Nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông Thương Phẩm

LỜI MỞ ĐẦU Cơ sở hình thành đề tài: Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu về phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải phát triển để kịp đáp ứng. Những năm gần đây ngày càng nhiều công trình được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các công trình nhà cao tầng, công trình giao thông công chánh cũng như cải thiện môi trường đã và đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thành phố. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc quản lý chất lượng công trình (đặc biệt là chất lượng bê tông), tiến độ thi công cũng như chi phí thực hiện các công trình còn nhiều hạn chế do sử dụng nguồn bê tông tự trộn hoặc kém chất lượng đã dẫn đến nhiều công trình mới xây dựng đã nứt hoặc đổ vỡ. Rất nhiều công trình hiện đang trễ tiến độ làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong khu vực xung quanh cũng như phát sinh tăng chi phí của dự án như dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây, dự án cải thiện môi trường kênh Nhiêu Lộc (Nguồn: IBUILD | Báo giá xây dựng, danh bạ xây dựng, văn bản xây dựng, tin tức xây dựng). Làm thế nào để các công trình xây dựng được hoàn thành đúng tiến độ, chi phí và chất lượng ban đầu đã đề ra trở thành một vấn đề cần được quan tâm. Đê giải quyết vấn đề này Công ty Cổ phần Xây dựng& Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đang nghiên cứu xây dựng trạm trộn bê tông thương phẩm để đáp cho các công trình xây dựng của Hoà Bình cũng như cung ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đang nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 120m3/h tại nhà máy Xi Măng Sài Gòn tại ấp Long Sơn, phường Long Bình, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011. Mục tiêu của công ty sẽ hướng đến trong tương lai là sản xuất ra các chủng loại bê tông chất lượng cao, tăng sản lượng lên gấp nhiều lần để nhằm đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng và số lượng của các công trình lớn. Tạo ra được doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho xã hội. Các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng là những trung tâm tiêu thụ lớn bê tông tươi so với cả nước. Bê tông tươi cũng được sử dụng ở các công trình công nghiệp và hạ tầng lớn. Tốc độ tăng trưởng bê tông tươi là từ 15%-20% năm trong 15 năm qua và dự đoán mức tăng trưởng là mạnh trong tương lai mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ là thị trường chính của bê tông tươi và sẽ phục vụ các trung tâm tiêu thụ lớn trên toàn địa bàn TP Hồ chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong các giai đoạn tiếp theo của việc phát triển thị trường. Sự ra đời của ngành bê tông tươi Hoà Bình là để cung cấp nguồn cung bê tông chất lượng cao cho các công trình mà Hoà Bình xây dựng cũng như thị trường, cốt liệu chiến lược của công ty Hoà Bình được thiết lập thật chặt chẽ, được chia xẻ và truyền bá đến hai bộ phận bộ phận xây dựng công trình và bộ phận kinh doanh bê tông tươi. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài “ Lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm” của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình ở khu vực Nam để thấy được sự cần thiết phải đầu tư dự án trạm trộn bê tông thương phẩm Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào việc lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm để đưa ra sự cần thiết phải đầu tư dự án. Đồng thời chỉ gói gọn ở cấp độ phân tích khả thi của d ự án. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp sẽ sử dụng khi thực hiện đề tài: Phương pháp quan sát và phương pháp chuyên gia được sử dụng trong việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình.Áp dụng kiến thức về quản trị dự án đã được học, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm từ thực tế để lập báo cáo khả thi dự án trạm trộn bê tông thương phẩm Kết cấu khóa luận: Chương 1: Cơ sở lý luận & Cơ sở pháp lýChương 2: Sự cần thiết phải đầu tưChương 3: Hình thức, mục tiêu, địa điểm, quy mô đầu tư, phân tích sơ bộ về công nghệ, các điều kiện về cung cấp thiết bị, vật tư, NVL, hạ tầng kỹ thuậtChương 4: Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư

doc69 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khả thi dự án trạm trộn bê tông Thương Phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định rõ tốc độ tăng trưởng và nhu cầu ximăng của tòan xã hội theo từng năm. Năm 2005, nhu cầu thực tế xi măng của cả nước là 28,6 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2006 là 15,6 triệu tấn, cả năm 2006 sẽ là 31-32 triệu tấn phù hợp với dự báo nhu cầu trong quy họach theo phương án trung bình. Năm 2010 nhu cầu xi măng 46,8 triệu tấn và đến năm 2020 là 70 triệu tấn. Từ năm 2009 Việt Nam đã có đủ xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và không phải nhập khẩu nước ngoài và có một phần xi măng để xuất khẩu.         Sự phát triển của ngành công nghiệp bê tông – xi măng phụ thuộc vào sự phát triển, nhu cầu của đối tượng sử dụng. Do đó, chúng ta có thể kể ra những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cầu như sau:         + Tốc độ tăng trưởng GDP.         + Dân số và thu nhập đầu người.         + Quy mô thị trường.         + Sự phát triển của một số ngành( đòi hỏi mở rộng qui mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng….)         + Các yếu tố khác .. Thị trường mục tiêu bê tông thương phẩm Hoà Bình là: các công trình Hoà Bình thi công, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương. Hình 2.2 : Thị phần của các công ty bê tông miền Nam ( Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Chỉ Huy Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình ) Xu hướng xây nhà cao tầng gần đây ngày càng tăng, VN lại có nhiều khu vực có nền đất yếu, việc sử dụng bêtông nhẹ, chất lượng cao sẽ mang lại hiệu quả hết sức to lớn: Giảm tải cho công trình, dẫn tới giảm kinh phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu của nhà; giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng gạch nung đồng thời góp phần giảm tổng mức đầu tư xây dựng công trình 7-10%. Trước hiện tượng thị trường tiêu thụ xi măng – bê tông thương phẩm phía Nam tăng trưởng bình quân 11%/năm trong vài năm gần đây. Theo nhận định của giới chuyên môn, tiềm năng phát triển của thị trường xi măng – bê tông ở Việt Nam còn nhiều hứa hẹn nếu nhìn vào mức tiêu thụ xi măng bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay mới đạt gần 1 tấn/người/năm, chỉ bằng một phần tư so với Thái Lan, một phần năm so với Singapore hay Malaysia. Việc tìm kiếm thị trường và xây dựng dự án trạm trộn bê tông thương phẩm trong giai đoạn này là cơ hội vàng mà Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình không thể bỏ qua. Hiện nay với tốc độ phát triển xã hội ngày một cao, nhu cầu xây dựng, vật liệu xây dựng nói chung và nhu cầu tiêu thụ bê tông tươi nói riêng ngày một nhiều. Hiện nay trên địa bàn thì chỉ trên khu vực từ giáp ranh Tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đến khu vực TP.HCM đã có nhiều nhà đầu tư tiến hành đầu tư và đang cung cấp bê tông thương phẩm ra thị trường phục vụ cho các dự án xây dựng trên địa bàn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bê tông thương phẩm Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn đối với doanh nghiệp. Môi trường của tổ chức là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế ... nằm bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng chúng ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Môi trường của tổ chức bao gồm: môi trường vĩ mô hay còn gọi là môi trường tổng quát, môi trường vi mô hay còn goi là môi trường đặc thù. Mục đích xác định và hiểu rõ các điều kiện môi trường nào có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các việc ra quyết định của doanh nghiệp. Đó có thể chỉ đơn giản là những danh mục những ảnh hưởng chủ yếu đối với tổ chức. Danh mục này xác định những yếu tố môi trường nào mà doanh nghiệp thực sự thay đổi. Môi trường vĩ mô: Môi trường chính trị pháp luật: Môi trường chính trị và luật pháp có ảnh hưởng chính đến các cơ hội phát triển và các bất ổn trong môi trường kinh tế. Việt Nam đang xem xét một chính sách chính trị hòa bình và cởi mở, củng cố và tạo mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới; điều này làm giảm bớt những khó khăn của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài và nội địa tạo ra các cơ hội và thách thức với môi trường kinh doanh trong nước. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty, Luật doanh nghiệp... Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh. Với công nghệ xây dựng, môi trường đầu tư bây giờ đã trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với kết quả của việc ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật và bộ luật đầu tư nước ngoài, giảm tối thiểu thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho việc các doanh nghiệp tìm bạn hàng đối tác nước ngoài, chuyển giao công nghệ và từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm Tình hình kinh tế - x ã hội: Sự phát triển của các ngành công nghiệp khác(công nghiệp vật liệu xây dựng, các công trình thoát nước công cộng….) trong những năm gần đây đã thôi thúc và yêu cầu sự phát triển của ngành xây dựng. Xu hướng tiêu dùng các vật liệu nhẹ, có sức bền, chịu sự tác động của môi trường thay thế các sản phẩm thủ công như vữa bê tông….đã đa dạng hoá các sản phẩm xây dựng. Đây là một thị trường rất tiềm năng vì vậy cạnh tranh cũng rất gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu để thiết kế và cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và chú ý đến độ an toàn của người tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước những năm qua báo hiệu một nền kinh tế đang từng bước phát triển nhanh chóng. Thu nhập của người dân tăng lên, kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu của con người ngày càng cao luôn có sự thay đổi và hoàn mỹ, tác động trực tiếp đến nhu cầu xây dựng hoặc gián tiếp đến ngành công nghiệp xây dựng. Nhận định kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong năm 2009, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư và Tổng cục Thống kê cho rằng trong năm 2010, chủ động ngăn chặn lạm phát vẫn sẽ là mục tiêu cần ưu tiên bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, công ty cũng cho rằng cần tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế - xã hội theo vùng, địa phương, sản phẩm để tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả và bền vững. Trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng cuối năm 2009 đang có dấu hiệu phục hồi của một số nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Trên đà những kết quả đạt được của năm 2009, nhiều chuyên gia dự báo, nền kinh tế năm 2010 sẽ tiếp tục khởi sắc, họ tin tưởng vào khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2010, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ là nền tảng cơ bản để kinh tế Việt nam có bước phát triển và tăng tốc trong năm tới, khu vực xây dựng và dịch vụ sẽ có những đóng góp tích cực hơn trong năm tới. Riêng ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá trị tăng thêm giảm 2% so với cùng kỳ (giá trị sản xuất theo giá thực tế tăng 21,5%). Đây là nguyên nhân làm cho khu vực này tăng thấp hơn cùng kỳ. Môi trường vi mô: Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay tại khu vực phía Nam có 5 công ty lớn hàng đầu (cao cấp) là Lafarge, Holcim, Lê Phan, FiCO và Hồng Hà. Hồng Hà không phải là đối thủ ở nhóm cao cấp và cũng không là đối thủ lâu dài và họ đang muốn bán và đang tìm người mua. Holcim đang tăng thị phần qua các năm vì họ đẩy mạnh liên kết dọc. Holcim đang đẩy mạnh sự liên kết dọc hoàn toàn giữa xi măng, bê tông, cốt liệu, đặc biệt là ở thị trường phía nam nơi mà họ có sự hiện diện của xi măng. Hà Tiên cũng sẽ làm liên kết dọc với bê tông trong năm 2010. Nghi Sơn có thể sẽ coi bê tông như là một chiến lược tự vệ cho kênh phân phối xi măng xá của mình ở phía Nam. Ở miền Bắc và miền Trung các công ty xi măng dường như không đi theo liên kết dọc với bê tông và cốt thép vì thị trường rất tự do và nguồn cung cấp xi măng thì rất nhiều. Trong tình hình hiện tại, Holcim có chất lượng tốt hơn so với các đối thủ khác vì họ tập trung mạnh vào chất lượng xi măng tại TP.HCM. Thị trường được chia làm hai loại nhà sản xuất cao cấp và bình thường với tỷ lệ 28:72. Những đối thủ khác như Hải Âu, CCI, Mê Công, Soam, Hoàng Ngân…dường như không có khả năng phát triển và thị trường cũa họ giữ ở mức hiện tại cho đến 2010 Có một số nhà sản xuất nhỏ nước ngoài như UniEastem & Soam( Hàn Quốc) họ có một số lợi thế nhất định trong việc có được các dự án của Hàn Quốc. Hình 2.3: Sơ đồ bố trí hệ thống trạm trộn bê tông miền Nam ( Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình) Tuy nhiên, cũng chính vì cơ hội thị trường phía Nam rộng mở nên các đối thủ cạnh tranh của bê tông Hoà Bình trên cả nước đều muốn khai thác, và cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Khách hàng: Đối với sản phẩm bê tông thương phẩm khách hàng của công ty là: các công trình xây dựng của công ty; các công ty xây dựng; các nhà đầu tư.. Về hình thức mua bán: Khách hàng ký hợp đồng với công ty hoặc thỏa thuận qua đơn đặt hàng. Về hình thức thanh toán: khách hàng phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng và đơn đặt hàng. Khách hàng của bê tông Hoà Bình là các công trình lớn, trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, bê tông Hoà Bình luôn coi trọng việc tư vấn mọi vấn đề cần thiết cho khách