Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đường mật

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 148 trường hợp ung thư đường mật tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian ba năm từ 1/2004 đến tháng 12/2006, chúng tôi có một số kết luận: Ung thư đường mật có những đặc điểm Phần lớn bệnh xảy ra ở người trên 60 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn so với nữ. Đa số bệnh nhân đến khám sau khi khởi phát triệu chứng từ 1-2 tháng. Hầu hết bệnh nhân có bệnh cảnh vàng da tăng dần, đau âm ỉ hạ sườn phải, sụt cân và thiếu máu. Vị trí thường gặp nhất của ung thư đường mật là vùng rốn gan (64,2%). Xét nghiệm chỉ điểm khối u CA 19-9 có giá trị hơn CEA trong việc chẩn đoán ung thư đường mật. CA 19-9 tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Nhóm bệnh nhân mắc bệnh trên 2 tháng có nồng độ CA 19-9 trung bình cao hơn gần 15 lần so với nhóm bệnh nhân mắc bệnh trong vòng 1 tháng. Chẩn đoán hình ảnh Chụp cắt lớp điện toán xác định được u và vị trí u đường mật với độ nhạy cao hơn của siêu âm. Chụp hình đường mật xuyên gan qua da và qua nội soi mật tụy ngược dòng cho thấy rõ hình ảnh cây đường mật, xác định chính xác vị trí tắc mật. Các phương pháp điều trị tạm bợ chỉ có thể cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân nhưng không làm kéo dài thời gian sống, đa phần bệnh tử vong trong vòng chưa đến một năm sau khi xuất viện.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đường mật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT Nguyễn Đăng Bảo*, Đỗ Đình Công* * TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng để giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư đường mật. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả. Hồi cứu tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ra viện là ung thư đường mật tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 01/ 2004 đến 12/2006. Kết quả: Có 148 bệnh nhân, gồm 87 nam và 61 nữ, tuổi trung bình là 61,7± 14,5. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là vàng da tăng dần, đau âm ỉ hạ sườn P, sụt cân và thiếu máu. Vùng rốn gan là vị trí thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 64,2%.. Chẩn đoán khó khăn, dựa vào các đặc điểm lâm sàng kết hợp với siêu âm, CT, PTC, ERCP, CA 19-9. Ở ngưỡng 35U/l CA 19-9 có độ nhạy 79,2%. CA 19-9 tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy 74%. Chụp hình đường mật xuyên gan qua da và qua ERCP cho thấy rõ hình ảnh cây đường mật và vị trí tắc mật. Điều trị triệt đễ vẫn là thử thách lớn đối với các phẫu thuật viên vì bệnh lớn tuổi, đến viện ở giai đoạn trễ, chỉ áp dụng được các phương thức điều trị tạm bợ không mổ. Tiên lượng bệnh xấu, hầu hết bệnh tử vong trong vòng chưa đến một năm từ khi phát hiện bệnh. Kết luận: Ung thư đường mật là bệnh khó chẩn đoán và điều trị. Để chẩn đoán sớm và chính xác cần có chiến lược tầm soát thích hợp, nên làm xét nghiệm chỉ điểm khối u thường qui. Thực hiện nội soi ổ bụng trước mổ đối với những bệnh nhân còn chỉ định phẫu thuật nhằm có phương thức điều trị thích hợp. ABSTRACT THE CLINICAL AND PARACLINICAL FEATURES OF CHOLANGIOCARCINOMA Nguyen Dang Bao, Do Dinh Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 131 -- 137 Objectives: to study clinical and paraclinical factors to help early diagnose in the cholangiocarcinoma. Methods: A descpriptive retrospective study with all of patients