Tỷ lệ đa thai của 2 nhóm trong nghiên cứu nàygần
tương đương nhau (lần lượt là 18,2% và 20%) mặc
dù số phôi chuyển trung bình cao hơn trong nhóm
chuyển phôi giai đoạn phân cắt.Kết quả này xấp xỉ
nghiên cứu của Zakova và cs (2000) với tỷ lệ đa thai
sau chuyển phôi nang và chuyển phôi ngày 3 lần lượt
là 5/29 (17,3%) và 11/56 (19,6%).Một số nghiên cứu
quan sát thấy tỷ lệ song thai của chuyển phôi nang
là cao (53%) bất kể chuyển chỉ 2 phôi (Gardner và cs,
1998). Do đó, cần thiết phảiáp dụng chuyển 1 phôi
nang đơn có chất lượng tốt để giảm đa thai trong khi
vẫn duy trì tỷ lệ có thai cao. Chọn lọc phôi nang để
chuyển có thể dựa thêm vào các đặc tính hình thái
khác như kích thước khối ICM, tốc độ phân cắt và độ
dày màng zona (Zakova và cs, 2000). Như vậy, nuôi
cấy phôi nang đã giúp chúng tôi tăng khả năng lựa
chọn được các phôi tốt từ ngày 3, có khả năng phát
triển thành phôi nang tốt để chuyển phôi. Hơn nữa,
chuyển phôi ngày 5 phù hợp với sinh lý hơn, thời gian
chuyển phôi tương đương với thời điểm làm tổ tự
nhiên của phôi.
Mặc dù các kết quả có thai của nhóm 1 cao hơn
nhóm 2 nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa
thống kê do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh
rằng tỷ lệ có thai của nhóm nuôi cấy ngày 3 thấp hơn
so với nhóm nuôi cấy phôi nang (Kang, 2011). Ngoài
ra, nghiên cứu của Magli (2000) còn chỉ ra có 51% các
phôi ngày 3 tốt nhất bị lệch bội, cao hơn 35% so với
phôi nang. Các phôi bị khiếm khuyết di truyền khó
có thể phát triển thành phôi nang, do đó việc chuyển
phôi nang giúp chọn lọc phôi có chất lượng tốt hơn.
Chuyển phôi ngày 2 hoặc 3 vào buồng tử cung cũng
có thể gây ra stress chuyển hóa khi phôi ở trong môi
trường dinh dưỡng khác nhau của tử cung, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của phôi (Gardner và cs,
1998). Nuôi cấy và chuyển phôi nang chính vì thế đã
và đang trở thành xu thế được các Trung tâm hỗ trợ
sinh sản trên thế giới áp dụng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả nuôi cấy phôi nang trong thụ tinh ống nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ MINH TÂM, NGUYỄN THỊ THÁI THANH, CAO NGỌC THÀNHPHỤ KHOA - NỘI TIẾT - VÔ SINH
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
54
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Minh Tâm, email: leminhtam@huemed-univ.edu.vn
Ngày nhận bài (received): 18/03/2015. Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 12/04/2015. Ngày bài báo được chấp nhận đăng (accepted): 12/05/2015
1. Đặt vấn đề
Năm 1978, nền y học sinh sản trên thế giới đã đánh
dấu bước phát triển mới với sự kiện em bé đầu tiên ra
đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Lê Minh Tâm, Nguyễn Thị Thái Thanh, Cao Ngọc Thành
Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ NUÔI CẤY PHÔI NANG
TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nuôi cấy phôi nang
so với chuyển phôi giai đoạn phân chia trong thụ tinh
ống nghiệm.
Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích
mô tả có theo dõi 120 chu kỳ điều trị thụ tinh trong
ống nghiệm tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh,
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế (HUECREI) từ tháng
2/2014 đến 02/2015 với 25 chu kỳ nuôi cấy phôi nang
và 95 chu kỳ nuôi cấy – chuyển phôi giai đoạn phân
cắt. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu là chu kỳ có ít
nhất 3 phôi loại 1 vào ngày 3 và đồng ý nuôi cấy phôi
ngày 5. Chuyển phôi nang tiến hành vào ngày 5.
