- Khung thiết kế đô thị lô phố khu vực phường Tân Lợi,
Tân An thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra
các giải pháp tổng thể phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội.
- Những đề xuất sẽ góp phần định hướng cho đồ án thiết
kế đô thị của tuyến đang được phê duyệt và làm cơ sở để
Chính quyền địa phương quản lý về quy hoạch kiến trúc,
đầu tư và xây dựng theo quy định.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất khung thiết kế đô thị cho tuyến đường tôn đức thắng thành phố Buôn Mê Thuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102 Ngô Minh Công, Ngô Thị Mỵ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ CHO
TUYẾN ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG THÀNH PHỐ BUÔN MÊ THUỘT
RESEARCHING AND PROPOSING AN URBAN DESIGN FRAMEWORK FOR
TON DUC THANG ROUTE IN BUON ME THUOT CITY
Ngô Minh Công1, Ngô Thị Mỵ2
1Viện Quy hoạch miền Nam; minhcongkts@gmail.com
2Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt - Tuyến đường Tôn Đức Thắng là tuyến giao thông kết nối
không gian các khu chức năng quan trọng của thành phố Buôn Mê
Thuột. Theo quy hoạch sẽ có nhiều công trình xây dựng mới và
phát triển nhanh dọc hai bên tuyến. Để thuận tiện nghiên cứu, đoạn
tuyến được chia làm 3 đoạn gồm tuyến cũ, tuyến chuyển tiếp (cũ
và mới) và tuyến phố mới. Nội dung đề xuất khung thiết kế đô thị
tổng thể toàn tuyến được nghiên cứu dựa trên cơ sở pháp lý, chức
năng và mục tiêu đề ra của tuyến phù hợp với qui hoạch chung
xây dựng thành phố Buôn Mê Thuột đến năm 2025; và tập trung
vào 5 nội dung chính: Công trình điểm nhấn; Liên kết và giao thông;
Không gian cảnh quan và không gian mở; Chức năng sử dụng đất
và các công trình – các hoạt động đô thị; Hạ tầng kỹ thuật và các
tiện ích đô thị.
Abstract - Ton Duc Thang street is a traffic route that connects the
space of the important functional areas in the city of Buon Ma Thuot.
According to city planning, there will be more constructions which are
increasingly built and developed along the street. To make the
investigation feasible, the route is divided into three segments
including the old, new and transitional one (between the old and new
one). The content of proposing the urban design framework for the
entire route studied is based on legal foundation, function and the
proposed objective suitable for urbanism of building the city of Buon
Ma Thuot by 2025. This content centers on the five main points
including highlight buildings; connection and transportation;
landscape space and open space; use function of land and
construction – urban activities; infrastructure and comforts of city.
Từ khóa - qui hoạch; thiết kế đô thị; giao thông; tuyến đường; công
trình xây dựng; không gian
Key words - planning; urban design; transportation; route;
construction
1. Đặt vấn đề
Tuyến đường Tôn Đức Thắng có tổng chiều dài là 4,4
km, điểm đầu từ đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài đến
cuối đường quy hoạch. Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025,
được duyệt theo quyết định số 249/QĐ-TTg ngày
13/02/2014, không gian mới của thành phố vẫn tiếp tục
được mở rộng phát triển mạnh về hướng Đông Bắc dọc
theo QL14 (Nguyễn Tất Thành) và các tuyến giao thông
mới. Trong đó đường Tôn Đức Thắng đóng vai trò liên kết
khu vực tuyến phố cũ và khu vực tuyến phố mới, đồng thời
tạo không gian hình ảnh đặc trưng mới cho khu vực cửa
ngõ phía Đông Bắc thành phố.
Tuy nhiên hiện nay, dọc tuyến đường nhiều công trình,
chủ yếu là nhà riêng lẻ được tổ chức theo dạng doanh
nghiệp đầu tư hạ tầng, san nền, bán đất, nhà dân tự xây,
phần còn lại là các công trình trụ sở làm việc, văn phòng,
công trình thương mại dịch vụ quy mô nhỏ được xây
dựng với hình thức kiến trúc lộn xộn, chưa tạo được dấu ấn
cho tuyến. Bên cạnh đó một số đồ án quy hoạch tại khu vực
này lại chưa chú trọng tới hình thức kiến trúc, thậm chí còn
một số vấn đề về sử dụng đất còn gặp những thiếu sót.
