Nghiên cứu hiệu quả hạ huyết áp của bài thuốc hạ áp - 01 trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

KẾT LUẬN * Tác dụng hạ HA của bài thuốc Hạ áp-01: Bài thuốc Hạ áp-01 với liều 4,34 g/kg/ ngày uống trong 21 ngày liên tục, có tác dụng: - Hạ HATT đạt 93,3%, hạ HATTr đạt 88,8% và hạ HATB đạt 91,1%. - Hiệu quả hạ HA của bài thuốc trên cơ sở HATB đạt 91,1%, trong đó kết quả tốt 55,5%; khá 33,3%; trung bình 2,2% và không hiệu quả 8,8%. - Tỷ lệ đạt HA mục tiêu 82,2%. - Thuốc có tác dụng hạ HA cả ngày và đêm, khôi phục lại trũng HA trên Holter HA 24 giờ. * Tác dụng không mong muốn của thuốc Hạ áp-01: Chưa phát hiện thấy tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng với liều 4,34 g/kg/ngày trong 21 ngày điều trị.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hạ huyết áp của bài thuốc hạ áp - 01 trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 61 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HẠ HUYẾT ÁP CỦA BÀI THUỐC HẠ ÁP-01 TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT Huỳnh Thanh Ân*; Bùi Thanh Hà** Trần Quốc Bảo**; Huỳnh Nguyễn Lộc* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong của bài thuốc Hạ áp-01 trên bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) nguyên phát độ 1, 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mở, tiến cứu, so sánh theo chiều dọc trên 45 BN THA độ 1 và 2, điều trị nội trú tại Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả và kết luận: sau 21 ngày uống thuốc với liều 4,34 g/kg/ngày, thuốc có tác dụng hạ huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu 82,2%, hiệu quả hạ huyết áp theo HATB đạt 91,1% (tốt 55,5%; khá 33,3%; trung bình 2,2%). Thuốc dung nạp tốt, BN dễ chịu, không gây biến đổi các thông số về huyết học, hóa sinh về chức năng gan thận. * Từ khoá: Thuốc Hạ áp-01; Y học cổ truyền; Tăng huyết áp. Study on Hypotensive Effect of Antihypertension Drug-01 in Patient with Essential Hypertension Summary Objectives: To evaluate the effectiveness and adverse effects of antihypertensive drug-01 on patients with essential hypertension stage 1, 2 on clinic. Subjects and methods: Open-label, prospective, longitudinal comparative study was conducted on 45 patients with hypertensive stage 1, 2 inpatient treatment at Institute of Traditional Medicine of Hochimminh City. Results and conclusions: After 21 days treatment at the dose of 4.34 g/kg/day, drug had an effect on lowering systolic blood pressure, diastolic blood pressure, mean blood pressure with statistically significant (p < 0.01); The target blood pressure was 82.2%, mean blood pressure was 91.1% (good 55.5%, fair 33.3%, average 2.2%). The drug was well tolerated, which made patients pleasant and did not change the hematological parameters, biochemistry of liver and kidney function. * Keywords: Antihypetensive drug-01; Traditional medicine; Hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, tần suất mắc bệnh cao và ngày càng gia tăng, ước tính gây ra 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. THA gây nhiều biến chứng trầm trọng và là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm cho 9,4 triệu người * Viện Y Dược học Dân tộc TP. HCM ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Bùi Thanh Hà (buiha103@gmail.com) Ngày nhận bài: 14/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 27/11/2017 T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 62 trên thế giới mỗi năm. Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học của Viện Tim mạch Quốc gia giai đoạn 2002 - 2008, tỷ lệ mắc THA chiếm 25,1% dân số [1]. Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế bệnh sinh và phát triển các loại thuốc có hiệu quả trong điều trị THA và các biến chứng của THA được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm, cho đến nay vẫn là vấn đề vô cùng cấp thiết. Có nhiều loại thuốc y học hiện đại điều trị THA, tuy nhiên phần lớn mới điều trị được triệu chứng, BN phải dùng thuốc liên tục, suốt đời, ngoài ra thuốc có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh [2]. Do đó, thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị THA là lĩnh vực đang được quan tâm vì thuốc ít tác dụng phụ, có thể dùng dài ngày, phù hợp với điều trị THA. Trên cơ sở lý luận của YHCT về bệnh THA, kế thừa những thành tựu thu được qua nghiên cứu tác dụng các vị thuốc, chúng tôi xây dựng bài thuốc “Hạ áp-01” gồm 14 vị thuốc sẵn có tại Việt Nam để điều trị bệnh THA. Để có cơ sở khoa học trong ứng dụng lâm sàng và góp phần làm phong phú thêm việc áp dụng thuốc YHCT trong điều trị THA, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên lâm sàng với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn hạ huyết áp của bài thuốc đông dược Hạ áp-01 ở BN THA nguyên phát độ 1, 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu và đối tƣợng nghiên cứu. * Nguyên liệu nghiên cứu: Bài thuốc “Hạ áp-01”: Hoàng kỳ (Radix Astragali): 20 g; Bạch thược (Radix Paconiae Alba): 25 g; Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae): 15 g; Thạch quyết minh Concha Haliotidis): 20 g; Trạch tả (Rhizoma Alismatis): 20 g; Trần bì (Pericarpium Citri Reticulatae): 10 g; Đan sâm (Radix Salviae Miltiorrhizae): 20 g; Hồng hoa (Flos Carthami): 10 g; Viễn chí (Radix Polygalae): 10 g; Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae Chinensis): 10 g; Chi tử (Fructus Gardeniae): 12 g; Ngưu tất (Radix Achyranthis Bidentatae):15 g; Ích mẫu thảo (Herba Leonuri): 20 g; Bán hạ chế (Rhizoma Pinelliae): 10 g. - Theo YHCT, bài thuốc có tác dụng bình can an thần, bổ khí huyết, hành khí hoạt huyết, lợi thủy tiêu đàm. - Thuốc sử dụng dạng cao lỏng tỷ lệ 1/1 (1 g dược liệu khô tương ứng với 1 ml cao lỏng), đóng chai 180 ml. Các vị thuốc trong bài thuốc do Khoa Dược, Viện Y Dược học Dân tộc TP. HCM cung cấp, đạt Tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV. * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 45 BN, điều trị nội trú tại Viện Y Dược học Dân tộc, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 - 2016 đến 6 - 2017. * Tiêu