Kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ
cấu chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận
tải khi kết hợp phương thức vận tải bộ và vận tải
đường thủy. Thông qua phân tích thực trạng hệ thống
vận tải miền Bắc đến cảng Hải Phòng, nghiên cứu đề
xuất phương án vận tải đa phương thức khả thi là kết
hợp vận tải bộ và thủy nội địa. Nghiên cứu cũng đã
đồng thời xây dựng các yếu tố tác động đến kết quả
chi phí của mô hình đồng thời lấy đó làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo về mức độ tác động của các
yếu tố chi phí đó tới vận tải đa phương thức chở
hàng container trên tuyến đường Bắc Ninh đến cảng
Hải Phòng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tổ chức khai thác hiệu quả vận tải đa phương thức chở hàng container tuyến Hải Phòng - Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ 65 (01-2021)
KINH TẾ - XÃ HỘI
63
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC KHAI THÁC HIỆU QUẢ
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHỞ HÀNG CONTAINER
TUYẾN HẢI PHÒNG - BẮC NINH
RESEARCH ON ELEMENTS OF EFFICIENT OPERATION
OF MULTIMODAL TRANSPORT FOR CONTAINERIZED CARGOES
BETWEEN HAI PHONG AND BAC NINH
NGUYỄN MINH ĐỨC*, BÙI THANH HẢI, NGUYỄN HỮU HƯNG
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
*Email liên hệ: ducnguyen@vimaru.edu.vn
Tóm tắt
Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng, đóng vai trò
là cửa ngõ quốc tế cho hàng hóa xuất nhập khẩu
của miền Bắc và đất nước. Trong những năm gần
đây, lượng hàng qua cảng liên tục tăng lên, đặc
biệt là hàng đóng trong container. Bên cạnh việc
phát triển về quy mô và năng lực thông qua của
hệ thống cảng biển, đáp ứng yêu cầu của nền kinh
tế thì nhiệm vụ kết nối cảng biển với miền hậu
phương cũng đồng thời trở nên cấp thiết. Ngoài
nhiệm vụ giải phóng hàng hóa, tránh ách tắc thì
tổ chức và khai thác mạng lưới vận tải một cách
hiệu quả, nhằm giảm chi phí logistics cho hàng
hóa cũng là mục tiêu vô cùng quan trọng. Nghiên
cứu này sẽ phân tích thực trạng hệ thống giao
thông vận tải phía Bắc để từ đó đề xuất mô hình
vận tải đa phương thức chở hàng container kết
nối khu vực Bắc Ninh và cảng Hải Phòng, đồng
thời xác định các yếu tố để tổ chức khai thác một
cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu là bước đầu
trước khi khảo sát chi phí thực tế để xác định vai
trò của các yếu tố này đến tổng chi phí khai thác
chung của mô hình sẽ được thực hiện tiếp theo.
Từ khóa: Vận tải đa phương thức, chi phí khai
thác, cảng Hải Phòng, hàng container.
Abstract
Haiphong port plays an important role as the
international gateway of Northern Vietnam and
the whole country. In recent years, the volume of
cargoes, especially containerized, through the
port has increased gradually. The efficient and
effective operation and management of transport
network to both reduce logistics cost and avoid
congestion therefore are extremely important. This
paper will firstly analyze the current situation of
transport network connecting Haiphong port and
then, suggest appropriate multimodal transport
carrying containers on the route between
Haiphong port and Bac Ninh, as well as identify
elements that might impact on the operational
efficient of the modal. The research results will be
the input for later studies on examining the role of
given elements to the transport modal operation.
Keywords: Multimodal transport, operational
cost, Haiphong port, containerized cargoes.