Kết quả: Số trứng thu được, số trứng thụ tinh, số
phôi vào ngày 3 và số phôi tốt ngày 3 trung bình của
các chu kỳ nuôi cấy phôi nang lần lượt là 12,6±4,5;
7,6±3,5; 7,7±3,4 và 5,0±1,8; cao hơn so với các chu kỳ
chỉ nuôi cấy ngày 3 lần lượt là 8,9±4,8; 5,4±2,7; 4,1±2,1
và 2,6±1,5 (với p<0,05). Số phôi nang tạo thành trung
bình đạt 2,6±1,5. Tỷ lệ phát triển thành phôi nang và
phôi nang tốt là 51,2% và 31,3%. Nghiên cứu cho kết
quả có thai sinh hóa, thai lâm sàng của nhóm nuôi
cấy phôi nang tương ứng là 52% và 44% cao hơn so
với nhóm nuôi cấy ngày 3 (lần lượt là 32,2% và 25,4%).
Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Tỷ lệ nuôi cấy thành phôi nang và phôi
nang tốt từ ít nhất 3 phôi tốt ngày 3 bất kể độ tuổi
người phụ nữ là đáng khích lệ với tỷ lệ thai sinh hóa
và thai lâm sàng tốt hơn so với chuyển phôi giai đoạn
phân cắt, tỷ lệ đa thai thấp nhờ số phôi chuyển giảm.
Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá ý
nghĩa thống kê chính xác hơn.
Abstract
EFFECT OF BLASTOCYST CULTURE IN HUMAN IN
VITRO FERTILIZATION
Objective: To compare the effect of blastocyst
culture to that of cleavage-embryo culture and
transfer in human in vitro fertilization (IVF).
Methods: We used the follow-up cross-sectional
descriptivestudy to analyse120 IVF cycles at Hue Center
for Reproductive endocrinology and Infertility of Hue
College of Medicine and Pharmacy Hospital (HUECREI)
from February 2014 to February 2015, including 25
blastocyst culture cycles and 95 cleavage-embryo
culture and transfer cycles. Patient selection criteria was
having at least 3 good quality embryos on day 3 and
being in agreement with having embryos cultured on
day 5. Blastocyst transfer was performed on day 5.
Results: The average number of retrieved
oocytes, fertilized oocytes, day 3 embryos and day
3 good quality embryos in the blastocyst culture
cycles (12,6±4,5, 7,6±3,5, 7,7±3,4 and 5,0±1,8,
respectively) were higher than on day 3 culture cycles
(8,9±4,8, 5,4±2,7, 4,1±2,1 and 2,6±1,5, respectively)
(p<0.05). The number of blastocyst was 2,6±1,5. The
blastocyst formation and good blastocyst formation
rates were 51,2% and 31,3%. The study showed that
the biochemical and clinical pregnancy rates of the
blastocyst culture group (52%, 44%, respectively) were
not statistically higher than those of the day 3 culture
group (32,2% and 25,4%).
Conclusion: The blastocyst formation and
good blastocyst formation rates from at least 3
good embryos on day 3 despite age of women
were encouraged because biochemical and clinical
pregnancy rates were better than those in cleavage-
embryo transfer. Multiple pregnancy rate was few due
to decreasing the number of embryos in transfer. We
recommended that it would have a further study with
larger sample size in order to evaluate statistically
significant correctly.
(In vitro fertilization – IVF). Đến nay, phương pháp này
đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển nhằm
nâng cao tỷ lệ thành công cho các chu kỳ điều trị về
cả phương diện lâm sàng và labo. Không giống phôi
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
55
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(1), 54-58, 2015
của các loài linh trưởng khác, phôi người ở giai đoạn
phân chia (ngày 2 hoặc 3) vẫn có thể thích nghi được
trong buồng tử cung cho đến ngày làm tổ (Sill và cs,
2010). Vào những năm 1990, việc chuyển phôi ngày
2 hoặc 3 vào buồng tử cung mặc dù không phù hợp
với sinh lý nhưng đã được sử dụng trong labo như
kỹ thuật thường quy. Để tăng tỉ lệ có thai trong các
chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản, người ta tăng số phôi
chuyển vào buồng tử cung. Theo đó, tỷ lệ đa thai sẽ
tăng theo số lượng phôi chuyển làm tăng nguy cơ
sản khoa như sẩy thai, đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh,
tỷ lệ tử vong do biến chứng và di chứng của đẻ non.