hàng, quyền lợi của khách hàng khi ký kết một hợp đồng, một dự án nào đó cũng nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng. Ngoài ra về phía các Chủ đầu tư, chúng tôi luôn giữ đúng các cam kết khi tham gia phân phối dự án cho họ, vì vậy uy tín và niềm tin chúng tôi có được từ cả hai phía khách hàng và chủ đầu tư ngày càng nhiều. Nhà cung ứng: Hiện nay nguyên liệu đầu vào của ngành bê tông thương phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hợp đồng cung ứng nguyên liệu trước đó đã bị nhà phân phối nguyên liệu đơn phương hủy bỏ. Hiện tượng này gây nên sự khó khăn cho công ty và các nhà sản xuất khác trong ngành. Họ không có nguyên liệu thay thế và buộc phải lệ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu. Có nhiều doanh nghiệp đã phải ngưng trệ việc sản xuất, sản xuất cầm chừng hoặc tăng giá sản phẩm để bù đắp giá thành. Dẫn đến giá sản phẩm cao trong khi chẳng có gì đổi mới, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc giá nguyên vật liệu tăng cao đã khiến các DN sản xuất mặt hàng này chới với. Hoạt động sản xuất của các DN đều bị đình đốn, sản lượng giảm 30 - 50%, nhiều nơi chỉ sản xuất cầm chừng nhằm “giữ mối” và cho công nhân nghỉ việc… Một số DN phải thương lượng lại các giá trị hợp đồng lớn. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước chưa đủ khả năng cung cấp và đáp ứng yêu cầu đối với ngành công nghiệp xây dựng cả về chất lượng, số lượng và chủng loại. Sự mất cân đối cung cầu về nguồn nguyên vật liệu và sự tăng cường đầu cơ của các nhà cung ứng, hệ thống phân phối nguồn nguyên liệu tạo nên sự khan hiếm. Vì thế các nhà sản xuất dễ bị gây áp đảo hay chịu bất lợi về phía mình trong các cuộc thương lượng giá với các nhà cung cấp. Do đặc điểm của công ty là xây dựng và kinh doanh địa ốc. Mà nhu cầu mặt hàng này trong xã hội hiện nay rất lớn, nhất là giai đoạn đất nước ta hiện nay đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy đòi hỏi công ty luôn có phương án sản xuất kinh doanh thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình quan niệm rằng việc đóng góp một phần vào việc xây dựng xã hội phát triển bền vững là tất yếu. Do đó đưa ra chính sách đối với xã hội. Chính sách này bao gồm những cam kết sau đây: 1.   Tuân thủ pháp luật Việt Nam về lao động; tôn trọng các công ước quốc tế được nêu trong phần II của Tiêu chuẩn SA 8000: 2001 và những giải thích của các công ước đó. 2.   Thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV và bảo vệ môi trường cho cộng đồng. 3.   Phổ biến các quy định về Chính sách Trách nhiệm Xã hội đến toàn thể CBCNV, kể cả các Công ty thành viên, nhà thầu phụ, nhà cung cấp để mọi người đều thấu hiểu, ủng hộ và thực hiện. Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình cam kết sẽ xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000:2001, hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000:2004 nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức trong toàn Công ty về các vấn đề này. Điều này cho thấy Công ty luôn lo ngại về nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào(xi măng), đây là điểm khó khăn của Hòa Bình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng ngược lại Công ty nằm trên địa bàn thuận lợi về nguồn tài nguyên, nguyên liệu, đường giao thông. Tập trung nhiều cở sở chế biến nguyên vật liệu, đại lý lớn của các công ty chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng tập trung nhiều khu công nghiệp - nơi sản xuất và cung cấp các sản phẩm đầu vào đối với Công ty. Chính với những thuận lợi nêu trên, năng lực tiếp cận và mua nguyên vật liệu luôn ổn định và thuận lợi. Hiện tại, nếu so sánh tương quan giữa các công ty sản xuất bê tông thì Hoà Bình có lợi thế rất lớn không lo ngại về lượng cầu với lợi thế này Hòa Bình có thể tiến thẳng trong việc đầu tư công nghệ để có thể sản xuất các loại bê tông chất lượng cao để phục vụ cho thị trường xây dựng đòi hỏi ngày càng cao và kỹ thuật phức tạp. Điểm mạnh( Strengths): Công ty Hoà Bình trong những năm qua luôn được bình chọn giải “ Sao vàng đất Việt” và được tín nhiệm của người tiêu dùng và cái tên Hòa Bình dần trở thành thương hiệu đáng tin cậy về mọi mặt, được mọi người biết đến như một công ty kinh doanh có đạo đức. Công ty Hoà Bình có trụ sở nằm tại trung tâm lớn của TP.HCM. Những lợi thế mà TP.HCM có được thì công ty đều được tiếp cận, cơ hội phía trước dành cho công ty là rất lớn. Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng cho ngành xây dựng. Với một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình tâm huyết với ngành và đại đa số nhân viên cũng như công nhân đều được đào tạo, huấn luyện chuyên môn và có tay nghề cao, đây cũng chính là nòng cốt của công ty. Không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu( Weaknesse): Nguồn nhân lực trong ngành sản xuất bê tông còn non kém. Không có các chính sách để giữ nhân tài. Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, không chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức còn chịu sự chi phối của công ty. Chính sách về giá chưa hợp lý với nền kinh tế thị trường. Cơ cấu quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản rất cao. CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ ĐẦU TƯ, PHÂN TÍCH LỰA CHỌN SƠ BỘ VỀ CÔNG NGHỆ, CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ CUNG CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ, NVL, HẠ TẦNG KỸ THUẬT Hình thức đầu tư. Để đảm bảo chất lượng và đáp ứng được các nhu cầu khách hàng về chất lượng và số lượng thì công ty phải đầu tư mới đồng bộ công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, hệ thống điều khiển bằng PLC, khí nén, thủy lực, và được bố trí tối ưu trên các mặt bằng đã lựa chọn. Tổ chức hoạt động: Theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình. Tổ chức đầu tư, địa điểm đầu tư. Tổ chức đầu tư: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo các quy định về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản trong Nghị Định số 12/2009/NĐ-CP ngày10/02/2009 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nguồn vốn đầu tư : Vốn tự có của Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình. Địa điểm đầu tư dự kiến: Trạm 1: Địa điểm: ấp Long Sơn, phường Long Bình, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích sử dụng đất dự kiến cho trạm 1: 5000m2, bao gồm diện tích đặt trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi xà bần và bãi đậu xe. Vị trí đặt trạm trộn gần mỏ đá Hóa An, cát Tân Ba, Xi măng Sài Gòn là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất Bê tông tươi. Chính vì thế mà Công ty đã chọn địa điểm này vì có nhiều ưu điểm về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ. Trạm 2: Địa điểm: Sân Bay, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích sử dụng đất dự kiến cho trạm: 