Chính vì vậy, việc đề xuất khung cho một đồ án thiết
kế đô thị mẫu tuyến đường Tôn Đức Thắng nhằm tạo dựng
không gian tuyến phố đặc trưng có bản sắc riêng, đồng thời
làm mô hình mẫu để thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục
triển khai nhân rộng là rất cần thiết.
2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát
2.1. Phân tích đánh giá hiện trạng
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu
Tuyến đường Tôn Đức Thắng trong phạm vi thiết kế đô
thị được chia thành hai đoạn tuyến như sau:
+ Khu vực tuyến phố hiện hữu: Là tuyến liên thông mới
từ các đoạn tuyến đường Tôn Đức Thắng hiện hữu có chiều
dài 2,2 km, điểm đầu từ đường Nguyễn Đình Chiểu hướng
về phía Tây Bắc đến giao cắt với đường Giải Phòng
+ Khu vực tuyến phố mới: Là tuyến quy hoạch có chiều
dài 2,2 km, điểm đầu từ ngã giao cắt với đường Giải Phóng
kéo dài hết đường theo quy hoạch.
Tổng diện tích đất nghiên cứu thiết kế đô thị khoảng
106 ha. Chiều dài tuyến đường khoảng 4,4 km, trong đó:
khoảng 1,73 km đã xây dựng, còn lại 2,67 km đã phóng
tuyến theo lộ giới 30m và đang trong quá trình hoàn thiện
tuyến đường [1].
Hình 1. Vị trí tuyến đường trong khu vực
2.1.2. Hiện trạng dân cư, kinh tế, xã hội
Dân cư, nghề nghiệp: Khu vực thiết kế đô thị thuộc 02
phường: Tân An và Tân Lợi với tổng số dân khoảng 1.700
người với khoảng 421 hộ. Khu vực đa số tập trung các hộ
gia đình lao động phi nông nghiệp, khu vực từ đường Trần
Khánh Dư đến đường Lê Quý Đôn giáp mặt đường Tôn
Đức Thắng đa số là nhà ở kết hợp kinh doanh (cà phê,
khách sạn và dịch vụ ăn uống, ...). Các khu vực còn lại chưa
được giải tỏa chủ yếu ở thuần không kinh doanh, buôn bán.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 103
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Theo khảo sát nghiên cứu trong khu vực [1]: Đất ở
chiếm 17,9%, đất giáo dục chiếm 9,0%, đất lâm viên chiếm
12,7%, đất trồng cây cao su chiếm 14,3%, đất đang triển
khai các dự án là 25%.
Hiện nay các loại đất trong khu vực nghiên cứu phù hợp
với định hướng Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành
phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 và đã được cụ thể hóa
trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, nhưng trên
thực tế thì mới triển khai một số khu vực, còn một số khu
vực vẫn chưa thực hiện vì chưa giải tỏa được dẫn đến việc
quản lý khó khăn.
2.1.4. Hiện trạng không gian cảnh quan, cây xanh
Không gian cảnh quan khu vực được chia thành 19 lô
phố [1] phân tách bởi các tuyến đường chính như: Trần
Nhật Duật, Tôn Đức Thắng, Lê Thị Hồng Gấm, Lý Tự
Trọng, Ngô Gia Tự, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng
Minh Thảo, Đồng Khởi. Mỗi khu vực không gian có những
tính chất rất khác nhau. Một số lô đã có dự án đang triển
khai. Tuy nhiên chưa có quản lý cụ thể dẫn tới sự lộn xộn
trong sắp xếp, tổ chức như tầng cao, mật độ và cây xanh.
Hình 2. Sơ đồ hiện trạng không gian cảnh quan đoạn Trần
Khánh Dư đến Nguyễn Hữu Thọ
Cây xanh: Có nhiều loại cây xanh xen kẽ nhưng lộn xộn
về chiều cao, tỷ lệ và đường kính dẫn tới thiếu đồng bộ về
cảnh quan chung, cụ thể: Đoạn từ đường Tú Xương đến
đường Phan Trọng Tuệ trồng cây Viết với chiều cao từ 3-
7m, đường kính tán từ 5-10m; Đoạn từ đường Lê Quý Đôn
đến đường Đồng Khởi trồng cây Viết với chiều cao từ 3-
5m, đường kính tán từ 5-7m. Cây được đánh giá là đẹp tuy
nhiên với loại cây này chỉ duy trì được khoảng thời gian 06
năm do bị ảnh hưởng bởi sâu đục thân; Đoạn từ đường
Phạm Hùng đến trường Trung cấp Luật đang hoàn thiện
phần hạ tầng kỹ thuật, hiện tại chưa trồng cây xanh.