1. Đặt vấn đề
Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng, đóng vai trò
là cửa ngõ quốc tế cho hàng hóa xuất nhập khẩu của
miền Bắc và đất nước. Trong những năm gần đây,
lượng hàng qua cảng liên tục tăng lên, đặc biệt là
hàng đóng trong container. Bên cạnh việc phát triển
về quy mô và năng lực thông qua của hệ thống cảng
biển, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thì nhiệm vụ
kết nối cảng biển với miền hậu phương cũng đồng
thời trở nên cấp thiết. Ngoài nhiệm vụ giải phóng
hàng hóa, tránh ách tắc thì tổ chức và khai thác mạng
lưới vận tải một cách hiệu quả, nhằm giảm chi phí
logistics cho hàng hóa cũng là mục tiêu vô cùng
quan trọng.
Theo Điều 1.1 Công ước Liên hợp quốc về vận
tải đa phương thức hàng hóa quốc tế, thuật ngữ “Vận
tải đa phương thức quốc tế” là việc vận chuyển hàng
hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau
trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ
một điểm tại một quốc gia nơi hàng hóa được nhận
bởi người khai thác vận tải đa phương thức đến một
điểm giao hàng ở một quốc gia khác [1]. Theo Văn
bản hợp nhất số 03/VBHN-BGTVT ngày 31/01/2019
của Bộ Giao thông vận tải về Vận tải đa phương thức,
KINH TẾ - XÃ HỘI
KINH TẾ - XÃ HỘI
64 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa
bằng ít nhất hai phương thức vận tải trên cơ sở hợp
đồng vận tải đa phương thức. Hợp đồng vận tải đa
phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người
gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương
thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương
thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng
hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận
chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng
cho người nhận hàng [2].
Nghiên cứu này sẽ phân tích thực trạng hệ thống
giao thông vận tải phía Bắc để từ đó đề xuất mô hình
vận tải đa phương thức chở hàng container kết nối
khu vực Bắc Ninh và cảng Hải Phòng, đồng thời xác
định các yếu tố để tổ chức khai thác một cách hiệu
quả. Kết quả nghiên cứu là bước đầu trước khi khảo
sát chi phí thực tế để xác định vai trò của các yếu tố
này đến tổng chi phí khai thác chung của mô hình sẽ
được thực hiện tiếp theo.
2. Phân tích thực trạng mạng lưới vận tải
phía Bắc kết nối cảng Hải Phòng và đề xuất
mô hình vận tải đa phương thức
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, khối lượng hàng hóa vận chuyển
khu vực Đồng bằng sông Hồng bằng vận tải đường
bộ và vận tải đường thủy nội địa có xu hướng tăng
lên. Trong khi đó, lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường sắt lại có xu hướng giảm xuống.
Bảng 1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển khu vực Đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 2014-2017
Đơn vị: nghìn tấn
Năm 2014 2015 2016 2017
Đường bộ 265.067 288.159 315.345 343.241
Đường sắt 1.018 977 789 749
Đường thủy
nội địa
99.322 108.100 121.285 131.941
Nguồn: Niên giám vận tải và logistics, 2018 [3].
Thực trạng các phương thức vận tải phía Bắc kết
nối cảng Hải Phòng sẽ được trình bày sau đây:
2.1. Vận tải đường bộ
Tổng số km đường bộ vùng hiện có là
117.017,2km, trong đó Đường: cao tốc 620km chiếm
0,77%; Quốc lộ 6.810,5km chiếm 4,21%; Đường
tỉnh 13.795km chiếm 7,50%; Đường huyện 24.408,2
km chiếm 18,14%; Đường xã 71.383,5km chiếm
69,38%. Mật độ đường so với diện tích là 0,92
km/km2 (cao hơn so với bình quân cả nước 0,76
km/km2, so với dân số là 3,19 km/1.000 dân (cao
hơn so với bình quân cả nước 2,96 km/1.000 dân).
Mạng đường bộ trong vùng được phân bố tương
đối hợp lý, đã hình thành các trục chính nối các trọng
tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với
các địa phương khác của vùng, đồng thời kết nối
vùng với các vùng miền khác của cả nước. Từ thủ đô
Hà Nội đã hình thành các đường vành đai thành phố
và các trục nan quạt. Mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ khu
vực phía Bắc hầu hết nối từ thủ đô Hà Nội đến tất cả
các tỉnh theo cấu trúc hình giải quạt, cùng với các
trục ngang Đông Tây, các vành đai. Mạng lưới
đường huyện, xã cũng đang được hình thành và phát
triển nhanh. Hệ thống đường bộ chính tại khu vực
phía Bắc bao gồm các quốc lộ, nối liền các vùng, các
tỉnh, đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc,
CHDCND Lào.
