KẾT LUẬN
* Ảnh hưởng của chấn thương hàm mặt đối
với gây mê hồi sức.
Tỉ lệ đặt nội khí quản khó là 8,30%.
- Đặt nội khí quản khó liên quan có ý nghĩa
thống kê với gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới,
nguy cơ đặt nội khí quản khó ở người bệnh gãy
cổ lồi cầu xương hàm dưới hai bên cao hơn gãy
một bên.
- Thời gian từ lúc chấn thương đến khi
phẫu thuật càng dài, nguy cơ đặt nội khí quản
khó càng tăng.
- Di động hàm càng kém nguy cơ đặt nội khí
quản khó càng tăng.
Chảy máu niêm mạc mũi khi đặt nội khí quản
qua mũi có tỉ lệ 12,46%. Chảy máu niêm mạc mũi
liên quan có ý nghĩa thống kê với đường kính ống
nội khí quản và gãy tầng mặt giữa.
* Huyết động
Không có sự khác biệt về huyết áp trước và
trong phẫu thuật.
Lượng Epinephrine sử cho người bệnh trong
nghiên cứu là 0,95microgram/kg và Epinephrine
không gây tai biến-biến chứng trong quá trình
gây mê hồi sức.
* Gây mê toàn diện đặt nội khí quản qua mũi
là phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm, giúp
chúng tôi:
Điều khiển một cách hợp lí sự hô hấp của
người bệnh, đường hô hấp được giữ vững, có
thể thông khí áp lực vào đường thở mà không sợ
vào dạ dày.
Ngăn chặn máu và dị vật rơi vào khí phế
quản, có thể hút rữa dễ dàng máu của vết mổ
trong miệng, chất xuất tiết ở khí- phế quản.
Người gây mê có thể đứng xa nhưng vẫn
kiểm soát hô hấp người bệnh.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng liên quan gây mê hồi sức trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG LIÊN QUAN GÂY MÊ HỒI SỨC
TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
Đoàn Xuân*, Lâm Hoài Phương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đây là nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang 289 người bệnh chấn thương hàm mặt để xác
định đặc điểm lâm sàng chấn thương hàm mặt ảnh hưởng đến gây mê hồi sức.
Phương pháp: Gây mê toàn diện đặt nội khí quản qua mũi cho phẫu thuật chấn thương hàm mặt.
Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 26,95 ± 8,48 năm. Nam có tỉ lệ 89,27% và nữ là 10,73%.
ASA II là 97,58%, ASA III là 2,42%. Thời gian trung bình từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật là 14,70
± 7,53 ngày. Khoảng cách trung bình giữa hai hàm là 25,10 ± 7,7 mm. Tỉ lệ đặt nội khí quả khó là 8,3%. Gãy
cổ lồi cầu xương hàm dưới có nguy cơ đặt nội khí quản khó gấp 9,09 lần so với không gãy cổ lồi cầu,
p<0,001. Tỉ lệ chảy máu niêm mạc mũi do đặt nội khí quản qua mũi là 12,46%. Nguy cơ chảy máu niêm
mạc mũi do đặt nội khí quản khó gấp 6.90 lần so với không đặt nội khí quản khó, p<0,001. Không có sự khác
biệt huyết áp trung bình trong phẫu thuật so với trước phẫu thuật ở liều Epinephrine 0,95mcg/kg dùng để
co mạch tại chỗ.
Kết luận: Chấn thương hàm mặt có liên quan đến gây mê hồi sức. Gây mê toàn diện đặt nội khí quản
qua mũi là phương pháp vô cảm phù hợp cho phẫu thuật chấn thương hàm mặt bởi vì kiểm soát đường thở
an toàn và ngăn chặn dị vật vào khí quản.
ABSTRACT
STUDYING CLINICAL FEATURES TO RELATE TO ANESTHESIA FOR OPERATION
OF THE MAXILLOFACIAL INJURY
Doan Xuan, Lam Hoai Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 93 - 98
Objectives: This prospective, cross-sectional survey of 289 patients in the maxillofacial injury was
conducted to determine whether clinical features of the maxillofacial injury would relate to anesthesia.
