Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh quai bị có biểu hiện viêm tinh hoàn ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

KẾT LUẬN. Qua nghiên cứu 33 trường hợp quai bị có viêm tinh hoàn ở trẻ em, chúng tôi có một số kết luận như sau: Đặc điểm dịch tễ: Tuổi 11 –15: chiếm tỷ lệ 91%, ngày nhập viện: Từ ngày 4 – 8 của bệnh chiếm tỉ lệ 93,8%. Lâm sàng và cận lâm sàng: Sốt 100%, viêm tuyến mang tai 100%, viêm tinh hoàn 100%, đau góc hàm 18,2%. Viêm tinh hoàn 1 bên: 78,8%, 2 bên 21,2%. Ngày xuất hiện triệu chứng viêm tinh hoàn chủ yếu là 3 - 8 chiếm 75,7%, triệu chứng khi viêm tinh hoàn: Sốt cao trở lại 66,7%, sưng đau tinh hoàn 93,9%. Bạch cầu máu  10000/mm3 là 51,5% và  10.000/mm3 là 48,5%; công thức bạch cầu với tỷ lệ lympho < 30% là 84,8%. Amylase máu tăng > 200u/l là 78%. Các trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị cần được điều trị thích hợp ở các cơ sở y tế, nghỉ ngơi tại chỗ, chườm mát tinh hoàn, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt, cần được theo dõi liên tục sau này để phát hiện sớm tình trạng viêm teo tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hỗ trợ kịp thời. Trường hợp quai bị có viêm tinh hoàn 2 bên nhưng chưa lập gia đình hoặc chưa có con cần khuyến cáo bệnh nhân đến các trung tâm điều trị vô sinh để dự trữ lạnh tinh trùng giúp duy trì khả năng sinh sản. Điều tốt nhất là phòng ngừa bệnh quai bị bằng vắc xin tạo miễn dịch chủ động ở mọi lứa tuổi (> 1 tuổi); đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên sau dậy thì chưa mắc bệnh quai bị hoặc chưa được chủng ngừa quai bị trước đó.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh quai bị có biểu hiện viêm tinh hoàn ở trẻ em tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH QUAI BỊ CÓ BIỂU HIỆN VIÊM TINH HOÀN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG. Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của 33 trường hợp bệnh quai bị có biểu hiện viêm tinh hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong 05 năm 2002 – 2006. Phương pháp: Hồi cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy rằng: tuổi 11 - 15 chiếm 91%, biểu hiện sốt 100%, viêm tuyến mang tai 100%, đau góc hàm 18,2%, viêm tinh hoàn 1 bên 78,8%, 2 bên: 21,2%. Amylase máu tăng là: 78%. Kết luận: Các trường hợp viêm tinh hoàn được điều trị thích hợp ở các cơ sở y yế, nghỉ ngơi, chườm mát tinh hoàn, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau. Các trường hợp này cần được theo dõi để phát hiện sớm tình trạng viêm teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Tốt nhất là phòng ngừa quai bị bằng vaccin cho mọi lứa tuổi > 1 tuổi. ABSTRACT EVALUATE THE MANIFESTATIONS OF EPIDEMOLOGY, CLINIC, LABORATORY OF MUNPS WITH ORCHITIS IN CHILDREN AT TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 5 YEARS (2002 – 2006) Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007:127 – 131 Objective: The purpose of this study was to evaluate the manifestations of epidemology, clinic, laboratory of 33 cases of munps with orchitis in children at Tien Giang General Hospital in 5 years (2002 – 2006). Methods: a descriptive retropective. Results: the patients at age from 11 to 15 occurred: 91%, fever: 100%, sialadenitis: 100%, pain corner of jaw: 18,2%, one lateral orchitis: 78,8%, both lateral orchitis: 21,2%, elevation of serum amylase: over 78%. Conclusion: Mumps with orchitis should