2.2. Vận tải đường sắt
Đường sắt gồm 5 tuyến chính: 2 tuyến lên biên
giới Trung Quốc (tuyến Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội
- Lạng Sơn), 2 tuyến ra vùng duyên hải (Hà Nội -
Hải Phòng và Lưu Xá - Kép - Quảng Ninh - Cái Lân),
một tuyến vào phía Nam (tuyến Hà Nội - TP. HCM).
Do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân
chủ quan như khó khăn về vốn, đầu tư dàn trải, thay
đổi chủ trương,... nên các dự án đường sắt cả nước
nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng đều triển
khai rất chậm.
Việc nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt
tiêu chuẩn cấp I chưa thực hiện được; việc xây dựng
mới các tuyến đường sắt tốc độ cao, đường sắt đôi
điện khí hóa tuyến Hà Nội - Hải Phòng, kết nối
đường sắt với cảng biển quốc tế, các khu kinh tế lớn
cũng chưa được triển khai.
Đường sắt đang tồn tại các bất cập lớn, về khổ
đường khác nhau (khổ tiêu chuẩn và khổ hẹp), nâng
cấp chất lượng nhiều cầu và chất lượng hệ thống
đường. Các tuyến cũ đã và đang xuống cấp chưa đủ
kinh phí để duy tu bảo dưỡng đầy đủ. Vận chuyển
container bằng đường sắt khu vực phía Bắc cho đến
thời điểm hiện nay không đáng kể, chủ yếu trên
tuyến Hải Phòng - Lào Cai và dự kiến sẽ vận tải
container trên tuyến Kép - Cái Lân. Vận tải đường
sắt cũng chỉ chiếm khoảng 0,5-0,8% lượng container
qua cảng, tương đương khoảng 20-25.000TEUs/năm.
Đặc điểm của vận tải container đường sắt từ cảng
Hải Phòng là chỉ nhận vận chuyển đối với hàng đi và
đến ga Lào Cai mà không nhận vận chuyển đối với
các ga trung gian. Thực tế hiện nay rất ít bến cảng
container có kết nối trực tiếp đường sắt, đó là hai bến
KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
65 SỐ 65 (01-2021)
cảng Chùa Vẽ tại Hải Phòng và bến cảng Cái Lân tại
Quảng Ninh. Tuy nhiên, cả hai bến cảng này hiện
nay đều đã kết hợp làm hàng tổng hợp, lượng hàng
container còn lại rất ít và sức cạnh tranh của cả hai
bến cảng trên thị trường đều rất hạn chế.
2.3. Vận tải đường thủy nội địa
Mạng lưới sông ĐBSH được hình thành bởi hai
hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình, hai hệ thống sông được nối với nhau bởi
sông Đuống, sông Luộc, có tiềm năng khai thác vận
tải thủy lớn. Thời gian qua đã thực hiện đầu tư đảm
bảo các tuyến vận tải Quảng Ninh - Hải Phòng,
Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình có báo hiệu
100%, chạy tàu 3 ca 100% tổng chiều dài sông. Đã
nâng cấp các tuyến Quảng Ninh - Phả Lại (128km),
Hải Phòng - Hoà Bình - Sơn La, Lạch Giang - Hà
Nội, Hải Phòng - Việt Trì. Đã xây dựng cảng Ninh
Phúc (công suất khoảng 1,8 triệu T/năm) để triển
khai phương án vận tải container vào sâu nội địa.
