Đánh giá các tai biến
Tất cả bệnh nhân đều được mổ bằng nội soi,
không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.
Chúng tôi ghi nhận 3 trường hợp có ETCO2 tăng
đến 50mmHg. Ba trường hợp này sau khi được
kiểm tra kỹ, chúng tôi giảm áp lực ổ bụng xuống
còn 10mmHg đồng thời tăng thông khí, ETCO2
giảm dưới 50mmHg. Chúng tôi có 3 bệnh nhân
có thai, không ghi nhận sự thay đổi bất thường
của ETCO2 trong suốt cuộc mổ, sau mổ cả 3 bệnh
nhân đã xuất viện an toàn.
Tai biến về tim mạch trong nhóm nghiên
cứu chiếm tỷ lệ khá cao. Mạch nhanh chiếm
26,7%. Mạch nhanh trong phẫu thuật là do
mạch nhanh lúc trước mổ, có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05). Mạch nhanh trong nhóm nghiên cứu
cao có thể do sự bù dịch của chúng tôi chưa
đủ, thêm vào đó việc tăng ETCO2 trong lúc mổ
có thể kích thích giao cảm, do đó làm tăng
nhịp tim. Tai biến về huyết áp trong phẫu
thuật chiếm tỷ lệ 13,7%. Tai biến tăng huyết áp
là do ảnh hưởng của áp lực bơm vào ổ bụng và
tư thế bệnh nhân gây ra. Mặc dù trong nghiên
cứu này chúng tôi bơm khí vào ổ bụng áp lực
dưới 12mmHg nhưng tác động của áp lực bơm
hơi trong ổ bụng vẫn còn ảnh hưởng nhiều
đến huyết động của bệnh nhân.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi ruột thừa có bơm thán khí vào ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT
NỘI SOI RUỘT THỪA CÓ BƠM THÁN KHÍ VÀO Ổ BỤNG
Lê Quang Sơn*, Nguyễn Văn Chừng**, Nguyễn Văn Sách***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát những đặc điểm Gây Mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa.
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu mô tả.
Phương pháp: Gây mê toàn diện qua nội khí quản.
Kết quả: Tuổi, giới tính, ASA, bệnh cảnh kết hợp không có ảnh hưởng đến tai biến tim mạch trong phẫu
thuật. Sau 20ph bơm hơi ETCO2 tăng có ý thống kê (P<0.05) và kéo dài đến cuối cuộc mổ. Tăng thông khí để
tránh tình trạng ưu thán. Trong mổ tai biến mạch nhanh là chủ yếu. Hồi sức trước mổ sẽ cải thiện được tình
trạng này.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa thực hiện tốt trên bệnh nhân có ASA I và ASA II. Tăng thông
khí để giữ ETCO2 ổ định, khống chế áp lực bơm hơi vào ổ bụng không vượt qua12mmHg có tác dụng hạn chế rối
loạn huyết động.
ABSTRACT
STUDY CHARACTERISTICS OF ANESTHESIA IN LAPAROSCOPIC APPENDECTOMY
WITH PERITONEAL CO2 INSUFFLATION
Le Quang Son, Nguyen Van Chung, Nguyen Van Sach
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 481 - 487
Objectives: Survey characteristics of anesthesia in laparoscopic appendectomy.
Study design: Prospective, descriptive study.
Methods: General anesthesia with endotracheal intubation.
Results: Age, sex, ASA and combined diseases don't influence cardiovascular complications in
laparoscopic appendectomy. 20 minutes after the beginning of CO2 insufflation, ETCO2 increases
significantly (P<0.05) and extends during operation. Hyperventilation is insufficient to avoid hypercapnia.
In operation, fast puise complication is essential. Resuscitation before operation improves this condition.
Conclusions: Laparoscopic appendectomy is safe for patients with ASA I and ASA II. Hyperventilation
to keep stable ETCO2. Control peritoneal insufflation to IAP less than 12mmHg limits respiratory and
hemodynamic disturbaces.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp là bệnh ngoại khoa
thường gặp trong cấp cứu hàng ngày ở các
bệnh viện. Từ hơn 100 năm trước, năm 1886
Mac Burney đã mô tả phẫu thuật cắt ruột thừa
và cho đến ngày nay phẫu thuật này vẫn còn
được áp dụng.
