Nghiên cứu chức năng tâm thu của thất trái bằng phương pháp siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có dày thất trái

Bên cạnh đó các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái khác như: CO, COI, SV, SVI, VTI và EDV đều có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở nhóm THA chung so với nhóm chứng. Trên lâm sàng việc gia tăng các thông số như CO, COI, SV, SVI cũng như EDV giúp các thầy thuốc xác định được thể tích tuần hoàn hiện hữu của bệnh nhân, qua đó có thể điều trị một cách đúng đắn hơn. Ðiều này cũng được Richard B. Devereux, Jonathan N. Bella đề cập trong nghiên cứu HyperGen về chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân THA người lớn(5). Trong sự phân nhóm THA không có dày thất trái và nhóm THA có dày thất trái ở nhóm bệnh THA, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 về thể tích cuối tâm thu (ESV), đó là có sự gia tăng thể tích cuối tâm thu ở nhóm THA có dày thất trái. Ðiều này giúp cho chúng ta nhận ra rằng, đối với những bệnh nhân THA khi có dày thất trái thì đã có sự giảm khả năng năng tống máu (ESV tăng) của cơ tim, mặc dù có sự gia tăng cung lượng tim và chỉ số tim. Một nhận xét nữa được rút ra từ kết quả thu được là ở nhóm bệnh THA, dù có hay không có dày thất trái đều có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê về cung lượng tim và chỉ số tim. Ðiều này chứng tỏ rằng khi có tăng huyết áp mà không được điều trị thường xuyên thì hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim trong một thời gian sớm. Vì vậy vấn đề điều trị sớm, đúng và thường xuyên được kiểm soát huyết áp hợp lý ở những bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng của bệnh(2,9)

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chức năng tâm thu của thất trái bằng phương pháp siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có dày thất trái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 139 NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TÂM THU CỦA THẤT TRÁI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ DÀY THẤT TRÁI Nguyễn Đức Trường* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá chức năng tâm thu của thất trái bằng phương pháp siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) có dày thất trái so với bệnh nhân tăng huyết áp không có dày thất trái và người bình thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu trên 112 đối tượng, tuổi từ 40-69 tuổi, được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 gồm 74 bệnh nhân THA nguyên phát đã được chẩn đoán xác định trong đó gồm 38 bệnh nhân THA không có dày thất trái và 36 bệnh nhân THA có dày thất trái; nhóm 2 gồm 38 người bình thường (nhóm chứng). PP: Nghiên cứu tiền cứu mô tả, có so sánh với nhóm chứng. Kết quả: Không có sự khác biệt với p > 0,05 về tuổi, giới, BMI, BSA và Glucose máu giữa nhóm THA và nhóm chứng. Ở nhóm bệnh nhân THA có dày thất trái phân suất tống máu thất trái (EF: 66,43  6,10%) và phân suất co hồi thất trái (FS: 36,66  3,72%) có giảm hơn so với nhóm chứng (EF: 69,16  6,42% và FS: 38,33  3,96%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm THA không có dày thất trái (EF: 68,16  6,42% và FS: 37,12  3,96%) với p>0,05. Kết luận: Ở những bệnh nhân THA có dày thất trái nhận thấy phân suất tống máu thất trái (EF) và phân suất co hồi thất trái (FS) có giảm hơn so với nhóm chứng với p < 0,05. Từ khóa: Tăng huyết áp, chức năng tâm thu thất trái, siêu âm tim. ABSTRACT STUDY OF LEFT VENTRICULAR SYSTOLIC FUNCTION BY