Đặc biệt, trong 02 năm trở lại đây, xu hướng phát
triển vận tải container đường sông đang dần trở nên
rõ rệt. Năm 2019, công ty Bắc Kỳ Logistics đã khai
trương cảng thủy nội địa Tri Phương và công ty
Lokaport đã bắt đầu khai thác cảng thủy Dabaco Tân
Chi đều tại Bắc Ninh, trên sông Đuống. Năm 2020,
công ty Lokaport tiếp tục kết hợp với CTCP Vận tải
thủy Tân Cảng đưa vào khai thác cảng thủy Hoàng
Anh tại Hải Dương. Các cảng thủy này đều sẽ phục
vụ xếp dỡ hàng container trên tuyến Hải Phòng - Bắc
Ninh với các sà lan có sức chở từ 40TEUs đến
150TEUs. Chiều cao tĩnh không các cầu bắc qua
sông trên tuyến đều cho phép các sà lan xếp
container cao đến ba lớp. Chiều dài tuyến đường
thủy từ các cảng thủy này đến cụm cảng Hải Phòng
là 120km với hành trình một chiều trung bình là 12
giờ. Giá cước vận tải thủy chở hàng container được
đưa ra ở mức thấp hơn từ 20% đến 30% so với vận
chuyển bằng đường bộ. Ngoài ra, việc sử dụng vận
tải thủy nội địa cũng có tác dụng góp phần giảm áp
lực cho vận tải đường bộ, giảm ách tắc, tai nạn giao
thông khi một sà lan sức chở 120TEUs có thể thay
thế cho 60 xe đầu kéo. Trong thời gian tới, nếu các
doanh nghiệp vận tải có thể nâng cao hiệu quả khai
thác vận tải đa phương thức có sử dụng vận tải thủy
nội địa thì việc sử dụng đường sông trong kết nối
miền hậu phương với cảng biển Hải Phòng chắc chắn
sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn đáng kể.
Từ các phân tích trên đây về thực trạng các
phương thức giao thông vận tải phía Bắc, mô hình
vận tải đa phương thức phù hợp là mô hình kết hợp
vận tải đường bộ và vận tải thủy nội địa, chủ yếu
phục vụ giải phóng hàng container cho cảng biển Hải
Phòng. Đường sắt, tuy có thể rất hiệu quả khi tổ chức
vận tải đa phương thức, nhưng yêu cầu lượng vốn
đầu tư lớn, và với điều kiện hiện tại, chưa thể đáp
ứng yêu cầu về vận tải đường sắt nói riêng, và càng
chưa thể phục vụ cho vận tải đa phương thức, giải
phóng hàng container cho cảng biển.
3. Cơ sở lý luận về chi phí vận tải container
đường bộ, đường thủy
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng mô hình tính
toán chi phí vận tải. Các cách tiếp cận theo Cooper &
Kaplan (1999) là: 1) chi phí trực tiếp hay gián tiếp;
2) chi phí cố định hay chi phí biến đổi; 3) chi phí
được cá nhân quá toàn bộ hay một phần; và 4) định
giá dựa trên hoạt động [4]. Trong nghiên cứu này,
cách tiếp cận về chi phí cố định và chi phí biến đổi
vốn được chấp nhận rộng rãi sẽ được sử dụng.
Vận tải đa phương thức kết hợp vận tải thủy nội
địa và vận tải đường bộ bao gồm ba bộ phận chi phí
cơ bản, đó là: chi phí vận tải bộ đầu cuối, chi phí
nâng hạ container tại cảng thủy nội địa và chi phí
vận tải thủy nội địa.
3.1. Chi phí vận tải đường bộ
Chi phí vận tải đường bộ được chia thành chi phí
cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định cho xe
tải bao gồm khấu hao, lãi suất, bảo hiểm, thuế đường
bộ và chi phí biến đổi bao gồm nhiên liệu, lốp xe,
bảo dưỡng. Trong cấu trúc giá của vận tải bộ đầu
cuối, cả chi phí biến đổi hay theo km và chi phí cố
định hay theo thời gian đều quan trọng (Kreutzberger
et al., 2006; Konings, 2008) [5, 6]. Để nâng cao hiệu
quả về chi phí khai thác thì điều quan trọng là giảm
thiểu số km chạy rỗng của phương tiện. Điều này
liên quan đến qui trình “stay-with” (ở lại cùng) hay
“drop-and-pick” (thả và đón) trong vận hành vận tải
bộ cũng như tận dụng cơ hội để kết hợp các chuyến.