Sau khi Philippe Mouret cắt túi mật nội soi
năm 1987 đầu tiên ở Pháp cùng với sự xuất hiện
camera có vi mạch điện tử phẫu thuật nội soi
nhanh chóng phổ biến khắp thế giới và ngày nay
đã tiến một bước vượt bậc(4).
Ở Việt nam, phương pháp mổ nội soi được
các bác sĩ ngoại khoa áp dụng trong các ngành
* Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất - Đồng Nai ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
*** Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
như: phụ khoa, ngoại tổng quát, niệu khoa và
phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây nhiều bệnh viện,
trong đó có Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thống
Nhất- Đồng Nai đã triển khai phẫu thuật nội soi,
nhiều trường hợp cấp cứu đã được phẫu thuật
bằng phương pháp nội soi ổ bụng trong đó có
bệnh viêm ruột thừa. So với phương pháp mổ
mở, phẫu thuật cắt ruột thừa bằng nội soi đem
lại thẩm mỹ cao, ít đau sau mổ, ít nhiễm trùng
vết mổ, thời gian nằm viện ngắn. Mặt khác về
lâu dài có thể tránh được những biến chứng của
đường mổ dài như thoát vị vết mổ, tắc ruột(5,7).
Ngoài ra về tâm lý bệnh nhân thích được mổ nội
soi hơn nên đã làm cho chỉ định này ngày càng
rộng rãi.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi vẫn có những
bất lợi về hô hấp và tuần hoàn hậu quả của việc
bơm thán khí vào ổ bụng trong lúc mổ(9). Đặc
biệt những bệnh nhân chưa được bồi phục thể
tích tuần hoàn trước mổ và các bệnh kèm theo
chưa được phát hiện, chưa được điều trị đã
khiến cho các bác si gây mê hồi sức gặp nhiều
khó khăn.
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm của gây mê hồi sức
trong phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa có bơm
thán khí vào ổ bụng.
Mục tiêu chuyên biệt
Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng của bệnh
nhân trong phẫu thuật nội soi cắt ruôt thừa viêm
có bơm thán khí vào ổ bụng.
Đánh giá các chỉ số hô hấp, tuần hoàn
trong phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa với gây
mê toàn diện.
Đánh giá các tai biến và biến chứng trong
phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng và địa điểm
Bệnh nhân vào điều trị tại khoa ngoại của
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thống Nhất- Đồng
Nai với chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
ASA I, II
Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm ruột
thừa dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
Tiêu chuẩn loại
Bệnh nhân có chống chỉ định của phẫu
thuật nội soi như: suy tim, suy vành, tăng áp
lực nội sọ
Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu
Trong phẫu thuật nội soi rối loạn nhịp tim
gặp khoảng 17% trường hợp(1), với độ tin cậy
95% thì cỡ mẫu tối thiểu như sau:
n =
( ) ( ) 82.216
05.0
17.01*17.0*96.1
2
2
=
−
Như vậy cần tối thiểu 217 trường hợp.
Phương tiện, máy móc
Máy gây mê có giúp thở, dụng cụ đặt nội khí
quản. Thuốc tiền mê, thuốc gây mê
Monitor theo dõi sinh hiệu, độ bão hòa oxy
mao mạch, ECG, đo thán khí cuối kỳ thở ra.
Các thuốc dùng để hồi sức: Epinephrin,
Lidocain; dịch truyền: Sodium Chloride 9‰,
Lactated Ringer’s.
Phương pháp tiến hành
Đánh giá bệnh nhân trước mổ
Khai thác tiền sử
Khám lâm sàng đánh giá tổng trạng, tim
mạch và hô hấp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
Làm các xét nghiệm: công thức máu, chức
năng đông máu, chức năng gan, thận, điện
tâm đồ.
Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo ASA.
Kỹ thuật gây mê hồi sức
Bệnh nhân được theo dõi liên tục dấu sinh
tồn, nhịn ăn, truyền dịch thay thế. Khi có chỉ
định phẫu thuật nội soi ruột thừa sẽ được
chuyển đến phòng mổ, kháng sinh phù hợp
được cho để phòng ngừa nhiễm trùng. Tất cả
bệnh nhân đều được bù khoảng 500 –1000ml
dung dịch Sodium Chloride 9‰ hoặc Lactated
Ringer’s trước khi mổ.
Tại phòng mổ
Khám lại, giải thích và trấn an tâm lý bệnh
nhân. Chuẩn bị đầy đủ thuốc mê và các phương
tiện để gây mê.
