Công tác khảo sát, lấy mẫu, nghiên cứu đánh giá môi
trường phóng xạ nền khu vực mỏ Nam và Bắc Nậm Xe,
tỉnh Lai Châu, Việt Nam thuộc đề tài “Hợp tác nghiên cứu
thành phần vật chất, đề xuất qui trình công nghệ chế biến,
định hướng phương pháp khai thác và bảo vệ môi trường
mỏ đất hiếm Nậm Xe, tỉnh Lai Châu, Việt Nam”, mã số
NĐT -02.GER/15 đã được hoàn thành trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết và triển khai đo, lấy mẫu hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả tổng hợp đã được xử
lý, phân tích và so sánh với các bộ tiêu chuẩn về an toàn
bức xạ của Việt Nam và Thế giới.
Hệ các phương pháp đã áp dụng trong việc nghiên cứu
đánh giá môi trường phóng xạ nền tại mỏ đất hiếm Nậm Xe
phù hợp với các phương pháp đánh giá môi trường phóng
xạ chung của thế giới với các thiết bị đo có hệ thống đơn vị
đo theo chuẩn an toàn bức xạ và tiêu chuẩn quốc tế.
Các kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ trong các loại
cây lương thực, rau quả trồng trong khu vực mỏ và lân cận
đã bổ sung lượng thông tin về các thành phần môi trường
phóng xạ tự nhiên. Là cơ sở cho việc khuyến cáo sản xuất
nông nghiệp.
Kết quả khảo sát, đo đạc và lấy các loại mẫu (đất, nước,
thực vật) đã nêu được đặc trưng thống kê các thành phần,
hiện trạng môi trường phóng xạ trong trong đất, nước và
không khí tại khu mỏ đất hiếm Nậm Xe.
Kết quả nghiên cứu thực địa và phòng thí nghiệm đã cho
phép xây dựng được bản đồ khoanh định diện tích ô nhiễm
phóng xạ và vùng có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ trên toàn
khu mỏ đất hiếm Nậm Xe và vùng lân cận.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên khu mỏ đất hiếm Nậm xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
165 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Journal of Science of Lac Hong University
Special issue (11/2017), pp. 165-170
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số đặc biệt (11/2017), tr.165-170
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ
TỰ NHIÊN KHU MỎ ĐẤT HIẾM NẬM XE, HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH
LAI CHÂU, VIỆT NAM
A study on the natural radioactive environmental assessment of Nam Xe rare
earth deposit in Phong Tho district, Lai Chau province, Vietnam
Phan Quang Văn1, Nguyễn Phương1, Trịnh Đình Huấn2, Hoàng Hữu Ước3, Đào Trung Thành1, Đặng Thị Ngọc
Thủy1, Trần Thị Ngọc1, Nguyễn Thị Hồng1, Nguyễn Thị Hòa1, Nguyễn Thị Thu Huyền1
1phanquangvan@humg.edu.vn, 2huan.trinhdinh@gmail.com, 3uochoanghuu@gmail.com
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2Tổng cục Địa chất và Khoáng sản
3Liên đoàn Địa chất xạ hiếm
Đến tòa soạn: 026/2017; Chấp nhận đăng: 16/08/2017
Tóm tắt. Khu mỏ đất hiếm Nậm Xe thuộc địa bàn xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có trữ lượng đất hiếm thuộc loại
lớn ở nước ta. Các công trình nghiên cứu về quặng đất hiếm mỏNậm Xe cho thấy mỏ có thành phần khoáng vật rất phức tạp, với
khoảng 80 khoáng vật khác nhau, trong đó có một số nguyên tố phóng xạ như uranium, thorium, niobium, ... Nghiên cứu đánh
giá mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên của khu mỏ có ý nghĩa quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn môi
trường ở khu mỏ nói chung và là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá tác động môi trường, thiết kế khai thác và chương
trình phục hồi môi trường mỏ trong quá trình khai thác, chế biến và đóng cửa mỏ. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu,
đánh giá ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên thông qua các thành phần phóng xạ tự nhiên trong không khí, đất, nước và thực
vật, từ đó xác định được diện tích vùng ô nhiễm phóng xạ tự nhiên và vùng có nguy cơ ô nhiễm ở khu mỏ đất hiếm Nậm Xe.