2.1.5. Hiện trạng công trình kiến trúc
Các công trình cơ quan chiếm một lượng nhỏ nằm rải
rác trên tuyến đường, mỗi công trình có tính chất riêng nên
có hình thức kiến trúc và màu sắc khác nhau, chưa tạo được
ngôn ngữ chung trên tuyến phố.
Các công trình giáo dục chiếm một lượng lớn trên tuyến
đường, mỗi công trình có hình thức kiến trúc và màu sắc
tương đồng tạo ngôn ngữ chung trên tuyến phố, đây cũng
là tuyến phố bố trí tổ hợp các công trình giáo dục từ cấp 1,
cấp 2, cấp 3 đến đại học.
Các công trình dịch vụ thương mại phân bố không đồng
đều trên tuyến đường, mỗi công trình có tính chất thương
mại riêng nên có hình thức kiến trúc và màu sắc khác nhau,
chưa tạo được ngôn ngữ chung trên tuyến phố.
Nhà ở: Hiện tại đã xây dựng một số nhà ở (từ Lê Quý
Đôn đến Nguyễn Hữu Thọ), nhà ở kết hợp thương mại (từ
Nguyễn Hữu Thọ đến Văn Tiến Dũng) và rải rác một số nhà
ở biệt thự (từ Văn Tiến Dũng đến Đoàn Khuê). Với mật độ
xây dựng (khoảng 40-80%), chỉ giới xây dựng cách 3m so
với chỉ giới đường đỏ. Xây dựng không cùng cốt, tầng cao
từ 1 đến 3 tầng. Do khu vực này chưa xây dựng nhiều nên
việc đề xuất thiết kế đô thị và quy định quản lý thuận lợi như:
Màu sắc, hình thức kiến trúc, tầng cao, mật độ xây dựng,
khoảng lùi, ban công, lô gia xây dựng, mái công trình.
2.1.6. Hiện trạng giao thông
Tuyến đường Tôn Đức Thắng hiện đang trong quá trình
xây dựng. Có một số đoạn đã hình thành với lộ giới 30m, một
số đoạn đang trong quá trình thi công giải phóng mặt bằng.
Hình 3. Sơ đồ hiện trạng giao thông đường Tôn Đức Thắng
2.1.7. Hiện trạng giao thông
Vỉa hè rộng từ 6- 8m được lát gạch nhưng có một số
điểm đã xuống cấp, các mẫu gạch còn đơn điệu chưa tạo
cảm giác thân thiện với môi trường, chưa khai thác các họa
tiết đặc trưng của Tây Nguyên. Các chỉ dẫn, bảng biểu
quảng cáo chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể.
Hệ thống đường dây vẫn đi nổi, gây mất an toàn và mất
thẩm mỹ. Đã có hệ thống đèn chiếu sáng trục đường, tuy
nhiên mới có 1 bên đường chỉ đơn thuần là chiếu sáng cho
tuyến đường chưa tạo giá trị thẩm mỹ cho đô thị. Thiếu các
tiện ích đô thị như: thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, ghế
nghỉ dừng chân, trạm ATM, ... Các thiết bị hạ tầng như: trụ
cứu hỏa, nắp hố ga, nắp bảo vệ cây trồng xuống cấp.
2.1.8. Đánh giá hiện trạng từng đoạn tuyến
Trên cơ sở cấu trúc của toàn tuyến, hiện trạng tuyến
Tôn Đức Thắng được hình thành trên 2 đoạn mới và cũ với
tổng chiều là 4,4km. Do cấu trúc tuyến phố như vậy, với
chiều dài 4,4km là quá dài cho việc nghiên cứu thiết kế đô
thị và để khai thác được tính chất cho tuyến Tôn Đức
Thắng, nhóm nghiên cứu đề xuất đánh giá cụ thể và chia
104 Ngô Minh Công, Ngô Thị Mỵ
thành 3 đoạn như sau:
- Đoạn 1: Từ Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Quý Đôn;
- Đoạn 2: Từ Lê Quý Đôn đến Phạm Hùng;
- Đoạn 3: Từ Phạm Hùng đến đường quy hoạch N1.