5000m2, bao gồm diện tích đặt trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi xà bần và bãi đậu xe. Trạm 3: Địa điểm Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích sử dụng đất dự kiến cho 3 trạm: 5.000m2, bao gồm diện tích đặt trạm, diện tích nhà văn phòng, thí nghiệm, vệ sinh, sân đường, kho bãi, bãi Mục tiêu đầu tư: Hòa Bình sẽ đầu tư mới các trạm trộn cố định và thực hiện trạm trộn công trường ở các vùng kinh tế phát triển tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi có giá bán cao hơn các vùng thị trường khác; và mở rộng thị trường đến phía Bắc TP HCM và Đồng Bằng Sông Cửu Long nơi các yếu tố của thị trường thỏa mãn các yêu cầu phát triển của công ty. Nhóm phát triển dự án đã nghiên cứu một số địa điểm để lập trạm trộn. Cuối cùng, nhóm đã chọn và đề nghị thành lập mạng lưới trạm trộn bê tông Hòa Bình tại các địa điểm như sau: Nam Sài Gòn, Q9/Thủ Đức, Hốc Môn/Củ Chi, Tân Bình/Bình Tân, Q2/Thủ Thiêm, đây là các nơi mà công ty khởi đầu các trạm trộn cố định của mình. Trong các địa điểm đã chọn, tất cả các đối thủ lớn như Holcim, Lafarge, Lê Phan, họ đã có 2 trạm trộn trong khu vực này. Bên cạnh đó, công ty còn theo đuổi các trạm trộn công trình cho các dự án lớn như đường cao tốc, metro, nhà máy nhiệt điện, sân bay. Do đó, công ty có lẽ phải dựng trạm công trường tại các địa điểm dự kiến đã chọn trong thời gian tới, có thể triển khai song song cùng các trạm trộn cố định, qua phân tích các chỉ số tài chính cho thấy mức lợi nhuận thỏa mãn các đánh giá về rủi ro kinh tế. Mục tiêu mà bê tông Hòa Bình sẽ hướng tới là sẽ sản xuất ra các loại bê tông chất lượng cao (bê tông chảy, tỏa nhiệt thấp, bền sulphate…) đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. Hòa Bình sẽ tạo dựng danh mục sản phẩm tốt và phù hợp. Các sản phẩm được đặt tên theo tính chất vật lý và khả năng hoạt động của chúng cho từng hạng mục của công trình. Cơ sở lựa chọn phương án đầu tư: Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại, khả năng tăng trưởng của thị trường xây dựng ở Việt Nam nói chung và khu vực phía đông thành phố nói riêng. Trong đó theo đánh giá ở phần phân tích thị trường, để đáp ứng nhu cầu sản phẩm bê tông tươi thị trường khu vực từ năm 2010-2014 là rất lớn. Minh chứng cho sự phát triển của thị trường bê tông đó là tiến độ của các dự án lớn như Cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông Tây, Hầm Thủ Thiêm, Cầu Nguyễn Văn Cừ, Hệ thống cảng Phú Mỹ, Đường cao tốc Bình Lợi, Tân sơn Nhất, Cầu Bình Lợi. Trên cơ sở nghiên cứu công nghệ và thiết bị qua khảo sát công nghệ sản xuất bê tông tươi ở Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Châu Âu . . . Tham khảo thông tin về các modul thiết bị công nghệ tối ưu đã được giới thiệu nhằm hợp lý hóa suất đầu tư. Căn cứ vào xu thế phát triển và khách hàng của nghành bê tông tươi ở Việt Nam trong tương lai. Căn cứ trên cơ sở nghiên cứu độ cứng và các tính chất cơ lý của hỗn hợp bê tông và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông như: Hàm lượng nước, kích thước hạt cốt liệu, cấp phối hạt, hình dạng cốt liệu, phụ gia Quy mô đầu tư: Căn cứ vào chiến lược phát triển của Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình, xuất phát từ các mục tiêu của Dự án, từ nhu cầu thị trường dự báo cho giai đoạn từ 2010 trở đi cũng như khả năng cung cấp nguyên liệu, phương án đầu tư được lựa chọn như sau: Công suất trạm 1 : 90 m3/h. Công suất trạm 2 : 120 m3/h. Công suất trạm 3 : 120 m3/h. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của dự án : Bê tông được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, ACI và yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Các loại bê tông Hòa Bình sẽ sản xuất: Bê tông thông thường: Mác 100, 200, 250, 300. Bê tông mác cao: Mác 350, 400, 450, 500, 600. Bê tông sỏi nhẹ: Sử dụng cốt liệu sỏi nhẹ. Bê tông trượt: Sử dụng cho thi công côppha trượt. Bê tông không co ngót: Sử dụng phụ gia không co ngót. Bê tông chống thấm: Sử dụng phụ gia chống thấm. Bê tông thời gian đông kết nhanh: Dùng phụ gia đông kết nhanh.... Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và giải pháp quản lý bảo vệ môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường như bụi, khí thải, nước sản xuất, nước sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và sản xuất…v..v .. Các vấn đề tác động đến môi trường văn hóa xã hội như: ngập úng tạm thời, làm hư đường giao thông xung quanh khu vực đầu tư dự án, ảnh hưởng đến giao thông của khu vực, cản trở giao thông, vấn đề xã hội do tập trung công nhân xây dựng Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường, tác động đến kinh tế xã hội: Tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, sự cố sụt lún công trình. Giải pháp quản lý bảo vệ môi trường. Giảm thiểu khí thải: Giảm thiểu tác động do tiếng ồn Nước mưa chảy tràn: N ước thải sinh hoạt: Giảm thiểu ô nhiễm nước thải do hoạt động xây dựng: Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt: Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải xây dựng: Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại: Giảm thiểu sự cố môi trường tác động tới kinh tế xã hội. Các giải pháp trên thực hiện trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành Đặc điểm về công nghệ sản xuất: Hiện nay, công nghệ sản xuất sản phẩm bê tông tươi chỉ có một loại công nghệ là công nghệ ướt. Vì công ty đã chạy thử 1 trạm tại ấp Long Sơn, phường Long Bình, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh nên đã có kinh nghiệm về sản xuất, do đó khi hoàn thành công tác đầu tư, dự kiến các trạm sẽ sản xuất ngay các loại sản phẩm bê tông từ mác trung bình, mác cao và các loại bê tông đặc biệt, tỷ lệ phế phẩm nằm ở mức 2%. LỰA CHỌN VẬT LIỆU THIẾT KẾ CẤP PHỐI TRỘN CHUYÊN CHỞ ĐỔ BÊ TÔNG ĐẦM CHẶT BẢO DƯỠNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Các bước trong sản xuất bê tông thương phẩm Thuyết minh các bước trong sản xuất bê tông: Lựa chọn vật liệu: đây là bước ban đầu và cũng là bước cực kỳ quan trọng trong công tác sản xuất bê tông. Vì giai đoạn này ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, và giá thành của sản phẩm bê tông. Thiết kế cấp phối: là giai đoạn đưa ra số lượng chi tiết các thành phần trong cốt liệu bê tông, tỷ lệ xi măng – nước, loại phụ gia, lượng phụ gia, số lượng cát, số lượng đá… giai đoạn này ảnh hưởng đến chất lượng (Mac) bê tông. Trộn: Trộn bê tông là giai đoạn tạo sự đồng nhất cho hổ hợp bê tông tươi, thời gian trộn không quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và năng lượng, nhưng cũng không được quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến độ đồng đều của bê tông dẫn đến chất lượng bê tông kém, không đạt yêu cầu của khách hàng và Tiêu Chuẩn Việt Nam. Chuyên chở: Sử dụng xe trộn chuyên dụng để chở bê tông, đặc biệt là khi