Từ khóa: Đất hiếm; Nậm Xe; Ô nhiễm phóng xạ tự nhiên; Môi trường phóng xạ
Abstract. The NamXe rare earth deposit belongs to NamXe commune, PhongTho district, LaiChau province where a large
resource of rare earth metals has in VietNam. The former studies had shown that Nam Xe rare earth deposit contents has a very
complex mineralization which includes about 80 different minerals. Besides rare earth elements, the NamXe deposit also contains
some radioactive elements as uranium and thorium, and additionally niobium, barium and so on. The study on the natural
radioactive environmental pollution of the mineral deposit area plays an important role for the environmental protection and the
study results are fundamental data to service the mining activities e.g. environmental impact assessment, mining design and
environmental reclamation programs during mining and mine closure progress. The report presents the method of natural
radioactivity environmental assessment for a mineral deposit and its applying to a case study in the NamXe rare earth deposit
which includes the assessment of the natural radioactive environmental components in the air, soil, water and flora, thus
determines the area of the natural radioactive pollution and the potentially hazardous of natural radioactive pollution.
Keywords: Rare earth; North NamXe; Natural radioactive pollution; Radio active environment
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỏ đất hiếm Nậm Xe nằm trong địa bàn xã Nậm
Xe, thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (Hình 1).
Dân cư trong khu vực mỏ đa số là đồng bào người
dân tộc có điều kiện sống còn nghèo nàn, lạc hậu.
Khu mỏ có địa hình đồi núi dốc, rất khó khăn trong
công tác đo đạc, thu thập lấy mẫu tại hiện trường[1].
Các công việc nghiên cứu môi trường phóng xạ tự
nhiên ở khu mỏ được thực hiện bao gồm thu thập
thông tin, số liệu, tài liệu, đo trực tiếp hàm lượng các
khí phóng xạ môi trường, lấy mẫu hiện trường để
phân tích trong phòng thí nghiệm và tổng hợp kết quả
nghiên cứu. Trên cơ sở đó xây dựng bản đồ khoanh
định phạm vi mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ
tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.
Theo các tài liệu thăm dò địa chất gần đây thì mỏ
Nậm Xe là mỏ đất hiếm nhóm nhẹ có 2 kiểu quặng:
quặng phong hóa có hàm lượng TR2O3 khoảng 4-5%
và quặng gốc có hàm lượng TR2O3 khoảng 1,4% gồm
bastnaesit, parisit, ít magnhetit, uranopyrochlor, purit,
galenit, apatit, baryt và fluorit. Tổng trữ lượng tài
nguyên TR2O3 là 7,8 triệu tấn, trong đó chủ yếu là trữ
lượng của mỏ Bắc Nậm Xe (khoảng 6 triệu tấn). Hàm
lượng thori trung bình 0,173%, tương ứng với trữ
lượng ThO2 thuộc khu Bắc Nậm Xe khoảng 59.000
tấn, ở khu Nam Nậm Xe khoảng 3200 tấn. Hàm
lượng urani trung bình 0,0174% tương ứng với trữ
lượng U3O8 là 76000 tấn ở khu Bắc Nậm Xe và
khoảng 320 tấn ở Nam Nậm Xe [2, 3, 12].
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ HIỆU
CHỈNH SAI SỐ ĐO CÁC THÀNH PHẦN
MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Tác động của môi trường phóng xạ lên con người
được thể hiện qua liều tương đương H (mSv/năm).
Đây là đại lượng cùng với các số liệu về nồng độ khí
phóng xạ, bụi phóng xạ, hàm lượng các nguyên tố
phóng xạ, cường độ bức xạ từ các nguồn phản ánh
hiện trạng môi trường phóng xạ tại nơi nghiên cứu,
độ ô nhiễm cũng như khả năng ảnh hưởng của chúng
đến môi trường sinh thái xung quanh. Theo các tiêu
chuẩn quốc gia về điều tra đánh giá địa chất môi
trường và các nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất xạ
hiếm, đại lượng liều chiếu tương đương được tính
toán theo công thức [4, 5, 8]:
Phan Quang Văn, Nguyễn Phương, Trịnh Đình Huấn, Hoàng Hữu Ước và ctg.
166 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Liều chiếu tương đương = Liều chiếu ngoài +
Liều chiếu trong.
Trong đó: Liều chiếu ngoài được xác định bằng tổng liều
chiếu hiệu dụng được tích trong một năm, có thể đo được
nhờ các máy đo chuyên dụng, hoặc tính toán từ số
Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe
đo suất liều chiếu xạ (cường độ phóng xạ của nguồn.