Chính vì vậy, xu hướng chung trong lĩnh vực hỗ trợ
sinh sản hiện nay theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ
(2013) cần áp dụng tiêu chuẩn giảm số phôi chuyển
vào tử cung, hướng đến chuyển 1 phôi và áp dụng
các kỹ thuật hỗ trợ khác giúp tăng tỷ lệ thành công.
Một trong các giải pháp vừa duy trì được tỷ lệ có
thai cao vừa giảm tỷ lệ đa thai là chọn lọc và chuyển
phôi đơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuyển
phôi nang đơn là kỹ thuật có thể tăng tỷ lệ có thai và
giảm đa thai (Kang và cs, 2011). Hiện nay, kéo dài nuôi
cấy phôi in vitro đến ngày 5 và chuyển phôi nang đang
được xem là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản nâng cao, cho phép chọn lọc phôi tốt và phù
hợp nhất cho chuyển phôi. Trong thời gian qua, Trung
tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Đại học Y
Dược Huế (HUECREI) cũng đã triển khai nuôi cấy phôi
nang và nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả nuôi cấy và chuyển phôi nang cũng như
một số yếu tố liên quan đến kết quả nuôi cấy.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực
hiện trên 120 chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống
nghiệm tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh,
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế (HUECREI), trong đó
gồm 25 chu kỳ nuôi cấy phôi nang (phôi ngày 5) và 95
chu kỳ nuôi cấy – chuyển phôi ngày 3 trong thời gian
từ tháng 02/2014 đến 02/2015.
Tiêu chuẩn chọn vào nhóm nghiên cứu nuôi cấy
đến phôi nang là có ít nhất 3 phôi tốt (G1) vào ngày 3
nuôi cấy và bệnh nhân đồng ý.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân vô sinh đến điều trị thụ tinh trong
ống nghiệm được chọc hút trứng sau khi kích thích
buồng trứng (KTBT) theo phác đồ GnRH antagonist.
Phức hợp trứng-tế bào hạt thu được sẽ được nuôi cấy
trong G-IVF plus (Vitrolife, Thụy Điển), sau đó xử lý với
Hyase 10X (Vitrolife, Thụy Điển). Tinh trùng được xử
lý với Sil Select (Fertipro, Bỉ) và Flushing (Fertipro, Bỉ).
Quy trình tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (intra
cytoplasmic sperm injection – ICSI) được thực hiện
như quy trình thường quy chuẩn. Trứng sau đó được
nuôi cấy đơn trong G1 plus (Vitrolife, Thụy Điển) ở tủ
nuôi cấy Galaxy 170S 370C, 8% O2, 5% CO2.
Đánh giá phôi ngày 3 theo tiêu chuẩn của Scott
(2003) vào 66-68 giờ sau ICSI: (1) Phôi tốt (G1): phôi
6-8 tế bào, <10% mảnh vỡ, kích thước đồng đều, phôi
bào đối xứng; (2) Phôi khá (G2): phôi 6-8 tế bào, 10-
20% mảnh vỡ, kích thước đồng đều hoặc không, phôi
bào đối xứng hoặc không; (3) Phôi xấu (G3): số lượng
phôi bào không phải 6-8, >20% mảnh vỡ, kích thước
không đều, phôi bào không đối xứng.
Các trường hợp đủ điều kiện nuôi cấy phôi nang
sẽ chọn các phôi loại I để chuyển sang môi trường
G2 plus (Vitrolife, Thụy Điển) và nuôi cấy trong tủ
cấy Galaxy 170R 370C, 5% O2, 5.5% CO2. Vào ngày 5
(114-116 giờ sau ICSI), tiến hành kiểm tra và đánh giá
phôi nang theo tiêu chuẩn cải tiến của Gardner và
Schoolcraft (1999):
(I) Sự tạo nang (blastocoel formation) và độ nở
rộng của phôi (expansion):
(1) Khoang phôi nang < 1/2 thể tích phôi (phôi
nang giai đoạn sớm – early blastocyst).
(2) Khoang phôi nang > 1/2 thể tích phôi (phôi
nang – blastocyst).
(3) Khoang phôi nang chiếm đầy thể tích của phôi
(phôi nang hoàn toàn – full blastocyst).
(4) Khoang phôi nang lớn hơn ở phôi nang giai
đoạn sớm và màng trong suốt mỏng dần (phôi nang
nở rộng – expanded blastocyst).
(5) Lá nuôi phôi thoát bắt đầu thoát ra khỏi
màng trong suốt (phôi đang thoát màng – hatching
blastocyst).
(6) Lá nuôi phôi thoát hoàn toàn ra khỏi màng
trong suốt (phôi thoát màng – hatched blastocyst).
(II) Khối tế bào bên trong (inner cell mass – ICM)
được đánh giá như sau:
(A) Nén chặt và nhiều tế bào
(B) Gom thành từng nhóm lỏng lẻo và có ít tế bào
(C) Rất ít tế bào
(D) Không có tế bào hay đang thoái hóa.
(III) Nhóm các tế bào lá nuôi (trophectoderm cells
– TC) có thể được chia thành 4 dạng
(A) Nhiều tế bào kết thành một lớp biểu bì dính chặt
(B) Ít tế bào và kết thành một lớp lỏng lẻo
(C) Rất ít tế bào
(D) Không có tế bào hay đang thoái hóa
toàn bộ 25 chu kỳ có chuyển phôi. Trong số 95 chu kỳ
nuôi cấy ngày 3 (nhóm 2) có 59 chu kỳ chuyển phôi
được chuyển phôi tươi.
4. Bàn luận
Để đảm bảo tỷ lệ thành công và giảm nguy cơ
đa thai trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản, việc nuôi cấy và
chọn lọc phôi có khả năng làm tổ cao nhất trở thành
một yếu tố quan trọng. Nâng cao chất lượng phôi
chuyển nhờ việc nuôi cấy dài ngày đến giai đoạn
phôi nang là một xu hướng tất yếu của lĩnh vực hỗ
trợ sinh sản. Phương pháp này dựa trên cơ sở chỉ có
những phôi có chất lượng tốt về mặt di truyền và
khả năng phát triển tốt mới có thể tiến triển đến giai
đoạn phôi nang vào ngày 5 sau khi thụ tinh. Nuôi
cấy đến giai đoạn phôi nang giúp nâng cao được tỉ
lệ làm tổ lên đến 60-70%. Thời điểm phôi nang được
chuyển vào tử cung ở ngày 5 là hoàn toàn phù hợp
với sinh lý phát triển và tăng khả năng làm tổ vào
niêm mạc tử cung.
Trong tổng số 120 chu kỳ được nghiên cứu, có 25
chu kỳ được tiến hành nuôi cấy đến phôi nang, còn
lại 95 chu kỳ thực hiện nuôi - chuyển phôi ngày 3.
Đặc điểm bệnh nhân của 2 nhóm thể hiện ở bảng 1,
không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm ở độ tuổi
người vợ. Trong nghiên cứu, độ tuổi của bệnh nhân
khá cao (trung bình trên 35tuổi). Theo Langley và
cs (2014), sự tạo thành phôi nang giảm khi độ tuổi
bệnh nhân cao, tương tự như báo cáo của Coskun và
cs (2000) tỷ lệ có thai của nhóm có độ tuổi trên 35
thấp hơn so với các nhóm có độ tuổi thấp hơn. Đây là
một yếu tốbất lợicho việc thụ tinh trong ống nghiệm
nói chung và sự tạo thành phôi nang nói riêng.Ngoài
độ tuổi, số lần thất bại trong các chu kỳ điều trị trước
đó, đáp ứng của buồng trứng, số lượng và chất lượng
phôi là các yếu tố quan trọng để tiên lượng bệnh.