chuẩn chọn BN: BN không phân biệt giới, tuổi ≥ 40. Mới phát hiện THA nguyên phát độ 1 và 2, giai đoạn I và II (có số đo HATT, HATTr và biểu hiện tổn thương các cơ quan đích theo Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tim mạch, Hội THA Việt Nam [VSH/VNHA] (2014), Hội Tim mạch, Hội THA châu Âu (2013) [3, 4], chưa được điều trị hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp (HA), nhưng đã tự động bỏ thuốc đang dùng từ 3 - 5 ngày và không sử dụng thuốc điều trị các bệnh đi kèm ảnh hưởng đến HA. Tự nguyện tham gia nghiên cứu. T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 63 * Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân THA độ 3; THA thứ phát; đang có kèm theo các bệnh cấp tính; BN có thai và cho con bú; BN tâm thần; không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mở, tiến cứu, theo chiều dọc. * Quy trình nghiên cứu: - Trước khi nghiên cứu (N0): tất cả 45 BN đều được khám toàn diện lâm sàng: khai thác bệnh sử. Đo HA bằng HA kế đồng hồ và theo dõi HA trên Holter HA 24 giờ. Cận lâm sàng: xác định các chỉ số huyết học gồm hồng cầu (T/l), bạch cầu (G/l) và nồng độ hemoglobin (g/l), các chỉ số sinh hóa máu gồm hoạt độ enzym AST, ALT, creatinin, ure huyết tương. Làm bệnh án theo mẫu thống nhất. - Theo dõi BN trong quá trình nghiên cứu (N0-N21): BN uống thuốc Hạ áp-01 với liều 4,34 g/kg/ngày, chia 2 lần/ngày, uống sau bữa ăn 1 giờ. Theo dõi BN trong 21 ngày kể từ khi bắt đầu dùng thuốc trên mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. - Kết thúc nghiên cứu (N21): cuối đợt điều trị, tất cả BN đều được khám lại về lâm sàng và làm lại xét nghiệm cận lâm sàng như lần 1. * Các chỉ số nghiên cứu và cách xác định: - Nghiên cứu hiệu quả hạ HA của thuốc Hạ áp-01: + Đánh giá tác dụng hạ HA qua đo HA kế đồng hồ: 45 BN được theo dõi HA hàng ngày bằng HA kế đồng hồ: . Hiệu quả của thuốc đối với HATT, HATTr, HATB thông qua tỷ lệ % giảm các chỉ số HATT, HATTr và HATB của BN nghiên cứu so với trước điều trị. . Hiệu quả đạt HA mục tiêu sau điều trị. HA mục tiêu cần đạt < 140/90 mmHg. . Hiệu quả hạ HA trên cơ sở HATB. Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hạ HA theo HATB. Mức giảm HATB (mmHg) Tốt Khá Trung bình Không hiệu quả ≥ 21 11 - 20 6 - 10 ≤ 5 + Đánh giá thay đổi các hình thái HA trước-sau điều trị trên Holter HA. - Tác dụng không mong muốn của thuốc Hạ áp-01: Thông qua đánh giá biến đổi các triệu chứng cơ năng: sẩn, ngứa, dị ứng, đầy bụng, buồn nôn, nôn, đại tiện lỏng nát và biến đổi các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng. * Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Các giá trị trình bày dưới dạng X ± SD với thuật toán t-test student và avant-apres. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung của BN nghiên cứu. * Đặc điểm về tuổi và giới: Tuổi trung bình của BN nghiên cứu là 65,1 ± 12,8, đa số BN > 50. Lứa tuổi 50 - 69 chiếm 76,6%, ≥ 70 tuổi chiếm 40%. Tỷ lệ BN nữ cao hơn BN nam (53,3%/46,7%), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 64 Nguyễn Viết Thắng (2009): tỷ lệ THA ở lứa tuối từ 60 - 70 chiếm 41,86%, lứa tuối từ 70 - 80 là 16,28% [7]. Theo y học hiện đại, THA tăng dần theo tuổi do quá trình lão hóa, tự vữa xơ, giảm đàn hồi của thành động mạch lớn gây tăng sức cản ngoại biên, đồng thời còn có gia tăng adrenalin trong máu gây ra hiện tượng cường giao cảm dẫn đến THA [5]. Theo YHCT, tuổi cao, thiên quý dần suy, rối loạn cân bằng âm dương gây nên nhiều chứng bệnh, trong đó có chứng huyễn vựng là một bệnh thường gặp ở người có tuổi. * Thời gian phát hiện bệnh và thái độ điều trị: Phần lớn BN nghiên cứu phát hiện bệnh THA từ 1 - 3 năm với tần số 19/45 người (42,2%), thời gian phát hiện bệnh trung bình khoảng 3 năm (3,2 ± 2,5). Số BN chưa điều trị chiếm 91,1%, điều trị không thường xuyên 8,9%. Không có BN nào được điều trị thường xuyên bằng thuốc hạ HA. * Phân loại tăng HA: Bệnh nhân THA độ 1 và độ 2 tương đương nhau (> 55,6%). Tỷ lệ BN THA giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao hơn (62,2%). Sở dĩ BN có thời gian phát hiện bệnh ngắn là do chúng tôi chỉ nghiên cứu BN THA độ 1, 2 và giai đoạn I, II, những BN có thời gian phát hiện bệnh lâu hơn thường bị THA mức độ nặng hơn. Mặt khác, do mới phát hiện nên THA ở mức độ nhẹ và trung bình, có thể những người bệnh này áp dụng biện pháp điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc vì nhiều lý do khác nhau BN không được điều trị trước khi vào viện. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Viết Thắng (2009): 27,9% THA giai đoạn I; THA giai đoạn II chiếm 72,1%, Bùi Thanh Hà (2016): 48,9% THA giai đoạn I; THA giai đoạn II chiếm 51,1% [8]. 2. Tác dụng hạ HA của thuốc Hạ áp-01. * Kết quả HA qua đo bằng huyết áp kế thủy ngân: - Thay đổi HATT, HATTr, HATB sau điều trị: Bảng 2: Mức độ giảm HATT, HATTr, HATB qua thời gian điều trị (n = 45). Thời điểm HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HATB (mmHg) Ngày N0 145,6 ± 13,2 86,6 ± 8,2 106,3 ± 8,4 Ngày N7 134 ± 13,2 80,7 ± 6,9 98,4 ± 7,4 Ngày N14 129,6 ± 11,9 78,9 ± 6,5 95,8 ± 7,3 Ngày N21 124 ± 7,2 77,3 ± 6,2 92,9 ± 5,3 Độ giảm HA 21,6 ± 14,3 9,3 ± 8,6 13,4 ± 8,7 p0-21 < 0,001 < 0,001 < 0,001 Tỷ lệ giảm (%) 0-21 93,3 88,8 91,1 HATT, HATr, HATB của tất cả BN nghiên cứu đều giảm ngay từ ngày thứ 7 sau uống thuốc “Hạ áp-01”, tiếp tục giảm đến ngày thứ 14 và ngày 21. Mức giảm cả 3 thời điểm so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Thuốc “Hạ áp-01” làm giảm HATT đạt 93,3%, HATTr đạt 88,8%. So với trước điều trị, HA thay đổi T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 65 có ý nghĩa thống kê (p < 0,01): thuốc làm giảm HATT đạt tỷ lệ 93,3% với mức giảm trung bình 21,6 ± 14,3 mmHg, làm giảm HATTr đạt 88,8% với mức giảm trung bình 9,3 ± 8,6 mmHg và làm giảm HATB đạt 91,1 % với mức giảm trung bình 13,4 ± 8,7 mmHg. So sánh mức độ hạ các chỉ tiêu HA của bài thuốc Hạ áp-01 với bài thuốc Giáng áp-08 của Nguyễn Viết Thắng [7] và bài thuốc HA-02 của Bùi Thanh Hà chúng tôi thấy bài thuốc Hạ áp-01 có tác dụng hạ HATT và HATTr tương đương với bài thuốc Giáng