Kiểm tra đường truyền dịch và truyền dịch
trước mổ.
Gắn các phương tiện theo dõi
Tất cả bệnh nhân đều được gây mê toàn diện
qua nội khí quản, hô hấp điều khiển, kỹ thuật
gây mê cân bằng.
Tiền mê: Midazolam 0,05mg/kg vài phút
trước khi khởi mê +fentanyl 1- 2µ/kg Bệnh
nhân được thở oxy 100% qua mask 5ph trước
khi dẫn đầu.
Dẫn mê: Thiopental 4- 7mg/kg hoặc propofol
liều 1,5- 2mg/kg khi bệnh nhân có tiền căn hen.
Thuốc dãn cơ: trong nghiên cứu này chúng
tôi sử dụng Vecuronium 0,08- 0,1mg/kg. Những
bệnh nhân có chức năng gan thận giảm, chúng
tôi cho Atracurium 0,5mg/kg.
Duy trì mê bằng Isoflurane + Fentanyl.
Khi thực hiện bơm thán khí vào ổ bụng bệnh
nhân nằm ngửa và ở mặt phẳng ngang.
Ap lực bơm vào ổ bụng được cài đặt tối đa
không vượt quá 12mmHg.
Sau bơm thán khí bệnh nhân được đặt ở tư
thế đầu hơi thấp từ 100- 150 so với mặt phẳng
ngang, nghiêng trái 100- 200.
Mổ xong, đặt bệnh nhân trở lại tư thế ngửa,
mặt phẳng ngang, sau đó xả hơi từ từ cho đến
hết hoàn toàn qua trocar.
Giảm đau sau mổ bằng các thuốc như
Tramadol, Ketoprofen
Kháng sinh sau mổ được cho vài ngày tùy
theo biến chứng nhiễm trùng.
Theo dõi: Ghi nhận mạch, huyết áp, SpO2 lúc
vào phòng mổ, sau tiền mê, trước lúc dẫn mê,
sau lúc dẫn mê, trước khi bơm thán khí, mỗi 5
phút sau khi bơm hơi, trước và sau khi xả hơi
5phút. Tại phòng hồi tỉnh các thông số mạch,
huyết áp, SpO2 được ghi nhận ở các thời điểm
trước rút nội khí quản, sau rút nội khí quản
15phút, 30phút, 1giờ, 2 giờ và 6giờ sau mổ.
ETCO2 được theo dõi trước khi bơm hơi và
sau khi bơm hơi mỗi 5phút. Điều chỉnh thông
khí để ETCO2 trong khoảng 35 ± 5mmHg.
Chuyển sang mổ mở nếu ETCO2 không thể
duy trì ở mức dưới 50mmHg hoặc dự kiến cuộc
mổ quá phức tạp.
Rút nội khí quản tại phòng hồi tỉnh khi bệnh
nhân tỉnh hẳn, hết tác dụng của thuốc dãn cơ.
Thở oxy qua mũi 3l/ph trong 2 giờ đầu sau mổ.
Tai biến trong mổ
Tai biến tim mạch
Mạch chậm
100l/phút trên 5phút.
Huyết áp: tăng trên 30% mức ban đầu trên
5phút, giảm dưới 30% mức ban đầu trên 5phút.
Loạn nhịp tim trên lâm sàng và trên ECG.
ECG: ST chênh > 1mm / 5phút.
Nhồi máu cơ tim: kết hợp hình ảnh trên ECG
+ thử men tim.
Tai biến hô hấp
Tràn khí màng phổi.
Tràn khí dưới da.
Suy hô hấp.
Viêm phổi do hít dịch dạ dày trào ngược.
Xẹp phổi.
Thuyên tắc khí.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
Xử lý và phân tích số liệu
Biến số liên tục được trình bày bằng giá trị
trung bình ± độ lệch chuẩn.
Dùng phép kiểm T bắt cặp để so sánh hai giá
trị trung bình trên cùng một nhóm (ETCO2,
mạch, huyết áp) ở các thời điểm.
Dùng phép kiểm T không bắt cặp để so sánh
hai giá trị trung bình ở hai đối tượng nhóm khác
nhau (huyết áp, mạch theo giới và ASA) ở các
thời điểm.
Anova để so sánh giá trị trung bình của
mạch, huyết áp ở các nhóm tuổi khác nhau.
