Theo nghiên cứu của J.L.Ruiz-Sandoval và
cộng sự(4), nguyên nhân xuất huyết não thường
gặp nhất trên những bệnh nhân dưới 40 tuổi là
vỡ dị dạng động tĩnh mạch (chiếm 33%); chưa
tìm được nguyên nhân xuất huyết não chiếm tỉ
lệ 15%; và nhóm bệnh nhân xuất huyết não do
dùng các thuốc hướng giao cảm chiếm tỉ lệ 4%.
Khi so sánh nhóm bệnh nhân dưới 40 tuối
trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu
của J.L.Ruiz-Sandoval và cộng sự(4), tỉ lệ dị dạng
mạch máu não tìm được trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn trong khi tỉ lệ chưa tìm được
nguyên nhân xuất huyết não lại cao hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, chưa ghi nhận trường
hợp nào có nguyên nhân xuất huyết não liên
quan đến việc dùng các thuốc hướng giao cảm.
Điều này có lẽ do điều kiện của phòng xét
nghiệm tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay vẫn còn
rất hạn chế trong việc phát hiện các chất kích
thích trong máu và nước tiểu; phần khác có lẽ do
tình trạng quá tải thường trực tại viện làm hạn
chế phần nào việc đầu tư thời gian khai thác tiền
sử dùng thuốc của các bác sĩ lâm sàng. Mặt khác,
tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu nếu được
chụp mạch máu não chỉ chụp một lần duy nhất
(do điều kiện kinh tế cũng như áp lực xuất viện
trong tình trạng quá tải). Do đó, có thể bỏ sót dị
dạng mạch máu cũng như các bất thường khác
do chụp phim trong giai đoạn cấp trên nhóm
bệnh nhân được kết luận là xuất huyết não chưa
rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trong nghiên cứu của
chúng tôi chỉ có 19 bệnh nhân dưới 40 tuổi, nên
khác biệt về tỉ lệ các nguyên nhân xuất huyết não
tìm được so với nghiên cứu của J.L.RuizSandoval(4) và cộng sự chưa phản ánh chính xác.
Cần phải có những nghiên cứu về xuất huyết
não ở người trẻ trên dân số Việt Nam (< 40 tuổi)
với cỡ mẫu lớn hơn mới phản ánh chính xác hơn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân xuất huyết não không do tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 228
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
VÀ NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO KHÔNG DO TĂNG HUYẾT ÁP
Phạm Thị Ngọc Quyên*, Vũ Anh Nhị**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân xuất huyết não không do tăng huyết áp.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả 89 bệnh nhân xuất huyết não cấp nhập vào khoa Nội thần kinh
– bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2009 đến hết tháng 8/2009 thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu.
Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình 50,6; , tỉ lệ nam: nữ là 1,6:1. Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng cơ năng
chiếm tỉ lệ cao nhất là đau đầu 73%, triệu chứng thực thể chiếm tỉ lệ cao nhất là khiếm khuyết vận động 78%,
ngoài ra có 10% bệnh nhân xuất huyết não không ghi nhận triệu chứng thực thể. Điểm Glasgow Coma Scale
trung bình là 13,3. Vị trí xuất huyết não thường gặp nhất là xuất huyết não thùy, với thùy đỉnh chiếm tỉ lệ cao
nhất 36%. Xuất huyết hạch nền là vị trí có tỉ lệ tìm được nguyên nhân xuất huyết não ít nhất (27,8%).
Các yếu tố nguy cơ xuất huyết não trên bệnh nhân không tăng huyết áp chiếm các tỉ lệ như sau: uống rượu
27%, hút thuốc lá 27%, cholesterol máu ≤ 160 mg% chiếm 18%.
Các nguyên nhân xuất huyết não tìm được: túi phình động mạch 12,4%; dị dạng mạch máu não 10,1%; rối
loạn đông máu 9%; u não 4,5%; do viêm – nhiễm 4,5%; huyết khối tĩnh mạch não 3,4% và chưa rõ nguyên nhân
56,1%
Kết luận: Các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là uống rượu và hút thuốc lá. Các nguyên nhân xuất huyết
não tìm được chiếm tỉ lệ cao nhất là túi phình động mạch và dị dạng mạch máu não. Dị dạng mạch máu não và
túi phình động mạch thường gặp ở nhóm tuổi dưới 40, nhóm tuổi dưới 40 có tỉ lệ xuất huyết não tìm được
nguyên nhân cao hơn so với nhóm từ 40 tuổi trở lên.
