Trượt đất ở Thừa Thiên - Huế phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: độ dốc địa hình, lượng mưa, sử
dụng đất, phong hóa, thạch học, đứt gãy và khoảng
cách tới đường giao thông. Các nhân tố này được
tích hợp để xây dựng bản đồ nhạy cảm trượt đất
với sự trợ giúp của của các phần mềm GIS. Xác
định trọng số cho các lớp trong nhân tố và các nhân
tố thông qua nghiên cứu khu vực chìa khóa. Kết
quả nghiên cứu cho thấy :
- Nguy cơ trượt đất cao ở sườn dốc trên 30°,
đặc biệt là ở lớp từ 30° đến 45°;
- Mật độ trượt đất tăng lên cùng với lượng
mưa;
- Trượt đất thường xảy ra nơi trảng cây bụi
miền núi do lớp phủ thực vật thưa thớt trong khi ở
trảng cây bụi đồng bằng không quan sát thấy hiện
tượng này.
- Nguy cơ trượt đất tăng theo mức độ phong
hóa : Sialferit Æ Ferosialit Æ Feralit.
- Trượt đất xảy ra nhiều trong lớp đá biến chất
giàu alumosilicat ; chưa quan sát thấy trượt đất ở
lớp trầm tích bở rời.
- Trượt đất có liên quan khá chặt chẽ với đứt
gãy. Mật độ trượt đất cao ở khu vực có ảnh hưởng
của đứt gãy và thấp ở khu vực không có ảnh hưởng
của đứt gãy.
- Trượt đất cũng có mối liên quan đến các hệ
thống giao thông. Càng gần đường, mật độ trượt
đất càng cao.
- Ảnh hưởng của 7 nhân tố khống chế trượt đất
theo thứ tự tăng dần là : khoảng cách tới đường, sử
dụng đất, vỏ phong hóa, đứt gãy, thạch học, lượng
mưa, độ dốc địa hình.
- Bản đồ độ nhạy cảm trượt đất được đánh giá
bằng cách tích hợp 7 bản đồ nhân tố thành phần
với các hệ số tỷ lệ khác nhau. Xu thế tăng của chỉ
số nhạy cảm theo mật độ trượt đất cho thấy mô
hình tích hợp này có thể chấp nhận được.
- Phần lớn diện tích Thừa Thiên - Huế có nguy
cơ trượt đất trung bình và cao, phân bố ở miền đồi
núi phía tây của tỉnh. Khu vực nguy cơ trượt đất rất
thấp và thấp nằm ở đồng bằng ven biển và trong
các trũng ở thung lũng lớn. Khu vực nguy cơ trượt
đất cao và rất cao có diện phân bố theo dạng tuyến
thể hiện ảnh hưởng mạnh của các đứt gãy.
- Nguy cơ trượt đất cao và rất cao là một trong
những trở ngại lớn đối với phát triển khu vực miền
núi phía tây và nam Thừa Thiên - Huế, nơi mà điều
kiện kinh tế vẫn còn khó khăn.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá trượt đất khu vực Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
121
36(2), 121-130 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRƯỢT ĐẤT
KHU VỰC THỪA THIÊN - HUẾ
MAI THÀNH TÂN, NGUYỄN VĂN TẠO
Email: maithanhtan@igsvn.ac.vn
Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 5 - 4 - 2013
1. Mở đầu
Trượt đất là dạng tai biến tương đối phổ biến ở
Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Trung nơi có
cấu trúc địa chất phức tạp, địa hình phân dị mạnh,
mưa bão nhiều. Nghiên cứu trượt đất tại khu vực
này đã được đề cập trong nhiều đề tài như: “Đánh
giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven biển Miền
Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên - hiện trạng,
nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện pháp phòng
tránh, giảm thiểu hậu quả” do Trần Tân Văn chủ
nhiệm (2002); “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân
vùng tai biến tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” do
Nguyễn Trọng Yêm làm chủ nhiệm (2006); “Điều
tra đánh giá ảnh hưởng của các sự cố môi trường
địa chất đối với một số công trình kinh tế xã hội
trọng điểm” do Trần Trọng Huệ chủ nhiệm (2006);
“Nghiên cứu tai biến địa chất vùng Thừa Thiên -
Huế bằng tích hợp phương pháp viễn thám” do
Trần Trọng Huệ chủ nhiệm (2007),... Trong đó có
khá nhiều nghiên cứu theo hướng ứng dụng công
nghệ viễn thám và GIS. Công cụ GIS ở đây được
sử dụng để đánh giá quan hệ giữa các nhân tố gây
trượt đất với hiện tượng trượt đất bằng cách xây
dựng bản đồ nhân tố trượt đất trong đó có phân loại
nhân tố này theo các lớp khác nhau phù hợp với
mức độ ảnh hưởng của nó đối với trượt đất. Các
bản đồ nhân tố gây trượt đất được tích hợp có trọng
số với nhau để đưa ra bản đồ về độ nhạy cảm trượt
đất hay nguy cơ trượt đất. Các nghiên cứu trước
đây (Phạm Văn Hùng và Nguyễn Xuân Huyên,
2010; Phạm Văn Hùng, 2011) xác định trọng số
các nhân tố gây trượt đất thường dựa vào chủ ý của
các chuyên gia trong việc đánh giá cho điểm các
nhân tố gây trượt đất và sau đó sử dụng phương
pháp phân tích cấp bậc do Saaty (1994) đưa ra để
xây dựng ma trận so sánh các cặp nhân tố và tính
trọng số. Trong bài viết này việc cho điểm các lớp
trong từng nhân tố gây trượt đất và xác định trọng
số của từng nhân tố này trong tổng thể tập hợp
chung được xác định dựa trên cơ sở phân tích
thống kê các điểm trượt đất tại một vùng mẫu chìa
khóa để từ đó suy giải cho toàn bộ khu vực rộng
lớn hơn. Cách làm như vậy ít nhiều cũng mang tính
khách quan hơn. Thừa Thiên Huế là tỉnh được
chọn để đánh giá trong nghiên cứu này.