Phép kiểm chi bình phương để so sánh mạch
nhanh trước mổ và lúc phẫu thuật.
Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là P<
0,05, các số liệu được xử lý bằng phần mềm
phân tích thống kê Stata 10.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố theo đặc điểm bệnh
Viêm ruột thừa
cấp
Viêm phúc
mạc RTKT
VRT/ có
thai
Tổng
cộng
302 17 03 322
93,79% 5,28% 0,93% 100%
Bảng 2: Phân bố BN theo giới tính
Nữ Nam Tổng
189 (58,7%) 133 (41,3%) 322
Bảng 3: Ảnh hưởng của giới tính lên mạch, huyết áp
trong phẫu thuật
Nữ Nam P
Mạch nhanh 48 38
Mạch không nhanh 141 95 P> 0,05
Huyết áp tăng 30 14
Huyết áp không tăng 159 119 P> 0,05
Bảng 4: Phân bố BN theo tuổi
≤ 40 tuổi 41– 60 tuổi > 60 tuổi Tổng cộng
240 67 15 322
74,53% 20,81% 4,66% 100%
Bảng 5: Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân lên mạch,
HA trong phẫu thuật
≤ 40 tuổi 41- 60 tuổi > 60 tuổi P
Mạch nhanh 69 14 3
Mạch không 171 53 12
P>0,05
nhanh
Huyết áp tăng 31 10 3
Huyết áp không
tăng 209 57 12
P>0,05
Bảng 6: Phân bố bệnh nhân theo ASA
ASA Bệnh nhân Tỷ lệ
I 262 81,4%
II 60 18,6%
Bảng 7: Ảnh hưởng của ASA lên mạch, HA trong
phẫu thuật
ASA I ASA II P
Mạch nhanh 73 13
Mạch không nhanh 189 47
P> 0,05
Huyết áp tăng 33 11
Huyết áp không tăng 229 49
P> 0,05
Bảng 8: Phân bố bệnh nhân có bệnh kèm theo
Bệnh lý Bệnh nhân
Cao huyết áp 25
Thiểu năng vành 12
Block nhánh phải 11
Tiểu đường 1
Gan nhiễm mỡ 5
Bướu giáp 2
Sỏi thận 4
Bảng 9: Ảnh hưởng của bệnh kèm theo lên mạch, HA
trong phẫu thuật
Bệnh kèm
theo
Mạch
nhanh
Mạch
không
nhanh
Huyết
áp tăng
Huyết áp
không
tăng
P
Cao huyết áp 17 8 24 1
Thiểu năng
vành 11 1 9 3
Block nhánh 9 2 9 2
Bệnh khác 9 3 8 4
P>
0.05
Bảng 10: Mối liên quan giữa mạch ở phòng mổ và
lúc phẫu thuật
Lúc phẫu thuật
Ở phòng mổ Mạch không
nhanh
Mạch
nhanh
P
Mạch không nhanh 245 211 34
Mạch nhanh 77 25 52
P<
0,05
Bảng 11: Mối liên quan giữa mạch lúc trước mổ và
mạch ở phòng mổ
Trước mổ Ở phòng mổ P
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
Mạch không
nhanh
Mạch
nhanh
Mạch không nhanh 238 213 25
Mạch nhanh 84 32 52
P
<0,05
Biểu đồ 1: Thay đổi ETCO2 ở các thời điểm
Biểu đồ 2: Thay đổi huyết áp ở các thời điểm
Bảng 12: Theo dõi mạch, huyết áp, ETCO2 ở các thời điểm.
