đường trung tâm của các hàm kẹp. Đường kẻ dọc theo chiều dài
của mẫu đã chuẩn bị trùng với một cạnh của hàm kẹp. Lực kéo mẫu thẳng góc với đường may
vào đúng giữa của khoảng cách giữa hai hàm kẹp.
(a)
(b)
Hình 10. (a) (b) Mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị để thử.
4. Kết quả thực nghiệm
4.1. Độ bền đường may theo mật độ mũi may
4.1.1. Vải Tacron(100%polyester)
* Chỉ may Ne 50/2
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 50/2 trên vải
polyester được trình bày ở bảng 1 và biểu đồ cột ở hình 11
Bảng 1.Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may -chỉ may Ne 50/2
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 176.2 197.7 242.3 288.8
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 52
Hình 11. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may Ne50/2.
Độ bền đường may tăng dần theo số mũi may tăng lên từ 3 đến 6 mũi/1cm. Tăng số mũi
may từ 3 đến 4, từ 4 đến 5, từ 5 đến 6. Độ bền mũi may tăng tương ứng 1.12, 1.22, 1.19
lần. Để đảm bảo độ bền đường may, chọn mật độ 5 mũi, chỉ Ne 50/2 là hợp lý.
* Chỉ may Ne 40/2
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 40/2 trên vải
polyester được trình bày ở bảng 2 và biểu đồ cột ở hình 12
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 40/2
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 196.4 230.1 242.6 268.9
Hình 12.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Polyester – Chỉ may Ne 40/2.
Khi sử dụng chỉ bền hơn, chỉ Ne 40/2, may trên cùng loại vải Polyester, độ bền đường
may tăng lên theo mật độ mũi may nhưng mức tăng tương ứng với 3 mũi, 4 mũi, 5 mũi 6 mũi
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 53
không cao, cụ thể từ 3 lên 4 mũi tăng 1.17 lần, từ 4 mũi lên 5 mũi tăng 1.05 lần, từ 5 lên 6 mũi
tăng 1.10 lần. Như vậy trên cùng một loại vải, khi tăng độ bền chỉ, không phải ở mật độ mũi
may nào độ bền đường may cũng tăng lên tương ứng.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 6, đối với chỉ bền hơn, quy luật quan hệ giữa
độ bền đường may và mật độ mũi may là tuyến tính với hệ số tin cậy rất cao. R2 = 0.9724.
*Chỉ may Ne 40/3
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 40/3 trên vải
polyester được trình bày ở bảng 3 và biểu đồ cột ở hình 13
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 40/3
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 296.5 289.3 212 266.6
Hình 13. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải Polyester
– Chỉ may Ne 40/3.
Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne 40/3, độ bền đường may lại giảm theo số mũi may
tăng lên, giảm nhiều nhất tại mật độ mũi may 5, sau đó tăng lên ở mật độ 6 nhưng độ bền
đường may cũng giảm so với số mũi may 3 và 4.
Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne 40/3 giảm dần theo mật độ mũi may tăng lên
cho thấy quan hệ tuyến tính ngược giữa độ bền đường may và mật độ mũi may. Tuy nhiên hệ
số tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa cao và quy luật thay đổi độ bền đường
may theo số mũi may không tuyến tính.
4.1.2. Vải Cotton VSC MĐC (100%cotton)
*Chỉ may Ne 50/2
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 50/2 trên vải
cotton được trình bày ở bảng 4 và biểu đồ cột ở hình 14
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 50/2
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 152.4 207.2 298.3 206.1
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 54
Hình 14. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may. Vải Cotton
VSC MĐC – Chỉ may Ne50/2.
Độ bền đường may tăng dần theo số mũi may tăng lên từ 3 đến 5 mũi/1cm. Tăng
số mũi may từ 3 đến 4, từ 4 đến 5, độ bền đường may tăng tương ứng 1.36, 1.44 lần.
Nhưng từ 5 đến 6 mũi giảm 1.45 lần. Để đảm bảo độ bền đường may, chọn mật độ 5
mũi, chỉ Ne 50/2 là hợp lý.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 5, độ bền đường may và mật độ mũi may có
quan hệ tuyến tính theo phương trình bậc nhất với hệ số tin cậy rất cao.
