Hydropower has a high proportion in the composition of Vietnam power system. This proportion
tends to decrease, leading to a change in the working position of hydropower station. The diagram
of power demand also changes in the direction of the disadvantage for hydropower. High demand
for power occurs in the months when the capacity of the hydropower station is limited. In addition,
the power market is moving to a competitive market that requires hydropower stations, in design as
well as in operation, to make appropriate changes. This article presents the scientific basis, which
provides solution considering the power demand and the power market in order to increase the
available capacity, thereby improving the operational efficiency of hydropower and at the same
time reducing system costs. The obtained results from application for two hydropower stations in
Sesan rivers show the effectiveness of the methodology
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu ích phát điện cho các trạm thủy điện trong bối cảnh phụ tải và thị trường điện Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 107
BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU ÍCH PHÁT ĐIỆN
CHO CÁC TRẠM THỦY ĐIỆN TRONG BỐI CẢNH PHỤ TẢI
VÀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM
Hoàng Công Tuấn1
Tóm tắt: Tỷ trọng nguồn thủy điện hiện chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng sẽ giảm dần dẫn đến vị
trí làm việc của trạm thủy điện cũng thay đổi. Biểu đồ phụ tải điện cũng có sự thay đổi theo hướng
bất lợi cho thủy điện. Nhu cầu sử dụng điện cao lại xảy ra vào những tháng mà công suất phát của
trạm thủy điện bị hạn chế. Hơn nữa, thị trường điện chuyển sang thị trường điện cạnh tranh đòi hỏi
các trạm thủy điện, trong thiết kế cũng như trong vận hành, cần có những thay đổi phù hợp. Bài
báo trình bày cơ sở khoa học, từ đó đưa ra giải pháp có xét đến phụ tải điện và thị trường điện
nhằm tăng công suất khả dụng, do đó làm nâng cao hiệu ích phát điện cho trạm thủy điện, đồng
thời làm giảm chi phí cho toàn hệ thống. Những kết quả thu được từ việc áp dụng tính toán cho hai
trạm thủy điện trên sông Sê San cho thấy hiệu quả của phương pháp nghiên cứu.
Từ khóa: Thủy điện; Hệ thống điện; Thị trường điện; Điều tiết dài hạn
1. MỞ ĐẦU1
Trong cơ cấu hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam
thì nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng cao (Chính
phủ, 2016). Hầu hết các trạm thủy điện (TTĐ)
vừa và lớn trên các dòng sông đã được xây dựng
và đi vào vận hành. Các TTĐ này thường có hồ
điều tiết dài hạn. Việc phát triển thêm các TTĐ,
nhất là các trạm ở bậc thang phía trên sẽ có ảnh
hưởng lớn đến chế độ làm việc của các TTĐ
trên cùng hệ thống bậc thang. Do đó, hướng
nghiên cứu sẽ tập trung sang nghiên cứu chế độ
vận hành nhằm nâng cao hiệu ích phát điện
đồng thời đảm bảo các yêu cầu lợi dụng tổng
hợp. Mặc khác, phụ tải điện cũng có sự thay đổi
đáng kể theo hướng bất lợi hơn đối với thủy
điện. Theo đó, nhu cầu sử dụng điện ngày càng
cao vào những tháng giao mùa từ mùa kiệt sang
mùa lũ (Cục điều tiết điện lực, 2017b), khoảng
thời gian mà các TTĐ không thể huy động được
công suất lớn do cột nước giảm. Sự thay đổi
theo hướng bất lợi này của phụ tải điện càng gây
lên sự căng thẳng trong cân bằng năng lượng
của hệ thống và khó khăn trong việc huy động
nguồn điện. Hơn nữa, Chính phủ đã ban hành lộ
1 Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi
trình phát triển các cấp độ thị trường điện cạnh
tranh ở Việt Nam (Chính phủ, 2013) đòi hỏi các
TTĐ cũng phải có những thay đổi phù hợp về
chế độ và tiêu chí vận hành.
Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu giải pháp
cho các trạm thuỷ điện nhằm nâng cao hiệu ích
phát điện cho TTĐ, đồng thời tăng khả năng
thay thế của thủy điện góp phần làm giảm căng
thẳng trong cân bằng công suất cho hệ thống, do
đó làm giảm chi phí vận hành và đầu tư cho
toàn hệ thống là rất thiết thực. Giải pháp đưa ra
được áp dụng tính toán cho hai TTĐ điều tiết
dài hạn trên sông Sê San.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
2.1. Quan điểm tính toán xác định chế độ
vận hành các TTĐ
Chế độ vận hành của các TTĐ, nhất là các
TTĐ có hồ điều tiết dài hạn phụ thuộc rất nhiều
vào khả năng dự báo thủy văn, cơ cấu nguồn
điện, đặc điểm của phụ tải điện và thị trường
điện. Đa số các TTĐ lớn trên thế giới đều có hồ
điều tiết dài hạn. Việc nghiên cứu tính toán các
thông số của TTĐ cũng như xác định chế độ vận
hành cho các hồ chứa loại này sẽ tùy thuộc vào
từng nước. Vì mỗi nước đều có đặc thù riêng về
chính sách giá điện, cơ cấu nguồn thủy điện
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 108
trong hệ thống, đặc điểm phụ tải điện, mức độ
tin cậy của dự báo thủy văn và phụ tải (P.
Sengvilay, 2009; Pan Liu et al., 2012).
HTĐ của nước ta càng ngày càng hoàn chỉnh
làm cho việc trao đổi công suất, điện năng giữa
các vùng không còn bị hạn chế. Hầu hết các
TTĐ đều làm việc trong HTĐ quốc gia và
chiếm một tỷ trọng cao (năm 2017 chiếm
38,3%). Nhưng chế độ làm việc của các TTĐ lại
thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thủy văn, khả
năng điều tiết của hồ và do đó làm cho chế độ
làm việc của các nguồn điện khác (nhiệt điện,
nhập khẩu) cũng thay đổi theo. Cho nên chế
độ làm việc của các TTĐ ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả từng trạm, độ tin cậy cung cấp điện và
hiệu quả kinh tế của toàn bộ HTĐ. Điều này đòi
hỏi phải xác định chế độ làm việc của các TTĐ
trên quan điểm có lợi cho toàn bộ hệ thống chứ
không phải có lợi cho từng TTĐ.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu ích
phát điện của TTĐ
2.2.1. Phân bố điện năng đảm bảo theo
thời gian
Các TTĐ tham gia vào cân bằng công suất
của HTĐ thông qua điện năng đảm bảo (Ebđ)
hay công suất bảo đảm (Nbđ) từng tháng trong
năm ứng với mức bảo đảm tính toán. Tiêu
chuẩn đánh giá phân bố Ebđ hợp lý của các TTĐ
là cực tiểu chi phí quy đổi của toàn HTĐ.
Nghiên cứu các tài liệu thiết kế các TTĐ trước
đây cũng như hiện nay cho thấy phân bố Ebđ được
xác định theo nguyên tắc riêng không gắn với biểu
đồ phụ tải, không phối hợp giữa các nhà máy điện
như lưu lượng phát điện bằng hằng số hoặc công
suất bằng hằng số v.v Việc phân bố Ebđ theo
cách áp đặt như thế sẽ dẫn đến tình trạng là khi hệ
thống đòi hỏi nhiều thì các TTĐ lại phát ít mà khi
hệ thống đòi hỏi ít thì lại phát nhiều làm cho chi
phí của hệ thống tăng lên. Rõ ràng, phân bố hợp lý
Ebđ theo các tháng của các TTĐ phải được xác
định theo quan điểm hệ thống trên cơ sở phối hợp
sự làm việc giữa các TTĐ và các trạm nhiệt điện
(TNĐ) trong cân bằng năng lượng của toàn hệ
thống. Do đó việc phân bổ phụ thuộc rất nhiều vào
trạng thái của HTĐ (biểu đồ phụ tải, tương quan
giữa nguồn và phụ tải, cơ cấu nguồn, thị trường
điện, sự phát triển các bậc thang thủy điện, đặc
điểm của các nhà máy điện v.v). Vấn đề phân
bố hợp lý Ebđ của các TTĐ có ý nghĩa lớn về mặt
kinh tế nhưng lại là một vấn đề hết sức phức tạp
đòi hỏi phải có thời gian và phối hợp nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xác định chế độ làm
việc cho TTĐ
Các phương pháp tính toán thủy năng sử
dụng trong thiết kế để xác định điện năng của
các TTĐ đều dựa trên cơ sở biết trước phân bố
lưu lượng thiên nhiên. Trong thực tế chế độ
dòng chảy trên tất cả các sông ở nước ta rất
không ổn định và khả năng dự báo dài hạn lại
chưa đáp ứng độ tin cậy, có nghĩa là trong điều
kiện vận hành chúng ta không biết trước được
phân bố lưu lượng thiên nhiên trong vòng một
năm. Thêm vào đó, để đánh giá sản lượng điện
hàng năm của các TTĐ điều tiết năm, mùa (hầu
hết các TTĐ lớn của nước ta thuộc loại này),
thường được sử dụng cùng một phương thức
cấp trữ nước và sử dụng hết dung tích hữu ích
vào cuối mùa kiệt đối với bất kỳ năm thủy văn
nào. Điều này sẽ làm giảm Nkd, do đó làm giảm
hiệu quả năng lực của các TTĐ. Nhiều TTĐ khi
tính toán thủy năng thường dựa trên các phương
pháp và tiêu chí riêng mà chưa gắn với phụ tải
dẫn đến những bất cập khi các trạm đi vào vận
hành. Đối với các TTĐ có vai trò quan trọng
trong hệ thống, khi tính toán thủy năng xác định
các thông số đã xét đến sự tham gia của chúng
trong cân bằng năng lượng của hệ thống. Tuy
nhiên, khi phụ tải cũng như cơ cấu nguồn thay
đổi cần có những điều chỉnh trong tính toán cho
phù hợp (Hồ Ngọc Dung, 2017; Hoàng Công
Tuấn, 2017b). Hơn nữa, thực tế sử dụng các
phương pháp tính toán khác nhau cũng cho kết
quả khác nhau đáng kể (Hoàng Công Tuấn,
2017a), dẫn đến không đánh giá chính xác được
khả năng của các TTĐ. Để khắc phục những
điều nói trên cần sử dụng một phương pháp tính
thủy năng thích hợp có xét đến phụ tải với điều
kiện thông tin dài hạn dài hạn về thủy văn
không đủ độ tin cậy.