Trong các chuyến “ở lại cùng”, xe đầu kéo vẫn được
nối với sơ mi rơ mooc trong suốt quá trình lên hay
xuống tải của một container. Sau khi dỡ hàng tại phía
khách hàng, có 3 trường hợp có thể xảy ra: 1) xe chở
container rỗng về cảng; 2) bốc hàng lên container ở
một nơi khác rồi xe quay về cảng; 3) bốc hàng lên
container tại cùng địa điểm dỡ hàng rồi được chở về
cảng. Phần trăm vận chuyển xe rỗng nằm trong
khoảng 50% đến 0%. Chi phí cố định của các chuyến
đi đó tương đối cao, bởi vì xe đầu kéo và lái xe phải
đợi làm hàng. Trong tình huống thực tế hàng ngày,
trường hợp 1 xảy ra phổ biến nhất. Trong các chuyến
“thả và đón”, xe đầu kéo và sơ mi rơ mooc được tách
KINH TẾ - XÃ HỘI
66 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
ra tại địa điểm người gửi hàng. Suốt quá trình
lên/xuống tải của container, xe đầu kéo trở về cảng,
cùng hoặc không cùng với một sơ mi rơ mooc và
container mới. Nó có thể là bước di chuyển đầu tiên
của người gửi hàng thứ hai để đem về một sơ mi rơ
mooc khác cùng với một container. Các sơ mi rơ
mooc cùng với các container bị bỏ lại sẽ được kéo đi
bởi một đầu kéo sau đó.
3.2. Chi phí nâng hạ container tại cảng thủy
nội địa
Có các loại trang thiết bị khác nhau, từ cần cẩu đa
mục đích cho đến chuyên dụng và từ trang thiết bị
(cần cẩu hay máy xếp dỡ) di động cho đến cố định.
Các cảng container, tuy nhiên, thường có nhiều trang
thiết bị hơn nhiều để hỗ trợ việc trung chuyển. Ví dụ,
một khu vực lưu container tạm thời, việc trung
chuyển giữa tàu và xe tải thì thường bất khả thi.
Trong thực tế, sự đa dạng của cấu trúc cảng, như số
lượng và chủng loại các trang thiết bị và bố cục, có
thể được tìm thấy. Chúng ta thể hiện các chi phí cấu
thành của việc chuyển tải tại các cảng thuỷ nội địa
với tiểu sử các cảng khác nhau cũng là để phân tích
qui mô kinh tế tiềm năng. Chi phí cố định bao gồm
chi phí mặt bằng, xây dựng bến cảng, đầu tư trang
thiết bị, trong khi chi phí biến đổi bao gồm nhiên liệu,
ICT, chi phí khác, vv. Các chi phí này phụ thuộc vào
năng lực làm hàng, trang thiết bị của cảng, diện tích
cảng và độ dài cầu bến.
Áp lực tắc nghẽn trong công đoạn làm hàng ở
cảng (ví dụ các tàu thuỷ nội địa lớn đến thì phải bốc
dỡ hàng nhanh) cũng sẽ dẫn đến việc tăng chi phí
mỗi lần làm hàng. Cuối cùng, vận hành cảng cũng bị
ảnh hưởng bởi sự khả dụng của dữ liệu thông tin và
sự kết nối với vận tải bộ. Thực tế rằng các chi phí cố
định chiếm phần lớn trong tổng chi phí vận hành của
một cảng vận tải thuỷ nội địa, số lần di chuyển tác
động lớn đến chi phí mỗi lần di chuyển.
3.3. Chi phí vận tải thủy nội địa
Các chi phí trong vận tải thủy nội địa cũng được
chia ra thành các chi phí cố định và biến đổi. Các chi
phí biến đổi bao gồm nhiên liệu, bảo trì và sửa chữa.