* Chỉ may Ne 40/2
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 40/2 trên vải
cotton được trình bày ở bảng 5 và biểu đồ cột ở hình 15
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 40/2
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 40/2 180.6 200.4 216.2
Hình 15. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may Ne40/2.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 55
Khi sử dụng chỉ bền hơn, chỉ Ne 40/2, may trên cùng loại vải cotton độ bền đường
may tăng lên theo mật độ mũi may nhưng mức tăng tương ứng với 3 mũi, 4 mũi, 5 mũi, 6 mũi
lại giảm, cụ thể từ 3 lên 4 mũi tăng 1.11 lần, từ 4 mũi lên 5 mũi tăng 1.08 lần, từ 5 lên 6 mũi
giảm 1.09 lần. Như vậy trên cùng một loại vải, khi tăng độ bền chỉ, không phải ở mật độ mũi
may nào độ bền đường may cũng tăng lên tương ứng.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 5, đối với chỉ bền hơn, quy luật quan hệ giữa
độ bền đường may và mật độ mũi may là tuyến tính với hệ số tin cậy rất cao.
*Chỉ may Ne 40/3
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 40/3 trên vải
cotton được trình bày ở bảng 6 và biểu đồ cột ở hình 16
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 40/3
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 212.9 243.3 199.5 193.2
Hình 16.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải Cotton VSC MĐC – Chỉ may Ne 40/3.
Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne40/3, độ bền đường may tăng lên ở mũi 4 sau đó lại giảm ở
mũi may 5, 6. Như vậy chọn mũi may 4 có độ bền hơn.
Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne40/3 giảm dần theo mật độ mũi may tăng lên cho
thấy quan hệ tuyến tính ngược giữa độ bền đường may và mật độ mũi may. Tuy nhiên hệ số
tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa cao và quy luật tuyến tính là không chắc
chắn.
4.1.3. Vải TC-MS (65%polyester + 35%cotton)
*Chỉ may Ne 50/2
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 50/2 trên
vải TC-MS được trình bày ở bảng 7 và biểu đồ cột ở hình 17
Bảng 7. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 50/2
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 180.3 210.8 273.8 394
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 56
Hình 17 Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may Ne50/2.
Độ bền đường may tăng dần theo số mũi may tăng lên từ 3 đến 6 mũi/1cm. Tăng số
mũi may từ 3 đến 4, từ 4 đến 5, từ 5 đến 6. Độ bền mũi may tăng tương ứng 1.1, 1.17, 1.30,
1.44 lần. Để đảm bảo độ bền đường may, chọn mật độ 6 mũi, chỉ Ne 50/2 là hợp lý.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 6, độ bền đường may và mật độ mũi may có
quan hệ tuyến tính theo phương trình bậc nhất với hệ số tin cậy rất cao.
* Chỉ may Ne 40/2
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 40/2 trên vải
TC-MS được trình bày ở bảng 8 và biểu đồ cột ở hình 18
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 40/2
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đườngmay (N) 204 271.5 265 313.5
Hình 18.Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may Ne40/2.
Khi sử dụng chỉ bền hơn, chỉ Ne 40/2, may trên cùng loại vải TC độ bền đường may
tăng lên theo mật độ mũi may nhưng mức tăng tương ứng với 3 mũi, 4 mũi, 5 mũi giảm , 6
mũi lại tăng, cụ thể từ 3 lên 4 mũi tăng 1.17 lần, từ 4 mũi lên 5 mũi giảm 1.08 lần, từ 5 lên 6
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 57
mũi tăng 1.10 lần và từ 4 đến 6 mũi tăng 1.15 lần. Như vậy trên cùng một loại vải, khi tăng độ
bền chỉ, không phải ở mật độ mũi may nào độ bền đường may cũng tăng lên tương ứng.
Trong phạm vi mật độ mũi may từ 3 đến 6,đối với chỉ bền hơn, quy luật quan hệ giữa
độ bền đường may và mật độ mũi may là tuyến tính với hệ số tin cậy cao.
* Chỉ may Ne 40/3
Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may sử dụng chỉ may Ne 50/2 trên vải
TC-MS được trình bày ở bảng 9 và biểu đồ cột ở hình 19
Bảng 9. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo mật độ mũi may chỉ may Ne 40/3
Mật độ mũi may (số mũi/cm) 3 4 5 6
Độ bền đường may (N) 318.6 289.5 357.6 348.8
Hình 19. Biểu đồ cột sự thay đổi độ bền đường may theo mật độ mũi may.