áp-08, nhưng thấp hơn bài thuốc HA-02 (HATT đạt 96,6%, HATTr đạt 85,5%) [8]. - Hiệu quả hạ HA của thuốc “Hạ áp-01” theo HATB. Bảng 3: Hiệu quả hạ HA của thuốc “Hạ áp-01” theo HATB (n = 45). Hiệu quả hạ HA n Tỷ lệ (%) Không hiệu quả 4 8,9 Hiệu quả 41 91,1 Hiệu quả trung bình (giảm 5 - 10 mmHg) 1 2,2 Hiệu quả khá (giảm 11 - 20 mmHg) 15 33,3 Hiệu quả tốt (giảm ≥ 21 mmHg) 25 55,5 HATB là áp lực trung bình trong động mạch trong một chu kỳ tim. Trong nghiên cứu, HATB thường được dùng để đánh giá hiệu quả của thuốc hạ HA, do độ chính xác ít phụ thuộc vào hệ thống ghi HA [3]. Hiệu quả hạ HA theo HATB của bài thuốc Hạ áp-01 thấp hơn bài thuốc HA-02 (95,56%,). - Hiệu quả kiểm soát HA. Bảng 4: Hiệu quả kiểm soát HA (n = 45). Độ THA Trƣớc điều trị Sau điều trị n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) HA mục tiêu (140/90 mmHg) 0 0 37 82,2 THA độ 1 25 55,6 8 17,7 THA độ 2 20 44,4 0 0 p p0-21 < 0,01 Sau điều trị, 37/45 BN (82,2%) đạt được HA mục tiêu. Hiệu quả kiểm soát HA của bài thuốc Hạ áp-01 cao hơn bài thuốc Giáng áp-08, nhưng thấp hơn bài thuốc HA-02 (95,56%). T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 66 * Kết quả đo HA bằng Holter HA 24 giờ: - Thay đổi HA trước và sau điều trị trên Holter HA 24 giờ. Bảng 5: Trung bình HATT, HATTr, HATB, tần số tim theo Holter HA 24 giờ trước và sau điều trị (n = 45). Chỉ số HA Trƣớc điều trị ( ± SD) Sau điều trị ( ± SD) Mức giảm (%) p Trung bình HATT (mmHg) 24 giờ 140,5 ± 12,5 126,6 ± 12,3 9,9 < 0, 01 Lúc thức 140,4 ± 12,5 126,8 ± 11,9 10,0 < 0,01 Lúc ngủ 139,2 ± 16,5 124,0 ± 14,5 10,7 < 0,01 Trung bình HATTr (mmHg) 24 giờ 82,2 ± 9,9 74,9 ± 9,9 9,7 < 0,01 Lúc thức 82,1 ± 10,3 75,9 ± 10,9 8,5 < 0,01 Lúc ngủ 80,2 ± 10,1 72,8 ± 9,2 10,0 < 0,01 Trung bình HATTB (mmHg) 24 giờ 82,2 ± 9,9 74,9 ± 9,9 9,7 < 0,01 Lúc thức 82,1 ± 10,3 75,9 ± 10,9 8,5 < 0,01 Lúc ngủ 80,2 ± 10,1 72,8 ± 9,2 10,0 < 0,01 HATT max (mmHg) 177,2 ± 22,3 155,9 ± 17,5 12,4 < 0,01 HATTr max (mmHg) 108,9 ± 25,7 100,4 ± 16,2 7,4 < 0,01 Tần số tim (chu kỳ/phút) 24 giờ 82,3 ± 15,0 78,3 ± 2,5 4,8 > 0,05 Lúc thức 85,5 ± 14,6 82,3 ± 7,1 3,5 > 0,05 Lúc ngủ 72,4 ± 18,2 69,7 ± 9,9 4,1 > 0,05 Trung bình HATT ở 3 thời điểm đều giảm tương đương nhau: 24 giờ giảm 9,9%, ban ngày giảm 10,0%; ban đêm giảm 10,7%, mức giảm so với trước điều trị có ý nghĩa với p < 0,01. Trung bình HATTr: 24 giờ giảm 9,7%, ban ngày giảm 8,5%; ban đêm có xu hướng giảm nhiều hơn lúc thức, đạt 10,0%. Mức giảm có ý nghĩa với p < 0,01. Biến đổi HATB sau điều trị giảm 9,7%, lúc thức giảm 8,5%, lúc ngủ giảm 10,0%, so với trước điều trị có ý nghĩa với p < 0,01. Giá trị cao nhất của HATT, HATTr trước và sau điều trị giảm rõ rệt. Mức giảm tương đương nhau: 12,4% và 7,4%, điều này chứng tỏ thuốc đã khống chế được cơn tăng vọt HA. Tần số tim trước - sau điều trị thay đổi không có ý nghĩa với p > 0,05. - Biến thiên HA theo Holter HA 24 giờ trước và sau điều trị. T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 67 Bảng 6: Đặc điểm hình thái HA trước - sau điều trị (n = 45). Hình