2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh nằm ở duyên hải
miền Trung Việt Nam với diện tích khoảng trên
5.000 km2, dân số trên 1triệu người. Đây là một
trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm
giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực
phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung.
Khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mưa nhiều với tổng lượng đo tại các trạm
dao động trong khoảng 2000 mm/năm - 3600
mm/năm. Lượng mưa lớn song phân bố không đều
mà tập trung tới 70 - 80% tổng lượng vào mùa
mưa. Hàng năm khu vực chịu ảnh hưởng của 2 - 3
trận bão, đáng chú ý là có tới 80% số trận bão đã
xảy ra ở đây rơi vào thời kỳ đỉnh điểm của mùa
mưa tháng VIII, IX và X. Bão với gió to, mưa lớn,
nước dâng gây lũ quét, trượt đất ở vùng núi và
ngập lụt ở đồng bằng ven biển. Các sông ở Thừa
Thiên - Huế phần lớn đổ vào hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai tạo nên một lưu vực chiếm đại bộ
phận diện tích tỉnh. Lượng dòng chảy cao vào
tháng IX - XII, tương đối trùng với thời kỳ mưa
bão. Lưu lượng nước thời kỳ này chiếm tới 60 -
122
70% tổng lượng nước cả năm, gây ra nhiều lũ lụt
cho khu vực.
Địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên - Huế
được xem như là tận cùng phía nam của dãy núi
trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng
tây bắc - đông nam chuyển sang á vĩ tuyến. Đặc
trưng chung của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía
tây thoải, thấp dần về phía sông Mê Kông, còn
sườn phía đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành
các dãy núi trung bình, núi thấp, đồi gò và tiếp nối
là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn
bờ và Biển Đông. Về mặt địa chất, khu vực có các
đá trầm tích, biến chất, xâm nhập và bở rời thuộc
19 phân vị địa tầng và phức hệ xâm nhập có tuổi từ
Neoproterozoi đến Đệ tứ. Về mặt kiến tạo, khu vực
nghiên cứu nằm trên hai đới kiến tạo ngăn cách
nhau bởi đứt gãy Đắk Rông - A Lưới: đới Long
Đại chiếm phần lớn diện tích Thừa Thiên - Huế,
nằm ở phía đông bắc đứt gãy; và đới A Vương - Se
Kông thuộc miền uốn nếp Việt Lào nằm ở phía tây
nam đứt gãy. Các đứt gãy trong khu vực, theo đặc
điểm, tính chất và vai trò của chúng có thể chia
thành ba cấp: I - đứt gãy sâu lớn đóng vai trò phân
chia các đới kiến trúc; II - đứt gãy quan trọng đóng
vai trò phân chia các phụ đới, các khối, hay những
đứt gãy gây dịch chuyển, biến vị đất đá; và III - đứt
gãy chủ yếu đóng vai trò làm phức tạp hóa cấu trúc
nội bộ của phụ đới hoặc khối.
Thừa Thiên - Huế là khu vực bị tàn phá mạnh
mẽ của con người trong chiến tranh chống Mỹ, do
bom đạn cày xới, đặc biệt là chất độc hóa học phá
hủy hàng loạt các cánh rừng mà cho đến nay nhiều
nơi vẫn chưa thể nào phục hồi được. Sau chiến
tranh, khu vực tiếp tục bị tác động do sức ép của
dân số và phát triển: rừng đã bị tàn phá thêm bởi
làn sóng người di dân đến lập nghiệp, khai thác
khoáng sản, xây dựng các cơ sở hạ tầng, đường xá,
thủy điện,... Tác động của con người cũng là một
nguyên nhân góp phần gia tăng cường độ hoạt
động của trượt đất.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên
cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến tự nhiên
lãnh thổ Việt Nam” do Nguyễn Trọng Yêm làm
chủ nhiệm (2006), về nguy cơ trượt đất, Thừa
Thiên - Huế cũng như toàn bộ dải Bắc Trung bộ là
nơi có tiềm năng cao thứ hai sau khu vực Tây Bắc.
Khảo sát thực địa kết hợp với phân tích tài liệu thu
thập cho phép xác định được 164 điểm trượt đất
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế (hình 1). Hoạt
động trượt đất ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: khí hậu (mưa), độ che phủ thực vật, sử dụng
đất, độ dốc địa hình, đặc điểm đất đá (thạch học, độ
nứt nẻ, thế nằm), đứt gãy, tác động của con người.
3. Phương pháp phân tích nguy cơ trượt đất
bằng GIS
Đánh giá trượt đất cho khu vực Thừa Thiên -
Huế được dựa trên cơ sở bản đồ về mức độ nhạy
cảm trượt đất. Lập bản đồ này được tiến hành theo
giả thiết là các vụ trượt trong tương lai sẽ xảy ra
trong các điều kiện giống như loại đã quan sát
được trong quá khứ [3]. Mức độ nhạy cảm trượt
đất được đánh giá định lượng thông qua tích hợp
mức độ nhạy cảm của các nhân tố thành phần theo
công thức sau:
∑
=
=
n
j
WjXijH
1
(1)
Trong đó: H-chỉ số độ nhạy cảm; Xij-Điểm của
lớp i của trong nhân tố j; Wj-Trọng số nhân tố j.
Thực chất đây là công việc chồng chập các bản
đồ nhân tố khống chế với các trọng số nhất định
cho mỗi nhân tố bằng công cụ GIS. Như vậy, vấn
đề đặt ra là phải chọn ra các nhân tố khống chế,
phân chia lớp trong các bản đồ nhân tố khống chế
và xác định trọng số của chúng.