Bệnh được tiên lượng tốt cho tỷ lệ có thai khi chuyển
phôi ngày 5 cao hơn chuyển phôi ở giai đoạn phân
chia (Glujovsky và cs, 2012).
Nhóm nuôi cấy phôi nang (nhóm 1) có số phôi
ngày 3 cao hơn nhóm nuôi cấy phôi ngày 3 (nhóm
2), lần lượt là 7,7 ± 3,4 và 4,1 ± 2,1. Số phôi tốt ngày 3
của nhóm 1 đạt 5,0 ± 1,8, trong khi nhóm 2 chi đạt 2,6
± 1,5. Chang và cs (2010) cho rằng chỉ định của bác
LÊ MINH TÂM, NGUYỄN THỊ THÁI THANH, CAO NGỌC THÀNHPHỤ KHOA - NỘI TIẾT - VÔ SINH
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
56
Phôi nang được đánh giá là tốt khi đạt 3AA trở lên.
Chuyển phôi được thực hiện vào ngày 5.Số phôi nang
chuyển được quyết định dựa vào độ tuổi vợ và chất
lượng phôi nang. Khi người phụ nữ < 35 tuổi, chuyển
tối đa 1 phôi nang tốt, từ 35 tuổi trở lên tối đa 2 phôi
nang tốt. Trong mọi trường hợp tổng số phôi chuyển
không quá 3.
Kết quả chu kỳ điều trị dựa vào xét nghiệm beta-
hCG vàthai lâm sàng. Thử thai thực hiện vào 14 ngày sau
khi chọc hút trứng, beta-hCG >25 mIU/ml được xem là
dương tính. Tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate)
được tính bằng tỷ lệ phần trăm các trường hợp có thai
lâm sàng trên tổng số các trường hợp chuyển phôi.
Thai lâm sàng được ghi nhận khi xác định được hình
ảnh túi thai và đo được tim thai vào khoảng 3 tuần sau
khi có xét nghiệm beta-hCG dương tính. Tỷ lệ đa thai
bằng tỷ lệ phần trăm các trường hợp đa thai trên tổng
số trường hợp có thai lâm sàng.
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 với sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p< 0,05.
3. Kết quả
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
25 chu kỳ nuôi cấy phôi nang ngày 5 (nhóm 1) với
Nhóm 1 (n=25) Nhóm 2 (n=95) p
Tuổi trung bình người vợ 35,7 ± 4,2 35,9 ± 5,3 p> 0,05
Thời gian vô sinh (năm) 6,0 ± 3,4 5,5 ± 3,2 p > 0,05
Loại vô sinh:
- Nguyên phát
- Thứ phát
56,5%
43,5%
63%
37%
p >0,05
Số lần thực hiện IVF/ICSI
- Lần 1
- Lần ≥ 2
76%
24%
85,3%
14,7%
p >0,05
Nguyên nhân vô sinh:
- Do yếu tố chồng
- Suy buồng trứng sớm
- Buồng trứng đa nang
- Do vòi tử cung
- U xơ tử cung
- Không rõ nguyên nhân
36%
4%
16%
24%
8%
12%
52,6%
7,4%
13,7%
14,7%
10,5%
1,1%
p >0,05
Số ngày KTBT trung bình 9,0 ± 3,0 8,7 ± 1,3 p >0,05
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nhóm 1(n=25) Nhóm 2(n=59) p
Beta-hCG (+) 13 (52%) 19 (32,2%) p>0,05
Thai lâm sàng 11 (44%) 15 (25,4%) p>0,05
Đa thai 2 (18,2%) 3 (20,0%) p> 0,05
Bảng 3. Kết quả có thai của các chu kỳ chuyển phôi
Nhóm 1 (n=25) Nhóm 2 (n=95) p
Số trứng thu được 12,6 ± 4,5 8,9 ± 4,8 p < 0,05
Số trứng trưởng thành 9,7 ± 4,7 7,2 ± 3,7 p < 0,05
Số trứng thụ tinh 7,6 ± 3,5 5,4 ± 2,7 p < 0,05
Số phôi ngày 3 7,7 ± 3,4 4,1 ± 2,1 p < 0,05