Các chi phí cố định bao gồm nhân công và vốn. Các
chi phí vốn bao gồm khấu hao, lãi suất, bảo hiểm,
sửa chữa và bảo dưỡng, lưu cảng, và các chi phí khác
(hành chính, liên lạc, chứng nhận, chi phí chìm,
khác). Các chi phí sửa chữa và bảo dưỡng, tuy nhiên,
chỉ là cố định một phần, bởi vì các chi phí này sẽ
tăng nếu một con tàu được sử dụng nhiều. Chi phí
nhiên liệu được tính theo mức tiêu thụ nhiên liệu và
giá của nhiên liệu. Rất nhiều điều kiện ảnh hưởng tới
việc tiêu thụ nhiên liệu, như tốc độ, kích thước và
hình dáng con tàu, lực của dòng nước, sức máy được
định sẵn và các đặc điểm cụ thể của động cơ. Do một
số trong những điều kiện này, chi phí nhiên liệu sẽ
thay đổi theo các tuyến đường thuỷ khác nhau, mà
thực tế nó khiến chi phí nhiêu liệu thay đổi theo từng
chuyến đi cụ thể. Hơn nữa, yếu tố tải trọng của sà lan
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ
nhiên liệu. Như vậy, chi phí nhiên liệu cho một
chuyến đi vòng tròn, khi cả hai chiều đều có tải và
chuyến đi một chiều, khi chỉ một chiều có tải và một
chiều ngược lại chở rỗng cũng sẽ khác nhau.
Tầm quan trọng của chi phí cố định là điển hình
của cấu trúc chi phí của vận tải thuỷ nội địa. Hơn
thế nữa, các chi phí cố định này bao gồm phần lớn
là vốn, mà cụ thể là chi phí khấu hao và lãi suất của
con tàu. Hệ quả của chi phí cố định tương đối cao là
hệ số tải trọng cao của tàu được yêu cầu để đạt
được chi phí vận chuyển thấp trên mỗi đơn vị tải.
Tất nhiên, vận hành một con tàu lớn hơn có khả
năng đạt được qui mô kinh tế, nhưng chỉ khi nhu
cầu vận chuyển đủ lớn. Thêm vào đó, để khai thác
hiệu quả một con tàu, thì tỉ lệ sử dụng của nó cũng
rất quan trọng, và tỉ lệ này liên quan chặt chẽ đến
thời gian khứ hồi của tàu. Một chuyến đi khứ hồi có
thời gian ngắn cho phép có nhiều chuyến hơn trong
cùng một khoảng thời gian. Do đó, chi phí cố định
được trải ra trên nhiều dịch vụ vận tải hơn và kết
quả là chi phí vận tải trên mỗi đơn vị sẽ giảm. Các
yếu tố quyết định cho thời gian mỗi chuyến khứ hồi
là thời gian đi qua của các khoá và các cầu (nếu
chúng cần được mở) và thời gian làm hàng và chờ
của các con tàu tại các cảng. Hơn thế nữa, các cầu
cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chi phí của
vận tải thuỷ đường bộ, vì qua cầu có thể hạn chế số
lớp container có thể được vận chuyển. Vì vậy, mỗi
tuyến cụ thể của một dịch vụ vận tải thuỷ nội địa và
hiệu suất của cảng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chi
phí của vận tải thuỷ nội địa.
4. Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả
khai thác mô hình vận tải đa phương thức
chở hàng container
Một mô hình vận tải đa phương thức vận chuyển
hàng container kết hợp vận tải thủy nội địa và vận tải
đường bộ sẽ bao gồm 06 yếu tố, cũng đồng thời là
các yếu tố quyết định đến tính kinh tế của chi phí vận
tải đa phương thức khi so với vận tải đơn phương
thức đường bộ, như sau:
a. Quãng đường vận tải bộ
Quãng đường vận tải bộ được xác định bởi vị trí
KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
67 SỐ 65 (01-2021)
Bảng 2. Phân loại cảng thủy nội địa theo quy mô
Tiêu chí
Cảng
nhỏ
Cảng
trung
Cảng
lớn
Cảng
rất lớn
Lượng
hàng
thông qua
(TEU)
20.00
0
50.000 120.000 200.000
Số lượng
TTBXD
chính
1 cần
trục di
động,
1 xe
nâng
1 cần
trục di
động, 1
xe nâng
1 cần
trục
chân đế,
1 cần
trục di
động, 1
xe nâng
2 cần
trục
chân đế,
3 xe
nâng
Diện tích
(ha)
1,5 3 3 7
Chiều dài
cầu tàu
(m)
100 200 240 300
Nguồn: Zhang và đồng sự (2009)
địa lý của cảng thủy nội địa so với vị trí của địa điểm
trả hàng/nhận hàng. Địa điểm trả hàng/nhận hàng
này có thể là một cơ sở logistics như ICD, kho CFS
hoặc cũng có thể là kho hàng của người gửi
hàng/nhận hàng. Do đó, vị trí của cảng thủy nội địa
cần được tính toán sao cho gần nhất các điểm trả
hàng/nhận hàng và các khách hàng tiềm năng, như
các khu công nghiệp cũng như thuận lợi về đường
giao thông kết nối.
b. Cách thức tổ chức khai thác vận tải bộ
Như đã phân tích ở trên, thông thường, có ba
cách tổ chức khai thác vận tải bộ đầu cuối, và qua đó,
tác động đến chi phí của chặng vận tải đường bộ
trong mô hình vận tải đa phương thức.
- Một là: phương tiện vận tải bộ chở hàng từ cảng
thủy nội địa về nơi trả hàng, đồng thời xếp hàng vào
container ngay tại đó trước khi quay trở lại cảng thủy
nội địa. Trong trường hợp này, tỷ lệ % của quãng
đường chạy rỗng trong hành trình của phương tiện
vận tải bộ là 0%.
- Hai là: phương tiện vận tải bộ chở hàng từ cảng
thủy nội địa về nơi trả hàng, sau đó chở container
rỗng quay trở lại cảng thủy nội địa. Trong trường
hợp này, tỷ lệ % của quãng đường chạy rỗng trong
hành trình của phương tiện vận tải bộ là 50%.
- Ba là: phương tiện vận tải bộ chở hàng từ cảng
thủy nội địa về nơi trả hàng, sau đó chở container
rỗng đến một địa điểm khác để xếp hàng, trước khi
quay trở về cảng thủy nội địa. Trong trường hợp này,
tỷ lệ % của quãng đường chạy rỗng trong hành trình
của phương tiện vận tải bộ sẽ nằm trong khoảng từ
0% đến 50%, phụ thuộc vào khoảng cách giữa điểm
trả hàng và điểm xếp hàng.
c. Kích thước container vận chuyển
Được sử dụng phổ biến trên thực tế là container 20’
(1TEU) và container 40’ (2 TEUs). Nếu như trong vận
tải đường bộ, chi phí cho vận chuyển 1 container 40’
và 2 container 20’ trên cùng một chặng đường có thể
coi là như nhau, do được thực hiện bởi cùng 1 xe đầu
kéo. Tuy nhiên, trong vận tải thủy nội địa, chi phí
nâng hạ 1 container 40’ và 2 container 20’ tại cảng
thủy nội địa là khác nhau, do các phương tiện như xe
nâng, cần trục sẽ cần 2 lần nâng hạ cho 2 container
20’, trong khi chỉ phải thực hiện 1 lần nâng hạ cho 1
container 40’.
d. Quy mô cảng thủy nội địa
Quy mô cảng thủy nội địa cũng có tác động đến
chi phí nâng hạ container do nguyên lý tính kinh tế
nhờ quy mô.
