Nghiên cứu động cơ tham gia thể thao thành tích cao tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng

KẾT LUẬN Qua điều tra, khảo sát 20 chuyên gia và trên 50 VĐV bài viết tiến hành phân tích độ tin cậy nội tại của các biến quan sát và loại các biến không đủ độ tin cậy nội tại, kểt quả đề tài đã xây dựng được 18 tiêu chí đánh giá động cơ của VĐV khi tham gia thể thao thành tích cao. Kết quả các tiêu chí đánh giá động cơ chia thành 2 nhóm: động cơ trực tiếp (8 tiêu chí) và động cơ gián tiếp (10 tiêu chí) của VĐV khi tham gia thể thao thành tích cao của VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm HLTTQG Đà Nang. Bài viết đã đưa ra được kết quả so sánh sự khác biệt giữa động cơ khi tham gia thể thao thành tích cao của VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm HLTTQG Đà Nắng. Động cơ (trực tiếp và gián tiếp)'. Qua kết quả nghiên cứu về nhân khẩu học và các yếu tố về động cơ (trực tiếp và gián tiếp) đều có mức tác động đến việc lựa chọn tham gia thể thao thành tích cao của VĐV tập huấn tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng, các mức đánh giá đều ở mức tác động từ “tác động đến rất tác động”, riêng chỉ có hai động cơ về “Định hướng của bố (mẹ)”, “Vì bố (mẹ) là VĐV-HLV môn thể thao đó nên nối nghiệp bố (mẹ)” là có mức đánh giá ở mức “ít tác động”. Két quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp để tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm HLTT QG Đà Nắng như sau: 1) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ (7 giải pháp); 2) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực (6 giải pháp); 3) Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất (5 giải pháp); 4) Nhóm giải pháp phát triển nguồn tài chính (4 giải pháp).

docx8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu động cơ tham gia thể thao thành tích cao tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐỘNG cơ THAM GIA THẺ THAO THÀNH TÍCH CAO TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THẺ THAO QUỐC GIA ĐÀ NẴNG ThS. Phan Anh Tuấn, ThS. Đỗ Thị Thu Hiền, TS. Nguyễn Văn Quốc Dũng Trường Đại học TDTTĐà Nắng Tóm tắt: Bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực hạng về động cơ tập luyện của vận động viên thành tích cao tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Nang. Bài viết đã xác định các tiêu chí đánh giá động cơ tập luyện của vận động viên, bằng phương pháp phân tích SWOT bài viết đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của các động cơ, đã lựa chọ được 4 giải pháp chính để để tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý vận động viên một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Nằng. Từ khóa'. Động cơ, vận động viên, giải pháp, huấn luyện, thể thao. Abstract: By regular scientific research methods, on the basis of theoretical research and assessing the status of practice motivation of high-performance athletes at the Danang National Sports Training Center. The thesis has determined the criteria for evaluating athletes' motivation, by using the SWOT analysis method, the project has identified the strengths, love points, opportunities and challenges of the motors, selected. There are 4 main solutions to increase the effectiveness of the management of athletes of some teams when participating in high performance sports at Da Nang National Sports Training Center. Keywords'. Motivation, athletes, solutions, training, sports. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành của thể thao Việt Nam cũng đã có những bước phát triển vượt trội, góp phần nâng cao vị thế và đưa nền thể thao nước nhà nhanh chóng hội nhập với nền thể thao trong khu vực, châu lục và thế giới. Tuy nhiên, những thành tích đạt được còn khiêm tốn. Vì vậy, ngành Thể dục thể thao (TDTT) nước ta đã xác định: “Phát triển thể thao thành tích cao” là một trong ba nhiệm vụ xuyên suốt của ngành mà trước tiên phải hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao Quốc gia. Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (HLTT QG) Đà Nắng là nơi tập huấn, đào tạo các VĐV chuẩn bị tham gia các giải thể thao trong nước và quốc tế. Trung tâm đã từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thành tích các đội tuyển quốc gia tại các đấu trường khu vực và quốc tế như: SEA Games, Asian Games, Olympic. Việc nắm bắt được động cơ của VĐV khi tham gia vào con đường thể thao thành tích cao và thi đấu tại các đấu trường trong nước và quốc tế... Đen nay chưa có nghiên cứu nào về những động cơ của các VĐV khi tham gia vào con đường thể thao thành tích cao tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng. Đây là một yếu tố quan trọng để các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng hiện tại và qua đó có những giải pháp thu hút nhân tài thể thao từ các địa phương. Nhận thấy điều đó là hết sức cần thiết nên tôi tiến hành nghiên cứu bài viết “Nghiên cứu động cơ tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm huấn luyện thể thao quỗc gia Đà Nắng”. Bài viết sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp nghiên cứu tâm lý; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp toán học thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu Kết quả xây dựng các tiêu chí đánh giá động cơ khi tham gia thể thao thành tích cao của VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng Sau khi tham khảo, phân tích các tài liệu về động cơ ở trong nước và ngoài nước, các lý thuyết về động cơ của Jim Taylor (2009), Maslow (1943), Phạm Ngọc Viễn... bài viết đưa ra 30 tiêu chí (dự kiến) đánh giá động cơ khi tham gia thể thao thành tích cao của một số đội tuyển. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Kết quả lựa chọn tiêu chỉ đánh giá động cơ khi tham gia thể thao thành tích cao của VĐV (n = 20) TT Các biến động cơ Đồng ý Tỉ lệ % 1 Cảm giác thỏa mãn, dễ chịu, sảng khoái, hạnh phúc 14 70 2 Bị cuốn hút bởi các tình huống gay cấn, sôi nổi, hồi hộp của các cuộc thi đấu 19 95 3 Rung cảm bởi vẻ đẹp, tính nghệ thuật của các động tác, tư thế trong thi đấu 10 50 4 Muốn được cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong nước và quốc tế 18 90 5 Do sự hấp dẫn của môn thể thao 20 100 6 Vì sức khỏe và sự hoàn thiện năng lực thể chất của bản thân 17 86 7 Thỏa mãn nhu cầu được thể hiện khả năng của bản thân 18 90 8 Muốn thành đạt trong thể thao 19 95 9 Thỏa mãn được tham gia thi đấu 18 90 10 Muốn được thể hiện lòng dũng cảm, tính quyết đoán trong các tình huống nguy hiểm của tập luyện và thi đấu thể thao 20 100 11 Muốn có môi trường sinh hoạt lành mạnh, tránh thói hư tật xấu ngoài xã hội 13 65 12 Có điều kiện thuận lợi tập luyện môn thể thao 14 70 13 Muốn được vào đội tuyển Quốc gia 18 90 14 Luôn tự tin sẽ đạt được huy chương cấp độ khu vực (Đông Nam Á) trở lên 17 85 15 Muốn lập kỷ lục cho môn thể thao của mình 19 95 16 Duy trì trình độ thể thao đã đạt được và cố gắng đạt thành tích cao hơn 20 100 17 Định hướng của bố (mẹ) 18 90 TT Các biến động cơ Đồng ý Tỉ lệ % 18 Vì bố (mẹ) là VĐV-HLV môn thể thao đó nên muốn nối nghiệp bố (mẹ) 19 95 19 Muốn được ưu tiên điểm trong các kỳ thi tốt nghiệp từng cấp, lớp 12 60 20 Không muốn phụ lòng tin của mọi người 17 85 21 Muốn mình có một nghề là thể thao thành tích cao 20 100 22 Muốn có thêm cơ hội kết bạn, giao lưu, giao tiếp, gặp gỡ những người cùng sở thích 9 45 23 Muốn được đi đây đó trong nước và quốc tế 17 85 24 Muốn được sự tôn trọng từ người khác 17 85 25 Chế độ tiền lương, tiền thưởng hấp dẫn 18 90 26 Mong muốn mang lại vinh quang cho tổ quốc, đơn vị, tập thể 18 90 27 Mong muốn truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho các VĐV khác 17 85 28 Mong muốn duy trì và tăng cường danh tiếng, thu nhập từ hoạt động thể thao 17 85 29 Vì dam mê 19 95 30 Do ngưỡng mộ ngôi sao thể thao 19 95 Từ két quả khảo sát ở Bảng 1, chúng tôi lựa chọn những tiêu chí có tỉ lệ phần trăm đồng ý từ 80% trở lên để nghiên cứu tiếp theo. Sau khi khảo sát 20 chuyên gia về