2.2.3. Sự phát triển của Thủy điện và thay
đổi cơ cấu nguồn điện
Theo Quy hoạch sơ đồ điện VII điều chỉnh
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 109
(Chính phủ, 2016), tỷ trọng nguồn nhiệt điện
ngày càng tăng và tỷ trọng của nguồn thủy điện
ngày càng giảm (năm 2017 chiếm 38,3%, nhưng
dự kiến đến năm 2020 thủy điện chỉ chiếm 25%
và năm 2030 chỉ còn 15%). Điều này dẫn đến
các TTĐ trước đây chạy đáy sẽ có xu hướng
chuyển dần lên chạy đỉnh đòi hỏi phạm vi thay
đổi công suất lớn hơn. Mặt khác, với sự phát
triển thêm các TTĐ, nhất là các trạm ở bậc
thang phía trên sẽ dẫn đến nhiều thông số thiết
kế trước đây của các TTĐ phía dưới không còn
phù hợp và có ảnh hưởng lớn đến chế độ làm
việc của các TTĐ trên cùng hệ thống bậc thang.
Đó cũng là một phần lý do cộng với do nhu cầu
phụ tải cao ở những tháng 6, 7 mà hiện đang có
nhiều dự án mở rộng các TTĐ đang vận hành
như Hòa Bình, Ialy, Trị An, Thác Mơ. Điều này
cho thấy, nếu có biện pháp nâng cao công suất
khả dụng của các TTĐ đang vận hành vào thời
đoạn này sẽ rất có lợi cho bản thân trạm đó cũng
như làm giảm chi phí cho toàn hệ thống.
2.2.4. Đặc điểm của phụ tải điện và phát
triển thị trường điện cạnh tranh
Đặc điểm phụ tải điện của Việt Nam có sự
thay đổi đáng kể theo thời gian. Trước đây, phụ
tải của những tháng giao mùa (các tháng 6, 7, 8)
thường nhỏ hơn nhiều những tháng cuối năm.
Phụ tải điện lớn nhất thường rơi vào tháng 11 và
12 là những tháng đầu mùa kiệt nên mực nước
hồ đang ở mức cao. Trong những năm gần đây
và dự báo trong những năm tới, nhu cầu sử dụng
điện trong những tháng này lại là những tháng
lớn nhất trong năm (Hình 1). Khoảng thời gian
này các TTĐ không thể huy động được công
suất lớn do cột nước giảm. Hơn nữa, do đại bộ
phận các TTĐ vừa và lớn ở nước ta đều lắp
Tuabin Tâm trục (Thủy điện Sơn La, Hòa Bình,
Lai Châu, Ialy, Trị An, ). Đặc điểm của loại
Tuabin này là công suất khả dụng (Nkd) giảm
nhanh khi cột nước giảm (nhỏ hơn cột nước tính
toán), nhất là các TTĐ có cột nước cao và có
nhiệm vụ phòng lũ.
Hình 1. Biểu đồ phụ tải nhất lớn nhất năm HTĐ toàn quốc năm 2004 và 2017
Trong điều kiện đó, ở các tháng giao mùa các
TTĐ phải làm việc rất căng thẳng không thể
đảm bảo sửa chữa đầy đủ. Do đó, hệ thống phải
lắp thêm công suất dự trữ sửa chữa ở các TNĐ.