diagnosed cholangiocarcinima, at the moment of dischargement, at Chôï raãy Hospital from 01/2004 to 12/2006. Results: there were 148 patients with 87 men and 61 women. The average age was 61.7 ± 14.5. The common clinical picture was gradual increased jaundice, dullness pain at right subcostal, loss weight and anemia. The most common position was the liver hilus, taked 64.2%. The diagnose was difficult to base clinical signs combined with abdominal ultrasonography, CT scanner, PTC, ERCP, CA 19-9. At the level of 35U/l of CA 19-9, its sensitivity was 79.2%. CA 19-9 is gradual increased according to time of disease. CT Scanner had the sensitivity 74%. PTR and ERCP displayed clearly the bile ducts and the location of obstruction. The radical treatment is still a chance to surgeons because these patients are old, at terminal illness and were treated only by the temporary nonoperative methods. The poor pronostic with the death in one month from the moment of discover disease. Conclusion: cholangiocarcinoma is difficult to diagnosis and treat. To early and exactly diagnose should have approriated screening plan, do classic tumor markers. Endoscopy laparostomy should be done for the patients having operative indication to gagne a convenable treatment plan. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đường mật có chiều hướng tăng dần trong ba thập kỷ qua(1,5,6,8,11,13,14,15,20). Theo một số công trình nghiên cứu ở Việt nam, ung thư đường mật nói chung chiếm khoảng 6% trong tổng số các bệnh ngoại khoa gan mật(4). * ĐH Y Dược Tp. HCM ** BV Đa khoa tỉnh Đăklăk Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 2 Chẩn đoán ung thư đường mật gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, không đặc hiệu. Bệnh nhân đến bệnh viện thường ở giai đoạn đã muộn. Khi chẩn đoán được ung thư đường mật, hơn 2/3 trường hợp không còn chỉ định phẫu thuật(24). Tiên lượng bệnh rất xấu, phần lớn bệnh tử vong từ 6 - 12 tháng kể từ khi phát hiện bệnh(1,6,7,9,12,13,25,26). Qua nghiên cứu này chúng tôi hy vọng góp phần nào việc chẩn đoán sớm và chính xác bệnh ung thư đường mật, để từ đó có những phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ra viện là ung thư đường mật tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/2004 – 12/2006. Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân: ung thư túi mật và ung thư bóng Vater. Dữ liệu thu thập được xử lý theo các thuật toán thống kê thông dụng như Chi bình phương, T test và hệ số tương quan r (độ tin cậy 95%) với chương trình SPSS 11.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian 3 năm từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 12 năm 2006, bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh đã điều trị 148 trường hợp ung thư đường mật. Đặc điểm về tuổi và giới Tuổi: Nhỏ nhất là 21 và lớn nhất là 90. Tuổi mắc bệnh trung bình là 61,7± 14,5. Tỉ lệ ung thư đường mật tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi trên 60 có tỉ lệ cao hơn có ý nghĩa (p=0,001). Giới: Tỉ lệ nam/ nữ là 1,4. Đặc điểm lâm sàng Đa phần bệnh nhân đến bệnh viện sau khi có triệu chứng từ 1-2 tháng chiếm tỉ lệ 45,9%. Vàng da tăng dần là triệu chứng nổi bật, gặp ở hầu hết bệnh nhân (81,1%). Đau bụng, sụt cân, chán ăn, sốt chiếm tỉ lệ lần lượt là 71,6%, 54,7%, 43,9%, 17,6%. Đặc điểm cận lâm sàng Xét nghiệm sinh hoá Tăng nồng độ bilirubine toàn phần chiếm 93,9%. Đặc biệt nồng độ >10 mg% chiếm đến 70,3%. Đây là một trong những yếu tố tiên lượng nặng. Tăng SGOT chiếm tỉ lệ 85,1%. Tăng SGPT chiếm tỉ lệ 65,5%. Xét nghiệm chỉ điểm khối u Nồng độ CA 19-9 nhỏ nhất là 0, cao nhất là 83.840, trung bình là 15337,25 ± 14548,773. Nồng độ CEA nhỏ nhất là 0, cao nhất là 202, trung bình là 8,35± 24,4. Độ nhạy của CA 19-9 ở ngưỡng 35U/l là 79,2%. Độ nhạy của CEA ở ngưỡng 5ng/l là 26,4%. Nồng độ trung bình của CA 19-9 và CEA tăng dần theo thời gian mắc bệnh p=0,001 và p=0,036. Nồng độ trung bình của CA 19-9 và thời gian mắc bệnh N CA 19-9 CEA < 1 tháng 22 1082,05 3,91 1-2 tháng 31 1446,84 3,97 > 2 tháng 19 16611,84 20,63 Chẩn đoán hình ảnh Độ nhạy của siêu âm là 35,6% và độ nhạy của CT là 74%. Cell block 60 trường hợp được làm cell block, và chỉ có 8 trường hợp phát hiện có tế bào ung thư trong dịch mật. Giải phẫu bệnh Sinh thiết thực hiện được 10/148 trường hợp và kết quả đều là ung thư biểu mô tuyến. Chẩn đoán vị trí u Vị trí Tần suất Tỷ lệ Trong gan 8 5,4% Rốn gan 95 64,2% OMC 41 27,7% Lan toả 4 2,7% TỔNG 148 100% Phương pháp điều trị Điều trị Tần suất Tỷ lệ PTBD 60 40,5% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 3 Đặt stent qua ERCP 46 31,1% Phẫu thuật 14 9,5% Điều trị nâng đỡ 28 18,9% TỔNG 148 100% Phẫu thuật được thực hiện chỉ 14 trường hợp, trong đó 10 trường hợp chẩn đoán trước mổ là sỏi đường mật, trong mổ phát hiện u đường mật. 10 bệnh nhân này được xử trí nong và đặt feeding tube qua chỗ hẹp hoặc đặt Kehr vĩnh viễn. Trong 4 trường hợp còn lại, một bệnh nhân được mổ trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng và cách xử trí là bơm rửa đường mật và dẫn lưu Kehr. Hai trường hợp được nối túi mật hỗng tràng và nối vị tràng. Trường hợp còn lại được cắt gan hạ phân thuỳ II và nối ống gan hạ phân thuỳ II – hỗng tràng Roux- en Y. Bệnh nhân này sau mổ không thoát mê, người nhà xin về. Thời gian sống sau khi xuất viện Qua liên lạc bằng điện thoại với 68/148 thân nhân bệnh nhân, có 58/68 bệnh nhân tử vong từ 1- 8 tháng sau khi ra viện. 10 bệnh nhân còn sống chủ yếu xuất viện vào cuối năm 2006. BÀN LUẬN Tuổi và giới Theo các nghiên cứu nước ngoài, ung thư đường mật có tuổi trung bình từ 50-70, và hiếm khi xảy ra ở tuổi dưới 40(8,10,15,16,18,21). Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình là 61,67± 14,5, tuổi trẻ nhất là 21 và cao nhất là 90. Nhóm tuổi trên 60 chiếm đến 57,5% trường hợp. Đặc biệt nhóm tuổi trên 70 chiếm tới 31,1%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam/nữ là 1,4. Thời gian mắc bệnh Phần lớn bệnh nhân của chúng tôi đến khám bệnh sau khi khởi phát triệu chứng đầu tiên trong vòng 1-2 tháng, chiếm tỉ lệ 50%. Đặc biệt có 18 bệnh nhân đến khám khi đã có biểu hiện báng bụng, nghĩa là đã quá muộn. Theo Alexander, thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi vào viện từ 1-120 tháng(3). Nhiều tác giả nhận xét thời gian mắc bệnh trước khi nhập viện là một yếu tố tiên lượng quan trọng để chọn lựa phương thức điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nồng độ trung bình của CA 19-9 và CEA tăng có ý nghĩa theo thời gian mắc bệnh p=0,001 và p =0,036. Các dấu hiệu lâm sàng Vàng da Chúng tôi gặp hầu hết là vàng da tăng dần và ngày càng nặng, đặc biệt vàng da có mối liên quan với triệu chứng sốt và sụt cân cũng như thiếu máu. Đau bụng, sụt cân và chán ăn Đau bụng, sụt cân và chán ăn cũng là những triệu chứng thường gặp của ung thư đường mật chiếm