Bảng 1. Đánh giá hiện trạng tuyến trên từng đoạn
Đoạn 1 (Từ Nguyễn
Đình Chiểu đến Lê
Quý Đôn)
Đoạn 2 (Từ Lê Quý
Đôn đến Phạm
Hùng)
Đoạn 3 (Từ Phạm
Hùng đến đường quy
hoạch N1)
Mật độ xây dựng
nhà ở lớn khoảng
60-80%, công trình
công cộng và dịch
vụ khoảng 30%.
Mật độ xây nhà ở
lớn khoảng 40-
80%, công trình
công cộng và dịch
vụ khoảng 30%.
Đang trong quá trình
xây dựng, nên các
công trình công cộng,
dịch vụ thương mại,
nhà ở chưa xây dựng
nhiều 20-30%
Tầng cao xây dựng chưa được quy định
cụ thể, cốt xây dựng nền và cốt tầng 1
không cùng cao trình.
Tầng cao xây dựng
2-5 tầng
Khoảng lùi xây dựng: chỉ được thực hiện
ở khu vực đã xây dựng tuyến đường, còn
các khu vực chưa giải tỏa không có quy
định cụ thể
Khoảng lùi xây dựng:
đối với công trình
công cộng >6m, nhà
ở =3m
Màu sắc, hình khối
kiến trúc, ban công,
lô gia, mái công trình
xây dựng lộn xộn,
không đồng nhất.
Do các công trình xây dựng chưa nhiều
nên màu sắc, hình khối kiến trúc, ban
công, lô gia, mái công trình xây dựng
chưa ảnh hưởng đến thiết kế đô thị.
Cây xanh và gạch lát vỉa hè chỉ được đầu tư
đoạn đã xây dựng. Tuy nhiên, hệ thống gạch
lát đã cũ, màu sắc chưa phù hợp với khí hậu
và chưa áp dụng các hoa văn đặc trưng.
Cây xanh và gạch lát
vỉa hè chưa được đầu
tư xây dựng.
Chưa có công trình đặc trưng văn hóa Tây Nguyên, công trình
điểm nhấn, góc nhìn, điểm nhìn cho đoạn
Thiếu cây xanh và không gian mở cho khu vực.
Các trang thiết bị tiện ích đô thi đang còn thiếu, một số tiện ích
đã cũ và xuống cấp.
Chưa có quy định cụ thể đối với bảng quảng cáo, các băng rôn,
pa nô trên dọc tuyến đường.
2.2. Cơ sở nghiên cứu
2.2.1. Chức năng tuyến
- Tạo ra một tuyến cảnh quan mang biểu tượng và đặc
trưng của thành phố Buôn Ma Thuột.
- Là tuyến trung tâm có tính chất thương mại, dịch vụ
cấp khu vực và thành phố.
- Là không gian đô thị hiện đại và có môi trường sống tốt.
- Kết nối các khu đô thị
2.2.2. Mục tiêu thiết kế
- Làm cơ sở đề xuất phát triển không gian tuyến đường
Tôn Đức Thắng, góp phần tạo điểm nhấn về không gian đô
thị cho thành phố Buôn Ma Thuột.
- Thiết kế chỉnh trang, nâng cao chất lượng hình ảnh
không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực đô thị. Tổ chức
hình thái không gian kiến trúc và cảnh quan khu đô thị dọc
tuyến đường Tôn Đức Thắng hiện đại, có bản sắc, có đặc
trưng riêng và hài hòa với cảnh quan chung của Thành phố.
- Tạo ra một tuyến phố kết hợp giữa cũ và mới hấp dẫn,
sống động, thu hút các hoạt động đô thị góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế đô thị, tạo lập bản sắc đô thị.
- Đảm bảo tổ chức kết nối hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của địa phương
- Làm mô hình mẫu để Thành phố Buôn Ma Thuột tiếp
tục triển khai nhân rộng Thiết kế đô thị trên địa bàn và các
đô thị khác trong và ngoài tỉnh.
2.2.3. Cơ sở khoa học
Cơ sở pháp lý: Trên thực tế đã có nhiều các thông tư nghị
định, luật liên quan đề cập đến thiết kế đô thị đặc biệt như:
- Điều 32, 33, 34, 35 trong Luật Quy hoạch Đô thị số
30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Chương V của tông tư 06/2013/TT-BXD ngày
13/05/2013 về việc hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị
trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết và Thiết kế đô thị riêng.