Methods: General anesthesia with nasotracheal intubation for operation of the maxillofacial injury.
Results: The average age of the patients in the survey is 26.95 ± 8.48 years old. Male has a proportion of
89.27% and that of female is 10.73%. ASA II has a proportion of 97.58%, ASA III has 2.42%. The mean
duration from the injury to the operation is 14.70 ± 7.53 days. The mean distance of two sets of teeth is 25.10
± 7.7 mm. Proportion of difficult intubation is 8.3%. Mantel-Haenszel combined odds ratio of difficult
intubation in condylar fractures is 9.09 times as difficult as that in simple cases, p<0.001. Proportion of
epistaxis is 12.46%. Mantel-Haenszel combined odds ratio of epistaxis because of difficult intubation is 6.90,
p< 0.001. Mean blood pressure before and during the operation is not significant difference with a
Epinephrine dose of 0.95mcg/kg for local vasoconstriction.
Conclusions: The clinical features of the maxillofacial injury relate to anesthesia. General anesthesia
with nasotracheal intubation is safe and suitable with the operation of the maxillofacial injury because it
helps to control respiration safely and to prevent foreign body coming into the tracheal tube from wounds.
* Bệnh viện đa khoa Ninh Hòa, Khánh Hòa
** Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Tp. HCM
ĐẶT VẤN ĐỂ
Năm 2005, khoa Phẫu thuật hàm mặt - Gây
mê hồi sức bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung
Ương thành phố Hồ Chí Minh đã phẫu thuật
hơn 3000 trường hợp, trong đó có 1450 trường
hợp chấn thương, chiếm gần 50% tổng số trường
hợp phẫu thuật trong năm.
Chấn thương hàm mặt, đặc biệt những trường
hợp nặng gãy tầng mặt dưới và tầng mặt giữa ảnh
hưởng đến đường thông khí, có thể gây khó khăn
cho người gây mê hồi sức trong quá trình đặt nội
khí quản để kiểm soát đường thở.
Chấn thương tầng mặt giữa như gãy cung
tiếp, xương gò má không ảnh hưởng đến tính
mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vận
động xương hàm dưới của người bệnh. Chấn
thương gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới làm tổn
thương khớp thái dương hàm, có thể gây xơ cứng
khớp làm cho hàm mở hạn chế hay khít hàm.
Cùng với stress phẫu thuật và thuốc mê,
thuốc tê được dùng tại chỗ có Epinephrine để
giảm chảy máu vết mổ có thể ảnh hưởng đến
huyết động.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Xác định mối liên hệ giữa chấn thương
hàm mặt và đặt nội khí quản qua mũi.
+ Xác định những thay đổi huyết động trong
phẫu thuật.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh chấn thương hàm mặt được
phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật -Gây mê hồi sức
bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương thành
phố Hồ Chí Minh.
Thời gian – địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 4/2005 đến tháng 3/2006, tại khoa
PT – GMHS bệnh viện Răng Hàm Mặt trung
ương Tp.HCM.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
* Không phân biệt giới tính và tuổi.
* Người bệnh được phẫu thuật chương trình.
* Người bệnh có chẩn đoán gãy xương
tầng mặt giữa, gãy xương hàm dưới hoặc cả
hai loại trên.
* Người bệnh được gây mê toàn diện và nội
khí quản được đặt qua mũi.
Tiêu chuẩn loại trừ
* Rối loạn đông máu hoặc đang điều trị
chống đông máu.
* Phẫu thuật hàm mặt cấp cứu.
* Bệnh lí không do chấn thương.
* Vỡ nền sọ chưa ổn định.
* Đặt nội khí quản qua miệng.
Các bước tiến hành
Chuẩn bị người bệnh trước mổ
Người bệnh được khám và đánh giá tổng
quát trước phẫu thuật, ASA, ghi nhận thời gian
từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật, khoảng
cách giữa răng hàm trên và răng hàm dưới
(khoảng cách giữa 2 hàm) khi hàm dưới mở
rộng tối đa.