vận chuyển phải để xe trộn bê tông liên tục để tránh phân tầng bê tông, dẫn đến không đồng đều, giảm đi độ sụt theo yêu cầu. Đổ bê tông: đây cũng là công đoạn quan trọng. Vì nếu đổ không đúng cách sẽ dẫn đến bê tông không lấp đầy hết cốt liệu (tạo lổ rỗng trong khối bê tông) dẫn đến giảm cường độ. Đầm chặt: Giai đoạn này làm cho bê tông nén lại, xóa bỏ bớt lỗ rỗng do bọt khí, do tự nhiên sinh ra, tạo sự ổn định của khối bê tông. Bảo dưỡng: Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng nó quyết định đến cường độ, chất lượng bê tông. Tránh đi các vết nứt làm giảm cường độ. Kiểm tra chất lượng: là giai đoạn cuối cùng để xác định lại kết quả của khối bê tông đã đổ. Lựa chọn về công nghệ: Lựa chọn thiết bị cho các trạm trộn: Hiện tại trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất của các nước đã cung cấp hệ dây chuyền sản xuất bê tông tươi tại Việt Nam như: Hàn Quốc, Ý, Thái Lan. Một số tiêu chí dùng làm cơ sở ban đầu để lựa chọn thiết bị như sau: Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư cao nhất là thiết bị của Châu Âu kế đến là của Hàn Quốc và Thái Lan. Chi phí đầu tư thiết bị hoàn toàn của Việt Nam sản xuất là thấp nhất, đảm bảo được các yếu tố như: suất đầu tư thấp, thời gian đầu tư nhanh, giá thành sản phẩm hạ tăng sức cạnh tranh với thị trường, nhưng chất lượng sản phẩm đầu ra khó ổn định và không thể sản xuất được các loại bê tông đặc biệt. Qua kết quả tham quan các trạm bê tông như: Soam Vi Na, MêKong Việt Nam, Hoàng Ngân, Hồng Hà, Mê kong Úc, Trà My, Sonadezi, Kim Long, Sin You, Bê tông Biên Hòa, LêPhan, RDC, SMC, Invesco, Hồng Lĩnh, Sino Pacific, Becamex …Hầu hết các trạm này đều sử dụng thiết bị trộn của châu Âu kết hợp với một số thiết bị sản xuất trong nước, chất lượng sản phẩm rất đảm bảo, thỏa mãn được các yêu cầu của thị trường trong nước. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết bị, con người, công nghệ và chất lượng nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên việc đầu tư thiết bị trong nước hay nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chi phí đầu tư của 1 trạm trộn bê tông phụ thuộc vào các thiết bị chính như: Nồi trộn: Hiện nay các công ty bê tông thường sử dụng các nồi trộn có công nghệ sản xuất của các nước như Ý, Đức, Nhật, Hàn Quốc. Phần mềm điều khiển. Vít tải xi măng. Các Loadcell cân định lượng. Bộ lọc bụi cho silo xi măng. Ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều công ty chuyên cung cấp dây chuyền sản xuất trạm trộn bê tông, riêng khu vực phía nam cũng có nhiều đơn vị sản xuất có uy tín như công ty Hoàng Thịnh, Công Ty Vinh Sơn, Công ty Hitech, Công ty Lạc Hòa, các đơn vị này kết hợp các thiết bị chính của châu Âu, Hàn Quốc…và các thiết bị trong nước, có ưu điểm là chi phí đầu tư tương đối thấp mà vẫn đảm bảo được các tính năng kỹ thuật, đảm bảo cho sản xuất các sản phẩm có yêu cầu cao. Giá thành của trạm bê tông sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp của các thiết bị chính được nhập, dưới đây là bảng so sánh chi phí của các thiết bị chính ảnh hưởng đến giá thành của trạm bê tông. TT Nội dung Công nghệ Ý, sản xuất tại ZhuHai, Trung Quốc Nồi BHS, Công nghệ Đức. Nồi Handmix của Hàn Quốc Nồi KYC của Nhật 1 Nồi trộn có công suất thực là 2m3 43,000 USD 60,000 USD 35,000 USD 80,000 USD 2 Nồi trộn có công suất thực là 3m3 65,000 USD 85,000 USD 55,000 USD 120,000 USD TT Nội dung Phần mềm điều khiển dùng PLC, trong nước Commad akon 1 Phần mềm điều khiển trạm trộn bê tông 7,000 USD 32,000 USD. Độ bền và tuổi thọ của các thiết bị: Độ bền của thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào thành phần cơ lý của nguyên liệu, độ đồng nhất của nguyên liệu và công tác vận hành, chế độ duy tu bão dưỡng định kỳ. Hầu hết các thiết bị chỉ phải thay thế các chi tiết bắt buộc theo định kỳ như bàn tay trộn, tấm lót máy trộn, băng tải, vít tải, bạc đạn, . . . vì đây là các chi tiết liên tục làm việc trong môi trường phải cọ xát cơ học đối với nguyên vật liệu. Ngay cả đối với thiết bị ngoại nhập sau thời gian sử dụng đều phải thay thế. Về điện năng đối với dây chuyền thiết bị sản xuất bê tông thông thường công suất từ 120m3/h là từ 150 – 210KVA cho toàn bộ trạm. Về công suất thiết kế của dây chuyền: Các thiết bị nhập ngoại thường có công suất lớn (tối thiểu là 90 m3/h). Về vấn đề giảm thiểu tác động môi trường: Đối với tiếng ồn: được khắc phục bằng công nghệ chế tạo hiện đại. Đối với dây chuyền Việt Nam, thiết bị phát ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến môi trường là máy trộn bê tông. Do vậy, thiết bị này thường được thay thế bằng máy ngoại nhập của Ý. Đối với bụi xi măng : sử dụng hệ thống lọc bụi kiểu tay áo là hiệu quả và thiết kế vị trí hợp lý trong dây chuyền. Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và hạ tầng kỹ thuật Nguyên liệu sản xuất: Khi ba trạm đi vào hoạt động dự kiến sản xuất tối đa là 366,612 m3 bê tông tươi/năm. Nguyên liệu chính để sản xuất bê tông là xi măng, cát, đá, nước, phụ gia. Xi măng: sử dụng xi măng được sản xuất tại Nhà máy Xi Xăng Sài Gòn chất lượng đạt tiêu chuẩn PCB 40 và xi măng OPC do xi măng Sài Gòn cung cấp. Vì các trạm đặt trong khuôn viên nhà máy Ximăng nên lượng xi măng luôn đảm bảo về số lượng, không gây ảnh hưởng đến công tác sản xuất bê tông. Các trạm đặt tại Q7, Quận Tân Bình thì nguồn cung cấp xi măng từ xi măng Nghi Sơn, Holcim từ trạm nghiền tại KCN Hiệp Phước, Nhà Bè. Nguồn cốt liệu chủ yếu dùng cho các trạm là do nhà máy sản xuất cát nhân tạo cung cấp, cát Tân Ba cũng là nguồn nguyên liệu chính. Hơn nữa đá Hóa An là loại đá có cường độ rất tốt sản xuất bê tông được mác cao, chính vì thế mà công ty đã chọn nguồn cung cấp đá này vì có nhiều ưu điểm về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ. Biểu 3.1 Phân tích nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong 1 năm. TT Nội dung Vật tư đầu vào I Vật tư Nước Xi măng OPC Cát (M=1.6) Mi bụi (M=4.0) Đá 10x20 Phụ gia (PK96) a Cấp phối bê tông thiết kế (kg) 197 350 364 381 1092 2 b Đơn vị tính m3 kg m3 kg m3 lít Cấp phối quy đổi theo đv 0.176 390 0.261 380 0.706 3.81 Quy đổi giữa kg và m3 1000 1 1390.800 1.000 1569.405 1.181 c Cấp phối quy đổi theo đv 0.20 350.00 0.26 381.00 0.70 1.69 d Hao hụt (%) 2 1 2 2 2 1 e Tổng vật tư thực tế khi sản xuất 1m3 bt 0.201 353.500 0.267 388.620 0.710 1.710 Tổng vật tư khi sản xuất 366,612 m3 bt 73,667 129,597,342 97,869 142,472,755 260,192 627,059 (Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Chỉ Huy Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình ) Hình 3.1: Tỷ lệ phần trăm các thành phần nguyên liệu trong bê tông tươi (Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Chỉ Huy Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình ) Nhu cầu về điện: Các hệ thống máy phục vụ sản xuất bê tông tươi sử dụng điện 3 pha. Tổng