ECHOCARDIOGRAPHY IN HYPERTENSIVE PATIENTS WITH LEFT VENTRICULAR HYPERTROPHY Nguyen Duc Truong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 139 - 146 Objective: The aim of this study was to evaluate the left ventricular systolic function in hypertensive patients with left ventricular hypertrophy. Materials and methods: We studied 112 cases with aged 40-69 years and were divided into two groups: the first group included 74 hypertensive patients, in there 38 hypertensive patients without left ventricular hypertrophy and 36 hypertensive patients with left ventricular hypertrophy; the second group included 38 cases without hypertension and cardiovascular disease (normal control subjects). Methods: Prospective, descriptive and compared to normal control subjects. Results: There was no signigficant difference (p > 0.05) between hypertensive group and focus group at age, gender, BMI, BSA and Glycemia. In hypertensive patients group with left ventricular hypertrophy, left ventricular ejection fraction (EF: 66.43  6.10%) and left ventricular shortening fraction (FS: 36.66  3.72%) were lower than normal control subjects (EF: 69.16  6.42% and FS: 38.33  3.96%) with significantly difference (p 0.05) with hypertensive patients group without left ventricular hypertrophy (EF: 68.16  6.42% và FS: 37.12  3.96%). *Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Đức Trường, ĐT: 0908855557 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 140 Conclusion: In hypertensive patients with left ventricular hypertrophy, left ventricular ejection fraction (EF) and left ventricular shortening fraction (FS) have impaired compared to normals (p < 0.05). Key words: Hypertension, left ventricular systolic function, echocardiography. ÐẶT VẤN ÐỀ Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch khá phổ biến, từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của y học thế giới vì số người bị tăng huyết áp ngày một gia tăng, hàng năm có hàng triệu người trên thế giới bị tử vong hoặc tàn phế do tăng huyết áp gây nên(14). Bên cạnh việc nghiên cứu chức năng tâm trương bằng siêu âm tim đã được nhiều nơi trong và ngoài nước tiến hành, thì việc nghiên cứu chức năng tâm thu bằng siêu âm tim đóng một vai trò quan trọng đối với tiên lượng cũng như điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp(21, 10, 17, 23, 7). Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu sau: Tìm hiểu sự thay đổi chức năng tâm thu của thất trái bằng phương pháp siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát so với người bình thường. ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu trên 112 đối tượng, tuổi từ 40-69 tuổi, được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1: 74 bệnh nhân THA nguyên phát đã được chẩn đoán xác định. Nhóm 2: 38 người bình thường (nhóm chứng). Tiêu chuẩn chọn bệnh Nhóm bệnh Nhóm bệnh bao gồm 74 người bệnh trong đó có 38 nam và 36 nữ. Bệnh nhân được chẩn đoán THA thực sự ở người lớn trên 17 tuổi theo WHO/ISH năm 2004(22). Tiêu chuẩn phân nhóm đối tượng nghiên cứu Dựa vào tiêu chuẩn dày thất trái theo Devereux và theo qui ước của hội nghị Penn(8,15): LVMI =134g/m2 đối với nam. LVMI =110g/m2 đối với nữ. Chúng tôi chia 74 bệnh nhân THA thành hai nhóm. Nhóm THA không có dày thất trái. Nhóm THA có dày thất trái. Nhóm chứng Chúng tôi chọn 38 người bệnh trong đó có 20 nam và 18 nữ, là những bệnh nhân không bị bệnh tăng huyết áp (những bệnh nhân kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ), huyết áp