Theo Schuster [8], có thể chọn ra trong số ít
nhất là 20 nhân tố để nghiên cứu trượt đất tùy theo
quy mô mức độ công trình. Từ kết quả khảo sát
thực địa và tham khảo các tài liệu khác, 7 nhân tố
chính được chọn ra để đánh giá xây dựng bản đồ
nhạy cảm trượt đất: độ dốc địa hình, lượng mưa
trung bình năm, sử dụng đất, vỏ phong hóa, thạch
học, đứt gãy, khoảng cách tới đường. Các nhân tố
này được thể hiện dưới dạng bản đồ thành phần
dạng raster với kích cỡ pixel 30 m × 30 m.
Xác định cho điểm các lớp trong bản đồ các
nhân tố và trọng số của các nhân tố được dựa trên
nghiên cứu trượt đất chi tiết tại một khu vực chìa
khóa tiêu biểu đặc trưng cho lãnh thổ . Vùng chìa
khóa được chọn ở đây là một dải có diện tích
606,36 km2 (không bao gồm phần mặt nước) nằm
giữa tỉnh, kéo dài theo hướng tây nam - đông bắc,
chủ yếu dọc quốc lộ QL49 với kích cỡ chiều rộng
10 - 11 km, chiều dài 60 km (hình 1). Nghiên cứu
đã xác định được 38 điểm trượt đất trong vùng
chìa khóa.
123
Hình 1. Vị trí các điểm trượt đất và vùng chìa khóa
Điểm của mỗi lớp trong các bản đồ nhân tố
được cho trong khoảng 1 đến 9 trên cơ sở chuẩn
hóa mật độ trượt đất theo công thức:
8*
)()(
)(1
MMinMMax
MMinMiXi −
−+= (2)
Trong đó:
Xi: Điểm đánh giá cho lớp i của một nhân tố
khống chế;
Mi: Mật độ trượt đất của lớp i;
Min(M): Giá trị mật độ trượt đất nhỏ nhất trong
khu vực;
Max(M): Giá trị mật độ trượt đất lớn nhất trong
khu vực;
Các điểm đánh giá được làm tròn đến hàng
đơn vị.
Đánh giá vai trò của nhân tố này hơn nhân tố
khác trong quá trình gây trượt đất được thể hiện
bằng trọng số. Trọng số nhân tố được xác định, với
giả thiết số lượng trượt đất có thể gây ra trên toàn
lãnh thổ và mật độ trượt đất của từng lớp trong
từng nhân tố là tương tự như kết quả đã tính toán
trong vùng chìa khóa, theo công thức:
∑
= n
Nj
NjWj
1
(3)
Trong đó : Wj - hệ số của nhân tố j ; Nj - Số
lượng trượt đất có thể gây ra bởi nhân tố j
3. Đánh giá quan hệ của các nhân tố gây trượt
với trượt đất
Quan hệ đơn lẻ của từng nhân tố gây trượt đất
124
đối với trượt đất được đánh giá thông qua quan hệ
giữa số lượng trượt đất trên bản đồ nhân tố đã được
phân thành các lớp khác nhau trong vùng chìa khóa
(bảng 1).
3.1. Quan hệ giữa độ dốc địa hình với trượt đất
Bản đồ độ dốc địa hình được nội suy từ bản đồ
DEM, xây dựng trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50.000 xuất bản năm 2001. Bản đồ này chia
thành 5 lớp: 0° - 2,5°; 2,5° - 15°; 15° - 30°; 30° -
45° và >45° dựa theo tiêu chuẩn của [1]. Kết quả
phân tích tại vùng chìa khóa cho thấy số lượng
trượt đất nhiều nhất ở cấp độ dốc 15° - 30°, kế đó
là cấp độ dốc 30° - 45° (bảng 1). Tuy nhiên, dựa
theo chỉ tiêu mật độ trượt đất, lớp độ dốc 30° - 45°
có giá trị cao nhất. Như vậy hoạt động trượt đất
phát triển mạnh ở cấp độ dốc này. Đánh giá cho
điểm các lớp độ dốc theo thang điểm 1 - 9 dựa theo
mật độ trượt đất phản ánh hoạt động trượt đất có sự
tăng lên theo độ dốc 0 - 45° và sau đó lại giảm đi.
Bảng 1. Thống kê trượt đất và cho điểm các lớp trong các nhân tố gây trượt đất trong vùng chìa khóa
Nhân tố # Lớp Diện tích (pixel) Số điểm trượt
Mật độ trượt
(điểm/pixel) Điểm số
Độ dốc địa hình
1 < 2,5° 343851 2 0,58165.10-5 1
2 2,5° - 15° 82294 3 3,64547.10-5 2
3 15° - 30° 172121 18 10,45776.10-5 5
4 30° - 45° 69853 14 20,04209.10-5 9
5 > 45° 5612 1 17,81896.10-5 8
Lượng mưa
1 < 3000 mm 349709 7 2.00166.10-5 1
2 > 3000 mm 324022 31 9.56725.10-5 9
Sử dụng đất
1 Rừng 155256 7 4,50868.10-5 5
2 Trảng cỏ cây bụi đồng bằng 22233 0 0 1
3 Rừng thưa, cây bụi miền đồi núi 287663 27 9,38598.10-5 9
4 Khu dân cư 64141 3 4,67720.10-5 5
5 Đất nông nghiệp 131762 1 0,75894.10-5 2
6 Mặt nước 12676 0 0 -
Vỏ phong hóa
1 Ferralite 10193 1 9,81065.10-5 9
2 Ferrosialite 259583 22 8,47513.10-5 8
3 Sialferrite 210285 15 7,13318.10-5 7
4 Saprolite 0 0 - 1
5 Đá gốc và trầm tích Đệ tứ 193670 0 0 1
Thạch học
1 Trầm tích bở rời Đệ tứ 193670 0 0 1
2 Đá trầm tích lục nguyên giàu alumosilicat 40740 1 2,45459.10-5 2
3 Đá trầm tích lục nguyên giàu thạch anh 20232 3 14,82800.10-5 8
4 Đá xâm nhập mafic, siêu mafic 0 0 - 1
5 Đá xâm nhập axit, trung tính 173497 12 6,91655.10-5 4
6 Đá biến chất giàu alumosilicat 77970 13 16,67308.10-5 9
7 Đá biến chất giàu thạch anh 167622 9 5,36922.10-5 4
Ảnh hưởng đứt gãy
1 Ảnh hưởng mạnh 63287 8 12,64080.10-5 9
2 Ảnh hưởng yếu 63290 6 9,48017.10-5 6
3 Không ảnh hưởng 547154 24 4,38633.10-5 1
Khoảng cách tới đường
1 < 100 m 34715 17 49,00000.10-5 9
2 100 m - 200 m 32561 6 18,40000.10-5 4
3 > 200 m 606455 15 2,47000.10-5 1
3.2. Quan hệ giữa lượng mưa và trượt đất
Mưa đóng vai trò lớn đối với quá trình trượt đất.