Điều này làm giảm công suất thay thế của TTĐ.
Sự thay đổi theo hướng bất lợi này của phụ tải
điện làm khó khăn trong việc huy động nguồn
điện và gây lên sự căng thẳng trong cân bằng
năng lượng của toàn hệ thống. Như vậy, nếu có
giải pháp làm tăng được Nkd của TTĐ ở những
tháng này sẽ mang lại lợi ích rất lớn.
Về thị trường điện, từ cơ chế độc quyền kinh
doanh điện chuyển sang thị trường điện cạnh
tranh với lộ trình phát triển các cấp độ thị
trường điện lực đã được phê duyệt (Chính phủ,
2013; Bộ Công thương, 2017). Theo đó, thị
trường điện gồm 3 cấp độ: thị trường phát điện
cạnh tranh (2005-2014), thị trường bán buôn
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 110
điện cạnh tranh (2015-2021) và thị trường bán
lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2021). Hiện nay đang
ở trong giai đoạn thí điểm của thị trường bán
buôn điện cạnh tranh (2017-2018). Giai đoạn thị
trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh sẽ
vận hành từ năm 2019.
Trong phương pháp tính giá điện theo cơ chế
của thị trường điện cạnh tranh thì thành phần giá
điện bao gồm giá điện năng và giá công suất
(Cục điều tiết điện lực, 2016, 2017a), và có tính
đến đặc điểm của phụ tải điện. Theo đó, giá
công suất cao tập trung vào những giờ phụ tải
cao trong ngày và những tháng phụ tải cao trong
năm. Điểm đáng lưu ý là trong những tháng phụ
tải cao thì khả năng phát công suất (hay Nkd)
của thủy điện lại bị hạn chế do cột nước giảm.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu ích của
thủy điện mà còn gây khó khăn trong việc huy
động nguồn, làm căng thẳng trong cân bằng
công suất và dẫn đến tăng chi phí cho toàn hệ
thống.Vì thế, giải pháp trong thiết kế cũng như
vận hành nhằm làm tăng công suất của thủy
điện trong giai đoạn này phải được tính đến.
2.3. Phương pháp đánh giá khả năng nâng
cao hiệu ích làm việc của các TTĐ
Việc lựa chọn các thông số trong thiết kế
cũng như việc xác định chế độ làm việc trong
vận hành của TTĐ, nhất là với các TTĐ lớn cần
đứng trên quan điểm hệ thống thông qua phân
tích kinh tế trên cơ sở đánh giá hiệu quả thay thế
của nó. Trong phân tích kinh tế thì những gì làm
giảm thu nhập quốc dân được gọi là chi phí, còn
những gì làm tăng thu nhập quốc dân được gọi
là lợi ích. Với quan điểm đó thì thu nhập dòng
(NPV) quy về thời điểm hiện tại của một dự án
thủy điện được xác định như công thức (1).
(1)
Trong đó, : Chi phí thay thế đối với các
ngành lợi dụng tổng hợp thứ i. Đây chính là
toàn bộ chi phí mà ta tiết kiệm được do có dự án
thủy điện mà ta không phải xây dựng một công
trình có lợi ích tương đương đối với ngành i; n:
là số ngành tham gia lợi dụng tổng hợp; :
Toàn bộ chi phí vào dự án thủy điện. Nếu chỉ
xét đến hiệu quả kinh tế về mặt năng lượng và
dự án thay thế là nhiệt điện, trong trường hợp
này công thức (1) có dạng.
(2)
Trong đó, : Chi phí đầu tư vào TNĐ thay
thế; : Chi phí hàng năm mà chủ yếu là chi
phí nhiên liệu tiết kiệm được ở TNĐ; : Chi
phí vào TTĐ nghiên cứu.
Để đánh giá đúng hiệu quả thay thế về mặt
năng lượng của TTĐ theo công thức (2) cần xác
định chính xác công suất thay thế của nó. Công
suất thay thế của TTĐ nghiên cứu được xác
định theo công thức (3).
(3)
Trong đó, : Công suất thay thế của TTĐ;
: Tổng công suất lắp máy của các TNĐ
khi chưa có TTĐ; : Tổng công suất lắp
máy của các TNĐ khi có TTĐ.
Các giá trị và được xác
định từ cân bằng công suất của toàn bộ hệ thống
khi không có và khí có TTĐ nghiên cứu tham
gia. Như vậy, để tăng hiệu quả kinh tế của TTĐ
cần nâng cao được công suất thay thế của nó.