tỉ lệ theo thứ tự là 71,6%, 54,7% và 43,9%. Đau bụng trong ung thư đường mật thường là đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, vùng thượng vị hay ở cả hai vị trí, ít khi đau nhiều như trong bệnh sỏi mật. Sốt Gặp 17,6% trường hợp, thường là sốt nhẹ, do tình trạng nhiễm trùng đường mật. Có mối liên quan giữa vàng da với triệu chứng sụt cân và sốt (p=0,008 và p= 0,005). Như vậy đặc tính của bệnh ung thư đường mật là vàng da kèm gầy sút nhưng không sốt trừ những trường hợp có nhiễm trùng đường mật kèm theo. Triệu chứng thực thể Triệu chứng thực thể trong ung thư đường mật là rất nghèo nàn, không đặc hiệu và thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Túi mật to chiếm 10,8%, gan to chiếm 15,5%. Sờ được u chiếm 6,8%. Báng bụng chiếm 12,2%. Các dấu hiệu cận lâm sàng Các xét nghiệm sinh hoá Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 4 Tăng Bilirubin toàn phần chiếm 94,6%. SGOT tăng chiếm 85,1%. SGPT tăng chiếm 65,5%. 70,3% bệnh nhân có nồng độ bilirubine toàn phần >10mg%. Nồng độ của bilirubin toàn phần cũng là một yếu tố tiên lượng trong ung thư đường mật. Bệnh nhân có nồng độ bilirubine toàn phần >10mg% thì tiên lượng rất xấu(8,18). Xét nghiệm chỉ điểm khối u CA19-9 và CEA có độ nhạy lần lượt là 79,2% và 26,4% ở ngưỡng 35U/l và 5ng/l. Như vậy trong ung thư đường mật thì độ nhạy của CA 19-9 cao hơn rất nhiều so với CEA. Trong nghiên cứu của Xing Lei Qin cho thấy độ nhạy của CA 19-9 và CEA gần tương đương nhau, lần lượt là 77,14% và 68,57%. Tác giả cho biết nồng độ của CA 19-9 và CEA tăng cao có ý nghĩa khi so sánh với nhóm các bệnh mật lành tính và nhóm người khoẻ mạnh (p<0,001 và p<0,05). Tuy nhiên không có sự tương quan giữa nồng độ CA 19-9 và CEA. Theo tác giả CA 19-9 là chất chỉ điểm khối u có giá trị trong chẩn đoán ung thư đường mật, đánh giá khả năng cắt bỏ u cũng như theo dõi hiệu quả điều trị(23). SO SÁNH ĐỘ NHẠY CỦA CA 19-9(23) Tác giả Độ nhạy của CA19-9 Torzilli et al 97,00% Hultcrantz et al 76,00% Kau et al 78,20% Caturelli 68,00% Xing Lei Qin 77,14% Đỗ Mai Dung 76,00% Chúng tôi 79,20% Ngoài ra nồng độ CA 19-9 và CEA có liên quan đến thời gian mắc bệnh của bệnh nhân, thời gian khởi bệnh càng kéo dài thì nồng độ CA 19-9 và CEA sẽ tăng dần. Không có sự khác biệt về nồng độ trung bình của CA 19-9 và CEA giữa hai nhóm có nồng độ bilirubine toàn phần < 21,4mg% và ≥ 21,4mg%. Như vậy nồng độ của CA 19-9 và CEA không phụ thuộc vào tình trạng tắc mật. Đặc biệt nồng độ trung bình của CA 19-9 trong nghiên cứu của chúng tôi là 15.337,25U/l, cao hơn nhiều so với các tác giả khác, đây là yếu tố tiên lượng xấu(22). Độ nhạy của CEA trong nghiên cứu của chúng tôi là 26,4%, thấp hơn so với các tác giả khác. Anderson và cộng sự cho rằng CEA đơn độc không đặc hiệu trong ung thư đường mật. Nhưng khi phối hợp cả hai CEA và CA 19-9 thì độ nhạy và độ đặc hiệu sẽ gia tăng. Với CA 19-9 ở ngưỡng >180 U/l và CEA ở ngưỡng > 5,2 ng/ml thì độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%(8). Jan và cộng sự nghiên cứu 373 trường hợp ung thư đường mật trong gan được phẫu thuật, kết luận rằng nồng độ CA 19-9 và CEA có ý nghĩa đối với thời gian sống của bệnh nhân sau mổ(18). Siêu âm(5,8) Chúng tôi ghi nhận 117/135 trường hợp giãn đường mật trên siêu âm (86,7%), chủ yếu là giãn đường mật trong gan. Tỉ lệ thấy u trên siêu âm là 48/135, chiếm 35,6%, thấp hơn so với các tác giả khác. SO SÁNH KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN U Tác giả Tỉ lệ phát hiện u %) Lê Thanh Dũng 56,4% Đỗ Mạnh Hùng 61,8% Dương Văn Hải 23% Trịnh Vĩnh Hùng 58% Nesbit 47% Byung In Choi 21% Chúng tôi 35,6% CT Thực hiện được 100/148 trường hợp với tỷ lệ giãn đường mật là 80/100 trường hợp chiếm 80% và tỷ lệ thấy u là 74/100 trường hợp chiếm 74%. SO SÁNH TỈ LỆ PHÁT HIỆN U TRÊN CT Tác giả Tỉ lệ Lê Thanh Dũng 76,9% Đỗ Mạnh Hùng 72% Trịnh Vĩnh Hùng 79,2% Nesbit 69% Chúng tôi 74% Như vậy tỉ lệ phát hiện u trên CT của chúng tôi là không khác so với các tác giả trong và ngoài nước. So với siêu âm, CT có độ nhạy cao hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 5 Chụp đường mật xuyên gan qua da Thực hiện 62/148 bệnh nhân trong đó ung thư đường mật rốn gan chiếm 75,8%, ung thư OMC chiếm 17,7% tiếp đến là ung thư đường mật lan toả và ung thư đường mật trong gan với tỉ lệ 4,8% và 1,6%. Chụp hình đường mật qua nội soi mật tuỵ ngược dòng Thực hiện 51/148 bệnh nhân trong đó ung thư đường mật rốn gan chiếm 60,8%, ung thư OMC chiếm 37,3% và ung thư đường mật lan toả là 1,9%. Cell block và giải phẫu bệnh Trong tổng số 148 bệnh nhân, có 60 bệnh nhân được làm cell block và chỉ 8 bệnh nhân có kết quả là có tế bào ung thư trong dịch mật chiếm tỉ lệ 13,3%. Chỉ 14/148 bệnh nhân được phẫu thuật và 10/14 bệnh nhân này được làm giải phẫu bệnh với kết quả đều là ung thư biểu mô tuyến đường mật. Dương Văn Hải thực hiện 28/64 trường hợp làm giải phẫu bệnh và 19 trường hợp cho kết quả đúng chiếm 68% Không giống với những loại ung thư khác, việc chẩn đoán mô học của ung thư đường mật là hết sức khó khăn vì vị trí, kích thước và đặc tính tạo mô xơ của chúng, chúng thường định vị ở vùng rốn gan giữa các cấu trúc mạch máu lớn. Các phương pháp như tế bào học dịch mật qua ERCP, chải tế bào và sinh thiết có độ nhạy thường thấp(23). Chẩn đoán vị trí Về vị trí, ung thư đường mật vùng rốn gan chiếm 64,2%, tiếp đến là ung thư OMC chiếm 27,7%, ung thư đường mật trong gan chiếm 5,4% và ung thư đường mật lan toả chiếm 2,7%. Lai và cộng sự nghiên cứu trong 5 năm từ 1998-2002 có 62 trường hợp ung thư đường mật, trong đó ung thư đường mật rốn gan chiếm 58%, ung thư đường mật trong gan chiếm 21% và ung thư ống mật chủ chiếm 21%(19). Chẩn đoán vị trí ung thư đường mật chủ yếu dựa vào CT, PTC và ERCP. Điều trị Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được điều trị không mổ chiếm 71,6%. Trong số 14/148 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, chỉ có 1 bệnh nhân ung thư đường mật rốn gan được phẫu thuật triệt để: cắt u, cắt gan hạ phân thuỳ II, nối ống gan hạ phân thuỳ II-hỗng tràng. 13 bệnh nhân còn lại được mổ cấp cứu với chẩn đoán trước mổ là nhiễm trùng đường mật do sỏi. Trong mổ phát hiện ung thư đường mật, 10 bệnh nhân được xử trí nong đường mật, đặt ống qua chỗ hẹp hoặc bơm rửa đường mật và đặt dẫn lưu Kehr vĩnh viễn. Ba trường hợp được nối túi mật- hỗng tràng và nối vị tràng. Điều trị nâng đỡ rồi cho về 28 bệnh nhân chiếm 18,9%. Tương tự như các tác giả khác, nghiên cứu của Dương Văn Hải từ 1985-1990 với 37 trường hợp, từ 1994-1996 với 53 trường hợp, hầu hết cũng đều làm phẫu thuật giảm nhẹ(2). Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Quyết từ 2001- 2005 với 200 bệnh nhân, chỉ 29 bệnh nhân được làm phẫu thuật triệt để chiếm 14,5%. Đáng lưu ý là trong 29 bệnh nhân này có 4 bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện, 8 bệnh nhân suy kiệt cho về, tính chung cho cả hai loại là 41,37%(3). Blumgart (1985) phân tích 1406 trường hợp ung thư đường mật rốn gan qua 47 công trình nhận thấy chỉ 254 trường hợp cắt được bướu với tỉ lệ tử vong của phẫu thuật là 18,3%(2). Tỉ lệ tử vong vẫn là 18% theo Seiko Hirono nghiên cứu từ 1986-2004(17). Lai và cộng sự còn nhấn mạnh đến vai trò của nội soi ổ bụng trước mổ, giúp đánh giá khả năng cắt bỏ, giảm thời gian nằm viện và biến chứng sau mổ(19). Đối với những bệnh nhân còn khả năng phẫu thuật triệt để có nồng độ bilirubine toàn phần >10mg% thì nên được dẫn lưu mật qua ERCP hoặc PTC, cho đến khi nồng độ bilirubine toàn phần dưới 3 mg%. Dẫn lưu mật nhằm làm giảm tình trạng ứ mật, xơ gan ứ mật và suy gan, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 6 là những yếu tố làm gia tăng biến chứng và tử vong sau mổ(8). Thời gian sống sau khi xuất viện Trong số 68 bệnh nhân của chúng tôi, 58 bệnh nhân đã chết trong vòng 1 đến 8 tháng sau khi xuất viện. Mười bệnh nhân còn sống đền cuối năm 2006. Theo các tài liệu nước ngoài, tiên lượng của ung thư đường mật là rất xấu. Nếu được phẫu thuật triệt căn, tỉ lệ sống 5 năm đối với ung thư đường mật rốn gan chỉ từ 5-10%, và 20-30% đối với ung thư đường mật đoạn xa. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 148 trường hợp ung thư đường mật tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian ba năm từ 1/2004 đến tháng 12/2006, chúng tôi có một số kết luận: Ung thư đường mật có những đặc điểm Phần lớn bệnh xảy ra ở người trên 60 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn so với nữ. Đa số bệnh nhân đến khám sau khi khởi phát triệu chứng từ 1-2 tháng. Hầu hết bệnh nhân có bệnh cảnh vàng da tăng dần, đau âm ỉ hạ sườn phải, sụt cân và thiếu máu. Vị trí thường gặp nhất của ung thư đường mật là vùng rốn gan (64,2%). Xét nghiệm chỉ điểm khối u CA 19-9 có giá trị hơn CEA trong việc chẩn đoán ung thư đường mật. CA 19-9 tăng dần theo thời gian mắc bệnh. Nhóm bệnh nhân mắc bệnh trên 2 tháng có nồng độ CA 19-9 trung bình cao hơn gần 15 lần so với nhóm bệnh nhân mắc bệnh trong vòng 1 tháng. Chẩn đoán hình ảnh Chụp cắt lớp điện toán xác định được u và vị trí u đường mật với độ nhạy cao hơn của siêu âm. Chụp hình đường mật xuyên gan qua da và qua nội soi mật tụy ngược dòng cho thấy rõ hình ảnh cây đường mật, xác định chính xác vị trí tắc mật. Các phương pháp điều trị tạm bợ chỉ có thể cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân nhưng không làm kéo dài thời gian sống, đa phần bệnh tử vong trong vòng chưa đến một năm sau khi xuất viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tôn Thất Quỳnh Ái, Phạm Hữu Thiện Chí, Nguyễn Hoàng Định và cộng sự (1996), “Sơ bộ về ung thư đường dẫn mật tại Khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy”, Hội thảo chuyên đề bệnh lý tiêu hóa, tr. 15-22. 2. Dương Văn Hải, Văn Tần (1994), “ Điều trị ngoại khoa ung thư đường mật ngoài gan”, Sinh hoạt khoa học kỹ thuật- Bệnh viện Bình Dân 2/1994, tr. 81-100. 3. Nguyễn Tiến Quyết (2005), “Kết quả điều trị ung thư đường mật ngoài gan”, Y học Việt nam, tập 310, tr. 138- 143. 4. Trần Đình Thơ, Nguyễn Tiến Quyết, Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn Hải Nam (2005), “Một số đặc điểm dịch tễ học của ung thư đường mật”. Y học Việt nam, tập 310, tr. 26- 33. 5. Đoàn Thanh Tùng, Trần Thái Phúc (2005), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư đường mật ngoài gan”, Ngoại khoa, tập 55 (2), tr. 24- 29. 