công suất điện cho 1 trạm khoảng 200 KVA, hệ số sử dụng công suất trung bình là 0,7, hệ số công suất trung bình là 0,75. Trên cơ sở tính toán tuổi thọ của máy biến áp nguồn công suất 250 KVA, cấp điện áp 15/0,38 KV. Để sản xuất bê tông phòng khi điện lưới mất. Cần trang bị thêm hai máy phát điện dự phòng công suất 250 KVA. Nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt: Để đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, trang bị một trạm bơm và lọc nước có công suất 100m3/ngày đêm cho mỗi trạm bê tông và hệ thống giếng khoan cho mỗi trạm. Nước sử dụng chủ yếu cho công nghệ sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp được lấy từ nguồn nước ngầm bằng hệ thống giếng đóng có lưu lượng 800m3. Nước được đưa lên bể chứa trung gian tại đây nước được xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Dùng bơm đẩy để nước theo các đường ống đến các điểm tiêu thụ. Với phương án này sẽ đảm bảo nhu cầu cung cấp đủ nước cho dự án. Mỗi trạm trang bị 1 máy bơm hút công suất Q = 30 m3/giờ, H =16,8m để bơm từ giếng khoan lên. Trang bị 2 máy bơm đẩy (01 dự phòng) công suất Q = 30 m3/giờ, H = 62m. Mỗi trạm trang bị 1 bồn chứa nước gồm 02 bồn cấu trúc thép có dung tích mỗi bồn là 24m3. Phụ gia: Nguồn cung cấp từ các công ty trong nước như Pass, Sư Tử Biển.. Thông tin liên lạc: Liên lạc nội bộ: Sử dụng hệ thống loa, bộ đàm. Liên lạc bên ngoài: Trang bị cho nhà máy điện thoại cố định tại khu vực văn phòng nhà máy và bảo vệ đảm bảo thông tin thông suốt với văn phòng công ty. Vận chuyển: Vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy phần lớn do nhà cung cấp vận chuyển đến tận trạm thông qua các hợp đồng kinh tế. Vận chuyển sản phẩm cho khách hàng: Nhà máy được trang bị hệ thống xe trộn thuê gồm 40 chiếc xe bồn, vận chuyển bê tông thương phẩm đến công trình, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) vận chuyển được tính với bán kính phục vụ trung bình là 15km CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ Nguồn vốn đầu tư: Vay tín dụng thương mại và vốn tự có của công ty Đối với vốn vay tín dụng thương mại lãi suất 16 %/năm. Vốn lưu động sử dụng vốn vay tín dụng thương mại ngắn hạn. Để giảm thiểu biến động tỷ giá hối đoái trong suốt thời gian vay vốn, trong khi bản thân dự án không tự cân đối ngoại tệ để trả nợ và lãi vay khi đến hạn. Dự án tính toán vay nội tệ mua ngoại tệ thanh toán các chi phí đầu tư có sử dụng ngoại tệ như hợp đồng nhập khẩu thiết bị và thanh toán chi phí thuê chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Nguồn vốn đầu tư như sau : Stt Nguồn vốn Tổng số Lãi suất năm Tỷ lệ 1 Vốn tự có 33,257,948,540 0% 29.76% 2 Vay tín dụng TM dài hạn 38,950,000,000 16.0% 34.85% 3 Vay tín dụng TM ngắn hạn 39,556,861,250 18.0% 35.39% Tổng cộng 111,764,809,790 100% Tổng mức đầu tư: 1 Vốn đầu tư cố định : 72,207,948,540 Máy móc thiết bị: 28,120,000,000 Xây lắp: 6,000,000,000 Chi phí đất 15,200,000,000 Chi phí khác: 17,750,000,000 Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình 1,699,474,800 Dự phòng (5%): 3,438,473,740 2. Vốn lưu động : 39,556,861,250 3. Tổng mức đầu tư chưa thuế GTGT : 111,764,809,790 4. Thuế GTGT : 6,516,244,854 5. Tổng mức đầu tư có thuế GTGT : 118,281,054,644 Phương án hoàn trả vốn đầu tư: Khế ước vay có thời gian trả nợ trong vòng 6 năm. Nợ gốc và lãi vay thanh toán cuối kỳ. Mỗi năm chia làm 4 kỳ thanh toán. Thanh toán nợ gốc trong một kỳ là bằng nhau giữa các kỳ thanh toán và phụ thuộc vào mức khấu hao tài sản cố định ở từng năm. Lãi suất cố định trong suốt thời gian vay theo hợp đồng và phương thức thanh toán là trả nợ gốc cộng lãi theo kỳ khoản giảm dần. Kỳ trả đầu tiên được thanh toán sau khi Dự án đi vào sản xuất. Lãi vay được tính trên cơ sở số dư giảm dần của nợ gốc. Vốn lưu động thực hiện bằng việc vay ngắn hạn Ngân hàng trong vòng 1 năm rồi đáo hạn tiếp tục cho năm sau khi tới hạn. Nguồn để trả nợ vay vốn đầu tư cố định từ 100% khấu hao tài cố định. Nếu thiếu thì sẽ bổ sung bằng lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo qui định. PHÂN TÍCH TÀI CHÁNH & ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC CĂN CỨ PHÂN TÍCH. Tổng mức đầu tư. Đvt: 1đ Stt CÁC KHOẢN MỤC TỔNG MỨC Giá chưa thuế GTGT Thuế GTGT Giá bao gồm thuế GTGT A Vốn đầu tư cố định 1 Máy móc thiết bị 28,120,000,000 2,141,000,000 30,261,000,000 2 Xây lắp 6,000,000,000 600,000,000 6,600,000,000 3 Chi phí đất 15,200,000,000 1,520,000,000 16,720,000,000 4 Chi phí khác 17,750,000,000 1,775,000,000 19,525,000,000 5 Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình 1,699,474,800 169,947,480 1,869,422,280 6 Dự phòng phí (5%) 3,438,473,740 310,297,374 3,748,771,114 Tổng cộng vốn đầu tư cố định 72,207,948,540 6,516,244,854 78,724,193,394 B Vốn lưu động 39,556,861,250 39,556,861,250 C Tổng vốn đầu tư (A+B) 111,764,809,790 6,516,244,854 118,281,054,644 Chi phí hoạt động doanh nghiệp trong 1 năm. TT Nội dung vnđ/tháng vnđ/năm 1 Chi phí thuê mặt bằng (15.000 m2) 300,000,000 3,600,000,000 2 Chi phí lư ơng quản lý 284,000,000 3,976,000,000 3 Các khoản phúc lợi xã hội 401,900,616 4 Chi phí khác 8,000,000 420,000,000 5 Điện văn phòng 15,000,000 180,000,000 6 Điện thoại/Fax 5,000,000 60,000,000 7 Văn phòng phẩm 5,000,000 60,000,000 8 Chi phí phát sinh 10,000,000 120,000,000 Tổng 8,397,900,616 Bảng kế tính toán trả nợ gốc và lãi vay vốn đầu tư dài hạn. Đvt: 1 đ Năm Kỳ trả Nợ gốc đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi Tổng nợ gốc và lãi Nợ gốc cuối kỳ 1 38,950,000,000 1,622,916,667 1,752,750,000 3,375,666,667 37,327,083,333 2 37,327,083,333 1,622,916,667 1,679,718,750 3,302,635,417 35,704,166,667 3 35,704,166,667 1,622,916,667 1,606,687,500 3,229,604,167 34,081,250,000 4 34,081,250,000 1,622,916,667 1,533,656,250 3,156,572,917 32,458,333,333 1 38,950,000,000 6,491,666,667 6,572,812,500 5 32,458,333,333 1,622,916,667 1,460,625,000 3,083,541,667 30,835,416,667 6 30,835,416,667 1,622,916,667 1,387,593,750 3,010,510,417 29,212,500,000 7 29,212,500,000 1,622,916,667 1,314,562,500 2,937,479,167 27,589,583,333 8 27,589,583,333 1,622,916,667 1,241,531,250 2,864,447,917 25,966,666,667 2 32,458,333,333 6,491,666,667 5,404,312,500 9 25,966,666,667 1,622,916,667 1,168,500,000 2,791,416,667 24,343,750,000 10 24,343,750,000 1,622,916,667 1,095,468,750 2,718,385,417 22,720,833,333 11 22,720,833,333 1,622,916,667 1,022,437,500 2,645,354,167 21,097,916,667 12 21,097,916,667 1,622,916,667 949,406,250 2,572,322,917 19,475,000,000 3 25,966,666,667 6,491,666,667 4,235,812,500 13 19,475,000,000 1,622,916,667 876,375,000 2,499,291,667 17,852,083,333 14 17,852,083,333 1,622,916,667 803,343,750 2,426,260,417 16,229,166,667 15 16,229,166,667 1,622,916,667 730,312,500 2,353,229,167 14,606,250,000 16 14,606,250,000 1,622,916,667 657,281,250 2,280,197,917 12,983,333,333 4 