Nghiên cứu giải pháp làm tăng được Nkd của
TTĐ vào những thời gian phụ tải cao và cột
nước của thủy điện thấp sẽ làm giảm được công
suất của TNĐ, nhất là phần công suất dự trữ sửa
chữa ở TNĐ, do đó sẽ tăng được công suất thay
thế. Điều này không chỉ cho phép làm giảm chi
phí đầu tư vào nhiệt điện mà còn làm giảm chi
phí nhiên liệu của nhiệt điện.
Nghiên cứu số liệu vận hành thực tế và kết
quả tính toán vận hành theo các phương thức
trước đây (Nguyễn Duy Liêu, 2005) cho thấy
cột nước phát điện ở những tháng 6, 7 thường
rất thấp, gần với Hmin làm cho công suất giảm
nhỏ dẫn đến khả năng tham gia làm việc trong
hệ thống của TTĐ bị giảm đáng kể. Điều này,
một phần là do sử dụng cùng một phương thức
cấp trữ nước và dung tích hữu ích thường được
sử dụng hết vào cuối mùa kiệt đối với tất cả các
năm thủy văn. Tiếp đến, là do hình dáng của
biểu đồ điều phối được xây dựng dựa trên phân
bố công suất bảo đảm theo phụ tải điện và thị
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 111
trường điện trước đây nên không còn phù hợp.
Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của nhiệt điện
cũng làm giảm đi sự quan tâm đúng mức đến
những ưu thế và vai trò của thủy điện trong cân
bằng năng lượng của hệ thống. Đối với thủy
điện, sự điều chỉnh phương thức vận hành và
lựa chọn thông số phù hợp có xét đến phụ tải có
thể làm giảm đáng kể chi phí cho toàn hệ thống.
Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ đưa ra một
số khả năng cho phép làm tăng Nkd của TTĐ.
Với TTĐ trong giai đoạn thiết kế có thể nghiên
cứu lựa chọn hợp lý cột nước tính toán (Hoàng
Công Tuấn, 2017b) hoặc thông số hồ chứa. Với
TTĐ đang vận hành, tùy vào đặc điểm từng
trạm cần xác định chế độ vận hành hợp lý trên
cơ sở phụ tải điện và cơ chế giá điện cạnh tranh.
Nghiên cứu được áp dụng tính cho hai TTĐ
điều tiết dài hạn trên bậc thang thủy điện của
sông Sê San.
3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sông Sê San có trữ năng thủy điện đứng thứ 3
sau sông Đà và sông Đồng Nai. Trên sông Sê
San hiện có 07 TTĐ đang vận hành, gồm
Thượng Kontum vận hành năm 2009; Pleikrông
năm 2007; Ialy năm 2000; Sê San 3 và Sê San
3A năm 2006; Sê San 4 năm 2009; Sê San 4A
năm 2011. Các TTĐ này có nhiệm vụ phát điện
là chính. Phạm vị áp dụng tính toán trong nghiên
cứu này là 02 TTĐ Pleikrông bậc trên và Ialy bậc
dưới. Đây là 2 trạm có hồ điều tiết dài hạn, có
ảnh hưởng lớn đến cả bậc thang và cùng thuộc
quản lý vận hành của Công ty thủy điện Ialy.
TTĐ Ialy được nghiên cứu thiết kế cách đây
hơn 20 năm. Khi đó, thủy điện Ialy là nguồn
điện có công suất lớn thứ 2 trong HTĐ, sau thủy
điện Hòa Bình. Do có tỷ trọng lớn trong hệ
thống nên TTĐ Ialy ngoài nhiệm vụ chạy đỉnh
còn làm việc ở cả phần thân của biểu đồ phụ tải.
Với sự phát triển nhanh của quy mô HTĐ Việt
Nam thì tỷ trọng của thủy điện dần chiếm tỷ lệ
nhỏ hơn trong hệ thống. Do đặc điểm có thể
điều chỉnh công suất phát rất nhanh nên các
TTĐ được giao nhiệm vụ phủ đỉnh cho biểu đồ
phụ tải, càng về sau ý nghĩa của việc huy động
được công suất lớn vào giờ cao điểm và những
tháng cao đểm sẽ càng trở nên quan trọng.
TTĐ Pleikrông là bậc thang phía trên của
TTĐ Ialy nhưng lại được xây dựng và đi vào
vận hành sau. TTĐ Pleikrông có dung tích điều
tiết lớn sẽ làm dòng chảy đến hồ thủy điện Ialy
được điều hòa hơn. Lưu lượng phát điện của
TTĐ Ialy sẽ được điều tiết bởi hồ chứa Ialy và
của hồ Pleikrông, làm tăng khả năng phát trong
mùa kiệt, do đó nếu không có biện pháp tăng
Nkd thì đây sẽ là sự lãng phí lớn. Một số thông
số thiết kế của TTĐ Ialy trước đây không còn
phù hợp. Đó cũng là một phần lý do mà hiện
đang có dự án mở rộng thủy điện Ialy thêm 2 tổ
máy với công suất 180 MW/tổ máy.
