BÀN LUẬN
Đánh giá sơ bộ sự phân bố bệnh giun
truyền qua đất ở tỉnh Sơn La
Tỷ lệ nhiễm giun chung từ 88% - 97,92%
trong khi đó 3 tỉnh Tây Nguyên từ 46,32% -
51,75%(3).
Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 71,83% - 97,41%.
Tỷ lệ nhiễm giun tóc từ 9,93% - 45,25%
Tỷ lệ nhiễm giun móc từ 11,54% - 30,83%
trong khi đó tại các vùng miền núi của 10 tỉnh
miền núi ven biển miền trung 38,98% (Lê Khánh
Thuận 1998 - 2000)(3).
Tỷ lệ nhiễm giun tăng dần theo nhóm tuổi.
Đối với dân tộc thì tỷ lệ nhiễm giun đường
ruột chung từ 45,96% - 97,2% cao hơn các nhóm
dân tộc thuộc 3 tỉnh Tây Nguyên (từ 41,34% -
56,78%)(3).
Mô tả sự hiểu biết của cộng đồng về
bệnh giun sán và phòng chống giun sán
Tỷ lệ gia đình có hố xí từ 90,6%, cao hơn 3
tỉnh Tây Nguyên (19,16 - 30,0%). Hố xí tự đào từ
92,9% không đảm bảo vệ sinh thấp.
Nhân dân chưa biết phòng chống bệnh giun
sán. Các hành vi sinh hoạt thường nhật chủ yếu
do thói quen.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Tỷ lệ nhiễm giun chung từ 83,36 - 93,45%,
cao nhất huyện Quỳnh Nhai 97,92%, thấp nhất
huyện Mường La 83,36%.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 71,83 - 97,41%, giun
tóc từ 9,93 - 45,25%, giun móc từ 11,54-30,83%.
Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột tăng dần theo
nhóm tuổi.
Nhiễm giun ở các nhóm dân tộc đều rất cao.
Tỷ lệ gia đình có hố xí từ 80,4 - 99,1% không
đảm bảo vệ sinh.
Sự hiểu biết về tác hại của bệnh giun còn
thấp.
Đề nghị
Cần tiến hành tẩy giun hàng loạt trong cộng
đồng dân cư.
Tiếp tục tiến hành tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân về nếp sống vệ sinh, vận động
nhân dân xây hố xí hợp vệ sinh, giúp dân hiểu
rõ về bệnh giun sán và biện pháp phòng chống
thích hợp.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 139
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TỈNH SƠN LA
Nguyễn Văn Sơn*, Phạm Thị Chiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự phân bố bệnh giun truyền qua đất ở tỉnh Sơn La. Mô tả sự hiểu biết của cộng đồng
về bệnh giun sán và cách phòng chống. Đề ra biện pháp can thiệp thích hợp trong chiến lược phòng chống giun
sán tại cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.
Kết quả: Điều tra 7.150 mẫu phân tại 18 xã, 72 bản thuộc 6 huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu,
Sông Mã, Quỳnh Nhai và Yên Châu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 93,45%. Trong đó nhiễm giun đũa
85,85%, giun tóc 24,52% và giun móc 18,92%. Tỷ lệ nhiễm giun chung giữa nam và nữ không có sự khác biệt
và cao dần theo nhóm tuổi. Nhiễm giun tóc và giun móc ở người lớn cao hơn trẻ em. Tỷ lệ nhiễm một loại giun là
82,17%, nhiễm 2 loại giun là 15,9%, nhiễm 3 loại giun là 0,43%. Tỷ lệ nhiễm giun ở dân tộc Sinh Mun 97,2%,
dân tộc Thái 96,6, dân tộc La Ha 85% dân tộc kinh 80,62% và dân tộc Mông 45,96.%). Nhiễm giun móc ở dân
tộc Kinh và dân tộc Thái cao hơn so với các dân tộc. Điều tra 2.188 hộ gia đình cho thấy có 90,6% hộ gia đình đều
có hố xí trong đó có 92,9% là hố xí tự đào. Tỷ lệ hố xí tự đào càng cao thì tỷ lệ nhiễm giun càng lớn.