Từ khóa: Xuất huyết não, Tăng huyết áp, Glasgow Coma Scale.
ABSTRACT
INVESTIGATE THE RISK FACTORS AND THE CAUSES OF NON-HYPERTENSION
HAEMORRHAGE STROKE
Pham Thi Ngoc Quyen, Vu Anh Nhi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 228 - 233
Objectives: Investigate the risk factors and the causes of non- hypertension hemorrhage stroke.
Methods: a cross sectional study was carried out with 89 acute haemorrhage stroke patients, who satisfied
the selected criteria, admitted to Neurology department of Cho Ray hospital from February 2009 to August 2009.
Results: the mean age was 50.6. The rate of male/female was 1.6/1. Clinical characteristics: the most common
symptom was headache with 73%; the most common sign was neurologic deficit with 78%; and there were 10% of
haemorrhage stroke cases without signs. The mean score of Glasgow Coma Scale was 13.3. On localizing
haemorrhage lesion, the percentage of lobar cerebral haemorrhage was the highest one, in which, the percentage of
parietal cerebral haemorrhage was 36%. Basal cerebral haemorrhage was the area which had the less percentage of
finding out causes (27.8%).
* Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh **Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Ngọc Quyên ĐT: 0983273261 Email: quyenpham82@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 229
Risk factors of non-hypertension haemorrhage stroke: alcohol addiction rate was 27%, smoking rate was 27%,
low total cholesterol concentration (≤ 160mg %) rate was 18%.
The causes of haemorrhage stroke: cerebral aneurysm rate was 12.4%; arteriovenous malformation rate was
10.1%; coagulation disorder rate was 9%; brain tumor rate was 4.5%; infected and non-infected vasculitis rate
was 4.5%; cerebral venous thrombosis rate was 3.4%, unknown cause rate was 56.1%.
Conclusion: the most common risk factors were alcohol addiction and smoking. Among the finding-out
causes, cerebral aneurysm and arteriovenous malformation take the highest rate. Cerebral aneurysm and
arteriovenous malformation were most seen on younger group (< 40 years old). The under 40 year-old group had
finding-out cause rate higher than the other one.
Key words: haemorrhage stroke, hypertension, Glasgow Coma Scale.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi năm, tại Hoa Kì có khoảng 37000 đến
52400 người bị xuất huyết não. Con số này được
dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới.
Xuất huyết não chiếm khoảng 10-15% tất cả các
trường hợp đột quỵ và có tỉ lệ tử vong cao nhất(1).
Các khảo sát phân loại đột qụy tại các bệnh viện
của Việt Nam cho thấy tỉ lệ xuất huyết não cao
hơn hẳn các số liệu của quốc tế, có khi lên tới
57,08%(2), được xem như hệ quả của nhiễu do
nguồn được tuyển để thu thập số liệu vì thường
các bệnh nhân bị đột quị nặng mới nhập viện.
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về xuất
huyết não, nhưng chủ yếu là về xuất huyết não
do tăng huyết áp(6). Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm khảo sát một cách tổng
quát về tỉ lệ, lâm sàng và cận lâm sàng của xuất
huyết não do nhóm nguyên nhân còn lại- không
do tăng huyết áp.
Mục tiêu nghiên cứu
Đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và hình
ảnh học của xuất huyết não không do tăng
huyết áp.
Khảo sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
của xuất huyết não không do tăng huyết áp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhân xuất huyết não cấp nhập
vào khoa Nội thần kinh – bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 1/2009 đến hết tháng 8/2009 thỏa mãn các
tiêu chuẩn chọn mẫu.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả.
KẾT QUẢ
Tuổi
Tuổi trung bình 50,6 ± 16,7. Nhỏ nhất là 12
tuổi và lớn nhất là 88 tuổi.
Giới
Số BN nam là 55 (62%) và nữ là 34 (38%).
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Bảng 1 Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng Số ca Tỉ lệ (%)
Đau đầu 65 73
Nôn ói 43 48
Khiếm khuyết TK 50 56
Rối loạn tri giác 33 37
Rối loạn ngôn ngữ 12 13
Co giật 15 17
Triệu chứng thực thể
Bảng 2 Triệu chứng thực thể
Triệu chứng Số ca Tỉ lệ (%)
Vận động 69 78
Cảm giác 12 13
Thị trường 12 13
Vận nhãn 7 8
Phủ định nửa thân 2 2
Ngôn ngữ 21 24
Hội chứng màng não 31 35
Hội chứng tiểu não 2 2
Điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện
Điểm Glasgow Coma Scale trung bình là 13,3
± 2,7 điểm, với điểm tối đa là 15 và tối thiểu là 6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 230
điểm. Glasgow Coma Scale < 8 điểm chiếm 8% (7
bệnh nhân), còn lại là 92% bệnh nhân có điểm
Glasgow Coma Scale ≥ 8 điểm.
Vị trí xuất huyết
Thùy đỉnh là vị trí xuất huyết não thường
gặp nhất, chiếm tỉ lệ 36%; tiếp theo là thùy thái
dương 25%; hạch nền/ bao trong 20%; thùy trán
18%; thùy chẩm 13%; đồi thị 9%; tiểu não 4%;
thân não 2%; xuất huyết não nhiều ổ 11%.
Thể tích ổ xuất huyết
Thể tích ổ xuất huyết trung bình là
10,1±13,5ml. Trong đó, ổ xuất huyết có thể tích
dưới 15 ml chiếm 76%, từ 15 đến 30 ml chiếm
18%, và trên 30 ml chiếm 6%.
Các yếu tố nguy cơ
Bảng 3 Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố
nguy cơ
Tuổi < 40 (n=19) Tuổi ≥ 40 (n=70) Tổng
cộng Số lượng Số lượng
Hút thuốc lá 5 19 24
Uống rượu 3 21 24
Cholesterol
máu ≤ 160%
3 13 16
Uống rượu: tỉ lệ có tiền sử uống trên 100g
rượu mỗi ngày là 27%, không uống rượu hoặc
uống ít hơn chiếm 73%.
Hút thuốc lá: tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử hút
thuốc lá là 27%, và không hút thuốc lá là 73%.
Giảm cholesterol máu: tỉ lệ BN có nồng độ
cholesterol máu ≤ 160mg% là 18%, tỉ lệ BN có
cholesterol máu > 160mg% là 82%.
Các nguyên nhân gây xuất huyết não
Ghi nhận 39 trường hợp xuất huyết não
không tăng huyết áp tìm được nguyên nhân
(43,9%) và 50 trường hợp xuất huyết não chưa rõ
nguyên nhân (56,1%). Trong nhóm tìm được
nguyên nhân, túi phình động mạch là nguyên
nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 12,4% (11 trường hợp);
tiếp đến là dị dạng mạch máu não chiếm 10,1%
(9 trường hợp); rối loạn đông máu 9% (8 trường
hợp); u não 4,5% (4 trường hợp); viêm mạch
4,5% (4 trường hợp); huyết khối tĩnh mạch não
3,4% (3 trường hợp).
So sánh về thể tích trung bình của ổ máu tụ
giữa các nhóm nguyên nhân xuất huyết não
5,5
2,3
22
12,7
4,4
2,8
0
5
10
15
20
25
T
h
ể
tíc
h
(m
l)
Dị dạng
mạch
máu não
Túi phình
động
mạch
Rối loạn
đông
máu
U não Huyết
khối tĩnh
mạch
não
Do viêm
- nhiễm
Biểu đồ 1 Thể tích trung bình ổ máu tụ theo nguyên
nhân xuất huyết não.