Người bệnh tại phòng mổ
Tiền mê: Sử dụng nhóm Benzodiazepine
- Seduxen: liều dùng 0,1– 0,2mg/kg trọng
lượng cơ thể, dùng cho người bệnh có huyết
động ổn định, thể trạng khỏe.
- Hypnovel: liều dùng 0,05 – 0,1 mg/kg trọng
lượng cơ thể, dùng đường tĩnh mạch. Hypnovel
được dùng cho người bệnh có thể trạng kém hay
có bệnh lý kèm theo.
- Phối hợp với nhóm Opioides: Fentanyl
1mcg/kg trọng lượng cơ thể.
Dẫn mê:
+ Dùng một trong ba loại thuốc sau:
- Thiopental: liều dùng từ 5-8 mg/kg trọng
lượng cơ thể, dùng cho người bệnh có thể trạng
khỏe, không có tiền sử hen phế quản.
- Propofol: liều dùng 2 – 2,5mg/kg trọng
lượng cơ thể, dùng cho người bệnh có tiền sử
hen phế quản hay thể trạng gầy, nhóm người
bệnh lớn tuổi.
- Etomidate: liều dùng 0,2mg/kg trọng lượng
cơ thể, dùng cho người bệnh có bệnh lý tim
mạch, tiền sử hen phế quản hay thể trạng kém.
+ Sử dụng thuốc dãn cơ:
- Succinylcholine: liều dùng 1mg/kg trọng
lượng cơ thể, dùng cho người bệnh có tiên lượng
đặt nội khí quản khó, di động hàm hạn chế.
- Rocuronium: liều dùng 0,6 mg/kg trọng
lượng cơ thể, dùng cho người bệnh có tiên lượng
không đặt nội khí quản khó, di động hàm rộng
có thể đặt được lưỡi đèn soi thanh quản.
+ Khi độ mê và dãn cơ phù hợp sẽ được đặt
nội khí quản qua mũi.
Duy trì mê
- Isoflurane: nồng độ được dùng từ 1.5% -
2.5%, không dùng cho người bệnh có dấu hiệu
bệnh mạch vành.
- Sevoflurane: nồng độ được dùng 3%-4%,
lưu lượng oxy ≥ 2 lít/phút, được dùng cho người
bệnh có bệnh lý tim mạch.
- Halothane: chỉ dùng cho bệnh nhi, nồng độ
1%-2%.
Người bệnh tại phòng hồi sức
Người bệnh được thở oxy hỗ trợ và rút nội
khí quản khi tỉnh hoàn toàn.
Thu thập xử lý số liệu
Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata, xử lý
số liệu bằng phần mềm thống kê Stata 8.0, có ý
nghĩa thống kê khi p<0.05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 4/2005 đến 3/2006 tại bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương thành phố Hồ Chí
Minh, chúng tôi đã thu thập số liệu gồm 289
trường hợp.
Đặc điểm lâm sàng
- Tuổi trung bình 26,95 ± 8,48 năm.
- Giới nam có tỉ lệ 89,27%, nữ là 10,73%.
- ASA II có tỉ lệ 97,58%, ASA III là 2,42%.
Chảy máu trong sọ não đã ổn định có tỉ lệ 5,19%.
Bệnh nội khoa có tỉ lệ 0,67%. Chấn thương do tai
nạn giao thông có tỉ lệ 93,80%.
- Thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu
thuật (CT-PT) : 14,70 ± 7,53 ngày. Khoảng cách
giữa 2 hàm: 25,10 ± 7,7 mm. Thời gian phẫu
thuật trung bình 65,68 ± 21,74 phút. Lượng
Epinephrine sử dụng 0,95microgram/kg.