Khi cảng càng lớn, lượng hàng qua cảng càng
nhiều thì chi phí đơn vị để nâng hạ một container sẽ
càng có cơ hội được tiết kiệm. Theo Zhang và đồng
sự (2009), theo quy mô, cảng thủy nội địa có thể
được chia thành cảng nhỏ nếu lượng hàng thông qua
hàng năm dưới 20.000TEUs, cảng trung bình nếu
lượng hàng thông qua hàng năm dưới 50.000TEUs,
và cảng lớn nếu lượng hàng thông qua hàng năm đạt
120.000TEUs [7].
e. Sức chở của phương tiện vận tải thủy nội địa
Sức chở của phương tiện vận tải thủy nội địa
cũng tác động đến chi phí vận chuyển đơn vị qua
tính kinh tế nhờ quy mô. Trên thế giới, kích thước
phương tiện vận tải thủy phổ biến ở cỡ 200 TEUs,
tuy nhiên thực tế khai thác cũng vẫn sử dụng cả các
phương tiện có kích thước lớn hơn và nhỏ hơn. Trên
tuyến Bắc Ninh - Hải Phòng đang sử dụng cỡ tàu
40TEUs, 70TEUs và 120TEUs. Một số doanh
nghiệp đang chuẩn bị đưa vào sử dụng cỡ tàu
150TEUs.
f. Cách thức tổ chức khai thác chuyến đi vận tải thủy
nội địa
Một chuyến đi của phương tiện vận tải thủy có thể
được tổ chức theo chuyến đi vòng tròn với cả hai chiều
đều chở hàng giữa hai đầu bến hoặc theo chuyến đi một
KINH TẾ - XÃ HỘI
68 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
chiều khi chỉ có một chiều hàng hóa và một chiều chạy
rỗng. Với hai cách thức tổ chức này, tỷ lệ % quãng
đường chạy rỗng của phương tiện trên cả hành trình
tương ứng là 0% và 50%. Khi phương tiện chạy rỗng,
chi phí nhiên liệu được tiết kiệm so với khi chở hàng
nhưng chi phí vận chuyển đơn vị của chuyến đi vòng
tròn lại thường là thấp hơn.
5. Kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ
cấu chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận
tải khi kết hợp phương thức vận tải bộ và vận tải
đường thủy. Thông qua phân tích thực trạng hệ thống
vận tải miền Bắc đến cảng Hải Phòng, nghiên cứu đề
xuất phương án vận tải đa phương thức khả thi là kết
hợp vận tải bộ và thủy nội địa. Nghiên cứu cũng đã
đồng thời xây dựng các yếu tố tác động đến kết quả
chi phí của mô hình đồng thời lấy đó làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo về mức độ tác động của các
yếu tố chi phí đó tới vận tải đa phương thức chở
hàng container trên tuyến đường Bắc Ninh đến cảng
Hải Phòng.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT20-21.74.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] United Nations, Convention on International
Multimodal transport of Goods. 1980.
[2] Bộ Giao thông vận tải, Văn bản hợp nhất số
03/VBHN-BGTVT về Vận tải đa phương thức. 2019.
[3] Viện Chiến lược Giao thông vận tải, Niên giám
thống kê vận tải và logistics. 2018.
[4]Cooper, R. and Kaplan, R.S, The design of cost
managent systems, Prentice Hall, 2nd edition,
Upper Saddle River, New Jersey. 1999.
[5] Kreutzberger, E., Konings, R. and Aronson, L.,
Evaluation of the cost performance of pre- and
post-haulage in intermodal freight networks:
analysis of the interaction of production models
and demand characteristics, in: B. Jourquin, P.
Rietveld and K. Westin (eds), Towards better
performing transport networks, Routledge,
Taylor & Francis Group, pp.256-284. 2006.
[6] Konings, R., Drayage and the competitiveness of
intermodal freight transport, Proceedings of the
87th Annual Transport Research Board Annual
Meeting, Washington. 2008.
[7] Zhang, M.,Wiegmans, B.W. and Tavasszy, L.A.,
A Comparative study on port hinterland
intermodal container transport: Shanghai and
Rotterdam, 5th Advanced Forum on Transport of
China, IET Conference Publications, Vol. 2009,
Issue 50 CP, pp.15-25. 2009.
Ngày nhận bài: 23/12/2020
Ngày nhận bản sửa: 07/01/2021
Ngày duyệt đăng: 18/01/2021
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_to_chuc_khai_thac_hieu_qua_van_tai_da.pdf