be treated appropriately at health organs. Treatment included: bed rest, relieve pain, anti-inflammation. This cases needed to follow to early find out atrophy of testes which affected the ability of fertility in the future. The best was to prevent by mumps vaccine for children over one age. ĐẶT VẤN ĐỀ: Bệnh quai bị là một bệnh lý toàn thân, cấp tính do siêu vi gây ra và dễ lây lan. Bệnh đặc trưng bởi sưng, đau tuyến nước bọt, đôi khi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm tụy tạng và một số cơ quan khác. Bệnh thường diễn tiến nhẹ và tự khỏi. Ngoài viêm tuyến nước bọt điển hình,viêm tinh hoàn là biểu hiện thường gặp của quai bị ở nam giới, lứa tuổi thanh thiếu niên từ dậy thì, hiếm gặp ở những trẻ em chưa dậy thì và trên 50 tuổi. Tỷ lệ quai bị có biểu hiện viêm tinh hoàn có thể từ 20 – 35%. Viêm tinh hoàn thường xảy ra sau khi viêm tuyến mang tai khoảng vài ngày. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt. Viêm tinh hoàn chẳng những gây đau đớn, kéo dài thời gian điều trị mà còn gây ra những vấn đề sau đây: Thiểu năng sinh dục * Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Chuyên đề Nhi Khoa 128 hoặc có thể gây vô sinh ở những bệnh nhân bị viêm teo cả hai tinh hoàn. Đã có một vài nghiên cứu khác nhau về bệnh quai bị song đến nay còn rất ít tài liệu nói về bệnh quai bị có viêm tinh hoàn ở trẻ em vị thành niên. Chúng tôi tiến hành đề tài nầy nhằm rút ra một số nhận xét về bệnh quai bị có viêm tinh hoàn ở trẻ đã điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ năm 2002 – 2006 và đề xuất hướng theo dõi lâu dài đời sống tình dục của những bệnh nhân bị bệnh quai bị có viêm tinh hoàn. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Bao gồm các bệnh nhân dưới 16 tuổi nhập viện Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ tháng 01/2002 đến 12/2006 được chẩn đoán là quai bị có viêm tinh hoàn. Cỡ mẫu: Toàn bộ các bệnh nhân. Phƣơng pháp nghiên cứu Hồi cứu cắt ngang mô tả Thu thập số liệu qua bệnh án. Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tễ học Bảng 1: Phân bố theo năm Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số n 4 2 9 9 9 33 % 13 6 27 27 27 100 Nhận xét: Có 33 trường hợp quai bị có viêm tinh hoàn từ năm 2002 đến tháng 12/2006. Bảng 2: Phân bố theo tuổi: Tuổi < 10 11 – 15 Tổng n 3 30 33 % 9 91 100 Nhận xét: Từ 11 – 15 tuổi có 30 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (91%), có 3 trường hợp < 10 tuổi. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng Bảng 3: Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện: Ngày < 3 4 - 5 6 7 8 9 Tổng n 0 10 8 10 3 2 33 % 0 30,3 24,2 30,3 9 6,2 100% Nhận xét: các trường hợp vào viện thường ngày thứ 4 – 8 chiếm 93,8%. Bảng 4: Các biểu hiện lâm sàng: Triệu chứng n % Sốt 33 100 Rét run 6 18,2 Đau góc hàm 6 18,2 Hạch góc hàm 3 9,1 Chán ăn 5 15,2 Đau đầu 5 15,2 Viêm tuyến mang tai 33 100 Viêm tinh hoàn 33 100 Nhận xét: Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sốt 100% và 100% có viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn. Bảng 5: Vị trí viêm tinh hoàn: Vị trí n % Phải 12 36,4 Trái 14 42,4 2 bên 7 21,2 Nhận xét: Viêm tinh hoàn một bên chiếm 78,8%, viêm tinh hoàn 2 bên chiếm 21,2%. Bảng 6: Xuất hiện triệu chứng viêm tinh hoàn Ngày 3 -  7 8 9 10 > 10 Tổng n 13 12 6 2 0 33 % 39,4 36,4 18,2 6 0 100 Nhận xét: Ngày xuất hiện triệu chứng viêm tinh hoàn thường: ngày 3 – 8 chiếm 