TTĐ Ialy, theo thiết kế có hct = 25,0 m, các
cột nước Hmax = 204,3 m; Htb = 188,2 m; Htt =
190,0 m; Hmin = 171,9 m. Đây là TTĐ cột nước
cao, chế độ mực nước hồ ảnh hưởng ít đến cột
nước (do hct/Hmax = 0,12 nhỏ). Tuy nhiên, chênh
lệch giữa Htt và Hmin lại khá lớn (18,1 m), lớn
hơn nhiều sự chênh lệch giữa Hmax và Htt (14,3
m), thậm chí Htt lớn hơn Htb. Nếu chế độ vận
hành làm cho mực nước hồ giảm dẫn đến cột
nước giảm nhỏ hơn Htt sẽ làm cho Nkd giảm
nhanh. Điều này cần được lưu ý trong bối cảnh
phụ tải điện yêu cầu cao ở những tháng mà mực
nước hồ nhỏ.
Theo thiết kế TTĐ Pleikrông có độ sâu công
tác của hồ chứa hct = 33 m, các cột nước đặc
trưng: Hmax = 57,5 m; Htb = 45,0 m; Htt = 34,0
m; Hmin = 22,2 m. Đây là dạng TTĐ có cột nước
trung bình thấp, với đại lượng đặc trưng cho
mức độ ảnh hưởng của chế độ mực nước hồ đến
cột nước hct/Hmax = 0,57 lại cao. Cho nên dao
động mực nước hồ có ảnh hưởng rất lớn đến cột
nước phát điện, để tăng công suất đòi hỏi có
phương thức vận hành sao cho mực nước hồ có
thể được duy trì ở mức cao.
Từ phương pháp luận nêu trên, để đánh giá
hiệu ích của TTĐ, tác giả áp dụng tính toán cho
cả trường hợp trong giai đoạn thiết kế và trong
giai đoạn vận hành. Trường hợp thiết kế, theo tư
vấn thiết kế thì các tổ máy mở rộng của thủy điện
Ialy có cột nước phát điện tương tự như các tổ
máy hiện có. Nghiên cứu cơ sở khoa học, đánh
giá sự ảnh hưởng của việc lựa chọn Htt đến hiệu
quả kinh tế của TTĐ đã được tác giả trình bày
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 112
trong một báo cáo khoa học khác (Hoàng Công
Tuấn, 2017b). Ở đây sẽ giới thiệu kết quả áp
dụng phương pháp nghiên cứu để tính toán, qua
đó đánh giá ảnh hưởng của việc lựa chọn Htt cho
TTĐ Ialy mở rộng. Bảng 1 thể hiện kết quả tính
toán Nkd cho 2 phương án Htt: Htt =190 m và Htt
=180 m. Phương án Htt =190 m chính là Htt của
TTĐ Ialy đang vận hành. Htt =180 m là phương
án đưa ra dựa trên phân tích sơ bộ về mực nước
hồ Ialy có xét ảnh hưởng của hồ Pleikrông.
Bảng 1. Kết quả tính chênh lệch Nkd của 2 phương áp Htt TTĐ Ialy mở rộng
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nkd (Htt = 190
m) 360 360 360 360 338 325,7 324,5 335,8 360 360 360 360
Nkd (Htt = 180
m) 360 360 360 360 360 355,7 353,8 360,0 360 360 360 360
DNkd (MW) 0 0 0 0 22 30 29,3 24,2 0 0 0 0
Từ kết quả Bảng 1 cho thấy, việc giảm Htt (từ
Htt = 190 m xuống Htt = 180 m) cho phép tăng
được Nkd ở các tháng 5, 6, 7 và 8. Với kết quả thu
được kết hợp với đặc điểm của biểu đồ phụ tải có
thể sơ bộ xác định được công suất thay thế của
TTĐ Ialy mở rộng (tính ở tháng 6) là = 30
MW. Ngoài ra, việc giảm Htt sẽ làm tăng khả năng
qua nước của Tuabin, dẫn đến làm hạn chế xả
thừa, tăng sản lượng điện của thủy điện và do đó
giảm được nhiên liệu cho nhiệt điện. Tuy nhiên,
việc quyết định Htt hợp lý nhất cần được nghiên
cứu đầy đủ hơn. Dựa trên cơ sở lý luận trên cho
thấy việc tăng Nkd đặc biệt vào tháng 6 và 7 là rất
quan trọng và có ý nghĩa.