Thực tế cho thấy những vùng có lượng mưa lớn
cũng là những vùng hay xảy ra trượt đất và trượt đất
xuất hiện với tần suất cao vào mùa mưa. Để đánh
giá quan hệ giữa lượng mưa trung bình năm với
trượt đất, bản đồ lượng mưa trung bình năm cho
toàn khu vực Thừa Thiên - Huế đã được thành lập
trên cơ sở số liệu quan trắc của 13 trạm đo mưa
trong và lân cận khu vực. Bản đồ mưa được chia
thành 2 lớp: dưới 3000 mm/năm và trên 3000
mm/năm. Quan hệ giữa các điểm trượt đất với lượng
mưa cho thấy, mật độ trượt đất tăng lên cùng với
lượng mưa. Dựa trên cơ sở mật độ trượt đất, điểm
đánh giá 1 và 9 cho các lớp tương ứng là dưới 3000
mm/năm và trên 3000 mm/năm (bảng 1).
3.3. Quan hệ giữa sử dụng đất và trượt đất
Để đánh giá vai trò của việc sử dụng đất đối với
125
hoạt động trượt đất trong khu vực, bản đồ sử dụng
đất được xây dựng trên cơ sở bản đồ sử dụng đất
của tỉnh và tư liệu viễn thám. Các loại hình sử
dụng đất được nhóm lại thành 6 lớp chính: rừng;
trảng cỏ cây bụi vùng đồng bằng; rừng thưa, cây
bụi miền đồi núi; khu dân cư; và mặt nước (không
tính phần diện tích đầm phá Tam Giang). Nghiên
cứu trượt đất trong vùng chìa khóa cho thấy đất
rừng thưa, cây bụi miền đồi núi là nơi hay xảy ra
trượt đất nhất (27 điểm trượt), mật độ trượt đất
cũng là lớn nhất do lớp phủ thực vật ở đây rất thưa
thớt, thậm chí có những chỗ là đất trống trọc. Ở
khu vực rừng phát triển, khu dân cư khả năng trượt
đất thuộc diện trung bình. Ở khu vực cỏ và cây bụi
vùng đồng bằng không thấy có biểu hiện của trượt
đất vì vật chất nền ở đây là cát, quá trình địa mạo ở
đây chủ yếu là cát bay, cát nhảy. Cho điểm theo
công thức (2): Khu vực có mật độ trượt đất cao
nhất được cho 9 điểm, khu có mật độ trượt đất thấp
nhất được cho là 1 điểm. Mặt nước dĩ nhiên là
không bao giờ xảy ra hiện tượng trượt đất nên
không xét ở đây (bảng 1).
3.4. Quan hệ giữa vỏ phong hóa và trượt đất
Vỏ phong hóa trong khu vực được thành lập thể
hiện 5 lớp: feralit; ferosialit; sialferit; saprolit; đá
gốc và trầm tích Đệ tứ. Trong vùng chìa khóa,
trượt đất quan sát thấy nhiều nhất ở lớp vỏ phong
hóa ferosialit, tiếp đó là ở vỏ phong hóa sialferit.
Tuy nhiên xét về mật độ trượt đất, vỏ phong hóa
ferralite có giá trị cao nhất. Dựa vào mật độ trượt
đất có thể thấy khả năng trượt đất tăng lên theo
chiều tăng dần của mức độ phong hóa: sialferit Æ
ferosialit Æ feralit. Cho điểm các lớp trong nhân tố
vỏ phong hóa bằng cách chuẩn hóa mật độ trượt
đất của các lớp theo thang điểm 1 đến 9 có làm
tròn đến hàng đơn vị. Đáng chú ý, lớp vỏ phong
hóa saprolit, chiếm khoảng 3% diện tích toàn tỉnh,
không có mặt trong khu vực chìa khóa, và trên thực
tế trượt đất khó có thể xảy ra ở đây, được gán giá
trị điểm thấp nhất « điểm 1 » (bảng 1).
3.5. Quan hệ giữa thạch học và trượt đất
Theo tài liệu địa chất, ở Thừa Thiên - Huế có
mặt đất đá thuộc 19 phân vị địa tầng và phức hệ
xâm nhập có tuổi từ Proterozoi đến Đệ tứ. Dựa
theo tính chất thạch học, theo kết quả nghiên cứu
của đề tài “Đánh giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven
biển miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên -
hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện
pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả” do Trần
Tân Văn chủ nhiệm (2002), chúng có thể chia
thành 7 lớp đất đá: 1- trầm tích bở rời Đệ tứ; 2- đá
trầm tích lục nguyên giàu alumosilicat và trầm tích
lục nguyên núi lửa; 3- đá trầm tích lục nguyên giàu
thạch anh; 4- đá magma xâm nhập mafic và siêu
mafic; 5- đá xâm nhập magma axit và trung tính;
6- đá biến chất giầu alumosilicat; và 7- đá biến chất
giầu thạch anh. Nghiên cứu khu vực chìa khóa cho
thấy trượt đất xảy ra nhiều ở các lớp đá biến chất
và xâm nhập axit - trung tính, đặc biệt là ở lớp đá
biến chất giàu alumosilicat, trong khi đó ở lớp trầm
tích bở rời Đệ tứ thì hiện tượng này chưa quan sát
thấy (bảng 1). Đánh giá cho điểm theo công thức
(2) có được lớp đá biến chất giàu alumosilicat có
điểm cao nhất (điểm 9), lớp trầm tích bở rời Đệ tứ
có điểm thấp nhất (điểm 1). Lớp đá xâm nhập
mafic và siêu mafic, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên toàn
tỉnh (0,48%) lại không có mặt ở khu vực chìa khóa,
được gán điểm có giá trị nhỏ nhất (1 điểm).