Vải TC-MS – Chỉ may Ne40/3.
Khi sử dụng chỉ bền hơn hẳn Ne40/3, độ bền đường may giảm ở mũi 4 nhưng tăng lên
ở mũi 5 sau đó lại giảm ở mũi may 6. Như vậy chọn mũi may 5 có độ bền hơn.
Xu hướng độ bền đường may với chỉ Ne40/3 tăng giảm dần theo mật độ mũi may tăng
lên cho thấy không có quan hệ tuyến tính giữa độ bền đường may và mật độ mũi may. Tuy
nhiên hệ số tin cậy thấp biểu thị chất lượng phương trình chưa cao.
4.2. Độ bền đường may và độ bền chỉ may
4.2.1. Vải 100% COTTON - VSC
Bảng 10. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may(N)
Độ bền đường may 3 mũi/cm 4 mũi/cm
Chỉ Ne 50/2 152.4 207.2
Chỉ Ne 40/2 180.6 200.4
Chỉ Ne 40/3 212.9 243.3
Độ bền đường may thay đổi theo độ bền chỉ may và mật độ mũi may
4.2.2. Vải 100% POLYESTER-Tacron
Bảng 11. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may (N)
Độ bền đường may 3 mũi/cm 4 mũi/cm
Chỉ Ne 50/2 176.2 197.7
Chỉ Ne 40/2 196.4 230.1
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 58
Chỉ Ne 40/3 296.5 289.3
Độ bền đường may thay đổi theo độ bền chỉ may và mật độ mũi may
4.2.3. Vải TC-MS (65% polyester + 35% cotton )
Bảng 12. Kết quả thí nghiệm độ bền đường may theo độ bền chỉ may(N)
Độ bền đường may 3 mũi/cm 4 mũi/cm
Chỉ Ne 50/2 180.3 210.8
Chỉ Ne 40/2 204.0 271.5
Chỉ Ne 40/3 318.6 289.5
Độ bền đường may thay đổi theo độ bền chỉ may và mật độ mũi may
4.3. Độ bền đường may theo các phương pháp Strip và Grap với 5 mũi/cm- chỉ Ne 50/2.
4.3.1 Độ bền đường may trên vải cotton
Bảng 13. Độ bền đường may đo theo hai phương pháp(N)
STRIP 199.86 210.67 229.13 224.15 242.02
194.52 177.24 224.76 224.97 237.91
GRAB 177.97 165.23 157.19 170.89 173.73
178.34 192.31 152.3 179.32 164.52
Trắc nghiệm t: Hai mẫu có phương sai khác nhau
STRIP GRAB
Mean 216.523 171.18
Variance 422.5564 138.7362
Observations 10 10
Hypothesized Mean
Difference 0
Df 14
t Stat 6.052233
P(T<=t) one-tail 1.49E-05
t Critical one-tail 1.76131
P(T<=t) two-tail 2.98E-05
t Critical two-tail 2.144787
Chấp nhận giả thuyết Ho : giá trị độ bền đường may theo hai phương pháp không khác nhau.
Bác bỏ giả thuyết Ho : giá trị độ bền đường may theo hai phương pháp khác nhau.
t stat = 6.052233 > t (0.05) = 1.8331 Bác bỏ giả thuyết Ho
Độ bền đường may đo theo hai phương pháp khác nhau thật sự.
Độ bền đường may theo phương pháp STRIP có giá trị cao hơn.
4.3.2 Độ bền đường may trên vải pha TC
Bảng 14 Độ bền đường may đo theo hai phương pháp(N)
STRIP 290.36 284.61 298.4 271.02 284.4
210.9 284.58 238.27 324.91 259.3
GRAB 229.82 195.23 201.89 198.37 249.36
233.11 246.16 196.5 222.44 198.87
Trắc nghiệm t: Hai mẫu có phương sai khác nhau
STRIP GRAB
Mean 274.675 217.175
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 59
Variance 1029.574 460.9906
Observations 10 10
Hypothesized Mean
Difference 0
Df 16
t Stat 4.709692
P(T<=t) one-tail 0.000118
t Critical one-tail 1.745884
P(T<=t) two-tail 0.000236
t Critical two-tail 2.119905
Chấp nhận giả thuyết Ho : giá trị độ bền đường may theo hai phương pháp không khác nhau.