Liều chiếu trong được xác định bằng liều bức xạ do các
nguồn chiếu xạ đã xâm nhập vào bên trong cơ thể con
người cũng như khí phóng xạ (Rn, Tn) vào phổi, các
nuclide phóng xạ trong nước uống, trong thực phẩm mà con
người sử dụng hằng ngày. Liều chiếu trong được tính toán
từ các số liệu phân tích nồng độ Rn và hàm lượng các
nguyên tố phóng xạ trong nước, trong thực phẩm.
a. Tính toán các thành phần môi trường phóng xạ tự
nhiên
Theo tiêu chuẩn quốc gia về điều tra đánh giá môi trường
địa chất và các nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất xạ hiếm
thì các thành phần môi trường phóng xạ tự nhiên ở mỏ
khoáng sản đất hiếm được xác định như sau [4, 5, 9].
i. Suất liều xạ chiếu tương đương
Suất liều xạ chiếu tương đương được xác định bằng biểu
thức:
H = Hn + Ht, [mSv/năm]
Trong đó:
Hn là liều chiếu ngoài được tính toán từ các số liệu đo
gamma môi trường ở độ cao cách mặt đất 1m, được xác
định bằng biểu thức:
Hn = 6,13 · DN, [mSv/năm]
với DN là suất liều hấp thụ tương đương trong không khí,
đơn vị đo là μSv/h;Ht là liều chiếu trong do hít thở không
khí (Hp) và ăn uống (Hd), đơn vị mSv/năm và được xác
định bằng:
Hp = (HRn + HTn),[mSv/năm]
tương đương với một người trưởng thành hít thở bình quân
7280m3 không khí/năm. Với HRn = 0,047 · CRn [Bq/m3],
HTn= 0,007 · CTn [Bq/m3]. Trong đó:
CRn lànồng độ 222Rn đo trong môi trường không khí ngoài
nhà;
CTnlà nồng độ Tn đo trong môi trường không khí ngoài nhà
ii.Suất liều hiệu dụng trong mẫu thực vật (Hd)
Suất liều hiệu dụng trong mẫu thực vật xác định bằng
biểu thức:
Hd = (6,2·10-6K+2,8·10-4Ra+2,3·10-4Th+4,4·10-5U)·md;
[mSv/năm]
Với K, Ra, Th, U là hoạt độ của các nguyên tố kali, radi,
thori, urani trong 1 lít nước hoặc 1 kg lương thực (Bq/kg);
md là khối lượng nước hoặc thực phẩm trung bình mỗi
người dân sử dụng trong một năm (nước 800 lít; lương thực
thực phẩm 650kg).
iii. Hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất, đá (A)
Hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất đá xác định bằng biểu
thức:
A = ARa + 1,3ATh + 0,085AK£ 370 [Bq/kg]
Với ARa, ATh, AKlà hoạt độ của các nguyên tố Ra, Th, K
[Bq/kg]
b. Phương pháp hiệu chỉnh sai số đo
Để đánh giá ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên, cần
xác định các thành phần phóng xạ trong khí quyển, bao
gồm [4, 5, 7, 8, 9]: i) Đo suất liều gamma môi trường nhằm
xác định liều chiếu ngoài của bức xạ gamma trong diện tích
nghiên cứu; ii) Đo khí phóng xạ môi trường nhằm xác định
nồng độ radon trong không khí tại diện tích nghiên cứu, từ
đó tính toán liều chiếu trong qua đường hô hấp; iii) Đo phổ
gamma môi trường nhằm xác định hàm lượng của urani,
thori, kali trong các đối tượng đất, đá, ... trên cơ sở đó xác
định sự tồn tại, phát tán của các nguyên tố phóng xạ trong
khu vực nghiên cứu.Tính toán sai số thực địa từ các kết quả
đo lặp tại chỗ được xác định bằng biểu thức:
đối với sai số tuyệt đối và với
167
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên khu mỏ đất hiếm Nậm Xe
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
đối với sai số tương đối (TCVN
9414:2012; TCVN 9416: 2012; TCVN 9419: 2012; Thông
tư số 06/2015/TT-BTNMT)). Các ký hiệu Xi, Yi là các giá
trị đo và đo lặp tại các điểm thứ i và n là tổng số điểm đo lặp.