3.6. Quan hệ giữa hoạt động đứt gãy và trượt đất
Ở khu vực Thừa Thiên - Huế, các đứt gãy có
vai trò quan trọng đối với trượt đất là các đứt gãy
cấp I, II và III có đới phá hủy có chiều rộng tương
ứng 2 - 3km, 1 - 2km và vài trăm mét. Dựa vào các
thông tin này có thể chia Thừa Thiên - Huế thành
những lớp như sau:
(i) Khu vực ảnh hưởng mạnh được xác định
theo các đường khoảng cách đến đứt gãy là 0,75
km, 0,5 km và 0,25 km đối với các đứt gãy cấp I, II
và III tương ứng.
(ii) Khu vực ảnh hưởng yếu nằm trong khoảng
có khoảng cách cách đứt gãy từ 0,75 km đến 1,5
km đối với đứt gãy cấp I; từ 0,5 km đến 1 km đối
với đứt gãy cấp II và từ 0,25 km đến 0,5 km đối
với đứt gãy cấp III.
(iii) Khu vực không bị ảnh hưởng là phần diện
tích còn lại
Kết quả phân tích trong khu vực vùng chìa
khóa cho thấy mật độ trượt đất có giá trị rất cao ở
khu vực có ảnh hưởng mạnh của đứt gãy và có giá
trị thấp ở khu vực không bị ảnh hưởng (bảng 1).
Như vậy giữa đứt gãy và trượt đất có mối quan hệ
khá chặt chẽ. Chuẩn hóa mật độ trượt đất theo
thang điểm 1 đến 9, các đới ảnh hưởng mạnh, ảnh
hưởng yếu và không ảnh hưởng có điểm lần lượt
là: 9, 6 và 1.
3.7. Quan hệ giữa đường giao thông và trượt đất
Qua điều tra khảo sát cho thấy, phần lớn các
điểm trượt đất đều phân bố gần đường. Quá trình
xây dựng đường làm mất ổn định sườn gây trượt
đất. Các đường dễ xảy ra trượt đất thường là các
tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, nơi đường đủ rộng để xe
cơ giới có thể qua lại. Sử dụng yếu tố khoảng cách
tới các đường giao thông trong đánh giá trượt đất
126
đã được nhiều tác giả nghiên cứu [2, 6, 9]. Ở Việt
Nam, theo kết quả nghiên cứu của đề tài ”Nghiên
cứu đất sụt trên đường Hồ Chí Minh và đề xuất
giải pháp xử lý” do Nguyễn Hữu Trí chủ nhiệm
(2003), ảnh hưởng của tuyến đường tới trượt đất có
thể đạt tới khoảng cách 70 - 100 m. Do vậy, ở khu
vực Thừa Thiên - Huế, giá trị 100 m được xem là
giới hạn của khu vực ảnh hưởng mạnh của đường,
và giá trị gấp đôi (200 m) được xem là giới hạn
khu vực ảnh hưởng yếu, và cách đường ngoài 200
m được xem là khu vực không bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu vùng chìa khóa cho thấy có mối liên
quan chặt chẽ giữa trượt đất và các tuyến đường
chính, càng gần đường, mật độ trượt đất càng cao,
điểm số xác định càng lớn (bảng 1).
3.8. Trọng số của các nhân tố tham gia gây
trượt đất
Các nhân tố như độ dốc địa hình, lượng mưa,
sử dụng đất, vỏ phong hóa, thạch học, đứt gãy,
khoảng cách tới đường giao thông đã đề cập ở trên
không đóng vai trò như nhau trong quá trình gây
trượt đất. Vai trò ảnh hưởng mạnh yếu của chúng
có thể thể hiện bằng các trọng số. Ở khu vực Thừa
Thiên - Huế, trọng số của nhân tố được xác định
dựa trên cơ sở số lượng trượt đất có thể gây ra trên
toàn tỉnh với giả thiết rằng mật độ trượt đất của
từng lớp trong từng nhân tố là tương tự như kết quả
đã tính toán trong vùng chìa khóa (bảng 2). Từ số
lượng trượt đất có thể gây ra bởi từng nhân tố, có
thể tính trọng số của nhân tố theo công thức (3).
Bảng 2. Số lượng trượt đất có thể xảy ra trên toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế theo các nhân tố
Nhân tố Lớp Diện tích (pixel)
Mật độ trượt
(điểm/pixel)
Số lượng trượt
đất có thể
Độ dốc địa hình
< 2,5° 2216558 0,58165.10-5 13
2,5° - 15° 449016 3,64547.10-5 16
15° - 30° 1518269 10,45776.10-5 159
30° - 45° 912128 20,04209.10-5 183
> 45° 93851 17,81896.10-5 17
Tổng 5189822 387
Lượng mưa
< 3000 mm 1899401 2.00166.10-5 38
> 3000 mm 3290421 9.56725.10-5 315
Tổng 5189822 353
Sử dụng đất
Rừng 1675811 4,50868.10-5 76
Trảng cỏ cây bụi đồng bằng 350644 0 0
Rừng thưa, cây bụi miền đồi núi 2135818 9,38598.10-5 200
Khu dân cư 224953 4,67720.10-5 11
Đất nông nghiệp 734345 0,75894.10-5 6
Mặt nước 68251 0 0
Tổng 5189822 292
Vỏ phong hóa
Ferralite 143905 9,81065.10-5 14
Ferrosialite 2154804 8,47513.10-5 183
Sialferrite 1449946 7,13318.10-5 103
Saprolite 139705 0 0
Đá gốc và trầm tích Đệ tứ 1301462 0 0
Tổng 5189822 300
Thạch học
Trầm tích bở rời Đệ tứ 1281074 0 0
Đá trầm tích lục nguyên giàu alumosilicat 392719 2,45459.10-5 10
Đá trầm tích lục nguyên giàu thạch anh 282727 14,82800.10-5 42
Đá xâm nhập mafic, siêu mafic 24712 0 0
Đá xâm nhập axit, trung tính 1142921 6,91655.10-5 79
Đá biến chất giàu alumosilicat 739485 16,67308.10-5 123
Đá biến chất giàu thạch anh 1326184 5,36922.10-5 71
Tổng 5189822 325
Ảnh hưởng đứt gãy
Ảnh hưởng mạnh 578724 12,64080.10-5 73
Ảnh hưởng yếu 550037 9,48017.10-5 52
Không ảnh hưởng 4061061 4,38633.10-5 178
Tổng 5189822 303
Độ gần đường
< 100 m 117520 49,00000.10-5 58
100 m - 200 m 110557 18,40000.10-5 20
> 200 m 4961745 2,47000.10-5 123
Tổng 5189822 200
Ghi chú: số lượng trượt đất được làm tròn đến hàng đơn vị; mật độ trượt đất là giá trị được xác định tại vùng chìa khóa.