6. Đoàn Thanh Tùng, Đỗ Kim Sơn (2005), “ Ung thư đường mật”, Y học Việt nam, tập 310, tr. 3-17. 7. Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn Quang Nghĩa (2005), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống sau điều trị phẫu thuật ung thư đường mật trong gan”, Y học Việt nam, tập 310, tr. 121-130. 8. Ahrendt S A, Pitt H A (2004), “ Biliary tract”, Sabiston Textbook of Surgery, 17th edition, pp. 1597- 1641. 9. Bloom C M, Langer B, Wilson S R et al (1999),“Role of US in the Detection, Characterization, and Staging of Cholangiocarcinoma”, Radio Graphics,19, pp. 1199- 1218. 10. Blumgart L. H, Benjamin I. S (1994), “Cancer of the bile ducts”. Surgery of the Liver and Biliary Tract, Churchill Livingstone, second edition, 2, pp. 967- 995. 11. Bortolasi L, Burgart L J, Tsiotos G G et al (2000), “Adenocarcinoma of the distal Bile Duct”, Dig Surg,17, pp.36- 41. 12. Byrnes V, Afdhal N (2002), “ Cholangiocarcinoma of the Hepatic Hilum”, Curr Treat Options Gastroenterol, 5, pp. 87-94. 13. Conner E H, Kiran R P, Pokala N et al (2006), “Bile Duct Tumor”, eMedicine Journal,7(3). 14. Gerhards M F, Gulik T M, González D G et al (2003), “Results of Postoperative Radiotherapy for Resectable Hilar Cholangio carcinoma”, World J Surg, 27, pp. 173- 179. 15. Groen P C, Gores G J, Larusso N F et al (1999), “ Biliary tract cancers”, N Engl J Med, 341, (18), pp. 1368- 1378. 16. He P, Shi J S, Chen W K et al (2002), “ Multivariate statistical analysis of clinicopathologic factors influencing survival of patients with bile duct carcinoma”, World J Gastroenterol, 8 (5), pp. 943-946. 17. Hirono S, Tani M, Kawai M et al (2006), “ Indication of Hepatopancreatoduodenectomy for Biliary Tract Cancer” World J Surg, 30, pp. 567-573. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 7 18. Jan Y Y, Yeh C N, Yeh T C (2005), “Prognostic analysis of surgical treatment of peripheral cholangiocarcinoma: Two decades of experience at Chang Gung Memorial Hospital”, Word J Gastroenterol, 11, (12), pp. 1779-1784. 19. Lai E C, Lau W Y (2005), “Aggressive surgical resection for hilar cholangiocarcinoma”, ANZ JSurg,75, pp. 981-985. 20. Lazaridis K N, Gores G J (2005), “ Cholangiocarcinoma”, Gastroenterology, 128, pp. 1655- 1667. 21. 28 Leslie H. Blumgart and Michel Morin (1989), “Tumours of the Gallbladder and Bile Ducts”, Maingot’s Abdominal Operations, pp. 1533- 1554. 22. Ohtsuka M, Ito H, Kimura F et al (2002), “Results of surgical treatment for intrahepatic cholangiocarcinoma and clinico pathological factors influencing survival”, Br J Surg, 89, pp. 1525-1531. 23. Qin X L, Wang Z R, Shi J S et al (2004), “Utility of serum CA 19-9 in diagnosis of cholangiocarcinoma: In comparison with CEA”, World J Gastroenterol, 10 (3), pp. 427-432. 24. Thongprasert S (2005), “ The role of chemotherapy in cholangio carcinoma”, Ann Oncol, 16, pp. 1193-1196. 25. Todoroki T, Kawamoto T, Koike N et al (2001), “Treament strategy for patients with middle and lower third bile duct cancer”, Br J Surg, 88, pp. 364- 370. 26. Zang B H, Cheng Q B, Luo X J et al (2006), “Surgical therapy for hiliar cholangiocarcinoma: analysis of 198 cases”, Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 5, pp. 278-282. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng quát 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_ung_thu_duo.pdf