Số phôi tốt ngày 3 5,0 ± 1,8 2,6 ± 1,5 p < 0,05
Số phôi nang ngày 5 2,6 ± 1,5
Tỷ lệ phát triển thành phôi nang (64/125) 51,2 %
Tỷ lệ phôi nang tốt (20/64) 31,3 %
Số phôi chuyển trung bình 1,8 ±0,6 2,6 ± 0,5 p > 0,05
Bảng 2. Kết quả nuôi cấy phôi
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
57
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(1), 54-58, 2015
sỹ trong việc chuyển phôi ngày 3 hoặc ngày 5 có thể
một phần dựa vào số trứng thu được, tức là ở những
trường hợp có số trứng thu được cao thì khả năng có
phôi nang cao hơn.Tỷ lệ phôi ngày 3 phát triển thành
phôi nang của chúng tôi đạt 51,2%, cao hơn so với
báo cáo của Coskun và cs (2000) là 28%, của Nicholas
và cs (2007) là 24,7%. Theo Langley và cs (2014), tỷ lệ
tạo thành phôi nang từ phôi ngày 3 tăng dần từ năm
1998-2013. Theo tác giả, vào năm 2013, tỷ lệ này đạt
62% cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Vào ngày 5, chúng tôi thu được 31,3% phôi nang
tốt (>3AA), tương đương với kết quả nghiên cứu của
Landuyt và cs (2005) là 31,3%.Các phôi nang tốt này
được lựa chọn để chuyển phôi ngày 5. Trong 25 chu kỳ
nuôi cấy phôi nang, chúng tôi đều thu được ít nhất 1
phôi nang/chu kỳ. Mỗi chu kỳ chuyển phôi nang có số
phôi trung bình dưới 2. Kết quả này đáng khích lệ bởi
vì có các nghiên cứu đã phải hủy chu kỳ chuyển phôi
vì không có phôi chất lượng thích hợp để chuyển vào
ngày 5 (Chang và cs, 2010). Việc thiếu hụt các chỉ thị
tiên đoán sự phát triển của phôi nang làm tăng nguy
cơ không có phôi chuyển mặc dù ở ngày 2 hoặc ngày
3 phôi vẫn phát triển bình thường. Tanaka và cộng sự
(2013) đã nghiên cứu các yếu tố quan sát thấy ở ngày
3 liên quan đến khả năng tạo phôi nang bao gồm: số
phôi bào, tỷ lệ mảnh vỡ và kích thước các phôi bào.
Theo đó, phôi ngày 3 ở giai đoạn 8 tế bào, tỷ lệ mảnh
vỡ 0% và phân chia đồng đều là phôi có khả năng
phát triển thành phôi nang loại tốt cao nhất.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ có
thaisinh hóa và thai lâm sàng của chu kỳ chuyển
phôi nang khá cao (52% và 44%) so với chuyển phôi
ngày 3 (32,2% và 25,4%). Tỷ lệ thai lâm sàng chúng tôi
cao hơn nghiên cứu của Coskun (2000) 39%, tương
đương với kết quả của Bungum (2003) là 52,5% hay
báo cáo của Kang (2011) 51,2%. Freeman và cs (2000)
báo cáo kết quả ở những bệnh nhân trên 39 tuổi có
hơn 10 trứng cho tỷ lệ có thai sau khi chuyển phôi
nang tốt hơn chuyển phôi ngày 3 (lần lượt là 66,7% và
10,5%, p<0,05). Nhóm tác giả cho rằng bệnh nhân có
độ tuổi cao (trên 39) phải có đáp ứng buồng trứng tốt
mới thích hợp chuyển phôi ngày 5. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, mặc dù độ tuổi người vợ trung bình
trên 35 nhưng có số trứng thu được cao 12,6 ± 4,5
nên cho tỷ lệ có thai khả quan.