thái THA Trƣớc điều trị Sau điều trị n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Có trũng HA (dipper) 10 22,2 34 75,5 Không trũng HA (non- dipper) 32 71,1 10 22,2 Trũng sâu (super-dipper) 3 6,6 1 2,2 p < 0, 01 Biến thiên HA có liên quan đến mức tăng HA trung bình kèm theo tăng dao động HA. HA lúc ngủ thấp hơn 10 - 20% so với ban ngày gọi là trũng HA (dipper). Giảm HATB ban đêm < 10% HATB ngày không có trũng HA (non-dipper); giảm > 20% HATB ban ngày được gọi là có trũng sâu (super - dipper) [6]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tình trạng không có trũng HA ban đêm liên quan với thương tổn cơ quan đích cao hơn những người có trũng HA về ban đêm. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi: trước điều trị tỷ lệ BN không có trũng HA là 71,1%, có trũng HA 22,2%, trũng HA sâu 6,6%. Sau điều trị, tỷ lệ này thay đổi theo hướng tăng trũng HA (75,5%), giảm không trũng (22,2%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này phù hợp với một số tác giả: Nguyễn Hữu Trâm Em (2002) thấy ở người THA tỷ lệ không có trũng HA là 58,4%, có trũng HA 41,6% [6]. Nghiên cứu Cao Thúc Sinh và CS (2005) cho tỷ lệ không có trũng HA là 60% [10]. Trần Thị Hồng Thúy (2006): tỷ lệ không có trũng HA 71%, có trũng HA 29% [9]. Nguyễn Viết Thắng (2009) tỷ lệ không có trũng HA 53,46%, có trũng HA 34,88% [7]. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Hạ áp-01. Tất cả BN đều cảm thấy dễ chịu khi uống thuốc, không có trường hợp nào bị đau bụng, đại tiện lỏng hay mẩn ngứa ngoài da. 1 BN có biểu hiện buồn nôn trong 2 ngày đầu sau khi uống thuốc, đến ngày thứ 3 tự hết, không phải ngưng thuốc điều trị. Không BN nào bị hạ HA quá mức hoặc HA tăng cao hơn so với trước uống thuốc trong quá trình điều trị bài thuốc Hạ áp-01. Sau điều trị, các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin; hoạt độ các enzym AST, ALT và nồng độ ure, axít uric, glucose máu máu của BN thay đổi không đáng kể ở cả hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05) và vẫn nằm trong giới hạn bình thường. - Ảnh hưởng của bài thuốc “Hạ áp-01” lên các chỉ số huyết học, chỉ số sinh hóa máu. Bảng 7: So sánh kết quả xét nghiệm huyết học trước và sau điều trị. Chỉ số Trƣớc điều trị Sau điều trị Giá trị p Bạch cầu (G/l) 7,09 ± 2,14 6,71 ± 1,95 > 0,05 Hồng cầu (T/l) 4,45 ± 0,68 4,38 ± 0,55 > 0,05 Hemoglobin (g/l) 12,68 ± 1,64 12,71 ± 1,46 > 0,05 Tiểu cầu (G/l) 244,59 ± 56,27 243,30 ± 58,29 > 0,05 Sau điều trị bằng bài thuốc “Hạ áp-01” 21 ngày, các chỉ số huyết học giảm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chứng tỏ bài thuốc “Hạ áp-01” không làm ảnh hưởng đến chức năng tạo máu của BN. T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 68 Bảng 8: So sánh kết quả xét nghiệm sinh hoá trước và sau điều trị. Chỉ số Trƣớc điều trị Sau điều trị Giá trị p Glucose (mmol/l) 5,50 ± 2,45 4,89 ± 0,87 > 0,05 Creatinin (µmol/l) 87,58 ± 16,85 88,71 ± 15,15 > 0,05 Cholesterol (mmol/l) 4,39 ± 1,03 4,13 ± 1,05 > 0,05 Triglycerid (mmol/l) 2,17 ± 2,21 2,01 ± 1,66 > 0,05 