Thời điểm HATB Mạch ETCO2 SpO2
Nhận bệnh 90,40 ± 10,7* 92,82 ± 13,3* 99,04
Tiền mê 82,68 ± 9,67 87,5± 12,24 99,02
Trước bơm hơi 84,32 ± 12,85 88,02± 12,13 33,66 ± 6,24 99,12
5’ (sau BH) 93,24 ± 12,21* 92,34± 15,06* 36,39 ±6,50** 98,03
10’ (sau BH) 91,08 ± 11,83* 91,86± 14,16* 37,82± 6,84** 98,15
20’ (sau BH) 88,17 ± 10,36* 94,54 ± 13,00* 39,93± 7,88** 97,18
30’ (sau BH) 86,,75 ± 10,7* 95,82 ± 13,95* 39,50±7,21** 99,26
60’ (sau BH) 84,61 ± 11,30* 95,08 ± 11,70 38,16± 6,75** 99,05
Trước xả hơi 87,61 ± 10,81* 94,45 ±12,90 39,33 ± 7,13** 98,11
Sau xả hơi 85,67 ± 10,61* 94,65 ± 12,75 35,87 ±7,72** 99,08
Nhận bệnh 86,74 ± 13,23* 95,59 ± 8,75* 98,12
Sau rút NKQ 89,85 ± 8,35* 92,26 ±8,14* 98,58
Sau mổ 30’ 87,07 ± 8,67* 89,63 ± 7,21* 99,05
Sau mổ 1 giờ 85,15 ± 8,73* 87,59 ± 6,87* 98,12
Sau mổ 2 giờ 83,66 ± 8,07 85,93 ± 6,21 98,46
Hậu
phẫu
Sau mổ 6 giờ 82,43 ± 7,43 84,32 ± 5,65 98,50
* Mạch, huyết áp tăng so với thời điểm tiền mê (P< 0,05). ** ETCO2 tăng so với trước bơm hơi (P< 0,05).
Biểu đồ 3: Thay đổi mạch ở các thời điểm
Bảng 13: Theo dõi tai biến trong mổ
Tai biến Số trường hợp Tỷ lệ
Mạch nhanh 86 26,7%
Huyết áp tăng 44 13,7%
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm
ruột thừa với phẫu thuật nội soi.
Nghiên cứu của chúng tôi có 322 trường hợp
được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm. Bệnh
nhân bị viêm ruột thừa cấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(93,79%), trong đó có 3 bệnh nhân có thai bị viêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
ruột thừa. Tỷ lệ nữ bị viêm ruột thừa (58,7%)
nhiều hơn nam (41,3%), tỷ lệ này phù hợp với
nghiên cứu của Lê Văn Nghĩa(5). Trong nhóm
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy giới tính không
ảnh hưởng đến tai biến tim mạch. Tuổi trung
bình bệnh nhân viêm ruột thừa là 32,0± 13,75, kết
quả này phù hợp với báo cáo của Lê Quang
Quốc Ánh(4). Bệnh nhân có tuổi dưới 40 chiếm tỷ
lệ cao nhất (75,73%). Tuổi bệnh nhân không ảnh
hưởng đến tai biến tim mạch. Bệnh nhân có ASA
I chiếm tỷ lệ cao nhất (81,6%). Đây là những
bệnh nhân khỏe có thể chịu đựng được các biến
đổi về hô hấp và huyết động do sự bơm hơi vào
ổ bụng gây ra. Chúng tôi cũng nhận thấy ASA
không ảnh hưởng đến tai biến tim mạch.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 60
bệnh nhân mắc các bệnh khác kèm theo chiếm tỷ
lệ 18,6%. Bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất
trong các bệnh kèm theo đặc biệt là cao huyết áp.
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy các bệnh lý kèm
theo của lô nghiên cứu không ảnh hưởng đến tai
biến tim mạch trong phẫu thuật.
Mạch nhanh trước mổ có 84 bệnh nhân
(26,09%). Mạch nhanh phản ánh tình trạng giảm
khối lượng tuần hoàn cũng như tình trạng viêm
nhiễm của bệnh nhân. Mạch nhanh trong phòng
mổ là do ảnh hưởng của mạch nhanh trước mổ
(P< 0,05). Điều này nói lên rằng công tác hồi sức
trước mổ hết sức quan trọng. Trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có mạch
nhanh chiếm tỷ lệ cao do hồi sức chưa tích cực.
Đánh giá chỉ số ETCO2, huyết áp, mạch
Tăng ETCO2 5 phút sau bơm thán khí vào ổ
bụng có ý nghĩa thống kê (P< 0,05), đạt đến đỉnh
điểm 20 phút sau bơm hơi là do sự hấp thu thán
khí của màng bụng. Sự ổn định ETCO2 sau 20
phút cho đến cuối cuộc mổ có thể là do sự hấp
thu thán khí từ màng bụng đạt đến cân bằng với
sự tăng thông khí bù trừ.
Theo Bhavani-ShanKar K và cộng sự(1), ở
những bệnh nhân có thai được cắt túi mật nội soi
thì có sự tăng ETCO2 trong suốt quá trình bơm
hơi vào ổ bụng, việc tăng thông khí để giữ
ETCO2 trong khoảng 32mmHg không gây ra
tình trạng toan hô hấp.