Bảng 1: Đặc điểm gãy xương
Xương gãy Tần số %
Xương hàm dưới 269 93,08
Tầng mặt giữa 164 56,75
Tầng mặt giữa + hàm dưới 139 48,10
Gãy cổ lồi cầu 1 bên
Gãy cổ lồi cầu 1 bên
36
6
12,46
2,08
Hàm gò má 135 46,71
Thuốc dãn cơ dùng đặt nội khí quản qua mũi
- Succinylcholine: 97,57%.
- Rocuronium: 2,43%.
- Đặt nội khí quản khó
Tỉ lệ: 8,3%, nguyên nhân: 100% do hàm di
động hạn chế.
Bảng 2: Nguy cơ đặt nội khí quản khó trong gãy cổ
lồi cầu xương hàm dưới
Gãy cổ lồi cầu OR Z X2 P
Gãy cổ lồi cầu 9,61 36,44 <0,001
Gãy cổ lồi cầu 1bên 8,25 4,37 <0,001
Gãy cổ lồi cầu 2bên 21,45 3,51 <0,001
Bảng 3: Đặt nội khí quản khó theo nhóm thời gian
chờ trước phẫu thuật (CT-PT)
Thời gian (ngày) Đặt nội khí quản
khó ≤ 7 8-14 15-21 >21
Tổng
Không 30 131 70 34 256
Có 0 8 10 6 24
Tổng 30 139 80 40 289
χ2 = 8,10, P = 0,04, OR=1,96.
(OR=1,96 là nguy cơ đặt nội khí quản khó
tăng theo mỗi nhóm thời gian CT-PT là 1,96 lần)
Bảng 4: Đặt nội khí quản khó theo nhóm khoảng cách
giữa hai hàm
Đặt nội khí
quản khó
Khoảng cách giữa 2 hàm (mm) Tổng
> 30 >15-30 ≤ 15
Không 26 215 24 256
Có 0 9 15 24
Tổng 26 224 39 289
χ2 = 54,33, P < 0,001, OR=14,93. (OR=14,93 là nguy cơ
đặt nội khí quản khó ở nhóm khoảng cách giữa 2 hàm ≤ 15
mm gấp 14,93 lần so với nhóm >15-30 mm)
Bảng 5: Đặt nội khí quản khó sau khi hiệu chỉnh với
các biến số
Biến số OR P
Gãy cổ lồi cầu 9,09 4,15 <0,001
Khoảng cách 2 hàm 0,15 4,41 <0,001
Thời gian CT-PT 1,98 2,19 0,02
Gãy tầng mặt giữa 2,23 1,18 0,23
Chảy máu niêm mạc mũi
Tỉ lệ 12,46%.
Bảng 6: Nguy cơ chảy máu niêm mạc mũi do đặt nội
khí quản khó và gãy tầng mặt giữa
Biến số OR Z P
Đặt NKQ khó 6,56 4,07 <0,001
Gãy tầng mặt giữa 2,16 1,97 0,04
Bảng 7: Nguy cơ chảy máu niêm mạc mũi khi dùng
ống nội khí quản số 7 so với số 6.5
Biến số OR X2 P
Đường kính ống NKQ 4,62 18,94 <0,001
Thời gian CT-PT 1,75 0,41
Bảng 8: Chảy máu niêm mạc mũi sau khi đã hiệu
chỉnh với các biến số
Biến số OR Z P
Đặt NKQ khó 6,90 3,81 < 0,001
Thời gian CT-PT 1,03 0,13 0,895
Ống NKQ 4,90 4,01 < 0,001
Gãy tầng mặt giữa 2,36 2,00 0,046
Bảng 9: So sánh huyết áp trung bình trong và trước
phẫu thuật
Huyết áp trung bình Trung bình Độ lệch chuẩn
HATB trong phẫu thuật 79,65 8,92
HATB trước phẫu thuật 80,46 8,49
Khác biệt -0,80 11,13
T = -1,22, P = 0.22
BÀN LUẬN
Bệnh lý chấn thương nói chung ở nước ta
hiện nay phần lớn do tai nạn giao thông, chấn
thương hàm mặt cũng vậy. Trong nghiên cứu,
nguyên nhân do tai nạn giao thông có tỉ lệ
93,80%, vì vậy tuổi trung bình khá trẻ 26,95 ±
8,48 năm, giới nam chiếm tỉ lệ 89,27% và ASA II
có tỉ lệ cao 97,58%.