127
Kết quả cho thấy vai trò của các nhân tố đối với
trượt đất theo thứ tự tăng dần như sau: khoảng cách
tới đường; sử dụng đất; vỏ phong hóa; ảnh hưởng
của đứt gãy; thạch học; lượng mưa; và độ dốc địa
hình (bảng 3).
Bảng 3. Xác định trọng số cho các nhân tố
gây ra trượt đất
Nhân tố Số lượng trượt đất Trọng số
Độ gần đường 200 0,09
Sử dụng đất 292 0,14
Vỏ phong hóa 300 0,14
Ảnh hưởng của đứt gãy 303 0,14
Thạch học 325 0,15
Lượng mưa 353 0,16
Độ dốc 387 0,18
Tổng 2160 1,00
4. Đánh giá nguy cơ trượt đất
Đánh giá nguy cơ trượt đất cho khu vực dựa
trên cơ sở chỉ số nhạy cảm trượt đất xác định theo
công thức (1) với 7 nhân tố (độ gần đường, sử
dụng đất, vỏ phong hóa, ảnh hưởng của đứt gãy,
thạch học, lượng mưa và độ dốc địa hình) có trọng
số nhân tố (bảng 3) và điểm các lớp trong mỗi
nhân tố (bảng 1) đã biết ở trên. Thực chất đây là
công việc tạo bản đồ nhạy cảm trượt đất từ tích hợp
7 bản đồ nhân tố khống chế với các trọng số công
cụ GIS như sau:
[Trượt đất] = 0,09 [Độ gần đường] + 0,14 [Sử dụng
đất] + 0,14 [Vỏ phong hóa] + 0,14 [Ảnh hưởng đứt
gãy] + 0,15 [Thạch học] +0,16 [Lượng mưa] +
0,18 [Độ dốc]
Các bản đồ thành phần được chia thành pixel
có cùng kích cỡ (30 m × 30 m) nhận giá trị trong
khoảng 1 - 9 là điểm số đã gán cho các lớp trên bản
đồ. Do vậy bản đồ sản phẩm tích hợp cũng được
thể hiện dưới pixel cùng kích cỡ và nhận giá trị
trong khoảng từ 1 đến 9. Thống kê bản đồ tích hợp
này như sau :
Tổng số pixel : 5.121.571
Giá trị thấp nhất : 1
Giá trị cao nhất : 9
Tổng giá trị : 22.418.014
Giá trị trung bình : 4,38
Độ lệch chuẩn : 1,84
Bản đồ nhạy cảm trượt đất được xây dựng khá
phù hợp với hiện trạng trượt đất trên toàn tỉnh, dựa
trên thống kê các điểm trượt đất xác định trong
vùng chìa khóa và các điểm trượt đất xác định và
thu thập ngoài vùng chìa khóa. Phân bố trượt đất
còn chưa đều do không có điều kiện điều tra đầy
đủ, song có thể thấy một xu thế rõ ràng là chỉ số
nhạy cảm trượt đất càng cao thì mật độ trượt đất
càng cao (bảng 4). Xu thế này cho thấy mô hình
đưa ra để đánh giá trượt đất là chấp nhận được.
Bảng 4. Quan hệ giữa độ nhạy cảm trượt đất, trượt đất và
mật độ trượt đất trên toàn tỉnh Thừa `Thiên - Huế
Chỉ số
nhạy cảm
trượt đất
Diện tích
(pixel)
Số
lượng
trượt
đất
Mật độ trượt
(điểm/pixel)
Mật độ trượt
(điểm/1000
km²)
1 628146 0 0 0
2 448813 1 0,22281.10-5 2
3 337063 2 0,59336.10-5 7
4 765516 15 1,95946.10-5 22
5 1267128 46 3,63026.10-5 40
6 1282940 54 4,20908.10-5 47
7 350075 31 8,85525.10-5 98
8 41826 14 33,47200.10-5 372
9 64 1 1562,50000.10-5 17361
Ghi chú : 1 pixel = 30 m x 30 m = 900 m2 = 9.10-4 km2
Thành lập bản đồ nguy cơ trượt đất được dựa
trên cơ sở bản đồ nhạy cảm trượt đất. Mức độ trượt
đất hay nguy cơ trượt đất tăng dần theo chỉ số trượt
đất, nghĩa là nguy cơ trượt đất càng cao khi chỉ số
trượt đất càng cao và ngược lại. Thông thường
đánh giá một nguy cơ đó được phân làm 3 mức
(cao, trung bình và thấp) hoặc chi tiết hơn là 5 mức
(rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp). Đánh
giá với 5 mức được áp dụng ở đây đối với nguy cơ
trượt đất là hợp lý, đủ chi tiết phản ánh bức tranh
chung về trượt đất trong khu vực. Vấn đề là chọn
ngưỡng để phân biệt các mức độ nguy cơ trượt đất.