19,475,000,000 6,491,666,667 3,067,312,500 17 12,983,333,333 1,622,916,667 584,250,000 2,207,166,667 11,360,416,667 18 11,360,416,667 1,622,916,667 511,218,750 2,134,135,417 9,737,500,000 19 9,737,500,000 1,622,916,667 438,187,500 2,061,104,167 8,114,583,333 20 8,114,583,333 1,622,916,667 365,156,250 1,988,072,917 6,491,666,667 5 12,983,333,333 6,491,666,667 1,898,812,500 21 6,491,666,667 1,622,916,667 292,125,000 1,915,041,667 4,868,750,000 22 4,868,750,000 1,622,916,667 219,093,750 1,842,010,417 3,245,833,333 23 3,245,833,333 1,622,916,667 146,062,500 1,768,979,167 1,622,916,667 24 1,622,916,667 1,622,916,667 73,031,250 1,695,947,917 (0) 6 6,491,666,667 6,491,666,667 730,312,500 Bảng kế hoạch trả lãi vay vốn lưu động. TT Năm Hệ số sử dụng vốn để sản xuất và kinh doanh Tổng số vốn lưu động/tháng khi sản xuất 100 % công suất Vốn phải vay để hoạt động/ tháng Lãi vay 1 1 60% 39,556,861,250 23,734,116,750 4,272,141,015 2 2 65% 39,556,861,250 25,711,959,813 4,628,152,766 3 3 70% 39,556,861,250 27,689,802,875 4,984,164,518 4 4 80% 39,556,861,250 31,645,489,000 5,696,188,020 5 5 85% 39,556,861,250 33,623,332,063 6,052,199,771 6 6 90% 39,556,861,250 35,601,175,125 6,408,211,523 7 7 90% 39,556,861,250 35,601,175,125 6,408,211,523 8 8 90% 39,556,861,250 35,601,175,125 6,408,211,523 9 9 90% 39,556,861,250 35,601,175,125 6,408,211,523 10 10 90% 39,556,861,250 35,601,175,125 6,408,211,523 Công suất, doanh thu khi hoạt động 100 % công suất. TT N ội dung Trạm 1 Trạm 2 Trạm 3 Tổng công suất 1 Công suất (m3/ tháng) 8087.04 11232 11232 30,551 2 Công suất (m3/ năm) 366,612 3 Giá trung bình nguyên vật liệu (vnđ/m3) 780,000 4 Chi phí sản xuất chưaVAT (vnđ/m3) 124,780 5 Chi phí lãi vay vốn lưu động (vnđ/m3) 19,422 6 Tổng biến phí trong sản xuất (vnđ/m3) 924,201 7 Giá vốn bán ra chưa VAT (vnđ/kg) 924,201 8 Tổng biến phí sản xuất (vnđ) 338,823,702,830 9 Giá bán ra chưa VAT (vnđ/kg) 1,050,000 10 Tổng doanh thu chưa thuế (vnđ) 384,943,104,000 11 Chi phí bán hàng (đ/m3) 10,000 12 Chi phí bán hàng 3,666,124,800 13 DT-Tổng biến phí (vnđ) 42,453,276,370 *Ghi chú: Tính toán trên theo mác bê tông 400. Bảng khấu hao tài sản cố định. Stt Khoản mục Nguyên giá Năm năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 1 Máy móc thiết bị 28,120,000,000 6 4,686,666,667 4,686,666,667 4,686,666,667 4,686,666,667 2 Xây lắp 6,000,000,000 6 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 3 Chi phí khác 17,750,000,000 6 2,958,333,333 2,958,333,333 2,958,333,333 2,958,333,333 4 Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình 1,699,474,800 10 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 5 Chi phí dự phòng 3,438,473,740 6 573,078,957 573,078,957 573,078,957 573,078,957 Tổng cộng 57,007,948,54 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 Bảng khấu hao tài sản cố định (tt) Stt Khoản mục năm 5 năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10 1 Máy móc thiết bị 4,686,666,667 4,686,666,667 2 Xây lắp 1,000,000,000 1,000,000,000 3 Chi phí khác 2,958,333,333 2,958,333,333 4 Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 5 Chi phí dự phòng 573,078,957 573,078,957 Tổng cộng 9,388,026,437 9,388,026,437 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 Bảng tính hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Stt Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Hệ số sản xuất và tiêu thụ 60% 65% 70% 80% 85% 2 Tổng sản lượng (m3/năm) 219,967 238,298 256,629 293,290 311,621 3 Tổng doanh thu 230,965,862,400 250,213,017,600 269,460,172,800 307,954,483,200 307,954,483,200 4 Tổng biến phí 203,294,221,698 220,235,406,839 237,176,591,981 271,058,962,264 271,058,962,264 5 Tổng chi phí hoạt động doanh nghiệp trong 1 năm 4,020,000,000 4,020,000,000 4,020,000,000 4,020,000,000 4,020,000,000 6 Khấu hao 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 8 Doanh Thu thuần 230,965,862,400 250,213,017,600 269,460,172,800 307,954,483,200 307,954,483,200 9 Tổng trị giá vốn bán ra = (4+5+6) 216,702,248,135 233,643,433,276 250,584,618,418 284,466,988,701 284,466,988,701 10 Lợii nhuận gộp =(8-9) 14,263,614,265 16,569,584,324 18,875,554,382 23,487,494,499 23,487,494,499 11 Chi phí tài chính 6,572,812,500 5,404,312,500 4,235,812,500 3,067,312,500 1,898,812,500 12 Chi phí quản lý 4,377,900,616 4,377,900,616 4,377,900,616 4,377,900,616 4,377,900,616 13 Chi phí bán hàng 2,199,674,880 2,382,981,120 2,566,287,360 2,932,899,840 3,116,206,080 14 Lợi nhuận trước thuế (lãi ròng=(10-11-12) 1,113,226,269 4,404,390,088 7,695,553,906 13,109,381,543 14,094,575,303 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 278,306,567 1,101,097,522 1,923,888,477 3,277,345,386 3,523,643,826 16 Lợi nhuận thuần =(13-14) 834,919,702 3,303,292,566 5,771,665,430 9,832,036,158 10,570,931,478 Bảng tính hiệu quả sản xuất và kinh doanh (tt). Stt Khoản mục Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 1 Hệ số sản xuất và tiêu thụ 90% 90% 90% 90% 90% 2 Tổng Sản lượng (m3/năm) 329,951 329,951 329,951 329,951 329,951 3 Tổng doanh Thu 307,954,483,200 307,954,483,200 307,954,483,200 307,954,483,200 307,954,483,200 4 Tổng biến Phí 271,058,962,264 271,058,962,263.9 271,058,962,263.9 271,058,962,263.9 271,058,962,263.9 5 Tổng chi phí hoạt động doanh nghiệp trong 1 năm 4,020,000,000 4,020,000,000 4,020,000,000 4,020,000,000 4,020,000,000 6 Khấu hao 9,388,026,437 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 8 Doanh Thu thuần 307,954,483,200 307,954,483,200 307,954,483,200 307,954,483,200 307,954,483,200 9 Tổng trị giá vốn bán ra = 284,466,988,701 275,248,909,744 275,248,909,744 275,248,909,744 275,248,909,744 10 Lợi nhuận gộp =(8-9) 23,487,494,499 32,705,573,456 32,705,573,456 32,705,573,456 32,705,573,456 11 Chi phí tài chính 730,312,500 - - - - 12 Chi phí quản lý 4,377,900,616 4,377,900,616 4,377,900,616 4,377,900,616 4,377,900,616 13 Chi phí bán hàng 3,299,512,320 3,299,512,320 3,299,512,320 3,299,512,320 3,299,512,320 14 Lợi nhuận trước thuế (lãi ròng=(10-11-12) 15,079,769,063 25,028,160,520 25,028,160,520 25,028,160,520 25,028,160,520 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,769,942,266 6,257,040,130 6,257,040,130 6,257,040,130 6,257,040,130 16 Lợi nhuận thuần =(13-14) 11,309,826,798 18,771,120,390 18,771,120,390 18,771,120,390 18,771,120,390 Thời gian hoàn vốn đầu tư TT Khoản mục năm 0 năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 1 r 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12 (1+r)i 1.00000 1.12000 1.25440 1.40493 1.57352 1.76234 Hệ số chiết khấu 1/(1+r)i 1.00000 0.89286 0.79719 0.71178 0.63552 0.56743 2 Vốn đầu tư (Ci) 57,007,948,540 Tổng PV(c) 57,007,948,540 Thu nhập ròng (Ti) - 10,501,252,706 13,792,416,525 17,083,580,343 22,497,407,980 23,482,601,740 PV(T) - 9,376,118,488 10,995,230,010 12,159,755,050 14,297,509,489 