Bảng 1. Tổng hợp kết quả đánh giá sai số các phương pháp đo thực địa
TT
Các phương
pháp đo
Số lượng điểm
kiểm tra
Sai số tương
đối (%)
Sai số tuyệt đối Sai số cho
phép (%)
Giá trị Đơn vị tính
1 Đo suất liều gamma môi trường
1.1 0m 180 2,14 0,01 μSv/h ≤10
1.2 1m 180 2,64 0,02 μSv/h ≤10
2 Đo khí radon môi trường
2.1 Rn 34 14,19 8,41 Bq/m3 ≤30
2.2 Tn 34 8,54 26,22 Bq/m3 ≤30
3 Đo phổ gamma môi trường
3.1 Kênh kalium 30 5,44 0,17 % ≤10
3.2 Kênh uranium 30 7,64 1,52 ppm ≤10
3.3 Kênh thorium 30 2,74 3,09 ppm ≤10
Kết quả đánh giá sai số các phương pháp đo thực địa
cho thấy sai số các phương pháp đo đều đạt yêu cầu so với
quy chuẩn cho phép. Như vậy, các số liệu thu thập thực địa
đối với môi trường phóng xạ tự nhiên đều đảm bảo độ tin
cậy cần thiết.
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
a. Các thành phần môi trường phóng xạ tự nhiên
i. Đặc trưng suất liều gamma
Trên toàn diện tích mỏ đất hiếm Nậm Xe,số liệu đo suất
liều gamma môi trường theo mạng lưới phủ trùm toàn bộ
diện tích thăm dò cho thấy,giá trị suất liều tại vị trí (0m)
thay đổi từ 0,11 ÷ 3,28 µSv/h, trung bình là 0,69µSv/h và ở
vị trí độ cao 1m thay đổi từ 0,10 ÷ 2,46 µSv/h, trung bình là
0,63µSv/h.
Mức suất liều < 0,3µSv/h chiếm diện tích hẹp, chủ yếu
thuộc các phần rìa của khu vực khảo sát.
Mức suất liều gamma từ 0,3 ÷ 0,6 µSv/h là phần chuyển
tiếp giữa khu vực phân bố các thân quặng đất hiếm và khu
vực ngoài vùng bình thường. Khu vực này có sự ảnh hưởng
của các chất phóng xạ trong vùng quặng đất hiếm phát tán
ra.
Mức suất liều từ 0,6 ÷ 1,0 µSv/h và lớn hơn chiếm diện
tích khá lớn trong khu vực bao trùm lên diện phân bố của
các thân quặng đất hiếm, bao trọn các khu vực phân bố các
thân quặng đất hiếm chủ yếu ở khu Bắc Nậm Xe.Đối chiếu
theo tiêu chuẩn NRB-96 của CHLB Nga0 (với giới hạn giá
trị suất liều < 0,6 µSv/h) thì diện phân bố này vượt tiêu
chuẩn an toàn thứ cấp về suất liều gamma.
ii. Đặc trưng nồng độ khí phóng xạ
Nồng độ radon tại đây thay đổi từ 6,7 ÷ 465 Bq/m3, trung bình
76,29 Bq/m3. Những vị trí có nồng độ radon cao không chỉ
liên quan đến các khu vực phân bố thân quặng mà cả những
khu vực không thoáng khí. Trong diện tích khảo sát khu
dân cư sinh sống, chủ yếu là các khu có người sinh sống tập
trung tại các bản Màu, bản Mấn, bản Mỏ, Bản Nậm Xe,
nồng độ khí radon tại các khu vực này có giá trị cao hơn.
So với TCVN 7889: 2008 về “Quy định các mức nồng
độ khí radon tự nhiên trung bình năm trong nhà”, mức
khuyến cáo không được xây mới nhà tại khu vực có nồng
độ Rn<100Bq/m3, nồng độ khí Rn tại những diện tích này
đã vượt mức khuyến cáo.
iii. Đặc trưng trường phổ gamma trong đất trên khu mỏ
Kết quả đo phổ gamma trong đất ở khu vực khảo sát đã
xác định được các đặc trưng hàm lượng các nhân phóng xạ
trong đất. Trong đó hàm lượng chất phóng xạ K có giá trị
lớn nhất 10,08%, nhỏ nhất 0,41%, trung bình 3,58%; hàm
lượng chất phóng xạ U lớn nhất 147,8ppm, nhỏ nhất
0,7ppm, trung bình 30,71 ppm và hàm lượng chất phóng xạ
Th lớn nhất 629,2 ppm, nhỏ nhất 9,0 ppm và trung bình là
169,83 ppm. Kết quả này cho thấy hàm lượng thori và urani
khảo cao, tuy nhiên thành phần thori cao hơn hẳn urani.
iv. Hoạt độ alpha và beta trong nước
Kết quả phân tích các hoạt độ alpha, beta trong nước cho
thấy hoạt độ alpha dao động từ 0,021 ÷ 0,090Bq/l, trung
bình 0,046Bq/l, hoạt độ beta dao động từ 0,219 ÷
0,819Bq/l; trung bình 0,486Bq/l. So với QCVN
08:2008/BTNMT, với hoạt độ anpha là 0,1Bq/l và beta là
1,0Bq/l thì mức hoạt độ anpha và beta ở khu vực nghiên
cứu đều nằm trong giới hạn cho phép.