hiện tại < 130/85mmHg, có bệnh lý không ảnh hưởng đến hệ tim mạch, kiểm tra xác định bằng khám lâm sàng và thực hiện siêu âm tim. Mọi đối tượng được chọn lựa như sau. Không có tiền sử về tim mạch hay là bệnh lý khác có ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Không dùng những thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch. Siêu âm tim có kết quả bình thường: không có rối loạn vận động khu trú, không có bệnh van tim thực thể, không có bệnh màng ngoài tim, không có bệnh tim bẩm sinh. Chọn những bệnh nhân có tuổi từ 40-69 tuổi, tỉ lệ nam nữ tương đương phù hợp với nhóm bệnh. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát. Những bệnh nhân có bệnh lý mạch vành: chúng tôi chẩn đoán loại trừ dựa vào tiền sử bản thân và gia đình bình thường, lâm sàng không có cơn đau thắt ngực, điện tim cơ bản bình thường, siêu âm tim không có rối loạn vận động thành tim. Những trường hợp nghi ngờ chúng tôi làm điện tim gắng sức và men tim. Những bệnh nhân có các bệnh van tim thực thể, bệnh cơ tim, bệnh màng tim, bệnh tim bẩm sinh: loại trừ nhờ thăm khám lâm sàng, điện tim Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 141 thường qui và đặc biệt là siêu âm tim khi sàng lọc và khi nghiên cứu. Bệnh Basedow, bệnh đái tháo đường, các bệnh phổi cấp và mạn tính, các bệnh gan thận mạn (xơ gan, suy thận) và phụ nữ có thai. Các rối loạn nhịp tim: chẩn đoán dựa trên lâm sàng và điện tâm đồ. Những bệnh nhân THA đang dùng thuốc điều trị hoặc đang điều trị thì phải ngưng thuốc ít nhất 1 tuần trước khi điều tra. Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo thuốc điều trị THA không ảnh hưởng đến rối loạn chức năng tâm thu thất trái (nếu có), và trị số HA của bệnh nhân lúc điều tra phản ánh đúng giai đoạn của bệnh. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu mô tả, có so sánh với nhóm chứng. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 112 người, gồm 74 trường hợp THA và 38 người bình thường, không có sự khác biệt về tuổi, giới, nhịp tim, BMI, BSA và Glucose máu. Kết quả được ghi nhận như sau. Đặcđiểm mẫu nghiên cứu Phân nhóm các đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Phân nhóm theo tuổi, giới của các đối tượng nghiên cứu. Nhóm tuổi Nhóm chứng Nhóm THA p 40 - 49 12 (31,57%) 23 (31,08%) > 0,05 50 - 59 12 (31,57%) 24 (32,43%) > 0,05 60 - 69 14 (36,86%) 27 (36,49%) > 0,05 Tuổi trung bình 55,10  7,35 55,71  8,07 > 0,05 Nam 20 (52,63%) 38 (51,35%) > 0,05 Nữ 18 (47,37%) 36 (48,65%) > 0,05 n 38 74 Sự phân bố tuổi theo 3 nhóm: 40-49 tuổi; 50-59 tuổi và 60-69 tuổi, cũng như tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm bệnh tăng huyết áp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sự phân bố theo giới ở nhóm bệnh THA ghi nhận tỉ lệ nam chiếm 51,35%, và tỉ lệ nữ giới chiếm 48,65%, do đó có tỉ lệû nam/nữ là: 1,05 nam/1 nữ. Ở nhóm chứng tỉ lệ nam/ nữ chiếm 1,1 nam/ 1 nữ, tỉ lệ nam và nữ giữa nhóm chứng và nhóm THA được nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ðặc điểm chung của nhóm tăng huyết áp Bảng 2: Ðặc điểm chung của nhóm tăng huyết áp. Ðặc điểm chung Số trường hợp Tỉ lệ (%) p Dày thất trái Có 36 48,65% Không 38 51,35% > 0,05 Thời gian mắc bệnh THA < 5 năm 39 52,70% THA < 5 năm 35 47,30% > 0,05 Tuân thủ điều trị Thường xuyên 10 13,52% Không thường xuyên 64 86,48% < 0,05 Suy CNTT thất trái Có 3 4,05% Không 71 95,95% < 0,05 Trong nhóm THA được nghiên cứu, số bệnh nhân THA có dày thất trái chiếm tỉ lệ 48,65% và bệnh nhân THA không có dày thất trái là 51,35%. Tỉ lệ bệnh nhân THA từ 5 năm trở lên chiếm 52,70%. Tỉ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị THA chiếm tỉ lệ cao 86,48%. Tỉ lệ bệnh nhân THA có suy chức năng tâm thu thất trái chiếm một tỉ lệ nhỏ 4,05%. So sánh đặc điểm chung giữa các đối tượng nghiên cứu Nhóm chứng và nhóm tăng huyết áp Bảng 3: So sánh đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu. Thông số Nhóm chứng Nhóm THA p BMI (kg/m2) 21,19  0,99 21,36  1,09 > 0,05 BSA (m2) 1,55  0,08 1,58  0,09 > 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 142 Thông số Nhóm chứng Nhóm THA p Glucose máu lúc đói (mmol/l) 4,91  0,26 5,02  0,37 > 0,05 Nhịp tim (lần/phút) 77,05  7,67 78,70  7,87 > 0,05 HATT (mmHg) 112,11  9,35 165,27  16,02 < 0,01 HATTr (mmHg) 70,66  7,64 102,84  8,68 < 0,01 n 38 74 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa nhóm chứng và nhóm THA về các thông số BMI, BSA, Glucose máu lúc đói và nhịp tim. Nhóm chứng, nhóm THA không dày thất trái và nhóm THA có dày thất trái Bảng 4: So sánh đặc điểm chung của nhóm chứng (nhóm 1), nhóm THA không có dày thất trái (nhóm 2) và nhóm THA có dày thất trái (nhóm 3). Ý nghĩa thống kê p Thông số Nhóm 1 (n = 38) Nhóm 2 (n = 38) Nhóm 3 (n = 36) 1 & 2 1& 3 2 & 3 Tuổi (tuổi) 55,10  7,35 55,37  8,01 56,05  8,38 > 0,05 > 0,05 > 0,05 BMI (kg/m2) 21,19  0,99 21,56  1,12 21,16  1,02 > 0,05 > 0,05 > 0,05 BSA (m2) 1,55  0,08 1,59  0,09 1,57  0,08 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Glucose (mmol/l) 4,91  0,26 4,98  0,28 5,06  0,36 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhịp tim (lần/phút) 77,05  7,67 79,08  7,83 78,31  7,75 > 0,05 > 0,05 > 0,05 HATT (mmHg) 112,11  9,35 157,63  12,76 173,33  15,15 < 0,01 < 0,01 > 0,05 HATTr (mmHg) 70,66  7,64 98,68  7,88 107,22  9,32 < 0,01 < 0,01 > 0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa nhóm chứng với nhóm tăng huyết áp không có dày thất trái, cũng như với nhóm tăng huyết áp có dày thất trái về tuổi, BMI, BSA, Glucose máu lúc đói và nhịp tim. Giữa nhóm tăng huyết áp không dày thất và nhóm tăng huyết áp có dày thất cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, BMI, BSA, Glucose máu lúc đói và nhịp tim. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng, nhóm THA không có dày thất trái và có dày thất trái về trị số huyết áp tâm thu và tâm trương. Đặc điểm hình thái thất trái Nhóm chứng và nhóm tăng huyết áp Bảng 5: Ðặc điểm về hình thái thất trái ở nhóm chứng và nhóm THA. Thông số Nhóm chứng Nhóm THA p IVSd (mm) 8,28  0,81 10,98  1,11 < 0,01 LVDd (mm) 44,51  3,25 45,42  3,62 > 0,05 PWd (mm) 7,98  0,78 8,59  0,90 < 0,05 LVM (g) 146,58  15,10 208,36  20,55 < 0,01 LVMI (g/m2) 84,42  8,48 120,18  12,24 < 0,01 n 38 74 Ở nhóm THA, có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về độ dày của vách liên thất (IVSd), thành sau thất trái (PWd), khối lượng cơ tim thất trái (LVM) và chỉ số khối lượng cơ tim thất trái (LVMI). Nhóm chứng, nhóm THA không có dày thất trái và nhóm THA có dày thất trái Bảng 6: Ðặc điểm về hình thái thất trái ở nhóm chứng (Nhóm 1), nhóm THA không dày thất trái (Nhóm 2) và nhóm THA có dày thất trái (Nhóm 3). Ý nghĩa thống kê p Thông số Nhóm 1 (n = 38) Nhóm 2 (n = 38) Nhóm 3 (n = 36) 1 & 2 1 & 3 2 & 3 IVSd (mm) 8,28  0,81 9,47  0,91 12,57  1,03 < 0,05 < 0,01 < 0,01 LVDd (mm) 44,51  3,25 45,98  3,53 46,93  3,61 > 0,05 > 0,05 > 0,05 PWd (mm) 7,98  0,78 8,41  0,82 8,78  0,86 > 0,05 < 0,05 > 0,05 LVM (g) 146,58 15,10 180,631 8,30 237,642 4,27 < 0,01 < 0,01 < 0,05 LVMI (g/m2) 84,42  