13,324,658,871 Tổng PV(T) - 9,376,118,488 20,371,348,498 32,531,103,548 46,828,613,036 60,153,271,907 3 Thời gian hoàn vốn T(hv) 4.8 năm Thời gian hoàn vốn đầu tư (tt). Stt Khoản mục Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 1 r 0.12 0.12 0.12 0.12 0.12 (1+r)i 1.97382 2.21068 2.47596 2.77308 3.10585 Hệ số chiết khấu 1/(1+r)i 0.50663 0.45235 0.40388 0.36061 0.32197 Thu nhập ròng (Ti) 24,467,795,500 25,198,108,000 25,198,108,000 25,198,108,000 25,198,108,000 PV(T) 12,396,146,668 11,398,344,384 10,177,093,199 9,086,690,357 8,113,116,390 Tổng PV(T) 72,549,418,575 83,947,762,959 94,124,856,159 103,211,546,516 111,324,662,905 Các chỉ tiêu tài chánh. TT Khoản mục năm 0 năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 1 Dòng tiền (57,007,948,540) 10,501,252,706 13,792,416,525 17,083,580,343 22,497,407,980 23,482,601,740 Khấu hao 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 9,388,026,437 Lãi ròng 1,113,226,269 4,404,390,088 7,695,553,906 13,109,381,543 14,094,575,303 2 NPV 54,316,714,365 3 IRR 28.70% Tổng định phí 24,358,739,553 23,190,239,553 22,021,739,553 20,853,239,553 19,684,739,553 Tổng biến phí 203,294,221,698 220,235,406,839 237,176,591,981 271,058,962,264 271,058,962,264 DT- Biến phí 27,671,640,702 29,977,610,761 32,283,580,819 36,895,520,936 36,895,520,936 Sản lượng tại điểm hoà vốn (Xhv) 193,633 184,344 175,055 165,767 166,258 4 Mức hoạt động hoà vốn (K) 88.03% 77.36% 68.21% 56.52% 53% Các chỉ tiêu tài chánh (tt) TT Khoản mục năm 6 năm 7 năm 8 năm 9 năm 10 1 Dòng tiền 24,467,795,500 25,198,108,000 25,198,108,000 25,198,108,000 25,198,108,000 Khấu hao 9,388,026,437 169,947,480 169,947,480 169,947,480 169,947,480 Lãi ròng 15,079,769,063 25,028,160,520 25,028,160,520 25,028,160,520 25,028,160,520 2 NPV 3 IRR Tổng định phí 18,516,239,553 8,567,848,096 8,567,848,096 8,567,848,096 8,567,848,096 Tổng biến phí 271,058,962,264 271,058,962,264 271,058,962,264 271,058,962,264 271,058,962,264 DT- Biến phí 36,895,520,936 36,895,520,936 36,895,520,936 36,895,520,936 36,895,520,936 Sản lượng tại điểm hoà vốn (Xhv) 165,588 76,621 76,621 76,621 76,621 4 Mức hoạt động hoà vốn (K) 50.19% 23.22% 23.22% 23.22% 23.22% Hiệu quả đầu tư. Các chỉ tiêu tài chánh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo số liệu phân tích kết quả sản xuất và kinh doanh như trên. Qua các bảng số liệu các chỉ tiêu tài chính của dự án như sau: Doanh thu trung bình hằng năm đạt 290,632 tỷ. Lũy kế lợi nhuận sau thuế đến hết năm thứ 10 đạt 116,707,5153,691 đồng. Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR là 28.70 %. Hiện giá thuần (NPV) của dự án tính trong 10 năm với suất chiết khấu bằng lãi suất bình quân là 18% và dòng tiền tính toán đã trừ lãi vay bằng 54,316,714,365đồng. Điều này khẳng định tính hiệu quả của dự án. Dòng tiền tích lũy đến hết năm thứ 10 là 212,617,486,794 đồng. Số liệu này cũng khẳng định tính hiệu quả cao của dự án. Thời gian hoàn vốn là 4.8 năm Hiệu quả kinh tế- xã hội Hàng năm công trình tạo được một giá trị sản lượng hàng hóa bình quân là 290,632 tỷ đồng, góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Công Ty tại địa phương. Đóng góp ngân sách hàng năm trung bình là 06 tỷ đồng. Tạo việc làm cho 200 người. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN. Tiến độ thực hiện dự án hệ thống trạm trộn bê tông thương phẩm dự kiến là: 12 tháng kể từ khi báo cáo đầu tư và kế hoạch đấu thầu được phê duyệt. T T NỘI DUNG CÔNG VIỆC Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Lập hồ sơ trình duyệt để đầu tư cho trạm 2 tại nhà máy xi măng Sài Gòn. 2 Lập hồ sơ mời thầu và chọn nhà thầu cung cấp thiết bị và xây lắp cho trạm 2 tại Xi măng Sài Gòn. 3 Nghiệm thu, bàn giao và sản xuất thử. 4 Tìm địa điểm, chọn địa điểm xây dựng trạm Tân Sơn Nhất, Q 7. 5 Lập hồ sơ trình duyệt để đầu tư cho trạm Tân Sơn Nhất, Q 7. 6 Lập hồ sơ mời thầu và chọn nhà thầu cung cấp thiết bị và xây lắp cho trạm Tân Sơn Nhất, Q 7. 7 Nghiệm thu, bàn giao và sản xuất thử cho trạm Tân Sơn Nhất, Q 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhận xét và kết luận: Qua kết quả phân tích trên, dự án đầu tư hệ thống trạm trộn bê tông thương phẩm và nhà máy sản xuất cát nhân tạo là dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao. Các chỉ tiêu tài chính được tính theo doanh thu NPV (SCK=12%) = 54,316,714,365 đồng, thời gian hoàn vốn ngắn: 04 năm 8 tháng. Trong giai đoạn đầu sản xuất thử, trạm trộn chỉ chạy công suất bình quân là 40-50%, tỷ lệ hao hụt là 2.5%. Sau khi đã ổn định máy móc và có thị trường thì nâng công suất sử dụng lên 60 – 70% đây là mức chạy hiệu quả nhất và kinh tế nhất cho hệ thống trạm trộn. Hơn nữa, giai đọan sau hiệu quả sử dụng lại cao hơn chỉ vào khoảng 2% là phế phẩm. Đồng thời tăng cường công tác tiếp thị và quảng cáo, thực hiện các chiến lược kinh doanh để tăng % sản lượng sản phẩm. Như vậy, qua kết quả phân tích trên, việc đầu tư trạm trộn bê tông thương phẩm là hết sức cần thiết nhằm các mục tiêu như sau: Phục vụ nhu cầu của các công trình nội bộ (nếu có) do các Công ty xây dựng thực hiện cho các dự án của công ty. Phục vụ nhu cầu của các Công ty xây dựng là đối tác của Công ty. Phục vụ nhu cầu của thị trường cho các công trình của Thành phố và các tỉnh lân cận. Đa dạng hoá các ngành nghề của Công ty. Qua những tiềm năng và thuận lợi đã phân tích ở trên việc đầu tư xây dựng trạm trộn bê tông thương phẩm là có cơ sở. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống trạm trộn bê tông mở ra một hướng kinh doanh mới : đa dạng hoá nghành nghề sản xuất cho công ty, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội. Kiến nghị: Qua các kết quả phân tích trên, kính đề xuất Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần Xây dựng& Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình chấp thuận đầu tư hệ thống trạm trộn bê tông thương phẩm tại các địa điểm trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh đã nêu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách : Lê Văn Kiểm (2000) - Giáo trình tổ chức thi công, NXB Bộ Xây Dựng. Đỗ Thị Xuân Lan (2003) - Quản lý dự án xây dựng, NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004) – Quản lý dự án , NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. TS. Lê Kinh Vĩnh (2005) - Giáo trình: Quản Trị Dự Án Đầu Tư Tài liệu khác : Tài liệu của Ban quản lý dự án trạm trộn bê tông thương phẩm FiCO Tài liệu Phòng kế toán, P.Tổ chức hành chính Công ty CP Kinh Doanh Địa Ốc Hòa Bình. Phòng ISO (2009), Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình Hồ sơ phát sinh, Dự án trạm trộn bê tông, Công ty Hòa Bình. Các bộ Định mức dự toán trong xây dựng cơ bản (2005)-Nhà xuất bản Hà Nội. Một số tài liệu trên mạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7-BCTT-Hanh_11-04.doc
  • doc1-BIA.doc
Tài liệu liên quan