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột tăng dần theo nhóm tuổi, nhiễm giun ở các nhóm dân tộc đều rất
cao. Tỷ lệ gia đình có hố xí từ 80,4 - 99,1% không đảm bảo vệ sinh. Sự hiểu biết về tác hại của bệnh giun còn
thấp. Nhân dân chưa biết phòng chống bệnh giun sán.
Từ khóa: Giun truyền qua đất, Sơn La.
ABSTRACT
SITUATION OF WORM INFECTION THROUGH THE SOLID IN SON LA PROVINCE
Nguyen Van Son, Pham Thi Chien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 139 - 144
Objective: Evaluate the distribution of worm infection transmitted through the soil in Son La province, and
describe the understanding of community on cysticercoids and worm prevention and propose appropriate
interventions in worm prevention strategies in the ethnic communities in the province
Method: Cross-sectional survey
Results: Testing 7,150 feces sample in 18 communes and 72 villages in 6 districts of Mai Son, Muong La,
Thuan Chau, Song Ma, and Quynh Yen Chau shows that the worm infection rate is 93.45%. Of which infected
roundworm 85.85%, hair worms 24.52% and hookworm 18.92%. Worm infection rates between men and women
do not differ and gradually high by age group. Hair worm and hookworm infections in adults are higher than
children. One worm infection rate is 82.17%, 2 worm infection is 15.9%, 3 worms infection is 0.43%. Worm
infection rate of Sinh Mun is 97.2%, Thai Ethnicity of 96.6, La Ha ethnicity of 85%, Kinh ethnicity of 80.62 and
Hmong ethnicity of 45.96%). Hookworm infection in Kinh and Thai ethnicity are higher than the ethnics.
Conducting survey 2,188 household shows that 90.6% of households have latrines of which 92.9% are septic
latrines. The higher rate of septic latrines the greater prevalence of worms.
Conclusion: Intestinal worm infection rate increases by age group, worm infection rate in the ethnic groups
* Trung tâm phòng chống sốt rét KST – CT Sơn La
Tác giả liên lạc: BSCKI Nguyễn Văn Sơn, ĐT: 0912164637, Email: nguyenvansonsr@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 140
is very high. The proportion of households with no sanitary latrines is 80.4 - 99.1%. Understanding about
consequences of the cysticercoids is low. People do not know how to prevent diseases
Key words: worm infection through the solid, Son La.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giun là bệnh ký sinh trùng gây ảnh
hưởng nhiều tới sức khoẻ con người, trong đó
nó còn là tác nhân gây suy dinh dưỡng ở lứa
tuổi trẻ em.
Nhiễm giun liên quan tới nghèo đói, điều
kiện sống thấp, vệ sinh môi trường kém, cung
cấp nước không đảm bảo vệ sinh nước sạch, khí
hậu và độ sạch của đất, vệ sinh cá nhân và môi
trường kém, sự hiểu biết về y tế còn thấp.
Nhiễm bệnh về giun thường làm giảm khả
năng lao động và sự tập trung tư tưởng. Đối với
trẻ em bị nhiễm giun làm giảm phát triển về trí
tuệ. Nhiễm bệnh về giun cũng làm tăng tỷ lệ
bệnh, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và thai nhi. Người bị
nhiễm giun móc thường có biểu hiện thiếu máu.
Với sinh địa cảnh của Tỉnh Sơn La luôn là
môi trường thuận lợi cho bệnh giun ký sinh ở
người phát triển mạnh.
Điều tra cơ bản về tình hình nhiễm giun
truyền qua đất là vấn đề hết sức cần thiết nhằm
mục đích:
- Đánh giá sự phân bố bệnh giun truyền qua
đất ở tỉnh Sơn La.
- Mô tả sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh
giun sán và phòng chống giun sán.
- Đề ra biện pháp can thiệp thích hợp trong
chiến lược phòng chống giun sán tại cộng đồng
các dân tộc trong tỉnh.
THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006.
Địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Sơn La
Đối tượng nghiên cứu
Chủ hộ và các thành viên trong gia đình của
chủ hộ.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp dịch tễ học mô tả (Điều tra cắt
ngang xác định tỷ lệ mắc).
Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các
bệnh giun truyền qua đất bằng điều tra ngang
được thực hiện bằng các xét nghiệm phân.
Mô tả sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh
giun sán và phòng chống giun sán bằng bộ câu
hỏi phỏng vấn.
Chọn mẫu
- Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng
- Chọn ngẫu nhiên 6 huyện/11 huyện, tị theo
bảng danh sách các huyện trong tỉnh Sơn La.
- Mỗi huyện được lựa chọn ngẫu nhiên 3 xã.
- Mỗi xã được lựa chọn ngẫu nhiên 4 bản.
Cỡ mẫu
- Xác định tỷ lệ nhiễm giun bằng xét nghiệm
phân:
Chúng tôi dựa trên công thức tính cỡ mẫu
cho một xã sẽ là:
1,96 2. p. q
n=-----------------
e 2
Cỡ mẫu tính cho mỗi xã là 384 người, điều
tra thêm 16 người để tránh tình trạng thiếu hụt
trong quá trình điều tra. Tổng số mẫu được tiến
hành điều tra của đề tài sẽ là: 7.200 người.
- Điều tra bằng bộ câu hỏi.
Mỗi bản điều tra 30 chủ hộ gia đình thuộc
các hộ được chọn điều tra làm xét nghiệm phân.
Tổng số hộ điều tra tại 6 huyện là 2.160 hộ gia
đình.
Xử lý số liệu
Quản lý và xử lý trên phần mềm EPI - INFO
và Excel.
Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu
Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh giun truyền qua
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 141
đất bằng xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato –
Kaz.
Phỏng vấn chủ hộ gia đình bằng bộ câu hỏi.
Các chỉ số đánh giá
Chỉ số nhiễm ( prevalence of infections )
Số người nhiễm trong một cộng đồng
Chỉ số nhiễm = (Số người có xét nghiệm
dương tính) x 100/ Số người được xét nghiệm
Tỷ lệ nhiễm của mỗi loại ký sinh trùng
Tỷ lệ nhiễm chung các bệnh giun truyền qua
đất (Tỷ lệ nhiễm ít nhất một loại giun truyền
qua đất )
Tỷ lệ đa nhiễm
Cường độ nhiễm.
Cường độ nhiễm = (Tổng số trứng trung
bình / 1 gam phân của tất cả người XN)/ Số
người xét nghiệm
Bảng 1. Phân loại cường độ nhiễm (Theo WHO).
Loài
giun
Cường độ
nhiễm nhẹ
Cường độ
nhiễm TB
Cường độ
nhiễm nặng
Giun đũa1 - 4.999 trứng /
gam
5.000-49.999
trứng / gam
50.000 trứng/
gam
Giun tóc 1 - 999 trứng /
gam
1.000 - 9.999
trứng / gam
10.000 trứng/
gam
Giun
móc
1 - 1.999 trứng /
gam
2.000 - 3.999
trứng / gam
4.000 trứng /
gam
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về điều kiện tự nhiên và xã hội
Tổng số huyện được điều tra gồm có 6
huyện tại 18 xã, 72 bản. Số người được xét
nghiệm phân là 7.150 người. Số chủ hộ được
phỏng vấn 2.188 người.
Nhân dân sinh sống cố định. Cuộc sống
chủ yếu là tự cung tự cấp. Kinh tế dựa vào
làm ruộng, nương rẫy và chăn nuôi. Cấu trúc
nhà sàn bằng gỗ. Mái lợp bằng ngói, vị trí nhà
đều ở sát ven rừng, cạnh bờ suối. Trâu bò
nhốt ở dưới gầm sàn nhà ở. Nhiều gia đình
vẫn nuôi thả rông lợn.
Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất
tại cộng đồng.