Như vậy hoạt độ phóng xạ trong môi trường nước nhìn
chung ở mức bình thường, theo kết quả phân tích tổng hoạt
độ alpha, beta trong nước trên các suối cũng như ở một số
khu vực lân cận khu vực thăm dò cho thấy không có mẫu
nào vượt giới hạn an toàn cho phép. Như vậy, nước ở khu
vực cơ bản vẫn an toàn.
v. Hoạt độ các nguyên tố phóng xạ trong các cây lương
thực
Kết quả thống kê hoạt độ các nguyên tố phóng xạ trong
mẫu thực vật cho thấy các nguyên tố Ra226, U238, Th232,
Cs137, Be7, K40 có mặt trong hầu hết các mẫu thực vật tại
khu mỏ đất hiếm Nậm Xe.
So với tiêu chuẩn của NRB-96 thìhoạt độ phóng xạ ở các
mẫu thực vật đều vượt tiêu chuẩn cho phép (Hd ≤ 0,2
mSv/năm), qua đó có thể thấycác cây lương thực chính tại
khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe đã hấp thụ các hoạt chất
phóng xạ với liều lượng cao, các mẫu có Hd cao hơn cả tập
trung tại khu mỏ Bắc Nậm Xe, khu vực bản Màu và phần
diện tích có chứa các thân quặng đất hiếm.
vi. Hoạt độ các nguyên tố phóng xạ trong đất
Kết quả thống kê phân tích hoạt độ các nguyên tố phóng
xạ trong đất trồng cho thấy các hoạt độ các nguyên tố
phóng xạ (Ra226, U238, Th232, Cs137, Be7, K40) có mặt trong
hầu hết các mẫu đất tại khu mỏ đất hiếm Nậm Xe.
Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy các các mẫu đất có
hoạt độ các chất phóng xạ đã vượt qua mức 1.000Bq/kgso
với tiêu chuẩn NRB-96, tập trung chủ yếu tại khu mỏ Bắc
Nậm Xe, tức là phần lớn đất trồng trên mặt đã bị nhiễm các
chất phóng xạ. Theo giới hạn về chất phóng xạ trong vật
liệu xây dựng thì đất đá ở khu vực này không được cấp để
Phan Quang Văn, Nguyễn Phương, Trịnh Đình Huấn, Hoàng Hữu Ước và ctg.
168 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
làm nhà định cư lâu dài, hoặc lấy đất để san gạt, giải phóng
mặt bằng, xây dựng các công trình dân sinh....
b. Phân vùng ô nhiễm phóng xạ
Việc phân vùng ô nhiễm phóng xạ nhằm khoanh định
diện tích dự báo bị ô nhiễm phóng xạ tự nhiên và diện tích
có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ tự nhiên ở khu vực nghiên
cứu.
i. Các cơ sở phân định, khoanh vùng diện tích ô nhiễm
môi trường phóng xạ tự nhiên
Để khoanh định các diện tích dự báo ô nhiễm phóng xạtự
nhiên, cần dựa vào một số tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
về môi trường đang áp dụng hiện nay đối với môi trường
đất, nước, không khí. Ngoài ra, đối với một số yếu tố chưa
được cập nhật trong tiêu chuẩn Việt Nam thì được tham
khảo các tài liệu quốc tế khác (ICRP, IAEA) [6, 10, 11].
Việc phân vùng ô nhiễm phóng xạ tự nhiên được dựa
trên các tiêu chuẩn chính và các tiêu chuẩn thứ cấp sau:
- Tiêu chuẩn chính: Đối với chiếu xạ tự nhiên sử dụng
khuyến cáo ICRP[9]trong việc bảo vệ an toàn đối với
các nguồn bức xạ tự nhiên thể hiện trong
- Các tiêu chuẩn thứ cấp: Nồng độ giới hạn là nồng độ
cao nhất của chất phóng xạ trong một đơn vị thể tích
nước ăn hoặc không khí thở đối với các đối tượng để
cho mức xâm nhập hằng năm của chất phóng xạ vào cơ
thể không vượt quá giới hạn quy định (Bảng 2) [5, 7, 8].