Với TTĐ đang vận hành, tiến hành tính toán
thủy năng cho năm kiệt thiết kế theo hai trường
hợp: tính toán thủy năng theo phương pháp công
suất không đổi dựa trên công suất bảo đảm đã
được phân bố (gọi là PA 1) như các TTĐ đang sử
dụng trong vận hành và theo tiêu chí hiệu ích
phát điện lớn nhất (PA 2) dựa trên cơ chế giá của
thị trường điện cạnh tranh có xét đến phụ tải điện
(Cục điều tiết điện lực, 2016). Trong tính toán có
xét đến các nhu cầu lợi dụng tổng hợp, đặc tính
thiết bị và liên hệ về thủy lực, thủy văn của bậc
thang. Việc tính toán thủy năng cho năm kiệt
thiết kế nhằm đánh giá được năng lực của mỗi
TTĐ khi tham gia làm việc trong HTĐ trong điều
kiện bảo đảm an toàn cung cấp điện và là cơ sở
để xây dựng biểu đồ điều phối cho vận hành hồ
chứa trong bối cảnh chế độ thủy văn không ổn
định và dự báo dài hạn về thủy văn không đảm
bảo tin cậy. Vận hành TTĐ theo biểu đồ điều
phối là phương pháp được sử dụng rộng rãi trên
thế giới và đặc biệt đang sử dụng trong vận hành
các TTĐ ở Việt Nam vì sự phù hợp và tin cậy
của nó với điều kiện dự báo thủy văn của Việt
Nam. Điều này đã được phân tích và chỉ ra trong
nhiều nghiên cứu (Nguyễn Duy Liêu, 2005).
Bảng 2. Các thông số chính của các TTĐ trên sông Sê San
TTĐ Pleikrông TTĐ Ialy
PA 1 PA 2 PA 1 PA 2
H Nkd H Nkd H Nkd H Nkd
Tổng
DNkd
tăng Tháng
(m) (MW) (m) (MW) (m) (MW) (m) (MW) (MW)
1 56,97 100,0 57,50 100,0 204,30 720,0 204,30 720,0 0,0
2 54,45 100,0 56,75 100,0 203,12 720,0 203,03 720,0 0,0
3 50,96 100,0 54,09 100,0 198,44 720,0 199,64 720,0 0,0
4 46,40 100,0 50,58 100,0 192,23 720,0 194,97 720,0 0,0
5 40,49 100,0 46,42 100,0 184,60 684,0 189,63 717,5 33,5
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 113
TTĐ Pleikrông TTĐ Ialy
PA 1 PA 2 PA 1 PA 2
H Nkd H Nkd H Nkd H Nkd
Tổng
DNkd
tăng Tháng
(m) (MW) (m) (MW) (m) (MW) (m) (MW) (MW)
6 31,98 91,9 42,34 100,0 181,84 667,6 185,97 693,1 33,5
7 25,87 66,9 40,68 100,0 179,87 656,4 185,51 690,0 66,7
8 36,07 100,0 47,83 100,0 177,53 643,0 188,65 711,0 68,0
9 48,42 100,0 55,30 100,0 188,36 709,1 199,97 720,0 10,9
10 55,43 100,0 57,08 100,0 195,69 720,0 204,30 720,0 0,0
11 57,50 100,0 57,50 100,0 198,49 720,0 204,30 720,0 0,0
12 57,50 100,0 57,50 100,0 204,30 720,0 204,30 720,0 0,0
Kết quả thu được (Bảng 2) cho thấy tính toán
thủy năng theo PA 2 cho phép tăng cột nước
phát từ đó làm tăng Nkd ở những tháng có yêu
cầu phụ tải lớn. Việc tăng Nkd của thủy điện vào
những thời gian phụ tải cao ngoài làm tăng đáng
kể doanh thu của TTĐ khi tham gia thị trường
điện còn làm tăng công suất thay thế của TTĐ,
giảm được công suất của TNĐ, do đó làm giảm
vốn đầu tư thêm vào nhiệt điện. Đặc biệt khi mà
nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, giá nhiên
liệu nhập khẩu ngày càng tăng và sự phát triển
nóng của nhiệt điện hiện nay thì điều này lại
càng có ý nghĩa và thiết thực.