8,48 104,211 0,94 137,031 3,90 < 0,01 < 0,01 < 0,05 Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về độ dày vách liên thất tâm trương (IVSd), khối lượng cơ thất trái (LVM) và chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI) ở nhóm THA không có dày thất trái, cũng như với nhóm THA có dày thất trái so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa nhóm chứng với nhóm THA không có dày thất trái, cũng như nhóm THA có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 143 dày thất trái về đường kính tâm trương thất trái (LVDd) và đường kính tâm trương thành sau thất trái (PWd). Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nhóm chứng với nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (THA) có dày thất trái về độ dày thành sau thất trái tâm trương (PWd). Chức năng tâm thu thấtt trái Nhóm chứng và nhóm tăng huyết áp Bảng 7 So sánh các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái giữa nhóm chứng và nhóm tăng huyết áp. Thông số Nhóm chứng Nhóm THA p EF (%) 69,16  6,42 67,30  6,33 > 0,05 FS (%) 38,33  3,96 36,90  3,78 > 0,05 MVCF (c/s) 1,27  0,12 1,24  0,10 > 0,05 ET (ms) 309,53  11,91 298,18  10,85 > 0,05 CO (l/p) 4,80  0,43 5,32  0,51 < 0,05 COI (l/p/m2) 2,78  0,26 3,07  0,30 < 0,05 SV (ml) 59,87  6,16 64,34  6,87 < 0,05 SVI (ml/m2) 34,24  3,30 37,00  3,69 < 0,05 VTI (mm) 167,21  16,78 181,45  18,13 < 0,05 EDV (ml) 87,37  8,70 94,30  9,53 < 0,05 ESV (ml) 26,97  2,81 29,64  2,73 > 0,05 Vaomax (ms) 0,97  0,09 1,07  0,12 > 0,05 Vaomean (ms) 0,68  0,06 0,75  0,07 > 0,05 n 38 74 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái như: phân suất tống máu (EF), phân suất co hồi (FS) và tốc độ rút ngắn trung bình theo chu vi sợi cơ (MVCF) giữa nhóm chứng và nhóm tăng huyết áp. Nhóm chứng, nhóm THA không có dày thất trái và nhóm THA có dày thất trái Bảng 8: So sánh các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái giữa nhóm chứng (Nhóm 1), nhóm THA không có dày thất trái (Nhóm 2) và nhóm THA có dày thất trái (Nhóm 3). Ý nghĩa thống kê p Thông số Nhóm 1 (n = 38) Nhóm 2 (n = 38) Nhóm 3 (n = 36) 1 & 21 & 32 & 3 EF (%) 69,16  68,16  66,43  > Ý nghĩa thống kê p Thông số Nhóm 1 (n = 38) Nhóm 2 (n = 38) Nhóm 3 (n = 36) 1 & 21 & 32 & 3 6,42 6,42 6,10 0,05 0,05 0,05 FS (%) 38,33  3,96 37,12  3,96 36,66  3,72 > 0,05 < 0,05 > 0,05 MVCF (c/s) 1,27  0,12 1,25  0,12 1,23  0,10 > 0,05 > 0,05 > 0,05 ET (ms) 309,53  11,91 302,13  11,61 294,54  11,45 > 0,05 > 0,05 > 0,05 CO (l/p) 4,80  0,43 5,40  0,54 5,22  0,43 < 0,05 < 0,05 > 0,05 COI (l/p/m2) 2,78  0,26 3,14  0,37 2,88  0,26 < 0,05 > 0,05 > 0,05 SV (ml) 59,87  6,16 65,67  7,35 62,87  6,16 > 0,05 > 0,05 > 0,05 SVI (ml/m2) 34,24  3,30 38,00  4,03 36,24  3,30 > 0,05 > 0,05 > 0,05 VTI (mm) 167,21  16,78 182,56  18,26 179,41  16,78 < 0,05 > 0,05 > 0,05 EDV (ml) 87,37  8,70 92,37  9,20 96,33  9,63 < 0,05 < 0,05 > 0,05 ESV (ml) 26,97  2,81 27,24  2,87 31,33  2,98 > 0,05 < 0,05 > 0,05 Vaomax (ms) 0,97  0,09 1,09  0,10 1,05  0,09 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Vaomean (ms) 0,68  0,06 0,78  0,07 0,72  0,07 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Có sự suy giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ở nhóm THA có dày thất trái so với nhóm chứng, nhưng không có sự khác biệt với nhóm THA không có dày thất trái về phân suất tống máu thất trái (EF) và phân suất co hồi thất trái (FS). BÀN LUẬN Chức năng tâm thu thất trái Các thông số siêu âm tim đánh giá CNTT thất trái Các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: phân suất tống máu (EF), phân suất rút ngắn (FS), tốc độ rút ngắn chu vi sợi cơ trung bình (MVCF), thời gian tống máu (ET), cung lượng tim (CO), chỉ số cung lượng tim (COI), thể tích nhát bóp (SV), chỉ số thể tích nhát bóp (SVI), tích phân vận tốc theo thời gian của dòng chảy qua van động mạch chủ (VTIAO), thể tích cuối tâm trương (EDV), Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 144 thể tích cuối tâm thu (ESV), vận tốc tối đa của dòng chảy qua van động mạch chủ (Vaomax) và vận tốc trung bình của dòng chảy qua van động mạch chủ (Vaomean)( 6,12,20). Siêu âm Doppler tim đánh giá chức năng tâm thu thông qua việc đánh giá hình dạng, vận động của tim cũng như nhờ một số chỉ số về thời gian tâm thu. Các chỉ số đo về đường kính thất trái trên siêu âm tim cho tới nay vẫn được sử dụng thường qui để đánh giá chức năng tâm thu của tim mặc dầu đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ với sự ra đời của kỹ thuật khác. Lý do để nó vẫn còn được ưa thích đó là tính dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và nhất là giá thành lại hạ. Hạn chế duy nhất của kiểu siêu âm này là kém chính xác trong việc đánh giá chức năng tâm thu ở những bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ cơ tim do tim co bóp không đồng dạng. Trong những trường hợp này thì siêu âm 2D và 3D chắc chắn ưu việt hơn(8,20,1). Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân tăng huyết áp và không có những dấu hiệu của thiếu máu cục bộ cơ tim đã được lựa chọn dựa vào lâm sàng, ECG và nhất là siêu âm 2D. Như vậy các thông số đánh giá co bóp thất trái trên siêu âm tim trong nghiên cứu cũng được coi là chuẩn thông dụng. Carlos A. Roldan so sánh tính cung lượng tim bằng Doppler như phương pháp chúng tôi sử dụng với thông tim thấy tương quan chặt chẽ với r = 0,84 (p < 0,0001)(10). Ðiều đó chứng tỏ rằng siêu âm Doppler cũng là một phương pháp cho độ tin cậy tốt để đánh giá cung lượng tim. Khuyến cáo mới đây của Hội siêu âm Hoa Kỳ cũng khuyên dùng phương pháp như chúng tôi sử dụng để tính thể tích tống máu cũng như cung luợng tim và chỉ số tim(15). Các thông số siêu âm tim đánh giá CNTT thất trái trên các đối tượng nghiên cứu Số liệu thu được qua phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức p > 0,05 giữa nhóm chứng so với nhóm tăng huyết áp chung về các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái như: phân suất tống máu (EF) và phân suất co hồi thất trái (FS). Trong khi đó, khi chúng tôi phân nhóm bệnh tăng huyết áp thành nhóm THA không có dày thất trái và nhóm THA có dày thất trái thì các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái như: phân suất tống máu thất trái (EF) và phân suất co hồi thất trái (FS) có giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ở nhóm bệnh THA có dày thất trái so với nhóm chứng nhưng cho thấy chưa có sự khác biệt đáng kể so với nhóm bệnh nhân THA không có dày thất trái. Ðiều này cho thấy những bệnh nhân THA khi đã có dày thất trái thì bắt đầu chức năng tâm thu thất trái bắt đầu giảm so với người bình thường. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Kristian Wachtell, Jens Rokkedal(25). Bên cạnh đó các thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu thất trái khác như: CO, COI, SV, SVI, VTI và EDV đều có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở nhóm THA chung so với nhóm chứng. Trên lâm sàng việc gia tăng các thông số như CO, COI, SV, SVI cũng như EDV giúp các thầy thuốc xác định được thể tích tuần hoàn hiện hữu của bệnh nhân, qua đó có thể điều trị một cách đúng đắn hơn. Ðiều này cũng được Richard B. Devereux, Jonathan N. Bella đề cập trong nghiên cứu HyperGen về chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân THA người lớn(5). Trong sự phân nhóm THA không có dày thất trái và nhóm THA có dày thất trái ở nhóm bệnh THA, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 về thể tích cuối tâm thu (ESV), đó là có sự gia tăng thể tích cuối tâm thu ở nhóm THA có dày thất trái. Ðiều này giúp cho chúng ta nhận ra rằng, đối với những bệnh nhân THA khi có dày thất trái thì đã có sự giảm khả năng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 145 năng tống máu (ESV tăng) của cơ tim, mặc dù có sự gia tăng cung lượng tim và chỉ số tim. Một nhận xét nữa được rút ra từ kết quả thu được là ở nhóm bệnh THA, dù có hay không có dày thất trái đều có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê về cung lượng tim và chỉ số tim. Ðiều này chứng tỏ rằng khi có tăng huyết áp mà không được điều trị thường xuyên thì hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim trong một thời gian sớm. Vì vậy vấn đề điều trị sớm, đúng và thường xuyên được kiểm soát huyết áp hợp lý ở những bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng của bệnh(2,9). KẾT LUẬN Bằng phương pháp siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu của thất trái trên 74 bệnh nhân tăng huyết áp, so sánh với 38 người của nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy: Phân suất tống máu thất trái (66,43  6,10%) và phân suất co hồi thất trái (36,66  3,72%) ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có dày thất trái có giảm hơn so với nhóm chứng (69,16  6,42% và 38,33  3,96%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về một số thông số siêu âm tim đánh giá chức năng tâm thu của thất trái như: cung lượng tim (từ 4,80  0,43lít/phút ở nhóm chứng lên 5,32  0,51lít/phút ở nhóm bệnh tăng huyết áp), chỉ số tim (từ 2,78  0,26lít/phút/m2 ở nhóm chứng lên 3,07  0,30lít/phút/m2 ở nhóm bệnh tăng huyết áp) và thể tích cuối tâm trương thất trái (từ 87,37  8,70ml ở nhóm chứng lên 94,30  9,53ml ở nhóm bệnh tăng huyết áp). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Appleton CP, Hatle LK, Popp RL (1998), “Relation of transmitral flow velocity patterns to left ventricular diastolic function”, J. Am Coll Cardiol, New Insights From A Combined Hemodynamic And Doppler Echocardiographic Study, (12), pp. 426-440. 2. Black HR, Bakris GL, Elliott WJ (2001), “Hypertension: Epidemiology, Pathophysiology, Diagnosis, and Treatment”, Hurst’s The Heart, 10th edition, The McGraw-Hill, pp. 1553-1594. 3. Bowen E (2000), “Systolic heart failure”, Manual of Cardiovascular Medicine, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 99-115. 4. Carbajal EV, Deedwania PC (2003), “Congestive Heart Failure”, Current Diagnosis & Treatment in Cardiology, Mc Graw Hill - Lange Medical Books, pp. 217-230. 5. Devereux RB, Bella JN (2005), “Left ventricular systolic dysfunction in a Biracial Sample of hypertensive adults the hyperGen study”, American Heart Association, Inc, 6. Hayes SN, Miller FA (2000), "Assessment of ventricular function", Mayo Clinic Cardiology Review, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 769-776. 7. Hồ Huỳnh Quang Trí (2004), “Rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở người tăng huyết áp - Khảo sát bằng siêu âm Doppler”, Thời sự tim mạch học, (56), tr. 12-17. 