Hình 2. Mức liều khuyến cáo can thiệp trong chiếu xạ tự nhiên0
Ghi chú: đối với liều tồn tại hàng năm (chiếu xạ tự nhiên), mức trung bình là 2,4mSv; từ 2,4 ÷ 10 mSv là mức không thực
sự cần can thiệp, nếu liều chiếu xạ tự nhiên lớn hơn 10mSv thì cần thiết phải can thiệp
Bảng 2. Hoạt độ phóng xạ giới hạn trong không khí, nước và thực phẩm
Ng. tố
Xâm nhập theo đường tiêu hoá Xâm nhập theo đường hô hấp
TCVN Tiêu chuẩn của IAEA Tiêu chuẩn của IAEA
Hoạt độ cho
phép
(Bq/kg)
Hệ số liều E
(Sv/Bq)
Giới hạn năm
(Bq/năm)
Hoạt độ cho
phép
(Bq/kg)
Hệ số liều E
(Sv/Bq)
Giới hạn năm
(Bq/năm)
Hoạt độ thể
tích cho phép
(Bq/m3)
K40 9,25·10+3 6,2·10-9 1,6·10+5 2,0·10+2 2,1·10 -9 4,8·10+5 6,5·10+1
Ra226 19,9·10-1 2,8·10-7 3,6·10+3 4,5·10 1,6·10-5 6,3·10+1 8,6·10-3
Th232 7,40·10-1 2,3·10-7 4,3·10+3 5,4·10 4,2·10-5 2,4·10+1 3,3·10-3
U238 2,17·10+1 4,4·10-8 6,0·10+2 7,3·10-1 4,9·10-7 2,0·10+3 2,8·10-1
Tổng hoạt độ phóng xạ alpha (a)≤0,1Bq/l (QCVN
08:2008/BTNMT).
Tổng hoạt độ phóng xạ beta (b) ≤1,0 Bq/l (QCVN
08:2008/BTNMT).
Nồng độ radon trong không khí nơi nhà xây mới≤
100Bq/m3và nhà đang sử dụng ≤ 200 Bq/m3 (TCVN
7889:2008).
Suất liều bức xạ gamma ngoài trời không vượt quá 0,3
mSv/h (HPБ-96).
Hoạt độ phóng xạ trong mẫu thực vật ≤ 0,2 mSv/năm
(HPБ-96).
Khi đồng thời có mặt trong nước uống, thực phẩm tất cả
các hạt nhân phóng xạ thì xét điều kiện tổng phải thoả mãn:
∑
Ai
Ai
gh
n
i=0
≤ 1
Trong đó: Ai là hoạt độ riêng của các hạt nhân phóng xạ
trong mẫu;Aigh là hoạt độ giới hạn của các hạt nhân phóng
xạ. Để khoanh định diện tích ô nhiễm môi trường phóng xạ
tự nhiên ở vùng nghiên cứu, các nghiên cứu của Liên đoàn
địa chất xạ hiếm đã đưa ra các nguyên tắc sau[5-7]:
a) Diện tích dự báo ô nhiễm phóng xạ tự nhiên là vùng
diện tích khi đáp ứng một trong các điều kiện sau
- Diện tích có tổng liều tương đương bức xạ > 10,0
mSv/năm;
- Diện tích có nồng độ khí radon > 200,0 Bq/m3;
- Diện tích có suất liều chiếu > 0,6 μSv/h, khoanh
1,00
0,30
0,10
0,01
100
10
2,4
Giới hạn liều
Miễn trừ
Mức rất cao
Trung bình
toàn cầu
Mức cao
1mSv
Phông tự nhiên
Phải can thiệp
Cần thiết can thiệp
Không thực sự cần can
thiệp
Mức can thiệp
LIỀU BỔ SUNG HÀNG NĂM
(mSv)
LIỀU TỒN TẠI HÀNG NĂM
(mSv)
169
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường phóng xạ tự nhiên khu mỏ đất hiếm Nậm Xe
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
diện tích có tổng liều tương đương bức xạ > 7,0
mSv/năm;
- Tổng hoạt độ alpha > 0,1 Bq/lít hoặc tổng hoạt độ
beta > 1,0 Bq/lít (nước);
- Hoạt độ phóng xạ trong đất > 370,0 Bq/kg;
- Hoạt độ phóng xạ trong mẫu thực vật > 0,2
mSv/năm.