các tiêu chí động cơ và tiến hành phân tích độ tin, kết quả đã loại ra 6 tiêu chí đánh giá động cơ còn lại 24 tiêu chí. Để đảm bảo độ tin cậy của các tiêu chí cần lựa chọn để nghiên cứu đề tài tiến hành khảo sát thử nghiệm trên 50 VĐV các đội tuyển đang tập huấn tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng. Số phiếu phát ra 50, số phiếu thu lại 50 phiếu, đạt 100%. Qua két quả phỏng vấn chuyên gia và vận động viên, chúng tôi đã chọ được 18 tiêu chí để nghiên cứu và phân ra thành 2 nhóm động cơ của VĐV khi tham gia thể thao thành tích cao. Nhóm động cơ gián tiếp (hay bên ngoài) gồm có 10 biến quan sát: Chể độ tiền lương, tiền thưởng hấp dẫn. Do sự hấp dẫn của môn thể thao. Định hướng của bố (mẹ). Do ngưỡng mộ ngôi sao thể thao. Vì bố (mẹ) là VĐV-HLV môn thể thao đó nên muốn nối nghiệp bố (mẹ). Mong muốn mang lại vinh quang cho tổ quốc, đơn vị, tập thể. Bị cuốn hút bởi các tình huống gây cấn, sôi nổi, hồi hộp của các cuộc thi đấu. Mong muốn duy trì và tăng cường danh tiếng, thu nhập từ hoạt động thể thao. Muốn được cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong nước và quốc tế. Không muốn phụ lòng tin của mọi người. Nhóm động cơ trực tiếp (hay bên trong) gồm có 8 biến quan sát: Luôn tự tin sẽ đạt được huy chương cấp độ khu vực (Đông Nam Á) trở lên. Muốn mình có một nghề là thể thao thành tích cao. Duy trì trình độ thể thao đã đạt được và cố gắng đạt thành tích cao hơn. Bạn muốn thành đạt trong thể thao. Muốn được vào đội tuyển Quốc gia. Muốn lập kỷ lục cho môn thể thao của mình. Thỏa mãn được tham gia thi đấu. Vì đam mê. Qua tham khảo, phân tích các tài liệu các thuyết về động cơ, bài viết đã đưa ra 30 tiêu chí (dự kiến) đánh giá về động cơ, sau khi khảo sát 20 chuyên gia và thử nghiệm trên 50 VĐV, kết quả bài viết đã xây dựng được 18 tiêu chí đánh giá động cơ của VĐV khi tham gia thể thao thành tích cao. Sau khi kiểm định độ tin cậy bài viết tiến hành phân tích tính tương quan thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationship) để phân nhóm các biến về động cơ. Kết quả các tiêu chí đánh giá động cơ chia thành 2 nhóm dựa theo thuyết về động cơ của Jim Taylor (2009) là: động cơ trực tiếp (8 tiêu chí) và động cơ gián tiếp (10 tiêu chí). Theo thuyết về động cơ của Jim Taylor (2009), các tiêu chí: Định hướng của bổ (mẹ); Do ngưỡng mộ ngôi sao thể thao; Vì bổ (mẹ) là VDV-HLV môn thể thao đó nên muốn nổi nghiệp bố (mẹ); Bị cuốn hút bởi các tình huống gay cẩn, sôi nổi, hồi hộp của các cuộc thỉ đẩu được xếp theo nhóm động cơ trực tiếp nhưng trong quá trình khảo sát, khảo sát trên 50 VĐV và bài viết phân tích nhân tố tính tương quan thì kết quả đã đưa 4 tiêu chí theo nhóm động cơ gián tiếp. Tóm lại, về két quả xây dựng các tiêu chí đánh giá động cơ khi tham gia thể thao thành tích cao của một số đội tuyển, bài viết đã xây dựng được 18 tiêu chí đánh giá về động cơ tham gia thể thao thành tích cao. Qua đó, đã hoàn chỉnh phiếu điều tra khảo sát trên đối tượng là VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm. Đề xuất các giải pháp để tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý VĐV một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm HLTT QG Đà Nắng Đề xuất giải pháp để tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý VĐV một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm HLTTQG Đà Nắng Qua phân tích đánh giá về các yếu tố, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng cùng với cơ sở thực tiễn các chủ trương của Đảng, Nhà nước thì bản phân tích này cũng đưa ra một số thông tin hữu ích cho các nhà quản lý tại Trung tâm, trong việc định hướng các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao và thu hút nhân tài thể thao từ các địa phương. Để đạt được những tiềm năng này thì các vấn đề về khó khăn trở ngại chính và những thách thức lớn cần phải được giải quyết triệt để, trong đó vấn đề về các dịch vụ, cá nhân VĐV, chuyên môn HLV, Kinh tế, Cơ sở vật chất tại Trung tâm là các yếu tố chính cần phải giải quyết nếu muốn phát triển thể thao đỉnh cao và thu hút nhân tài thể thao từ các địa phương. Sau khi xây dựng được các nhóm giải pháp giúp tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao, đề tài đã gửi các mẫu phiếu phỏng vấn cho các chuyên gia chuyên ngành Huấn luyện thể thao, các cán bộ quản lý đang hoạt về Quản lý thể thao, đánh giá mức độ quan trọng của từng nhóm giải pháp. Các nhóm giải pháp sẽ có giá trị và độ tin cậy cao khi được thông qua các ý kiến nhận xét, đánh giá và phản biện của nhóm chuyên gia này. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã gửi phiếu phỏng vấn chuyên gia đến 20 chuyên gia trong lĩnh vực công tác và nghiên cứu. Tỷ lệ phản hồi 20 phiếu đạt 100%. Bảng 2. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết khi thực hiện giải pháp (n = 20) TT Nội dung đánh giá Thang điểm 1 2 3 4 5 TB 1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ (7 giải pháp) 1.1 Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao phục vụ công tác huấn luyện các đội tuyển thể thao quốc gia; phối hợp nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao thành tích thể thao 1 15 4 4,15 1.2 Đãi ngộ về tiền lương và chế độ ăn uống khoa học được coi là tối ưu. Chế độ dinh dưỡng và thuốc men được đặt lên hàng đầu cho sự phát triển thành tích của các VĐV 1 1 10 8 4,25 1.3 Cần quan tâm, cùng nhau giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu thông tin của cá nhân hoặc tập thể tại Trung tâm 1 12 7 4,30 1.4 Bổ sung thêm các nguồn thông tin cho Trung tâm để mở rộng, nâng cao các nguồn thông tin tại Trung tâm 1 12 7 4,35 1.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi sức khỏe và chữa trị chấn thương cho VĐV 9 11 4,55 1.6 Đưa ra chính sách nhằm thu hút nhân tài thể thao tại các địa phương 1 10 9 4,40 1.7 Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức trong thi đấu, thưởng thức thể thao 1 9 10 4,45 Điểm trung bình 4,35 2. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực (6 giải pháp) 2.1 Hoàn thiện, nâng cao các chế độ chính sách cho các đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia 11 7 2 3,59 2.2 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nguồn nhân lực thể dục thể thao 11 9 4,45 2.3 Đào tạo cán bộ, HLV, chuyên gia đầu ngành, chuyên môn sâu ở các lứa tuổi có tính kế cận 9 11 4,55 2.4 Xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn nguồn VĐV thể thao kế cận cho các nhóm môn thể thao được quy hoạch, đặc biệt là các môn thể thao trọng điểm, các môn Olympic 1 9 10 4,45 2.5 Hoàn thiện bản thân ngành TDTT để giúp gia đình có suy nghĩ tích cực hơn đối với ngành TDTT 8 12 4,60 2.6 Tăng cường giáo dục văn hóa, tư tưởng đạo đức, chính trị và bảo đảm an sinh xã hội cho vận động viên 2 8 10 4,40 Điểm trung bình 4,34 3. Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất (5 giải pháp) 3.1 Cần ban hành nội quy, hướng dẫn sử dụng, các biện pháp xử lý vi phạm về cơ sở vật chất tại Trung tâm 15 5 4,29 3.2 Nâng cao nhận thức tự cập nhập kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình huấn luyện, nghiên cứu khoa học 1 9 10 4,45 3.3 Tăng cường chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm từ chuyên gia nước ngoài cho công tác đào tạo VĐV 8 12 4,60 3.4 Phối hợp với bộ phận phục vụ cơ sở vật chất để kịp thời giải quyết các sự cố kỹ thuật, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng hằng năm 2 8 10 4,41 3.5 Đẩy mạnh việc đầu tư các công trình TDTT phục vụ cho huấn luyện, đào tạo từng môn thể thao trọng điểm 16 4 4,20 Điểm trung bình 4,39 4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn tài chỉnh (4 giải pháp) 4.1 Quản lý, sử dụng tốt tài chính, tài sản được giao, ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật 1 7 12 4,53 4.2 Xây dựng cơ chế chính sách trợ cấp kinh tế cho các vận động viên; khuyến khích vận động viên sau khi giải nghệ được công tác trong ngành thể dục thể thao 2 9 9 4,35 4.3 Thu hút các nhà đầu tư, quảng cáo, tài trợ cho các đội tuyển và cá nhân VĐV có thành tích xuất sắc 2 8 10 4,41 4.4 Đưa ra chính sách quy định khen thưởng cho VĐV đạt thành tích cao trên đấu trường quốc tế nhằm tạo động lực thúc đẩy dam mê tập luyện và thi đấu của VĐV 2 9 9 4,35 Điểm trung bình 4,41 Thang điểm đánh giá mức độ cần thiết để thực hiện giải pháp'. 