Phân chia dữ liệu thường có nhiều cách chia,
trong đó có 3 phương pháp đáng chú ý là: chia theo
khoảng đều nhau; chia ngắt dữ liệu tự nhiên; chia
theo độ lệch chuẩn. Khi đánh giá các cách phân
chia dữ liệu như trên trong đánh giá trượt đất [1, 2]
cho rằng cách phân chia theo độ lệch chuẩn là phù
hợp nhất. Cách chia này thể hiện sự đổi giá trị
thuộc tính đối tượng từ giá trị trung bình. Các
ngưỡng phân chia được tạo ra với khoảng giá trị
đều theo tỷ lệ với độ lệch chuẩn - thường là các
khoảng bằng 1,½, ⅓, hay ¼ độ lệch chuẩn. Trong
trường hợp bước nhảy là 1 độ lệch chuẩn thì các
ngưỡng giá trị phân chia thường là: giá trị trung
128
bình ± (0,5 + k) × độ lệch chuẩn, với k = 0, 1, 2,
Theo cách chia này đối với các dữ liệu thống kê từ
bản đồ nhạy cảm trượt đất, các ngưỡng giá trị xác
định cho 5 mức như sau: rất thấp (1 - 1,62), thấp
(1,62 - 3,46), trung bình (3,46 - 5,30), cao (5,30 -
7,13), rất cao (7,13 - 9,00). Do chỉ số nhạy cảm có
giá trị nguyên, bản đồ nguy cơ trượt đất của khu
vực được chia thành 5 cấp như sau (hình 2):
- Vùng nguy cơ trượt đất rất thấp : chỉ số nhạy
cảm là 1;
- Vùng nguy cơ trượt đất thấp : chỉ số nhạy cảm
từ 2 đến 3;
- Vùng nguy cơ trượt đất trung bình : chỉ số
nhạy cảm từ 4 đến 5;
- Vùng nguy cơ trượt đất cao : chỉ số nhạy cảm
từ 6 đến 7;
- Vùng nguy cơ trượt đất rất cao : chỉ số nhạy
cảm từ 8 đến 9.
Hình 2. Bản đồ nguy cơ trượt đất tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo cách phân loại này, khu vực có nguy cơ
trượt đất rất thấp chủ yếu ở đồng bằng ven biển
phần đông bắc Thừa Thiên - Huế, thuộc các huyện
Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền và Hương
Trà. Khu vực này chiếm khoảng 12,26% diện tích
tỉnh được đặc trưng bởi địa hình bằng phẳng, cấu
tạo bởi trầm tích bở rời, được sử dụng phục vụ
nông nghiệp, khu đô thị hoặc là trảng cây bụi trên
đất cát.
Khu vực có nguy cơ trượt đất thấp chiếm
15,34% diện tích Thừa Thiên - Huế, phân bố rộng
rãi ở đồng bằng ven biển phía phần đông nam tỉnh
này thuộc các huyện Hương Thủy, Phú Lộc, phân
bố hạn chế dọc theo các thung lũng sông miền núi,
129
trong đó lớn nhất là thung lũng A Lưới. Cũng như
khu vực có nguy cơ trượt đất rất thấp, khu vực này
được đặc trưng bởi địa hình bằng phẳng, cấu tạo
trầm tích bở rời, được sử dụng phục vụ nông
nghiệp, khu đô thị hoặc là trảng cây bụi trên đất
cát. Điểm khác biệt rõ nhất là ở đây có lượng mưa
lớn hơn.
Khu vực có nguy cơ trượt đất trung bình có
diện tích lớn nhất, chiếm 39,69% diện tích lãnh thổ
nghiên cứu. Khu vự này phân bố chủ yếu ở vùng
núi với độ dốc sườn trên 15°, đá gốc với nhiều loại
vỏ phong hóa, thảm thực vật chủ yếu là rừng hoặc
trảng cây bụi.
Ở Thừa Thiên - Huế, khu vực có nguy cơ trượt
đất cao chiếm 31,89% diện tích tỉnh, lớn thứ hai,
chỉ sau khu vực có nguy cơ trượt đất trung bình.
Diện phân bố của nó chủ yếu ở phía tây và nam
tỉnh với các đặc trưng sườn dốc, lớp phủ thực vật là
rừng hoặc trảng cây bụi, lượng mưa phong phú.
Đáng chú ý ở nhiều nơi, khu này có diện phân bố
dạng tuyến thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của
đứt gãy.
Khu vực có nguy cơ trượt đất rất cao có tỷ lệ
rất ít trong vùng nghiên cứu, chỉ chiếm 0,82% tổng
diện tích. Khu vực có nguy cơ trượt đất rất cao này
thường nằm trong khu vực có nguy cơ trượt đất cao
ở phía đông huyện A Lưới, phía nam huyện Nam
Đông và Phú Lộc. Diện phân bố của nó cũng
thường có dạng kéo dài dọc theo các đới đứt gãy.
Như vậy, hoạt động đứt gãy có vai trò đáng kể ở
khu vực này.
Đánh giá chung, phần lớn diện tích tỉnh Thừa
Thiên - Huế có nguy cơ trượt đất ở mức trung bình
và cao. Phần diện tích có nguy cơ trượt đất cao và
rất cao chiếm tới gần 1/3 diện tích tỉnh, rơi chủ yếu
vào khu vực vùng núi thuộc các huyện A Lưới,
Nam Đông và Phú Lộc. Đây cũng là một trở ngại
lớn đối với phát triển khu vực tây và nam của tỉnh
là những nơi vẫn còn nghèo không chỉ ở mức độ
tỉnh mà ở mức độ quốc gia.