4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO
Trong bối cảnh phụ tải thay đổi theo hướng
bất lợi đối với thủy điện và hệ thống điện, việc
nghiên cứu giải pháp cho phép giảm bớt khó
khăn và căng thẳng trong huy động công suất
của hệ thống điện, đồng thời tăng hiệu ích cho
trạm thủy điện là rất thiết thực và có ý nghĩa
quan trọng. Bài báo đưa ra phương pháp luận
trên cơ sở khoa học và từ đó đề xuất giải pháp
làm tăng công suất khả dụng trong thiết kế cũng
như trong vận hành cho trạm thủy điện từ đó
cho phép tăng hiệu ích phát điện của thủy điện
và giảm chi phí cho hệ thống. Từ kết quả tính
toán cho hai TTĐ điều tiết dài hạn trên sông Sê
san cho thấy hiệu quả của phương pháp đưa ra.
Từ đó cũng cho thấy, trong tính toán huy động
nguồn thủy điện phải đứng trên quan điểm hệ
thống và ở trạng thái động. Kết quả ở đây chỉ là
một phần nằm trong Đề tài nghiên cứu của tác
giả. Tuy nhiên, nó cũng là cơ sở quan trọng cho
hướng nghiên cứu tiếp theo. Hướng tiếp theo
của Đề tài là:
- Xét sự ảnh hưởng của chế độ dòng chảy
không xuất hiện cùng tần suất đối với mỗi năm
thủy văn trên các sông đến hiệu quả vận hành
của HTĐ.
- Nghiên cứu xây dựng biểu đồ vận hành cho
các TTĐ điều tiết dài hạn có xét đến phụ tải
điện và theo tiêu chí gắn với thị trường điện
cạnh tranh.
- Nghiên cứu các phương thức sử dụng nước
theo biểu đồ vận hành của các TTĐ, phối hợp khai
thác các hồ chứa thủy điện một các hợp lý nhằm
nâng cao tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Ngọc Dung (2017). Nghiên cứu cơ sở khoa học vận hành tối ưu hệ thống bậc thang hồ chứa
thủy điện trên sông đà trong mùa cạn. Luận án Tiến sĩ, Hà Nội, p 221.
Nguyễn Duy Liêu (2005). Nghiên cứu một số khả năng nâng cao hiệu quả làm việc của các Nhà
máy Thủy điện trong hệ thống điện. Viện Năng lượng.
Cục điều tiết điện lực (2016). Quyết định 86/QĐ-ĐTĐL Về việc phê duyệt Kế hoạch vận hành Thị
trường phát điện cạnh tranh (VCGM) năm 2017.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 114
Cục điều tiết điện lực (2017a). Quyết định 77 /QĐ-ĐTĐL Quy trình tính toán giá trị nước.
Cục điều tiết điện lực (2017b). Số liệu giám sát vận hành hệ thống điện,
he-thong-dien/He-thong-dien-8.aspx.
Chính phủ (2013). Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg, Quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu
ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại VN.
Chính phủ (2016). Quyết định số 428/QĐ-TTg Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.
P. Sengvilay (2009). Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý vận hành các nhà máy thủy điện trong
hệ thống điện miền Trung I của nước CHDCND Lào. Luận án Tiến sĩ.
Bộ Công thương (2017). Quyết định 4804 /QĐ-BCT Phê duyệt phương án vận hành Thị trường bán
buôn điện cạnh tranh thí điểm năm 2018
Hoàng Công Tuấn (2017a). Nghiên cứu chế độ huy động nguồn thủy điện dài hạn trong hệ thống
điện Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số 57.
Hoàng Công Tuấn (2017b). Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế để nghiên cứu cột nước
tính toán cho thủy điện Hòa Bình mở rộng. Tuyển tập Hội nghị khoa học thường niên, 2017.
Pan Liu, Jingfei Zhao, Liping Li and Yan Shen (2012). Optimal Reservoir Operation Using
Stochastic Dynamic Programming. Journal of Water Resource and Protection.
Abstract:
RESEARCHING SOLUTIONS IMPROVING THE OPERATIONNAL EFFICIENCY OF
HYDROPOWER IN THE CONTEXT OF VIETNAM POWER DEMAND AND MARKET
Hydropower has a high proportion in the composition of Vietnam power system. This proportion
tends to decrease, leading to a change in the working position of hydropower station. The diagram
of power demand also changes in the direction of the disadvantage for hydropower. High demand
for power occurs in the months when the capacity of the hydropower station is limited. In addition,
the power market is moving to a competitive market that requires hydropower stations, in design as
well as in operation, to make appropriate changes. This article presents the scientific basis, which
provides solution considering the power demand and the power market in order to increase the
available capacity, thereby improving the operational efficiency of hydropower and at the same
time reducing system costs. The obtained results from application for two hydropower stations in
Sesan rivers show the effectiveness of the methodology.
Keywords: Hydropower; Power System; Power market; Long-term scheduled
Ngày nhận bài: 07/5/2018
Ngày chấp nhận đăng: 13/6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_ich_phat_dien_cho_cac_tra.pdf