HDL-C (mmol/l) 1,26 ± 0,66 1,18 ± 0,33 > 0,05 LDL-C(mmol/l) 2,52 ± 0,93 2,33 ± 0,88 > 0,05 AST (U/l) 25,14 ± 15,59 21,95 ± 6,09 > 0,05 ALT (U/l) 27,49 ± 16,89 25,09 ± 11,22 > 0,05 Các chỉ số cholesterol, glucose, creatinin, triglycerid, HDL, LDL, AST và ALT sau điều trị thay đổi không có ý nghĩa so với trước điều trị (p > 0,05). Như vậy, bài thuốc Hạ áp-01 an toàn trong điều trị, tác dụng không mong muốn ít và nhẹ, các thông số huyết học sinh hóa, thay đổi không có ý nghĩa sau điều trị và ở trong giới hạn bình thường. KẾT LUẬN * Tác dụng hạ HA của bài thuốc Hạ áp-01: Bài thuốc Hạ áp-01 với liều 4,34 g/kg/ ngày uống trong 21 ngày liên tục, có tác dụng: - Hạ HATT đạt 93,3%, hạ HATTr đạt 88,8% và hạ HATB đạt 91,1%. - Hiệu quả hạ HA của bài thuốc trên cơ sở HATB đạt 91,1%, trong đó kết quả tốt 55,5%; khá 33,3%; trung bình 2,2% và không hiệu quả 8,8%. - Tỷ lệ đạt HA mục tiêu 82,2%. - Thuốc có tác dụng hạ HA cả ngày và đêm, khôi phục lại trũng HA trên Holter HA 24 giờ. * Tác dụng không mong muốn của thuốc Hạ áp-01: Chưa phát hiện thấy tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng với liều 4,34 g/kg/ngày trong 21 ngày điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội Tim mạch Việt Nam. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. NXB Y học. 2008, tr.15-25. 2. Phạm Tử Dương. Thuốc điều trị tăng huyết áp. NXB Y học. 2000, tr.241-303. 3. Trần Văn Huy. Cập nhật khuyến cáo chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp 2015. Phân hội THA/Hội Tim mạch Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị Tim mạch toàn Quốc lần thứ 15. 2015. 4. ESH/ESC. Guidelines for management of arterial hypertension. Eur Heart J. 2013, 34, pp.2159-2219. T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017 69 5. Huỳnh Văn Minh, Phạm Thái Sơn và CS. Tăng huyết áp ở người lớn. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 - 2010. Hội Tim mạch học Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. 2006, tr.1-52. 6. Nguyễn Hữu Trâm Em, Phan Văn Duyệt, Ngô Ngọc Ngân Linh, Phan Thanh Hải. Khảo sát nhịp sinh học huyết áp bằng kỹ thuật theo dõi huyết áp 24 giờ - ABPM. Kỷ yếu Hội nghị Tim mạch Quốc gia Việt Nam lần thứ IX. 2002. 7. Nguyễn Viết Thắng. Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp bằng bài thuốc Giáng áp-08. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2009. 8. Bùi Thanh Hà. Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp bằng bài thuốc HA-02 Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Y học Cổ truyền Quân đội. 2016. 9. Trần Thị Hồng Thúy. Nghiên cứu tác dụng điều trị THA nguyên phát của Địa long. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2006. 10. Cao Thúc Sinh, Huỳnh Văn Minh. Nghiên cứu biến thiên huyết áp của BN tăng huyết áp nguyên phát bằng kỹ thuật Hollter 24 giờ. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ III. Tạp chí Tim mạch học. 2005, 41, tr.476-487.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_ha_huyet_ap_cua_bai_thuoc_ha_ap_01_tren.pdf
Tài liệu liên quan