Theo Moreno-San Z C và cộng sự(6), ở bệnh
nhân có thai được cắt ruột thừa nội soi, áp lực
ổ bụng không vượt quá 12mmHg, thời gian
dưới 60 phút, thông khí để giữ ETCO2 từ 30-
40 mmHg sẽ ngăn ngừa tình trạng toan ở mẹ.
Do đó sẽ ngăn ngừa được tình trạng toan máu
ở thai nhi.
Theo nghiên cứu của Tan PL và cộng sự(10),
về phẫu thuật nội soi vùng chậu điều trị vô
sinh. Bệnh nhân được đặt ở vị thế
Trendelenburg gây mê toàn diện với thông khí
kiểm soát. Sau 15 phút bơm thán khí vào ổ
bụng có tình trạng ưu thán do tăng hấp thu
thán khí. Tình trạng ưu thán được giảm đi khi
tăng thông khí phút từ 20- 30%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi bơm
hơi vào ổ bụng chúng tôi nhận thấy có sự tăng
ETCO2 so với lúc trước bơm hơi (có ý nghĩa
thống kê). Sự tăng ETCO2 được giữ không thay
đổi khi chúng tôi tăng thể tích khí lưu thông từ
10ml/kg/phút lên 12ml/kg/phút với nhịp thở
được cài đặt không thay đổi là 12 nhịp/phút.
Chúng tôi thấy kết quả này phù hợp với kết quả
nghiên cứu cuả Tan PL(10). Chúng tôi không ghi
nhận trường hơp nào có tăng ETCO2 mà không
kiểm soát được. Sau khi xả hơi 5 phút ETCO2 vẫn
còn cao so với lúc trước bơm hơi (P< 0,05). Sự
thải CO2 có thể còn kéo dài vài giờ sau mổ, do đó
việc hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ở giai đoạn
hậu phẫu là hết sức quan trọng.
Hai tác nhân gây xáo trộn trên hệ tuần hoàn
là áp lực bơm hơi và tư thế bệnh nhân(2). Chính
vì vậy việc bơm hơi vào ổ bụng phải được thực
hiện từ từ, tăng dần áp lực nhưng không vượt
quá 12mmHg với lưu lượng ban đầu 2,5l/phút
để có sự thích nghi về tuần hoàn và hạn chế
những hậu quả do áp lực gây ra(8).
Trong nghiên cứu của Tan TL(10). Bệnh nhân
ở tư thế Trendelenburg, tác giả nhận thấy có sự
tăng huyết áp sau bơm hơi.
Trong nghiên cứu của Moreno-SanZ C(6) ở
bệnh nhân có thai được cắt ruột thưà nội soi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
trong tư thế nghiêng trái 200- 300. Tác giả không
thấy có sự thay đổi huyết động lớn.
Trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy sau bơm hơi 5 phút huyết áp động mạch
trung bình đạt đến đỉnh điểm (có ý nghĩa thống
kê) so với lúc tiền mê. Khi bơm thán khí vào ổ
bụng gây chèn ép các mạch máu lớn làm tăng
sức cản ngoại vi đưa đến hậu quả làm tăng
huyết áp động mạch(9). Sau tháo hơi lượng máu
về tim tăng dẫn tới tăng tiền gánh, trong lúc sức
cản của hệ thống còn cao do các hormone
Vasopressin, catecholamines được tiết ra lúc
bơm thán khí làm tăng huyết áp. Chính vì vậy
sau khi xả hơi chúng tôi nhận thấy huyết áp
trung bình vẫn còn cao (P<0,05). Tuy nhiên trong
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy huyết áp trung
bình tăng nhưng vẫn kiểm soát được, không có
trường hợp nào phải dùng thuốc dãn mạch.
Khi có hiện tượng tăng thán khí, quan sát
mạch lúc mổ chúng tôi thấy mạch tăng có ý
nghĩa thống kê trong suốt cuộc mổ (P< 0,05). Sự
gia tăng ETCO2 có thể làm kích thích hệ giao
cảm(3). Mặt khác mạch nhanh còn do sự thiếu hụt
tuần hoàn gây ra.
Đánh giá các tai biến
Tất cả bệnh nhân đều được mổ bằng nội soi,
không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.