5. Kết luận
Trượt đất ở Thừa Thiên - Huế phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: độ dốc địa hình, lượng mưa, sử
dụng đất, phong hóa, thạch học, đứt gãy và khoảng
cách tới đường giao thông. Các nhân tố này được
tích hợp để xây dựng bản đồ nhạy cảm trượt đất
với sự trợ giúp của của các phần mềm GIS. Xác
định trọng số cho các lớp trong nhân tố và các nhân
tố thông qua nghiên cứu khu vực chìa khóa. Kết
quả nghiên cứu cho thấy :
- Nguy cơ trượt đất cao ở sườn dốc trên 30°,
đặc biệt là ở lớp từ 30° đến 45°;
- Mật độ trượt đất tăng lên cùng với lượng
mưa;
- Trượt đất thường xảy ra nơi trảng cây bụi
miền núi do lớp phủ thực vật thưa thớt trong khi ở
trảng cây bụi đồng bằng không quan sát thấy hiện
tượng này.
- Nguy cơ trượt đất tăng theo mức độ phong
hóa : Sialferit Æ Ferosialit Æ Feralit.
- Trượt đất xảy ra nhiều trong lớp đá biến chất
giàu alumosilicat ; chưa quan sát thấy trượt đất ở
lớp trầm tích bở rời.
- Trượt đất có liên quan khá chặt chẽ với đứt
gãy. Mật độ trượt đất cao ở khu vực có ảnh hưởng
của đứt gãy và thấp ở khu vực không có ảnh hưởng
của đứt gãy.
- Trượt đất cũng có mối liên quan đến các hệ
thống giao thông. Càng gần đường, mật độ trượt
đất càng cao.
- Ảnh hưởng của 7 nhân tố khống chế trượt đất
theo thứ tự tăng dần là : khoảng cách tới đường, sử
dụng đất, vỏ phong hóa, đứt gãy, thạch học, lượng
mưa, độ dốc địa hình.
- Bản đồ độ nhạy cảm trượt đất được đánh giá
bằng cách tích hợp 7 bản đồ nhân tố thành phần
với các hệ số tỷ lệ khác nhau. Xu thế tăng của chỉ
số nhạy cảm theo mật độ trượt đất cho thấy mô
hình tích hợp này có thể chấp nhận được.
- Phần lớn diện tích Thừa Thiên - Huế có nguy
cơ trượt đất trung bình và cao, phân bố ở miền đồi
núi phía tây của tỉnh. Khu vực nguy cơ trượt đất rất
thấp và thấp nằm ở đồng bằng ven biển và trong
các trũng ở thung lũng lớn. Khu vực nguy cơ trượt
đất cao và rất cao có diện phân bố theo dạng tuyến
thể hiện ảnh hưởng mạnh của các đứt gãy.
- Nguy cơ trượt đất cao và rất cao là một trong
những trở ngại lớn đối với phát triển khu vực miền
núi phía tây và nam Thừa Thiên - Huế, nơi mà điều
kiện kinh tế vẫn còn khó khăn.
Bài báo được hoàn thành với sự hỗ trợ của Đề
tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt
Nam VAST 01.09/11-12.
130
TÀI LIỆU DẪN
[1] Ayalew L., Yamagishi H. and Ugawa N.,
2004: Landslide susceptibility mapping using GIS
in Tsugawa area of Agano River, Niigata
Prefecture, Japan. Landslides, 1, 73-81.
[2] Ayalew L., and Yamagishi H., 2005: The
application of GIS-based logistic regression for
landslide susceptibility mapping in the Kakuda -
Yahiko Mountains, Centrall Japan.
Geomorphology 65. 15-31.
[3] Guzzetti F., Carrara A., Cardinali M. and
Reichenbach P., 1999: Landslide hazard
evaluation : a review of current techniques and
their application in a multi-scale study, Central
Italy. Geomorphology 31, 181-216.
[4] Phạm Văn Hùng, Nguyễn Xuân Huyên,
2010: Đánh giá hiện trạng và phân vùng cảnh báo
nguy cơ trượt lở đất thành phố Đà Nẵng. Tạp chí
Các KH về TĐ, T.32, (2), 106-113
[5] Phạm Văn Hùng, 2011: Đánh giá hiện
trạng và phân vùng cảnh báo nguy cơ
trượt lở đất tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Các KH về
TĐ, T.33, 3ĐB, 518-525.
[6] Pachauri AK, Gupta PV, Chander R, 1998:
Landslide zoning in a part of the Garhwal
Himalayas. Environ. Geol. 36 (3-4), 325-334.
[7] Saaty Thomas, 1994: Fundamental of
decision making and priority theory with analytic
hierarchy process. Pittsburgh: RWS publication,
527p.
[8] Schuster R.L., 1996: Socioeconomic
significance of landslides. In Landslides:
investigation and mitigation, ed. A.K. Turner, R.L.
Schuster, p. 12-35. Washington: National Academy
Press.
[9] Shaban A., Khawlie M., Bou Kheir R.,
Abdallah C., 2001: Assessment of road instability
along a typical moutainous road using GIS and
aerial photos, Lebanon, Eastern Mediterranean.
Bulletin of Engineering Geology and Environment
60, 93-101.
SUMMARY
Studying landslides in Thua Thien - Hue province
Studying landslide hazards in Thuathien - Hue is based on the relationship between landslide and its controlling
factors (topographical slope, rainfall, landuse, weathering crust, lithological properties, fault and road proximity),
evaluated in a key areas. This relationship is quantified by weighting the classes in each factor and weighting each factor
in a set of landslide-controlling factors. This is the bases for landslide susceptibility mapping given by integrating the
weighted factor maps. The class is weighted by its landslide density, normalized on a 1-to-9 scale. The factor weighting
is determined based on the landslide quantity, which would be engendered in a whole province with considering the
landslide density in each class as that obtained from the key area. The calculated results show that, influences of
landslide-controlling factors in Thuathien - Hue may increase in following order: road proximity, landuse, weathering,
fault, lithology, rainfall, and slope. The areas of very low, low, medium, high and very high landslide hazards account
respectively 12,36%, 15,34%, 39,69%, 31,89% and 0,82% of province. The high and very hazards are distributed in
linear form, suggesting a strong influence of faults in these areas.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4493_16040_1_pb_8876_2100715.pdf