So sánh về nguyên nhân xuất huyết não giữa
các nhóm tuổi
Bảng 4 Tần suất các nguyên nhân xuất huyết não
theo nhóm tuổi
Nguyên nhân
Tuổi < 40 (n=19)
Số lượng(%)
Tuổi ≥ 40 (n=70)
Số lượng(%)
Dị dạng
mạch máu não
5 (26,3) 4 (5,7)
Túi phình động mạch 6 (31,5) 5 (7,1)
Rối loạn đông máu 1 (5,3) 7 (10)
U não 1 (5,3) 3 (4,3)
Huyết khối
tĩnh mạch não
1 (5,3) 2 (2,9)
Do viêm – nhiễm 0 (0) 4 (5,7)
Chưa rõ
nguyên nhân
5 (26,3) 45 (64,3)
Đối với nhóm tuổi dưới 40, tỉ lệ xuất huyết
não do vỡ dị dạng mạch máu não chiếm tỉ lệ cao
hơn so với nhóm tuổi từ 40 trở lên. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (Fisher; p=0,019).
- Tỉ lệ xuất huyết não do vỡ túi phình động
mạch trên nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi cao hơn
so với nhóm từ 40 tuổi trở lên. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (χ2(1)= 8,2379; p= 0,004).
- Trên nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi, tỉ lệ
xuất huyết não chưa tìm được nguyên nhân thấp
hơn so với nhóm từ 40 tuổi trở lên. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (χ2(1)= 8,7516; p= 0,003).
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của bệnh nhân xuất huyết
não không do tăng huyết áp là 50,6 ± 16,7.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 231
Nghiên cứu của H Schutz và cộng sự(5) thì tuổi
trung bình của xuất huyết não tự phát là 66 tuổi.
Nghiên cứu của Hồ Hữu Thật và cộng sự(2), tuổi
trung bình của xuất huyết não do Tăng huyết áp
là 59,24 ± 13,45. Như vậy, tuổi trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các
nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Sự khác
biệt này do nghiên cứu của chúng tôi về xuất
huyết não không do tăng huyết áp, trong đó bao
gồm các trường hợp xuất huyết não do vỡ túi
phình động mạch và vỡ dị dạng mạch máu não –
vốn là những nguyên nhân thường gặp nhất
trên xuất huyết não ở người trẻ.
Tỉ lệ nam/nữ (55/34) là 1,6. Theo nghiên cứu
của Hồ Hữu Thật và cộng sự(1), tỉ lệ nam/nữ là
2,28. Nghiên cứu của H Schutz và cộng sự(5), tỉ lệ
nam/nữ là 1,5.Tỉ lệ nam/nữ không khác biệt giữa
nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu
trong và ngoài nước, cũng như không khác biệt
giữa các nghiên cứu về xuất huyết não tự phát
trên bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng
huyết áp.
Tỉ lệ bệnh nhân không ghi nhận triệu chứng
thực thể trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm
10% (9 bệnh nhân). Những bệnh nhân này nhập
viện vì các triệu chứng cơ năng như: đau đầu (7
người), nôn ói (6 người), co giật (4 người). Tỉ lệ
này rất đáng chú ý đối với các bác sĩ lâm sàng
trong việc thận trọng đánh giá và phát hiện kịp
thời những trường hợp đột quỵ xuất huyết não
với các khiếm khuyết thần kinh tối thiểu.
Điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện
trung bình là 13,3 ± 2,7. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân
có điểm hôn mê Glasgow < 8 là 8% (7 bệnh
nhân), còn lại 92% bệnh nhân có điểm Glasgow ≥
8. Nghiên cứu của Hồ Hữu Thật(2), Glasgow
trung bình của bệnh nhân xuất huyết não do
tăng huyết áp là 11,24 ± 4,33; nghiên cứu của
A.R. Massaro và cộng sự(3) Glasgow trung bình
trên bệnh nhân xuất huyết não thùy là 12. Như
vậy, nghiên cứu của chúng tôi có điểm hôn mê
Glasgow trung bình cao hơn so với các nghiên
cứu về xuất huyết não do tăng huyết áp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xuất
huyết não thùy có tần suất cao nhất (61 trường
hợp) với tỉ lệ tìm được nguyên nhân gây xuất
huyết não là 45,9%; trong khi đó xuất huyết
hạch nền có tần suất là 18 trường hợp nhưng
có tỉ lệ tìm được nguyên nhân xuất huyết não
ít nhất (27,8%).
Tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử uống trên 100g
rượu mỗi ngày là 27%. Nghiên cứu của
A.R.Massaro và cộng sự(3), tỉ lệ bệnh nhân xuất
huyết não thùy có tiền sử uống rượu là 14,7. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ uống rượu
cao hơn khi so với nghiên cứu của nước ngoài
(trong đó, định nghĩa biến trong nghiên cứu của
chúng tôi giống với nghiên cứu của J.L.Ruiz-
Sandoval và cộng sự(4)). Sự khác biệt này, có lẽ do
đối tượng nhập Khoa nội thần kinh bệnh viện
Chợ Rẫy chủ yếu từ vùng nông thôn vốn có thói
quen uống rượu nhiều.
Tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá là
27%. Theo nghiên cứu của J.L.Ruiz-Sandoval
và cộng sự(4), tỉ lệ người trẻ (< 40 tuổi) xuất
huyết não có tiền sử hút thuốc lá là 20%. Như
vậy, tỉ lệ bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử
hút thuốc lá trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với nghiên cứu của J.L.Ruiz-
Sandoval và cộng sự (định nghĩa biến của hai
nghiên cứu giống nhau). Điều này có lẽ do
người Việt Nam có thói quen hút thuốc lá
nhiều hơn so với người nước ngoài.
Kết quả về tỉ lệ người xuất huyết não không
do tăng huyết áp có nồng độ cholesterol máu ≤
160mg% là 18%, tỉ lệ người có cholesterol máu >
160mg% là 82%. Cơ chế bên dưới mối liên hệ này
vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên mối liên quan về
sinh bệnh đã được đề cập đến trong một số
nghiên cứu gần đây trên dân số Châu Á, người
Hawaii gốc Nhật và người Mỹ da trắng. Một số
nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa tăng
huyết áp tâm trương và cholesterol thấp đã làm
suy yếu các tế bào nội mô của các động mạch
não, gây xuất huyết não trên các bệnh nhân có
tăng huyết áp. Woo và cộng sự nghiên cứu về
giá trị của lipid máu trên bệnh nhân đột quỵ cấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 232
và không phát hiện khác biệt trên bệnh nhân
xuất huyết não. Vì vậy, vai trò của cholesterol
máu thấp đối với xuất huyết não còn cần phải
được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 39
trường hợp xuất huyết não không tăng huyết áp
tìm được nguyên nhân (43,9%) và 50 trường hợp
xuất huyết não chưa rõ nguyên nhân (56,1%).
Trong nhóm tìm được nguyên nhân, túi phình
động mạch là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất
12,4% (11 trường hợp); tiếp đến là dị dạng mạch
máu não chiếm 10,1% (9 trường hợp); rối loạn
đông máu 9% (8 trường hợp); u não 4,5% (4
trường hợp); viêm mạch 4,5% (4 trường hợp);
huyết khối tĩnh mạch não 3,4% (3 trường hợp).
Theo nghiên cứu của J.L.Ruiz-Sandoval và
cộng sự(4), nguyên nhân xuất huyết não thường
gặp nhất trên những bệnh nhân dưới 40 tuổi là
vỡ dị dạng động tĩnh mạch (chiếm 33%); chưa
tìm được nguyên nhân xuất huyết não chiếm tỉ
lệ 15%; và nhóm bệnh nhân xuất huyết não do
dùng các thuốc hướng giao cảm chiếm tỉ lệ 4%.
Khi so sánh nhóm bệnh nhân dưới 40 tuối
trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu
của J.L.Ruiz-Sandoval và cộng sự(4), tỉ lệ dị dạng
mạch máu não tìm được trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn trong khi tỉ lệ chưa tìm được
nguyên nhân xuất huyết não lại cao hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, chưa ghi nhận trường
hợp nào có nguyên nhân xuất huyết não liên
quan đến việc dùng các thuốc hướng giao cảm.