Trong nghiên cứu, tỉ lệ đặt nội khí quản khó
là 8,3% và 100% do hàm dưới di động hạn chế.
Bảng 2, nguy cơ đặt nội khí quản khó gãy cổ lồi
cầu so với không gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới
là 9,61 lần, tương tự gãy một bên là 8,25 lần, hai
bên là 21,45 lần có ý nghĩa thống kê. Bảng 3,
nguy cơ đặt nội khí quả khó tăng theo nhóm thời
gian mỗi 7 ngày là 1,96 lần, có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4, nguy cơ đặt nội khí quản khó nhóm nhỏ
hơn hoặc bằng 15 mm cao gấp 14,93 lần so với
nhóm lớn hơn 15 - 30 mm.
Gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới sẽ hạn chế
sự di động của xương hàm dưới. Chấn thương
khớp thái dương hàm có thể làm sai khớp, rách
sụn chêm, rách bao khớp, xuất huyết trong
khớp. Thời gian chờ điều trị càng lâu các mô xơ
hóa, dính khớp vì thế làm hạn chế sự di động
của xương hàm dưới.
Trong bảng 5, sử dụng hồi qui logistis cho
kết quả nguy cơ đặt nội khí quản khó chỉ còn
9,09 lần so với không gãy cổ lồi cầu xương hàm
dưới, có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trên lâm
sàng đặt nội khí quản khó có sự ảnh hưởng của
các yếu tố khoảng cách giữa hai hàm, thời gian
từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật và gãy
tầng mặt giữa.
Tỉ lệ chảy máu niêm mạc mũi do đặt nội khí
quản là 12,46%. Trong gãy Lefort II, III đường
gãy đi qua xương vùng khoang mũi, các xương
gãy di lệch, niêm mạc bị tổn thương nên niêm
mạc dễ chảy máu khi đặt nội khí quản qua mũi.
Bảng 6, Nguy cơ chảy máu niêm mạc mũi do
đặt nội khí quản khó là 6,56 lần so với không đặt
nội khí quản khó, gãy tầng mặt giữa gấp 2,16 lần
so với không gãy, có ý nghĩa thống kê. Bảng 7,
nguy cơ chảy máu niêm mạc mũi do đặt ống nội
khí quản số 7 gấp 4,62 lần ống số 6,5, có ý nghĩa
thông kê. Bảng 8, nguy cơ chảy máu niêm mạc
mũi do đặt nội khí quản khó là 6,90 lần có ý
nghĩa thống kê so với không đặt nội khí quản
khó khi có sự ảnh hưởng của các biến số thời
gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật, kích
thước ống nội khí quản và gãy tầng mặt giữa.
Lượng Epinephrine sử dụng co mạch tại chỗ
trung bình là 0,95microgram/kg. Bảng 9, huyết
áp trung bình trong phẫu thuật so với trước
phẫu thuật không có sự khác biệt, như vậy
lượng Epinephrine đã sử dụng không ảnh
hưởng đến huyết động trong quá trình gây mê.
Trong nghiên cứu sử dụng Succinylcholine
cho đặt nội khí quản chiếm tỉ lệ 97,57%.
Succinylcholine có ưu điểm là thời gian bán hủy
ngắn, thuận lợi trong trường hợp đặt nội khí
quản khó. Tuy vậy, tác dụng phụ của
Succinylcholine cũng nhiều như: tăng kali, đau
cơ, sốt cao ác tính Sử dụng Rocuronium để đặt
nội khí quản tránh được những tác dụng phụ
của Succinylcholine nhưng sẽ bất lợi nếu không
tiên lượng hết đặt nội khí quản khó và tại bệnh
viện chưa có ống nội soi mềm.