8. Hoàng Minh Châu (2000), “Đánh giá chức năng thất trái bằng siêu âm tim”, Bài giảng siêu âm tim, Bệnh viện trung ương quân đội 108, tr.135-145. 9. Hogan MJ. (2000), “Hypertension”, Mayo Clinic Cardiology Review, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1067-1080. 10. Lê Thị Thiên Hương, Lê Thị Thanh Thái, Đặng Vạn Phước (2000), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh lý lên các thông số Doppler đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở người khỏe mạnh”, Kỷ yếu toàn văn Đại hội tim mạch học quốc gia lần thứ 8, tr. 1248-1254. 11. Lorell BH, Carabello BA. (2000), “Left ventricular hypertrophy: pathogenesis, detection, and prognosis”, Circulation, (102), pp. 470-490. 12. Melzer C, Borges AC (2004), “Echocardiographic AV-interval optimization in patients with reduced left ventricular function”, BioMed Central, 13. Moser M (2004), “The Updated Hypertension Guidelines”, Medical Tribune 06, Yale University School of Medicine. 14. Nguyễn Mạnh Phan (1999), “Tình hình bệnh tăng huyết áp”, Tạp chí Y học - Hội tim mạch học Việt Nam, (18), tr. 1-3. 15. Otto CM. (2000), Textbook of Clinical Echocardiography “Echocardiographic evaluation of left and right ventricular systolic and diastolic functions”, , second editon, W.B Saunders company, pp. 100-152. 16. Petrie MC, Caruana L, Berry C (2002), “Diastolic heart failure or heart failure caused by subtle LV systolic dysfunction”, Heart, (87), pp. 29-31. 17. Phạm Nguyên Sơn, Trần Văn Riệp, Phạm Gia Khải (2001), “Nghiên cứu rối loạn chức năng tâm trương thất trái trong bệnh tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (27), tr. 30-38. 18. Roldan CA. (2002), “The Normal Color Doppler Echocardiogram”, Evaluation of The Patient with Heart Disease Integrating the Physical Exam & Echocardiography, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 35-39. 19. Rumberger JA., Murphy JG. (2000), “Left ventricular systolic function”, Mayo Clinic Cardiology Review, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 27-35. 20. Starling MR. (2000), “Assessment of heart failure, systolic and diastolic”, Imaging in Cardiovascular Disease, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 713-736. 21. Tạ Mạnh Cường, Nguyễn Tuyết Minh, Nguyễn Ngọc Tước, Phạm Gia Khải (1997), “Sự liên quan của một vài thông số siêu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 146 âm về chức năng tâm trương thất trái với một số thông số sinh lý ở người lớn thường”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (13), tr. 45- 49. 22. The Updated WHO/ISH Hypertension Guidelines (2004), “The wave of updates continued at the 2004 meeting of International Society of hypertension in Sao Paulo, Brazil”, Prevention, detection, evaluation, and treatment of high blood Pressure, 23. Trịnh Quang Thân (2003), “Nghiên cứu hình thái và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân THA bằng phương pháp siêu âm Doppler tim”, Kỷ yếu toàn văn hội nghị tim mạch miền trung mở rộng năm 2003, tr. 228. 24. Tzeng JJ. and Chandraratna PAN (2000), “Principles of Echocardiographic Approaches”, Imaging in Cardiovascular Disease, The Lippincott Williams & Wilkins, pp. 13-19. 25. Wachtell K, Rokkedal J (2004), “Effect of electrocardiographic left ventricular hypertrophy on left ventricular systolic function in systemic hypertension (The LIFE study)”, The American Journal of cardiology,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chuc_nang_tam_thu_cua_that_trai_bang_phuong_phap.pdf
Tài liệu liên quan