b) Diện tích có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ là diện tích thỏa
mãn một trong các điều kiện:
- Diện tích có liều tương đương bức xạ gamma > 0,3
μSv/h, tương đương các diện tích có tổng liều
tương đương bức xạ > 7,0 mSv/năm;
- Diện tích có nồng độ khí radon > 100,0 Bq/m3.
i. Kết quả phân vùng ô nhiễm phóng xạ tại mỏ Nậm Xe
Hình 3. Bản đồ phân vùng ô nhiễm phóng xạ tự nhiên khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe
- Diện tích có nồng độ khí radon > 100,0 Bq/m3.
ii. Kết quả phân vùng ô nhiễm phóng xạ tại mỏ Nậm Xe
Trên cơ sở nguyên tắc khoanh định phân vùng ô nhiễm
phóng xạ và các kết quả tính toán các thành phần phóng xạ,
diện tích ô nhiễm phóng xạ tự nhiên đã được khoanh định
trong khu vực mỏ Nậm Xe và vùng lân cận thành 01 diện
tích ô nhiễm phóng xạ tự nhiên và 01 diện tích có nguy cơ ô
nhiễm phóng xạ tự nhiên (Hình 3).
Khu vực ô nhiễm phóng xạ tự nhiên phát triển kéo dài từ
khu vực mỏ Nam Nậm Xe qua suối Nậm Xe sang mỏ Bắc
Nậm Xe với diện tích là 14,33km2, bao trùm toàn bộ diện
tích mỏ Nậm Xe và các bản Màu, bản Mỏ, bản Pa Chải và
Pò Chà. Ở khu vực này khuyến cáo nhân dân không nên
không trồng cấyhoặc định cư lâu dài.
Khu vực có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ tự nhiên (diện
tích kiểm soát phóng xạ tự nhiên), có diện tích bao quanh
khu vực ô nhiễm phóng xạ tự nhiên với diện tích là
8,33km2.
4. KẾT LUẬN
Công tác khảo sát, lấy mẫu, nghiên cứu đánh giá môi
trường phóng xạ nền khu vực mỏ Nam và Bắc Nậm Xe,
tỉnh Lai Châu, Việt Nam thuộc đề tài “Hợp tác nghiên cứu
thành phần vật chất, đề xuất qui trình công nghệ chế biến,
định hướng phương pháp khai thác và bảo vệ môi trường
mỏ đất hiếm Nậm Xe, tỉnh Lai Châu, Việt Nam”, mã số
NĐT -02.GER/15 đã được hoàn thành trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết và triển khai đo, lấy mẫu hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả tổng hợp đã được xử
lý, phân tích và so sánh với các bộ tiêu chuẩn về an toàn
bức xạ của Việt Nam và Thế giới.
Hệ các phương pháp đã áp dụng trong việc nghiên cứu
đánh giá môi trường phóng xạ nền tại mỏ đất hiếm Nậm Xe
phù hợp với các phương pháp đánh giá môi trường phóng
xạ chung của thế giới với các thiết bị đo có hệ thống đơn vị
đo theo chuẩn an toàn bức xạ và tiêu chuẩn quốc tế.
Các kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ trong các loại
cây lương thực, rau quả trồng trong khu vực mỏ và lân cận
đã bổ sung lượng thông tin về các thành phần môi trường
phóng xạ tự nhiên. Là cơ sở cho việc khuyến cáo sản xuất
nông nghiệp.
Kết quả khảo sát, đo đạc và lấy các loại mẫu (đất, nước,
thực vật) đã nêu được đặc trưng thống kê các thành phần,
hiện trạng môi trường phóng xạ trong trong đất, nước và
không khí tại khu mỏ đất hiếm Nậm Xe.
Kết quả nghiên cứu thực địa và phòng thí nghiệm đã cho
phép xây dựng được bản đồ khoanh định diện tích ô nhiễm
phóng xạ và vùng có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ trên toàn
khu mỏ đất hiếm Nậm Xe và vùng lân cận.
Phan Quang Văn, Nguyễn Phương, Trịnh Đình Huấn, Hoàng Hữu Ước và ctg.
170 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
5. LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Bộ Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức đã
hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu
cũng chân thành cảm ơn các nhà quản lý, các đồng nghiệp
của Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Viện Công nghệ Xạ
hiếm, Liên đoàn Địa chất xạ hiếm, Bộ Tư lệnh hóa học, Tập
đoàn Hưng Hải, Ủy ban nhân nhân tỉnh Lai Châu, huyện
Phong Thổ, xã Nậm Xe và đồn biên phòng Sin Suối Hồ đã
cộng tác và giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] UBND xã Nậm Xe, “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã
hội đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2015 và nhiệm vụ trọng
tâm phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh
năm 2016. Số 215/BC-UBND”, Nậm Xe, 2015.