Gây mê toàn diện đặt nội khí quản qua mũi
là phương pháp vô cảm phù hợp với phẫu thuật
hàm mặt bởi vì vừa đảm bảo kiểm soát đường
thở tốt vừa tạo phẫu trường thuận lợi cho phẫu
thuật viên.
KẾT LUẬN
* Ảnh hưởng của chấn thương hàm mặt đối
với gây mê hồi sức.
Tỉ lệ đặt nội khí quản khó là 8,30%.
- Đặt nội khí quản khó liên quan có ý nghĩa
thống kê với gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới,
nguy cơ đặt nội khí quản khó ở người bệnh gãy
cổ lồi cầu xương hàm dưới hai bên cao hơn gãy
một bên.
- Thời gian từ lúc chấn thương đến khi
phẫu thuật càng dài, nguy cơ đặt nội khí quản
khó càng tăng.
- Di động hàm càng kém nguy cơ đặt nội khí
quản khó càng tăng.
Chảy máu niêm mạc mũi khi đặt nội khí quản
qua mũi có tỉ lệ 12,46%. Chảy máu niêm mạc mũi
liên quan có ý nghĩa thống kê với đường kính ống
nội khí quản và gãy tầng mặt giữa.
* Huyết động
Không có sự khác biệt về huyết áp trước và
trong phẫu thuật.
Lượng Epinephrine sử cho người bệnh trong
nghiên cứu là 0,95microgram/kg và Epinephrine
không gây tai biến-biến chứng trong quá trình
gây mê hồi sức.
* Gây mê toàn diện đặt nội khí quản qua mũi
là phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm, giúp
chúng tôi:
Điều khiển một cách hợp lí sự hô hấp của
người bệnh, đường hô hấp được giữ vững, có
thể thông khí áp lực vào đường thở mà không sợ
vào dạ dày.
Ngăn chặn máu và dị vật rơi vào khí phế
quản, có thể hút rữa dễ dàng máu của vết mổ
trong miệng, chất xuất tiết ở khí- phế quản.
Người gây mê có thể đứng xa nhưng vẫn
kiểm soát hô hấp người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Tân Thịnh (2002), "Nội khí quản khó", Bài giảng Gây
Mê Hồi Sức Nhà xuất bản Y học, tr. 595-604.
2. Donlon JV. (2000), "Anesthesia for Eye, Ear, Nose and
throat", Anesthesia, Churchill LivingStone, pp. 1273-1298.
3. Đào Trọng Thắng, Nguyễn văn Chừng (2005), "Gây mê hồi
sức trong mổ cắt amidan: đặc điểm, chỉ định, chống chỉ
định", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 9 (1), tr. 106-112.
4. Koay CK (1998), "Difficult tracheal intubation--analysis and
management in 37 cases", Singapore Med J, 39 (3), pp. 112-114.
5. Kopman A.F. (2006), "Rocuronium versus succinylcholine for
rapid tracheal intubation", Anesth Analg, 102 (6), pp. 1912.
6. Lâm Ngọc Ấn (1997), "Phân loại chấn thương hàm mặt",
Bài giảng lâm sàng chấn thương hàm mặt, Đại Học Y Dược
Tp.Hồ Chí Minh, tr. 21-24.
7. Larsen PB, Hansen EG. et al. (2005), "Intubation conditions
after rocuronium or succinylcholine for rapid sequence
induction with alfentanil and propofol in the emergency
patient", Eur J Anaesthesiol, 22 (10), pp. 748-753.
8. Nguyễn Văn Chừng (2004), "Thuốc thường dùng trong
gây mê", Gây Mê Hồi Sức, Nhà xuất bản Y học, tr. 209-226.
9. Rosenbaum P (2002), "Anesthesia for eye, head, and neck
surgery", Clinical anesthesia procedures of Massachusetts General
Hospital, Little - Brown and Company, pp. 346-363.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_lien_quan_gay_me_hoi_suc_trong.pdf