1 = Rất không cần thiết; 2 = Không cần thiết; 3 = Bình thường; 4 = cần thiết; 5 = Rất cần thiết. Sau khi phân tích và xử lý các thông tin thu được từ các chuyên gia, mức độ cần thiết của mỗi giải pháp được thể hiện thông qua các biểu đồ bên dưới. Từ các kết quả tổng hợp các phiếu đánh giá của các chuyên gia, đề tài có thể hoàn thiện các nhóm giải pháp giúp tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng trong tương lai. Đối với hệ thống 4 nhóm giải pháp giúp tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý bao gồm: 1) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, 2) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực, 3) Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, 4) Nhóm giải pháp phát triển nguồn tài chính. Kết quả thu được thể hiện qua chỉ số giá trị trung bình chung cho mỗi nhóm giải pháp. KẾT LUẬN Qua điều tra, khảo sát 20 chuyên gia và trên 50 VĐV bài viết tiến hành phân tích độ tin cậy nội tại của các biến quan sát và loại các biến không đủ độ tin cậy nội tại, kểt quả đề tài đã xây dựng được 18 tiêu chí đánh giá động cơ của VĐV khi tham gia thể thao thành tích cao. Kết quả các tiêu chí đánh giá động cơ chia thành 2 nhóm: động cơ trực tiếp (8 tiêu chí) và động cơ gián tiếp (10 tiêu chí) của VĐV khi tham gia thể thao thành tích cao của VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm HLTTQG Đà Nang. Bài viết đã đưa ra được kết quả so sánh sự khác biệt giữa động cơ khi tham gia thể thao thành tích cao của VĐV một số đội tuyển tập huấn tại Trung tâm HLTTQG Đà Nắng. Động cơ (trực tiếp và gián tiếp)'. Qua kết quả nghiên cứu về nhân khẩu học và các yếu tố về động cơ (trực tiếp và gián tiếp) đều có mức tác động đến việc lựa chọn tham gia thể thao thành tích cao của VĐV tập huấn tại Trung tâm HLTT QG Đà Nằng, các mức đánh giá đều ở mức tác động từ “tác động đến rất tác động”, riêng chỉ có hai động cơ về “Định hướng của bố (mẹ)”, “Vì bố (mẹ) là VĐV-HLV môn thể thao đó nên nối nghiệp bố (mẹ)” là có mức đánh giá ở mức “ít tác động”. Két quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp để tăng tính hiệu quả cho công tác quản lý một số đội tuyển khi tham gia thể thao thành tích cao tại Trung tâm HLTT QG Đà Nắng như sau: Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ (7 giải pháp); Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực (6 giải pháp); Nhóm giải pháp nâng cao cơ sở vật chất (5 giải pháp); Nhóm giải pháp phát triển nguồn tài chính (4 giải pháp). TÀI LIỆU THAM KHẢO , Lê Công Bằng (2014), Nhu cầu, động cơ và khó khăn của sinh viên khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một so trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh. . Tải Lê Phong Điền (2016), Khảo sát nhu cầu và động cơ tập luyện thể thao của vận động viên đội tuyển Paragames Việt Nam. . Trần Hiếu (2015), Thực trạngphát triển thể thao thành tích cao ở Việt Nam. . Cao Thị Thu Hương (2016), Đánh giá sự hài lòng về cơ sở vật chất của vận động viên tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. . Nguyễn Thị Hồng Liên, (2014), Lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thong chính sách phát triển thể dục, thể thao. , Luật TDTT (2007), Nxb TDTT, Hà Nội. . Chung Tấn Phong (2015), Ảnh hưởng từ sự chăm lo của cha mẹ đến việc tập luyện và thỉ đẩu của vận động viên TP. Hồ Chí Minh. . Lê Quý Phượng & cộng sự (2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản lý Thể dục Thể thao, Nxb Thể dục Thể thao. Bài nộp ngày 27/4/2020, phản biện ngày 28/4/2020, duyệt in ngày 10/5/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnghien_cuu_dong_co_tham_gia_the_thao_thanh_tich_cao_tai_trun.docx
Tài liệu liên quan