Cở sở lý luận: Lý luận hình ảnh đô thị của Kenvinlynch,
lý luận không gian đô thị của Roger Trancik.
3. Đề xuất khung thiết kế đô thị
3.1.1. Cấu trúc tuyến phố
Hình 4. Sơ đồ phân đoạn cấu trúc tuyến phố
Tuyến đường Tôn Đức Thắng phân thành 3 phân đoạn [1]:
- Đoạn 1 (tuyến phố cũ): Đoạn kết nối giao thông từ
Nguyễn Đình Chiểu đến Lê quý Đôn, với chức năng chủ yếu
ở hiện hữu chỉnh trang, ở kết hợp thương mại dịch vụ tư nhân,
công trình trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, khách sạn
và công viên cây xanh. Sẽ tạo ra tuyến phố ở kết hợp dịch vụ
kinh doanh, dịch vụ công cộng, thương mại sầm uất.
- Đoạn 2 (tuyến phố cũ và mới): Đoạn kết nối giao
thông từ Lê Quý Đôn đến Phạm Hùng, với chức năng chủ
yếu ở, giáo dục, thương mại dịch vụ, dịch vụ công cộng,
lâm viên và khu dân cư đô thị. Hiện tại trên đoạn này đã
xây dựng một số công trình trường học, siêu thị Metro, nhà
ở kết hợp thương mại và nhà ở biệt thự. Trên cơ sở ý tưởng
đề xuất xây dựng khu dân cư đô thị mang hình ảnh kiến
trúc đặc trưng vùng miền, kết hợp được không gian kiến
trúc giữa mới và cũ, đồng thời đây cũng là đoạn đường qua
Lâm Viên sẽ tạo được ấn tượng mạnh về không gian, và
tạo điều kiện thuận lợi để phát huy được các giá trị đặc
trưng văn hóa Tây Nguyên.
Đoạn 3 (tuyến phố mới): Đoạn kết nối giao thông từ
Phạm Hùng đến đường Quy hoạch N1, là đoạn đang trong
giai đoạn đầu tư xây dựng, đoạn này tập trung các công
trình công cộng với quy mô lớn như: trường đại học Đông
Á, trường Trung cấp Luật, trường Văn hóa nghệ thuật,
trung tâm phát thanh tuyền hình, công trình dịch vụ thương
mại, quảng trường kết hợp cây xanh. Trong tương lai là khu
vực đào tạo giáo dục, dịch vụ thương mại của thành phố.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 105
3.1.2. Xây dựng tầm nhìn và định hướng chiến lược thiết
kế đô thị
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình tạo lập giá trị mới
cho tuyến đường như hình vẽ 5
Hình 5. Sơ đồ tạo lập giá trị mới cho tuyến phố
Hình 6. Ý tưởng hình thành tuyến phố trên 3 đoạn
3.1.3. Ý tưởng về chức năng công trình
Đoạn 1: Mở rộng nút giao thông giao với đường Nguyễn
Đình Chiểu; đề xuất bãi đậu xe đối diện công viên, bổ sung
cây xanh trên vỉa hè; cải tạo chỉnh trang mặt đứng công trình
nhà ở, thay đổi một số chức năng khu đất; chỉnh trang thay
đổi công trình tạo điểm nhấn; cập nhật các dự án đã có.
Đoạn 2: Cải tạo chỉnh trang hàng rào trường trường
trung học phổ thông Phú Xuân thụt vào so với lộ giới để
làm bãi đậu xe buýt; đề xuất trồng cây tạo cảnh quan và
hướng cho tuyến đường, nhân rộng mẫu nhà biệt thự đã xây
dựng để tạo tính đồng nhất cho tuyến phố; cập nhật điều
chỉnh quy hoạch cho tiết 1/500 nhà ở xã hội; đề xuất kiến
trúc điểm nhấn, khai thác văn hóa đặc trưng Tây Nguyên
kết hợp dịch vụ vui chơi giải trí tạo khu vực sống động cho
đô thị; cập nhật các dự án đã có.
Đoạn 3: Đề xuất nút giao thông, tổ chức các tiện ích đô
thị; đề xuất vi chỉnh mặt tiền nhà 5m thành 7-10m để khai
thác ở và kết hợp thương mại; đề xuất thay đổi không gian
công viên cây xanh sang Quảng trường kết hợp thương
mại; cải tạo khu dân cư hiện hữu; cập nhật các dự án đã có.