[2] Liên đoàn địa chất xạ hiếm, “Báo cáo thăm dò địa chất mỏ đất
hiếm Nam Nậm Xe”, Tài liệu lưu trữ tại Liên đoàn Địa chất
Xạ hiếm. Hà Nội, 2014.
[3] Liên đoàn địa chất xạ hiếm, “Báo cáo thăm dò địa chất mỏ đất
hiếm Bắc Nậm Xe”, Tài liệu lưu trữ tại Liên đoàn Địa chất Xạ
hiếm. Hà Nội, 2013
[4] Nguyễn Văn Nam, “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
xác định mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con
người”, Đề tài cấp Bộ, Lưu trữ Cục Thông tin Khoa học và
Công Nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2011.
[5] Nguyễn Văn Nam, “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định mức
độ ô nhiễm môi trường của các nguồn phóng xạ tự nhiên để
xây dựng quy trình công nghệ đánh giá chi tiết các vùng ô
nhiễm phóng xạ tự nhiên”, Đề tài cấp Bộ, Lưu trữ Cục Thông
tin Khoa học và Công Nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà
Nội, 2009.
[6] ICRP Publication 103, “The 2007 recommendations of the
international commission on radiological protection”,
Published by Elsevier Science Ltd, 2007.
[7] Đào Văn Thịnh và NNK., “Hướng dẫn tạm thời về điều tra
Địa chất môi trường và Tai biến Địa chất”, Lưu trữ Trung tâm
Thông tin Lưu trữ địa chất, Hà Nội, 2004.
[8] Nguyễn Phương, “Nghiên cứu chọn hệ phương pháp đánh giá
tác động môi trường và vấn đề kết hợp bảo vệ tài nguyên
khoáng với bảo vệ môi trường các mỏ urani và đất hiếm Tây
Bắc Việt Nam”, Đề tài cấp bộ mã số B2001 - 36 - 13, Thư
viện trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 2003.
[9] Trần Bình Trọng, “Điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ,
khả năng ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trên một số mỏ
phóng xạ, mỏ có chứa phóng xạ ở Lai Châu, Cao Bằng và
Quảng Nam”, Đề tài cấp Bộ, Lưu trữ Trung tâm Thông tin
Lưu trữ địa chất, Hà Nội, 2003.
[10]ICPR Publication 82, “Protection of the public in situations of
prolonged radiation exposure”, Published by Elsevier Science
Ltd., 2000.
[11]UNSCEAR, “Dose Assessment methodologies”, New York,
USA, 2000.
[12]Nguyễn Ngọc Anh, “Báo cáo thăm dò mỏ đất hiếm - phóng xạ
Bắc Nậm Xe - Lai Châu”. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ
hiếm. Hà Nội, 1983.
[13]Đinh Văn Diễn và NNK, “Báo cáo những đặc điểm về sự
phân bố và thành phần vật chất quặng đất hiếm phóng xạ mỏ
Nậm Xe và triển vọng của chúng ở Tây Hoàng Liên Sơn”,
Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Hà Nội, 1976.
[14]Ủy ban Quốc gia giám sát vệ sinh dịch tễ Nga, “Các tiêu
chuẩn an toàn phóng xạ (HPБ - 96)”, Moscova, 1996.
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Phan Quang Văn
Năm sinh 1966, Thái Thụy, Thái Bình. Tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ tại Trường Đại học
Mỏ - Địa chất Hà Nội năm 1994 và 1998. Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Khai thác mỏ tại
Trường Đại học Kỹ thuật Mỏ và Công nghệ Freiberg, CHLB Đức năm 2007. Hiện anh đang
là Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Phó giáo sư Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ
-Địa chất Hà Nội. Đã chủ biên và tham gia xuất bản 12 sách và giáo trình giảng dạy đại học,
trên 10 bài báo đăng trong các tạp chí trong nước, khoảng 30 bài báo đăng trên sách và tạp
chí quốc tế. Chủ nhiệm và tham gia 03 đề tài cấp bộ, chủ nhiệm 01 đề tài cấp Nhà nước.
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kỹ thuật khai thác mỏ, Kiểm soát ô nhiễm không khí trong khai
thác khoáng sản, Đánh giá các tác động môi trường trong khai thác khoáng sản, Kỹ thuật
phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33_phan_quang_van_4886_2116383.pdf