75,8%. Bảng 7: Triệu chứng sau viêm tinh hoàn: Triệu chứng n % Sốt cao trở lại 22 66,7 Ói 2 6 Nhức đầu 3 9 Đau bụng 3 9 Sưng đau tinh hoàn 31 93,9 Sưng mào tinh hoàn 2 6 Bảng 8: Xét nghiệm bạch cầu máu: CTM n % P Số lượng bạch cầu 10.000/mm 3 17 51,5 > 0,05 >10.000mm 3 16 48,5 Tỷ lệ % Lympho  30% 28 84,8 < 0,05 > 30% 5 15,2 Nhận xét: Số lượng bạch cầu  10.000/mm3 và > 10.000/mm3 không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tỷ lệ % lympho  30% chiếm 84,8%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm có tỷ lệ % lympho > 30% chiếm 15,2%. Bảng 9: Xét nghiệm Amylase máu (u/l) Amylase máu (u/l) 2000 Tổng n 6 19 2 27 % 22 70,4 7,6 100 Nhận xét: Trong 27 trường hợp có làm xét nghiệm Amylase máu có 22% trường hợp Amylase máu bình thường (< 200u/l) và 78% có Amylase máu tăng (> 200u/l) BÀN LUẬN: Một số đặc điểm dịch tễ học Trong những năm gần đây, tình hình bệnh quai bị, đặc biệt là bệnh quai bị viêm tinh hoàn ở trẻ vị thành niên có chiều hướng gia tăng. Tuổi: Nhóm tuổi 11 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 91%. Bệnh quai bị là một loại bệnh nhiễm virut cấp tính, dễ lây lan. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị. Trẻ dậy thì khi bị quai bị dễ thị viêm tinh hoàn Theo Daniel Floret, viêm tinh hoàn do quai bị thường gặp ở lứa tuổi 12 – 30 tuổi và tác giả Cao Văn Viên nghiên cứu 162 trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị, ghi nhận tuổi từ 12 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ 22%. Tác giả Trịnh Thị Minh Liên và cộng sự nghiên cứu 97 trường hợp bệnh quai bị có viêm tinh hoàn, ghi nhận tuổi dưới 16 chiếm 10,4%. Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi có cơ quan sinh dục đang phát triển, khi bị bệnh có thể gây thiểu năng sinh dục hay vô sinh ở những người viêm teo tinh hoàn 2 bên. Quá trình viêm teo tinh hoàn có thể diễn tiến từ từ ở khoảng 50% những bệnh nhân bệnh quai bị có viêm tinh hoàn. Do đó, việc đề ra những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh xảy ra bằng việc cách ly, vắc xin chủng ngừa bệnh quai bị là cần thiết cho mọi lứa tuổi, nhất là nhóm tuổi dậy thì. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng Biểu hiện lâm sàng Trong 33 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, các biểu hiện lâm sàng thường gặp: Sốt 100%, viêm tuyến mang tai 100%, viêm tinh hoàn 100%, đau góc hàm 18,2%, < Bệnh quai bị là một bệnh lý toàn thân. Virut gây bệnh quai bị thụôc nhóm Paramyxovirus có ái tính với tuyến nước bọt. Ngoài tuyến nước bọt, một số cơ quan trong thời kỳ phôi thai có nguồn gốc từ lá thai ngoài như: Tinh hoàn, buồng trứng, tụy, màng não,<cũng có thể bị viêm. Vì vậy, ngoài viêm tuyến nước bọt điển hình, viêm tinh hoàn là một biểu hiện thường gặp nhất của quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Bệnh quai bị trước tuổi dậy thì thường ít có biến chứng viêm tinh hoàn và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Viêm tinh hoàn thường xuất hiện từ 7 – 9 ngày sau viêm tuyến nước bọt hoặc cùng lúc. Thường chỉ viêm một bên, ít gặp 2 bên kết hợp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm tinh hoàn gặp sau tuyến nước bọt 3 – 8 ngày là 75,8%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Trịnh Thị Minh Liên (79,5%), Cao Văn Viên (85,7%). Theo tác giả D. Floret, viêm tinh hoàn thường một bên nhưng hai bên cũng gặp ở 15 – 30%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm tinh hoàn một bên là 78,8%,tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên là 21,2%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Trịnh Thị Minh Liên, ghi nhận 81,4% viêm tinh hoàn 1 bên và 18,6% viêm tinh hoàn 2 bên;Tác giả Tarahtino, ghi nhận Chuyên đề Nhi Khoa 130 trong 12 trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị có 11 trường hợp viêm tinh 1 bên và 1 trường hợp viêm cả 2 bên tinh hoàn. Triệu chứng viêm tinh hoàn được báo hiệu trước bằng sốt cao trở lại (66,7%); Đau đầu 9%, buồn nôn và đặc biệt là tinh hoàn sưng to và đau cấp tính (93,9%).Đây là các lý do khiến người bệnh đi khám bệnh và được chỉ định nhập viện điều trị. Biểu hiện cận lâm sàng Trong bệnh quai bị, bạch cầu thường bình thường hoặc giảm nhẹ với tỷ lệ tế bào lympho tăng trong các thể không có biến chứng. Trong viêm tinh hoàn do quai bị, bạch cầu đa nhân tăng đa số và công thức bạch cầu chuyển trái. Amylase trong máu tăng cả trong viêm tuyến mang tai, viêm tụy, viêm tinh hoàn,< tăng lên cao điểm khoảng 1 tuần và trở về bình thường sau 2 tuần kế tiếp. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 48,5% trường hợp bạch cầu tăng  10.000/mm3, và 51,5% trường hợp bạch cầu < 10.000/mm3. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Trong công thức bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu Lympho  30% là 15,2% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ bạch cầu Lympho < 30% là 84,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Trịnh Thị Minh Liên, Cao văn Viên, Daniel Floret < Trong 33 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, có 27 trường hợp có thử Amylase trong máu. Kết quả ghi nhận có 22% các trường hợp Amylase máu bình thường < 200u/l; có 78% Amylase máu tăng trên 200u/l. Đa số các trường hợp bệnh của chúng tôi vào viện ngày thứ 4 – 8 của bệnh (93,8%); phù hợp với thời điểm nồng độ Amylase trong máu tăng cao trong tuần đầu bị bệnh. Chúng tôi không làm các xét nghiệm virut học và huyết thanh học. Bệnh quai bị và vô sinh nam Ngoài viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn do quai bị là biểu hiện thường gặp nhất ở nam giới sau dậy thì. Quá trình viêm teo tinh hoàn có thể diễn ra từ từ ở khoảng 50% những bệnh nhân viêm tinh hoàn do quai bị, diễn tiến trong vòng 1 – 6 tháng sau đợt viêm cấp tính. Quá trình sinh tinh sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Teo mô tinh hoàn có thể do tác động trực tiếp của virut hoặc thứ phát do thiếu máu cục bộ trong quá trình mô bị viêm. Việc suy giảm quá trình sinh tinh do di chứng viêm tinh hoàn có thể phát hiện bằng các chỉ số trong tinh dịch đồ giảm dần. Nếu bị viêm ở 2 bên tinh hoàn (khoảng 15%) có thể dẫn đến vô sinh hoàn toàn. Một số trường hợp tinh hoàn teo, giảm sinh tinh nhưng vẫn còn 1 số ổ sinh tinh sót lại trong tinh hoàn. Khảo sát trên 400 cặp vợ chồng đến khám vô sinh tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho thấy: trong 52 trường hợp kích thước tinh hoàn nhỏ hơn bình thường đã có hơn phân nửa có bệnh quai bị sau dậy thì, có 28 trường hợp teo tinh hoàn 2 bên. Do đó, nếu nam giới sau tuổi trưởng thành bị quai bị và có viêm tinh hoàn, để giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn, có thể áp dụng các biện pháp điều trị như: Nghỉ ngơi tại chỗ, chườm mát tinh hoàn, sử dụng thuốc kháng viêm, 1 số nghiên cứu sử dụng interferon trong giai đoạn viêm tinh hoàn có thể làm giảm tổn thương tinh hoàn và giảm tỷ lệ teo tinh hoàn. Các trường hợp viêm tinh hoàn cần đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp và có kế hoạch theo dõi lâu dài. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 33 trường hợp đều được điều trị tại bệnh viện, nghỉ ngơi tại chỗ, mặc quần lót nâng dịch tinh hoàn, giảm căng và đỡ đau nhức, 100% các trường hợp đều được chỉ định dùng thuốc giảm đau, hạ nhiệt và kháng viêm Corticoides. Chúng tôi chưa có kế hoạch để theo dõi lâu dài về đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản của các bệnh nhân bị quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn sau này. Các trường hợp theo dõi, nếu nhận thấy viêm tinh hoàn cả 2 bên ở những người chưa lập gia đình hoặc chưa có con cần có hình thức khuyến khích lưu trữ tinh trùng dự phòng các trung tâm điều trị vô sinh khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều, giúp duy trì khả năng sinh sản, mang lại hạnh phúc gia đình cho bệnh nhân. KẾT LUẬN. Qua nghiên cứu 33 trường hợp quai bị có viêm tinh hoàn ở trẻ em, chúng tôi có một số kết luận như sau: Đặc điểm dịch tễ: Tuổi 11 –15: chiếm tỷ lệ 91%, ngày nhập viện: Từ ngày 4 – 8 của bệnh chiếm tỉ lệ 93,8%. Lâm sàng và cận lâm sàng: Sốt 100%, viêm tuyến mang tai 100%, viêm tinh hoàn 100%, đau góc hàm 18,2%. Viêm tinh hoàn 1 bên: 78,8%, 2 bên 21,2%. Ngày xuất hiện triệu chứng viêm tinh hoàn chủ yếu là 3 - 8 chiếm 75,7%, triệu chứng khi viêm tinh hoàn: Sốt cao trở lại 66,7%, sưng đau tinh hoàn 93,9%. Bạch cầu máu  10000/mm3 là 51,5% và  10.000/mm3 là 48,5%; công thức bạch cầu với tỷ lệ lympho < 30% là 84,8%. Amylase máu tăng > 200u/l là 78%. Các trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị cần được điều trị thích hợp ở các cơ sở y tế, nghỉ ngơi tại chỗ, chườm mát tinh hoàn, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt, cần được theo dõi liên tục sau này để phát hiện sớm tình trạng viêm teo tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hỗ trợ kịp thời. Trường hợp quai bị có viêm tinh hoàn 2 bên nhưng chưa lập gia đình hoặc chưa có con cần khuyến cáo bệnh nhân đến các trung tâm điều trị vô sinh để dự trữ lạnh tinh trùng giúp duy trì khả năng sinh sản. Điều tốt nhất là phòng ngừa bệnh quai bị bằng vắc xin tạo miễn dịch chủ động ở mọi lứa tuổi (> 1 tuổi); đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên sau dậy thì chưa mắc bệnh quai bị hoặc chưa được chủng ngừa quai bị trước đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cao Văn Viên (1977), Tổng kết bệnh quai bị về lâm sàng trong 8 năm (1970 -1977) tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, tiểu luận tốt nghiệp lớp nội trú bệnh viện khóa II (1975 – 1978), trường Đại học Y Hà Nội. 2 Hồ Mạnh Tường (2002), Bệnh quai bị và vô sinh nam, Sức khỏe và Đời sống số 201/2002, trang 21. 3 Phillips CF. (1987), Mumps, in: Nelson textbook of pediatrics, pp. 673 – 675. 4 Trịnh Thị Minh Liên, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Văn Dũng (2002). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh quai bị có viêm tinh hoàn – Tạp chí Y học thực hành, số 12 (437) – 2002 – trang 57 – 59. 5 Võ Thị Thiên Hương (1992). Bệnh quai bị, trong: Bệnh truyền nhiễm, Bộ môn truyền nhiễm – Trường Đại học Y Dược Tp. HCM, trang 322 – 332.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_dich_te_lam_sang_va_can_lam_sang_benh_qu.pdf
Tài liệu liên quan