3.1.4. Khung thiết kế đô thị
Dựa trên chức năng, mục tiêu và cơ sở khoa học nhóm
nghiên cứu đề xuất các nội dung trong khung thiết kế đô
thị như Hình 8.
a. Công trình điểm nhấn
Hình 7. Minh họa đề xuất công trình điểm nhấn
khu Lâm Viên trên tuyến đường
Hình 8. Khung thiết kế đô thị tổng thể
106 Ngô Minh Công, Ngô Thị Mỵ
- Tạo sự khác biệt so với các đô thị khác trong khu vực
Tây Nguyên cũng như các đô thị vùng miền khác.
- Mang tính đặc trưng văn hóa bản địa, văn hóa phi vật
thể, hình ảnh kiến trúc, con người, sản phẩm nông nghiệp
được kết hợp để tạo ra công trình dấu ấn riêng.
- Bố tại các góc nhìn đẹp, điểm nhìn và hướng nhìn
rộng. Đặc biệt là kết nối không gian kiến trúc toàn tuyến.
b. Liên kết và giao thông
Liên kết: Trong định hướng quy hoạch chung tuyến đường
Tôn Đức Thắng là tuyến giao thông khu vực (lộ giới 30m) kết
nối khu vực hiện hữu với khu vực mới, giúp giảm tải lưu lượng
giao thông đường Nguyễn Tất Thành. Tuyến đường Tôn Đức
Thắng chia sẽ các chức năng công cộng chính cho đô thị gồm
các công trình giáo dục và các trụ sở ban ngành..., đặc biệt
tuyến đường đi qua khu vực Lâm Viên Cảnh đây là khu vực
có nhiều tiềm năng để tạo cảnh quan đặc trưng cho đô thị.
Giao thông:
- Kết nối khung giao thông của quy hoạch chung thành
phố Buôn Ma Thuột. Tăng cường tạo lập hệ thống tuyến liên
kết các không gian từ quy mô lớn đến nhỏ (Không gian cấp
đô thị- liên khu vực - khu vực- nhóm nhà ở và các công trình)
bằng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp và đi bộ.
- Mở rộng khai thác tuyến xe buýt công cộng; xây dựng
hệ thống nhà chờ xe buýt kết hợp với các điểm trông giữ
xe đạp. Ưu tiên bố trí trạm tại các trung tâm thương mại,
các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
- Xây dựng các bãi đỗ xe chung cho từng khu vực.
c. Không gian cảnh quan và không gian mở
- Thiết lập tầng bậc không gian công cộng chính (cấp đô
thị- liên khu vực - khu vực) gồm 02 trục đi bộ: 01 quảng
trường, 02 công viên cấp đô thị, 02 công viên cấp khu ở.
- Trục đi bộ kết nối giữa khu Lâm viên hai bên tuyến
đường Tôn Đức Thắng; các trường học - khu dân cư khu
với vườn hoa khu vực Lê Quý Đôn đến Nguyễn Hữu Thọ.
- Quảng truờng Lâm viên cảnh: Khai thác quảng trường
tạo điểm nhấn ấn tượng, đặc trưng cho tuyến phố và Tp.
Buôn Ma Thuột, tạo không gian cho các hoạt động vui chơi
giải trí, nghỉ ngơi thư giãn kết hợp các dịch vụ giải trí cho
người dân trong tỉnh và các vùng lân cận.
Hình 9. Sơ đồ hệ thống cây xanh đô thị trên toàn tuyến
- Công viên khu vực bệnh viện ngoại sản Tây Nguyên,
công viên kết hợp bãi xe khu vực cuối tuyến: Khai thác
không gian cho các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi
thư giãn kết hợp công viên cây xanh - vườn hoa; Bổ sung
cây xanh dọc trục Tôn Đức Thắng và các tuyến phố;
- Bổ sung hệ thống cây xanh vườn hoa quy mô nhỏ tại
các nhóm nhà ở và công trình ngoài nhà ở.
d. Chức năng sử dụng đất và các công trình- các
hoạt động đô thị
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố
Buôn Ma Thuột đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13/02/2014.
Theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung, khu vực lập thiết kế
đô thị với chức năng sử dụng đất gồm: Đất cơ quan, đất dịch
vụ - thương mại; Đất giáo dục đào tạo, đất y tế; Đất cây xanh
- công viên cảnh quan; Đất ở, đường giao thông,...
- Tạo lập không gian trục Tôn Đức Thắng với các chức
năng và hoạt động đa dạng: Xây dựng một số khu vực phát
triển mật độ cao, có chức năng sử dụng hỗn hợp ở, thương
mại, dịch vụ, khách sạn... (Hình 8).
- Tạo lập hệ thống không gian công cộng kết hợp lâm
viên phục vụ các hoạt động hàng ngày, định kỳ và tổ chức
các sự kiện nhằm thu hút nhân dân thành phố và sinh viên
các trường, tạo nên sự giao lưu văn hóa xã hội, phát triển
kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh, thương mại,
dịch vụ vui chơi giải trí.
e. Hạ tầng kỹ thuật & các tiện ích đô thị
- Thiết lập các tiện ích đô thị dọc các tuyến liên kết
chính và không gian công cộng (gạch lát, cây trồng, ghế
ngồi, tượng đài- kiến trúc nhỏ, đèn chiếu sáng- trang trí,
biển hiệu- quảng cáo, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng...);
- Xây dựng hệ thống trạm xe buýt, bãi đổ xe, nút giao
thông, hệ thống chiếu sáng dọc các trục đường, các quảng
trường- nơi tập trung các hoạt động đô thị vào ban đêm và
các công trình công cộng điểm nhấn.
3.1.5. Các dạng mặt cắt ngang thiết kế trên đoạn tuyến
Cấp đường thiết kế: Theo điều chỉnh quy hoạch chung
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 107
thành phố Buôn Ma Thuột được phê duyệt, đường Tôn Đức
Thắng là đường chính khu vực, kết nối các tuyến đường
Nguyễn Đình Chiểu. Vận tốc thiết kế 60 km/h.
Hình 10. MCN đường các đoạn 2 bên là nhà liên kế
Hình 11. MCN đường đoạn qua các công trình công cộng
Hình 12. MCN đường đoạn từ đường Lê Quý Đôn đến
đường Nguyễn Hữu Thọ
Qui mô mặt cắt ngang: Mặt cắt ngang đường Tôn Đức
Thắng có lòng đường 18m, vỉa hè 6mx2, lộ giới 30m.
Riêng đoạn mở rộng lộ giới (đã quản lý lộ giới theo quy
hoạch) như sau:
+ Từ đường Lê Quý Đôn đến đường Nguyễn Hữu Thọ
mở rộng lộ giới lên 45m (phần mở rộng thêm 15m về phía
nam để bố trí dải cây xanh công viên và đường gom).
+ Từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường Văn Tiến
Dũng mở rộng lộ giới lên 45m (phần mở rộng thêm 15m
về phía bắc để bố trí dải cây xanh, bãi đỗ xe và đường gom).
Hình 13. MCN đường đoạn từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến
đường Văn Tiến Dũng
4. Kết luận
- Khung thiết kế đô thị lô phố khu vực phường Tân Lợi,
Tân An thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra
các giải pháp tổng thể phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội.
- Những đề xuất sẽ góp phần định hướng cho đồ án thiết
kế đô thị của tuyến đang được phê duyệt và làm cơ sở để
Chính quyền địa phương quản lý về quy hoạch kiến trúc,
đầu tư và xây dựng theo quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chủ nhiệm đề tài KTS Ngô Minh Công, Đồ án thiết kế đô thị mẫu
tuyến đường Tôn Đức Thắng thành phố Buôn Mê Thuột, thông qua
phê duyệt của Bộ Xây dựng tháng 7/2018.
[2] Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về
quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
[3] Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về
Quản lý cây xanh đô thị.
[4] Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị.
[5] Quyết định số 708/QĐ-BXD ngày 23/6/2014 của Bộ Xây dựng về
việc tổ chức lập Thiết kế đô thị mẫu tại một số địa phương.
[6] Quyết định số 1469/QĐ-BXD ngày 10/12/2014 của Bộ Xây dựng về
việc phê duyệt Danh mục và Tổ chức thực hiện lập Thiết kế đô thị
mẫu tại một số đô thị đại diện cho các vùng miền.
(BBT nhận bài: 21/9/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 29/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_de_xuat_khung_thiet_ke_do_thi_cho_tuyen_duong_ton.pdf