Điều này có lẽ do điều kiện của phòng xét
nghiệm tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay vẫn còn
rất hạn chế trong việc phát hiện các chất kích
thích trong máu và nước tiểu; phần khác có lẽ do
tình trạng quá tải thường trực tại viện làm hạn
chế phần nào việc đầu tư thời gian khai thác tiền
sử dùng thuốc của các bác sĩ lâm sàng. Mặt khác,
tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu nếu được
chụp mạch máu não chỉ chụp một lần duy nhất
(do điều kiện kinh tế cũng như áp lực xuất viện
trong tình trạng quá tải). Do đó, có thể bỏ sót dị
dạng mạch máu cũng như các bất thường khác
do chụp phim trong giai đoạn cấp trên nhóm
bệnh nhân được kết luận là xuất huyết não chưa
rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trong nghiên cứu của
chúng tôi chỉ có 19 bệnh nhân dưới 40 tuổi, nên
khác biệt về tỉ lệ các nguyên nhân xuất huyết não
tìm được so với nghiên cứu của J.L.Ruiz-
Sandoval(4) và cộng sự chưa phản ánh chính xác.
Cần phải có những nghiên cứu về xuất huyết
não ở người trẻ trên dân số Việt Nam (< 40 tuổi)
với cỡ mẫu lớn hơn mới phản ánh chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Tuổi
Tuổi mắc bệnh trung là 50,6. Tỉ lệ nam: nữ
là 1,6:1.
Đặc điểm lâm sàng: triệu chứng cơ năng
chiếm tỉ lệ cao nhất là đau đầu 73%, triệu chứng
thực thể chiếm tỉ lệ cao nhất là khiếm khuyết vận
động 78%, 10% bệnh nhân xuất huyết não không
ghi nhận triệu chứng thực thể. Điểm Glasgow
Coma Scale trung bình là 13,3.
Vị trí xuất huyết não thường gặp nhất là
xuất huyết não thùy, với thùy đỉnh chiếm tỉ lệ
cao nhất 36%. Xuất huyết hạch nền là vị trí có
tỉ lệ tìm được nguyên nhân xuất huyết não ít
nhất (27,8%).
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ xuất huyết não trên bệnh
nhân không tăng huyết áp lần lượt chiếm các tỉ
lệ: uống rượu 27%, hút thuốc lá 27%, cholesterol
máu ≤ 160 mg% 18%.
Các nguyên nhân xuất huyết não tìm được:
túi phình động mạch 12,4%; dị dạng mạch máu
não 10,1%; rối loạn đông máu 9%; u não 4,5%; do
viêm – nhiễm 4,5%; huyết khối tĩnh mạch não
3,4% và chưa rõ nguyên nhân 56,1%.
Dị dạng mạch máu não và túi phình động
mạch thường gặp ở nhóm tuổi dưới 40, nhóm
tuổi dưới 40 có tỉ lệ xuất huyết não tìm được
nguyên nhân cao hơn so với nhóm từ 40 tuổi
trở lên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 233
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Broderick J, Connolly S, Feldmann E, Hanley D, Kase C,
Krieger D, et al. (2007). Guidelines for the Management of
Spontaneous Intracerebral Hemorrhage in Adults. Stroke, 2.
2. Hồ Hữu Thật (2008). Đặc điểm của xuất huyết não do tăng
huyết áp. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường Đại Học
Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Massaro AR, Sacco RL, Mohr JP, Foulkes MA, Tatemichi
TK, Price TR, et al. (1991). Clinical discriminators of lobar and
deep hemorrhages: The Stroke Data Bank. Neurology, 41(12):
1881-1885.
4. Ruíz-Sandoval JL, Cantú C, Barinagarrementeria F. (1999).
Intracerebral Hemorrhage in Young People : Analysis of Risk
Factors, Location, Causes, and Prognosis. Stroke, 30(3): 537-
541.
5. Schutz H, Bodeker RH, Damian M, Krack P and Dorndorf W.
(1990). Age-related spontaneous intracerebral hematoma in a
German community. Stroke, 21(10): 1412-1418.
6. Trương Văn Luyện, Lê Văn Thành. (2002). Đánh giá nguyên
nhân tử vong trên bệnh nhân đột quị não cấp. Luận văn
chuyên khoa cấp II Thần kinh học. Trường Đại Học Y Dược
TP Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 14/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_nguy_co_va_nguyen_nhan_xuat_huyet_nao.pdf