Xác định tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung
tại 6 huyện
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột tại 6 huyện.
Huyện Số XN Số (+)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Giun
đũa
Giun
Tóc
Giun
móc
Nhiễm
1 loại
Nhiễ
m 2
loại
Nhiễ
m 3
loại
Mai
Sơn
1.200 1.056 862 198 304 913 175 4
%
nhiễm
88,0 71,83 16,5 25,33 76,08 14,58 0,33
Mường
La
1.196 997 759 361 138 1.094 69 6
%
nhiễm
83,36 83,36 30,18 11,54 91,47 5,77 0,5
Yên
Châu
1.199 1.158 1.128 115 136 1.066 127 2
%
nhiễm
96,58 97,41 9,93 11,74 88,91 10,59 0,17
Thuận
Châu
1.200 1.167 1.118 543 172 1.041 167 12
%
nhiễm
97,25 93,17 45,25 14,33 86,75 13,92 1
Sông
Mã
1.200 1.173 1.160 316 370 839 366 7
%
nhiễm
97,75 96,67 26,33 30,83 69,92 30,5 0,58
Quỳnh
Nhai
1.155 1.131 1.111 220 233 922 233 0
%
nhiễm
97,92 96,19 19,05 20,17 79,83 20,17 0
Cộng
7.150 6.682 6.138 1.753 1.353 5.875 1.137 31
%
nhiễm
93,45 85,85 24,52 18,92 82,17 15,9 0,43
Tại bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun chung
93,45%, cao hơn nghiên cứu của Hán Đình
Trọng(1,2), trong đó nhiễm giun đũa 85,85%,
nhiễm giun tóc 24,52% và nhiễm giun móc
18,92%. Nhiễm 1 loại giun 82,13 %, Nhiễm 2 loại
giun 15,9%, Nhiễm 3 loại giun 0,43%.
Xác định cường độ nhiễm giun tại 6 huyện
Bảng 3. Phân loại cường độ nhiễm các loại giun các
huyện
Huyện
Giun đũa Giun tóc Giun móc
Số ca + Tỷ lệ% TS XN + Tỷ lệ% TS XN + Tỷ
lệ%
Mai Sơn
Nhẹ 286 23,83 10 0,83 155 12,92
Trung bình 574 47,83 188 15,67 109 9,08
Nặng 2 0,17 0 0 40 3,33
Mường La
Nhẹ 540 45,15 76 6,35 56 4,68
Trung bình 219 18,31 284 23,75 59 4,93
Nặng 0 0 1 0,08 23 1,92
Yên Châu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 142
Nhẹ 203 16,93 0 0 30 2,5
Trung bình 922 76,9 115 9,59 72 6,01
Nặng 3 0,25 0 0 34 2,84
Thuận
Châu
Nhẹ 32 2,67 1 0,08 25 2,08
Trung bình 1.084 90,33 535 44,58 92 7,67
Nặng 2 0,17 7 0,58 55 4,58
Sông Mã
Nhẹ 3 0,25 1 0,08 86 7,17
Trung bình 1.156 96,33 315 26,25 117 9,75
Nặng 1 0,08 0 0 167 13,92
Quỳnh
Nhai
Nhẹ 5 0,43 1 0,09 79 6,84
Trung bình 1.104 95,58 218 18,87 120 10,39
Nặng 2 0,17 1 0,09 34 2,94
Cộng
chung
Nhẹ 1.069 14,95 89 1,24 431 6,03
Trung bình 5,059 70,76 1,655 23,15 569 7,96
Nặng 10 0,14 9 0,13 353 4,94
Tại bảng 2 cho thấy cường độ nhiễm các loại
giun:
Giun đũa: Nhiễm nhẹ 14,95%, nhiễm trung
bình 70,76% và nhiễm nặng 0,14%.
Giun tóc: Nhiễm nhẹ 1,24%, nhiễm trung
bình 23,15% và nhiễm nặng 0,13%
Giun móc: Nhiễm nhẹ 6,03%, nhiễm trung
bình 7,96% và nhiễm nặng 4,94%.
Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đát theo nhóm tuổi
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột theo nhóm tuổi tại 6 huyện
Lứa tuổi Số XN (+) %
Giun đũa Giun tóc Giun móc
(+) % (+) % (+) %
0-4 64 43 67,19 38 59,38 8 12,5 1 1,56
5-9 701 589 84,02 559 79,74 87 12,41 23 3,28
10-14 1.078 990 91,84 942 87,38 156 14,47 67 6,22
15-19 1.050 998 95,05 925 88,1 201 19,14 179 17,05
20-29 1.522 1.457 95,73 1.331 87,45 421 27,66 400 26,28
30-39 1.096 1.063 96,99 969 88,41 330 30,11 308 28,1
40-49 813 780 95,94 704 86,59 276 33,95 214 26,32
50-59 399 383 95,99 355 88,97 117 29,32 90 22,56
>=60 427 379 88,76 315 73,77 157 36,77 71 16,63
Cộng 7.150 6.682 93,45 6.138 85,85 1.753 24,52 1.353 18,92
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun chung ở các
nhóm tuổi từ 67,19% - 95,94% và cao dần theo
nhóm tuổi. Tỷ lệ này cũng phợp với kết quả
nghiên cứu của Hán Đình Trọng(1,2).
Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền đất theo
nhóm dân tộc
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo nhóm
dân tộc tại 6 huyện
TT Dân tộc Số XN Số (+)
Tỷ lệ nhiễm giun
G. Đũa G.Tóc G.Móc
1
Thái
5.464
5.278 4.830 1.616 1.094
% nhiễm 96,6 88,4 29,58 20,02
2
Kinh
227
183 115 13 81
% nhiễm 80,62 50,66 5,73 35,68
3 La Ha 100 85 84 31 1
TT Dân tộc Số XN Số (+)
Tỷ lệ nhiễm giun
G. Đũa G.Tóc G.Móc
% nhiễm 85 84 31 1
4
Mông
706
491 491 17 52
% nhiễm 69,55 69,55 2,41 7,37
5
Khơ Mú
5
5 5 1 0
% nhiễm 100 100 20 0
6
Sinh Mun
286
278 267 18 29
% nhiễm 97,2 93,36 6,29 10,14
7
Kháng
768
353 346 57 97
% nhiễm 45,96 45,05 7,42 12,63
Cộng
7.150
6.682 6.138 1.753 1.353
% nhiễm 93,45 85,85 24,52 18,92
Tại bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun ở dân
tộc Sinh Mun chiếm 97,2%, dân tộc Thái 96,6%,
dân tộc La Ha 85%, dân tộc Kinh 80,62%, dân tộc
Mông 69,55% và dân tộc Kháng 45,96%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 143
Kết quả điều tra bộ câu hỏi
Bảng 6. Tình hình công trình vệ sinh có liên quan tới tỷ lệ nhiễm giun.
Tên huyện Số ĐT
Có hố xí Hố xí tự đào
Hố xí luôn bị
ngập nước
Tỷ lệ nhiễm giun
SL % SL % SL % Số XN % (+)
Mai Sơn 373 354 94,9 314 88,7 11 3,1 1.200 88,00
Mường La 365 362 99,2 321 88,7 27 7,5 1.196 83,36
Yên Châu 365 316 86,6 292 92,4 9 2,8 1.199 96,58
Thuận Châu 361 301 83,4 273 90,7 0 0 1.200 97,25
Sông Mã 362 358 98,9 351 98,0 0 0 1.200 97,75
Quỳnh Nhai 362 291 80,4 290 99,7 0 0 1.155 97,92
Cộng 2.188 1.982 90,6 1.841 92,9 47 2,2 7.150 93,45
Bảng 5 cho thấy số hộ có hố xí 1.982 hộ
chiếm 90,6%, cao hơn so với các nghiên cứu
khác nhưng chủ yếu hố xí tự đào 92,9%. Có mối
tương quan chặt chẽ giữa hố xí tự đào với tỷ lệ
nhiễm giun {r(hxd-tln)=0,71 (p<0,05)}. Tỷ lệ hố xí
tự đào càng cao thì tỷ lệ nhiễm giun càng lớn.