Bác bỏ giả thuyết Ho : giá trị độ bền đường may theo hai phương pháp khác nhau.
t stat = 4.709682 > t(0.05) = 1.8331 Bác bỏ giả thuyết Ho
Giá trị độ bền đường may đo theo hai phương pháp khác nhau thật sự.
Giá trị độ bền đường may đo theo phương pháp STRIP có giá trị cao hơn.
5. Kết luận
5.1. Độ bền đường may có quan hệ tuyến tính với mật độ mũi may đối với các mẫu thử
nghiệm với các hệ số tin cậy khá cao:
- Vải Tacron (polyeste 100%) hệ số tin cậy R2 = 0.9724
- Cotton VSC MĐC (100% cotton) hệ số tin cậy R2 = 0.9958
- TC-MS (65% polyester + 35% cotton ) hệ số tin cậy R2 = 0.9239
5.2. Độ bền đường may tăng theo số mũi may, nhưng đạt giá trị độ bền cao nhất ở mật
độ mũi may :
* Vải Tacron (polyeste 100%)
Chỉ may Ne 50/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 288.8 N
Chỉ may Ne 40/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 268.9 N
Chỉ may Ne 40/3 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 3 mũi/cm là 296.5 N
* Cotton VSC MĐC (100% cotton)
Chỉ may Ne 50/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 5 mũi/cm là 288.3 N
Chỉ may Ne 40/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 5 mũi/cm là 216.2 N
Chỉ may Ne 40/3 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 4 mũi/cm là 243.3 N
* TC-MS (65% polyester + 35% cotton )
Chỉ may Ne 50/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 394 N
Chỉ may Ne 40/2 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 6 mũi/cm là 313.5 N
Chỉ may Ne 40/3 đạt giá trị cao nhất ở mật độ mũi may 5 mũi/cm là 357.6 N
5.3. Độ bền đường may theo độ bền chỉ có quan hệ thuận nhưng chỉ ở một số mũi may nhất
định tại mật độ mũi may: 3 mũi/cm và 4 mũi/cm
5.4. Độ bền đường may có giá trị khác nhau khi đo theo hai phương pháp Grab, Strip .Độ bền
đường may theo phương pháp Strip cao hơn đối với các mẫu vải 100% Cotton và TC
(65%polyester/35% Cotton) ■
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Văn Giáp (1997), “Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS-EXCEL”, Nhà
xuất bản giáo dục, Hà nội.
[2] Nguyễn Văn Lân (2004), “Vật liệu dệt”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí
Minh.
[3] Nguyễn Văn Lân (2005), “Thiết kế công nghệ dệt thoi - Thiết kế mặt hàng”, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, TP Hồ chí Minh.
[4] Tập đoàn COATS TOTAL Phong Phú (1990), “Công nghệ chỉ may & Đường may”.
[5] NguyễnTrung Thu (1990), “Vật liệu dệt”, Trường Đại học Bách khoa Hà nội
[6] Sabit Adamur, Ph.D. (2001), “Handbook of weaving”, Technomic Publishing
Company.Inc, Lancaster Pensylvania 17604 USA
[7] Billie J Collier, Phyllis G Tortora (2001) “Understanding Textiles” Sixth Edition, Prentice
Hall-Upper Saddle River, New Jersey USA.
[8] H Eberle, H Hermelling, M Hornberger, R Kilgus, D Menzer, W Ring (2002), “Clothing
Technology”, Verlag Europa-Lehrmittel, Haan-Gruiten ,Germany.
[9] Qinguo Fan (2005), “Chemical Testing of Textiles”, Woodhead Publishing Limited,
Cambridge England.
[10] ITS-Charts: Sewing threads for industrial textiles (1998,1999), ITB Nonwovens.
Industrial Textiles 3/98,1/99 pp. Part 1 18-19, Part2 26-27.
[11] ASTM D 204-02 Standard Test Methods for Sewing Threads.
[12] S Gordon and Ylhsiel (2007), Cotton Science and technology, Woodhead Publishing
Limited, Cambridge England.
[13] International Standard ISO 13935-1 Textiles - Seam Tensile properties of fabric and
made –up textile articles- Part 1: Detrmination of maximum force to seam rupture using the
strip method .
Phản biện khoa học: TS. Phạm Hồ Mai Anh
Đơn vị công tác: Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_chinh_anh_huong_den_do_ben_duong_may_v.pdf