Tỷ lệ đa thai của 2 nhóm trong nghiên cứu nàygần
tương đương nhau (lần lượt là 18,2% và 20%) mặc
dù số phôi chuyển trung bình cao hơn trong nhóm
chuyển phôi giai đoạn phân cắt.Kết quả này xấp xỉ
nghiên cứu của Zakova và cs (2000) với tỷ lệ đa thai
sau chuyển phôi nang và chuyển phôi ngày 3 lần lượt
là 5/29 (17,3%) và 11/56 (19,6%).Một số nghiên cứu
quan sát thấy tỷ lệ song thai của chuyển phôi nang
là cao (53%) bất kể chuyển chỉ 2 phôi (Gardner và cs,
1998). Do đó, cần thiết phảiáp dụng chuyển 1 phôi
nang đơn có chất lượng tốt để giảm đa thai trong khi
vẫn duy trì tỷ lệ có thai cao. Chọn lọc phôi nang để
chuyển có thể dựa thêm vào các đặc tính hình thái
khác như kích thước khối ICM, tốc độ phân cắt và độ
dày màng zona (Zakova và cs, 2000). Như vậy, nuôi
cấy phôi nang đã giúp chúng tôi tăng khả năng lựa
chọn được các phôi tốt từ ngày 3, có khả năng phát
triển thành phôi nang tốt để chuyển phôi. Hơn nữa,
chuyển phôi ngày 5 phù hợp với sinh lý hơn, thời gian
chuyển phôi tương đương với thời điểm làm tổ tự
nhiên của phôi.
Mặc dù các kết quả có thai của nhóm 1 cao hơn
nhóm 2 nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa
thống kê do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh
rằng tỷ lệ có thai của nhóm nuôi cấy ngày 3 thấp hơn
so với nhóm nuôi cấy phôi nang (Kang, 2011). Ngoài
ra, nghiên cứu của Magli (2000) còn chỉ ra có 51% các
phôi ngày 3 tốt nhất bị lệch bội, cao hơn 35% so với
phôi nang. Các phôi bị khiếm khuyết di truyền khó
có thể phát triển thành phôi nang, do đó việc chuyển
phôi nang giúp chọn lọc phôi có chất lượng tốt hơn.
Chuyển phôi ngày 2 hoặc 3 vào buồng tử cung cũng
có thể gây ra stress chuyển hóa khi phôi ở trong môi
trường dinh dưỡng khác nhau của tử cung, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của phôi (Gardner và cs,
1998). Nuôi cấy và chuyển phôi nang chính vì thế đã
và đang trở thành xu thế được các Trung tâm hỗ trợ
sinh sản trên thế giới áp dụng.
5. Kết luận
Nghiên cứu hiệu quả nuôi cấy phôi nang trong thụ
tinh ống nghiệm ghi nhận tỷ lệ tạo thành phôi nang
từ ít nhất 3 phôi tốt ngày 3 là 51,2% và số phôi nang
loại tốt chiếm 31,3%. Số phôi nang tạo thành trung
bình đạt 2,6 ± 1,5. Nghiên cứu cho kết quả có thai
sinh hóa, thai lâm sàng của nhóm nuôi cấy phôi nang
tương ứng là 52% và 44% cao hơn so với nhóm nuôi
cấy ngày 3 (lần lượt là 32,2% và 25,4%). Tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê có thể do số liệu
nghiên cứu còn ít. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp
tục triển khai kỹ thuật nuôi cấy phôi nang cho những
đối tượng phù hợp nhằm sáng tỏ hơn vai trò của kỹ
thuật này trong việc nâng cao tỷ lệ có thai và hướng
tới mục tiêu chọn một phôi tốt nhất để chuyển.