BÀN LUẬN
Đánh giá sơ bộ sự phân bố bệnh giun
truyền qua đất ở tỉnh Sơn La
Tỷ lệ nhiễm giun chung từ 88% - 97,92%
trong khi đó 3 tỉnh Tây Nguyên từ 46,32% -
51,75%(3).
Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 71,83% - 97,41%.
Tỷ lệ nhiễm giun tóc từ 9,93% - 45,25%
Tỷ lệ nhiễm giun móc từ 11,54% - 30,83%
trong khi đó tại các vùng miền núi của 10 tỉnh
miền núi ven biển miền trung 38,98% (Lê Khánh
Thuận 1998 - 2000)(3).
Tỷ lệ nhiễm giun tăng dần theo nhóm tuổi.
Đối với dân tộc thì tỷ lệ nhiễm giun đường
ruột chung từ 45,96% - 97,2% cao hơn các nhóm
dân tộc thuộc 3 tỉnh Tây Nguyên (từ 41,34% -
56,78%)(3).
Mô tả sự hiểu biết của cộng đồng về
bệnh giun sán và phòng chống giun sán
Tỷ lệ gia đình có hố xí từ 90,6%, cao hơn 3
tỉnh Tây Nguyên (19,16 - 30,0%). Hố xí tự đào từ
92,9% không đảm bảo vệ sinh thấp.
Nhân dân chưa biết phòng chống bệnh giun
sán. Các hành vi sinh hoạt thường nhật chủ yếu
do thói quen.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Tỷ lệ nhiễm giun chung từ 83,36 - 93,45%,
cao nhất huyện Quỳnh Nhai 97,92%, thấp nhất
huyện Mường La 83,36%.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 71,83 - 97,41%, giun
tóc từ 9,93 - 45,25%, giun móc từ 11,54-30,83%.
Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột tăng dần theo
nhóm tuổi.
Nhiễm giun ở các nhóm dân tộc đều rất cao.
Tỷ lệ gia đình có hố xí từ 80,4 - 99,1% không
đảm bảo vệ sinh.
Sự hiểu biết về tác hại của bệnh giun còn
thấp.
Đề nghị
Cần tiến hành tẩy giun hàng loạt trong cộng
đồng dân cư.
Tiếp tục tiến hành tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân về nếp sống vệ sinh, vận động
nhân dân xây hố xí hợp vệ sinh, giúp dân hiểu
rõ về bệnh giun sán và biện pháp phòng chống
thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hán Đình Trọng, Nguyễn Văn Đề, Phí Đức Toán, Trần Thành
Bình, NguyễnVăn Thứ, Đặng Thị Chải và cs, “Đánh giá tình hình
nhiễm giun sán tại 3 xã huyện Bảo Yên, tỉnh Yên Bái”, Công trình
nghiên cứu khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc
chuyên ngành sốt rét- ký sinh trùng-côn trùng giai đoạn 2001-
2005, Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương, trang 180.
2. Hán Đình Trọng, Phí Đức Toán, Nguyễn Văn Đề, Hoàng Văn
Tân, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Hải Sơn, Nguyễn Văn Thứ và
cộng tác viên, “Tình hình nhiễm giun tại ba xã miền núi thuộc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 144
tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký
sinh trùng Viện Sốt rét – KST – CT Trung Ương, số 1 năm 2003
trang 87.
3. Lê Khánh Thuận, Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn
Văn Khá, Triệu Thị Ninh, Nguyễn Hữu Giáo, “Nghiên cứu sự
phân bố bệnh giun ở 10 tỉnh ven biển miền Trung - Việt Nam”,
Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học ( 1991 - 2000 ) Viện Sốt
rét - KST - CT Quy Nhơn, trang 382 - 388.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_nhiem_giun_truyen_qua_dat_tinh_son_la.pdf