Chúng tôi ghi nhận 3 trường hợp có ETCO2 tăng
đến 50mmHg. Ba trường hợp này sau khi được
kiểm tra kỹ, chúng tôi giảm áp lực ổ bụng xuống
còn 10mmHg đồng thời tăng thông khí, ETCO2
giảm dưới 50mmHg. Chúng tôi có 3 bệnh nhân
có thai, không ghi nhận sự thay đổi bất thường
của ETCO2 trong suốt cuộc mổ, sau mổ cả 3 bệnh
nhân đã xuất viện an toàn.
Tai biến về tim mạch trong nhóm nghiên
cứu chiếm tỷ lệ khá cao. Mạch nhanh chiếm
26,7%. Mạch nhanh trong phẫu thuật là do
mạch nhanh lúc trước mổ, có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05). Mạch nhanh trong nhóm nghiên cứu
cao có thể do sự bù dịch của chúng tôi chưa
đủ, thêm vào đó việc tăng ETCO2 trong lúc mổ
có thể kích thích giao cảm, do đó làm tăng
nhịp tim. Tai biến về huyết áp trong phẫu
thuật chiếm tỷ lệ 13,7%. Tai biến tăng huyết áp
là do ảnh hưởng của áp lực bơm vào ổ bụng và
tư thế bệnh nhân gây ra. Mặc dù trong nghiên
cứu này chúng tôi bơm khí vào ổ bụng áp lực
dưới 12mmHg nhưng tác động của áp lực bơm
hơi trong ổ bụng vẫn còn ảnh hưởng nhiều
đến huyết động của bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi ruột thừa có thể thực
hiện tốt trên bệnh nhân có ASA I và ASA II.
Bệnh cảnh kết hợp, giới, tuổi, ASA không có
ảnh hưởng đến tai biến tim mạch. Tăng thông
khí để giữ ETCO2 ổn định cũng như khống chế
áp lực bơm hơi vào ổ bụng không vượt quá
12mmHg có tác dụng hạn chế rối loạn huyết
động và hô hấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhavani SK, Steinbrook RA, Brooks DC, Datta S (2000),
“Arterial to end-tidal carbon dioxide pressure difference
during laparoscopic surgery in pregnancy”, Anesthesiology,
93(2), pp. 370-373.
2. Carrasco PM, Aledo V S, Mompean JAL, Zambudio A R,
Flores D P, Paricio P P (2002), “Role of appendectomy in
training for laparoscopic surgery”, Surg Endosc; 17, pp.
111- 114.
3. Huỳnh Công Hiếu, Đào Trung HIếu (2008), “Khảo sát yếu tố
an toàn trong phẫu thuật nội soi nhi: áp lực ổ bụng”, Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 120- 126.
4. Lê Quang Quốc Ánh (2006), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật
cắt ruột thừa viêm cấp qua nội soi ổ bụng”, Y học thành phố Hồ
Chí Minh, 10(1), tr. 410- 415.
5. Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Thế Hưng, Lê Cao Trung, Phan Mộng
Hương và các cộng sự (2006), “Phẫu thuật nội soi điều trị
viêm phúc mạc ruột thừa”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 10 (1),
tr. 430- 434.
6. Moreno-Sanz C, Pascual-Pedreno A, Picazo-Yeste JS,
Gonzalez JBS (2007), “Laparoscopic appendectomy during
pregnancy: between personal experiences and scientific
evidence”, J Am Coll Surg, 205(1), pp. 37- 42.
7. Nguyễn Hùng Vĩ, Võ Văn Hùng, Đinh Văn Trung, Nguyễn
Văn Phúc (2006), “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc
ruột thừa tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang”, Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), tr. 416- 419.
8. Nguyễn Ngọc Anh (2002), Gây mê hồi sức trong mổ nội soi ổ
bụng. Trong: Bài Giảng Gây Mê Hồi Sức, Trường Đại Học Y Hà
Nội, Nhà xuất bản Y học, tr. 311- 318.
9. Nguyễn Văn Chừng (2004), Gây mê hồi sức để mổ nội soi ổ
bụng. Trong: Gây Mê Hồi Sức, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 141- 148.
10. Tan PL, Lee TL, Tweed WA (1992), “Carbon dioxide
absorption and gas exchange during pelvic laparoscopy”, Can
J Anaesth, 39, pp. 677- 680.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_gay_me_hoi_suc_trong_phau_thuat_noi_soi.pdf