LÊ MINH TÂM, NGUYỄN THỊ THÁI THANH, CAO NGỌC THÀNHPHỤ KHOA - NỘI TIẾT - VÔ SINH
Tập 13, số 01
Tháng 05-2015
Tạp chí PHỤ SẢN
58
Tài liệu tham khảo
1. Bungum M, Bungum L., Humaidan P., Yding Andersen C.
Day 3 versus day 5 embryo transfer: a prospective randomized
study. Reproductive Biomedicine Online. 2003. 7(1):98-104
2. Chang W., Briton-Jones C., Buehler N., Danzer H., Surrey
M., Hill D.L. Day 3 versus day 5 embryo transfer in women of
dvanced maternal age. Fertility and Sterility. 2010. 93(5):7-9
3. Coskun S., Hollanders J., Al-Hassan S., Al-Sufyan H.,
Al-Mayman H., Jaroudi K. Day 5 versus day 3 embryo transfer:
a controlled randomizied trial. Human Reproduction. 2000.
15(9):1947-1952.
4. Freeman M.R., Howard K.G., Hinds M.S., Whitworth
C.M., Weitzman G.A., Hill G.A. Embryo transfer: a
retrospective comparison of day-5 blastocyst transfer
versus day-3 embryo transfer. Fertility and Sterility. 2000.
74(3):237-238.
5. Gardner DK, Schoolcraft WB, Wagley L., Schlenker
T., Stevens J., Hesla J. A prospective randomized trial of
blastocyst culture and transfer in in vitro fertilization.
Human Reproduction. 1998. 13(12):3432-40.
6. Gardner DK., Schoolcraft WB. In vitro culture of
human blastocyst. In Jansen R., Mortimer D (eds). Toward
Reproductive certainty: Fertility and Genetics Beyond 1999.
London: Parthenon Publishing 1991. 378-388
7. Glujovsky D., Blake D., Farquhar C., Bardach A.
Cleavage stage versus blastocyst stage embryo transfer in
assisted reproductive technology. Cochrane Database Syst
Rev. 2012. CD002118.
8. Kang SM., Lee SW., Jeong HK., Yoon SH., Lim JH., Lee
SG. Comparison of elective single cleavage-embryo transfer
to elective single blastocyst-embryo transfer in human IVF-
ET. The Korean Society for Reproductive Medicine. 2011.
38(1):53-60.
9. Landuyt VL., De Vos A., Joris H., Verheyen G., Devroey
P., Van Steirteghem A. Blastocyst formation in in vitro
fertilization versus intracytoplasmic sperm ịnection cycles:
ìnluence of the fertilization procedure. Fertilityand Sterility.
2005. 83(5):1397-403.
10. Langley M., Doody K., Doody K. Blastocyst formation:
16 year review of IVF and ICSI cycles. Fertility and Sterility.
2014. 102(3):625.
11. Magli MC., Jones GM., Gras L., Gianaroli L., Korman
I., Trounson AO. Chromosome mosaicism in day 3 aneuploid
embryos that develop to morphologically normal blastocysts
in vitro. Human Reproduction. 2000. 15:1781-6.
12. Nicolas H. Zech, Bernard L. Francoise P., Sabin V.,
Herbert Z., Pierre V. Prospective evaluation of the optimal
time for selecting a single embryo for transfer: day 3 versus
day 5. Fertility and Sterility. 2007. 88(1): 244-246.
13. Sill E.S., Palermo G.D. Human blastocyst culture
in IVF: current laboratory applications in reproductive
medicine practice. Romanian Journal of Morphology and
Embryology. 2010. 51(3):441–445.
14. Tanaka M., Suzuki H., Sakakibara K., Tanigiwa S.
Good-quality blastocyst formation rate expected from
embryo on the day 3. Fertility and Sterility. 2013. 100(3):373.
15. The Practice Committees of the American Society
for Reproductive Medicine and the Society for Assited
Reproductive Technology. Blastocyst culture and transfer
in clinical-assisted reproduction: a committee opinion.
Fertility and Sterility. 2013. 99(3): 667-672.
16. Záková J., Ventruba P., Crha .I, Petrenko M., Stastná
J. Does transfer of embryos at the blastocyst stage increase
the risk of multiple pregnancy? Scripta Medica (Brno). 2000.
73(3): 195–200.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
nghien_cuu_hieu_qua_nuoi_cay_phoi_nang_trong_thu_tinh_ong_ng.pdf