Ở bệnh nhân hậu phẫu, Farah A. Husain và
cộng sự nhận thấy tỷ lệ tử vong nếu lactate bình
thường trong vòng 24 giờ là 10%, và 24% nếu
lactate bình thường > 48 giờ và 67% nếu không về
giá trị bình thường. Lactate ban đầu và trong 24
giờ đầu giúp tiên lượng tử vong(5). Ở trẻ phẫu
thuật tim bẩm sinh Meena Kalyanaraman và
cộng sự nhận thấy lactate khởi đầu > 6 mmol/l có
giá trị tiên đoán tử vong chỉ 6% và nồng độ đỉnh
> 6 mmol/l có giá trị tiên đoán dương về tử vong
chỉ 15%, tuy nhiên tăng kéo dài > 48 giờ giá trị
tiên đoán dương là 60% đối với trẻ em và sơ sinh
là 75%(8).
Tăng lactate có ảnh hưởng trên quyết định
điều trị không? trong thực hành kết quả lactate
máu giúp chúng tôi đánh giá lại tình trạng bệnh
nhân, các can thiệp cần cân nhắc bao gồm dịch,
thuốc tăng sức co bóp cơ tim, truyền máu, đánh
giá lại tình trạng cung cấp oxy cho bệnh nhi. Kết
quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt
của những can thiệp này. Có thể do tình trạng
bệnh nhân nhập viện rất nặng, chỉ số lactate rất
cao do vậy can thiệp có thể giống nhau. Chưa có
những nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi về vấn đề
tăng lactate và ảnh hưởng trên điều trị, nhất là trẻ
em. Trong một nghiên cứu ở bệnh nhân hậu
phẫu tim, ở nhóm bệnh nhân có theo dõi lactate
nhiều dịch và thuốc tăng sức co bóp cơ tim được
dùng(7). Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết
gần đây, khuyến cáo điều trị tích cực bệnh nhân
khi lactate máu ≥ 4 mmol/l(2)
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lactate máu trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 209
NGHIÊN CỨU LACTATE MÁU TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM
Phùng Nguyễn Thế Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề- mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Lactate máu là chất giúp đánh giá
tình trạng hồi sức sốc. Nghiên cứu này giúp đánh giá vai trò của lactate trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả có phân tích trên 65 trẻ sốc nhiễm khuẩn nhập
nhập khoa Hồi sức, Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9/2008 đến 8/2010.
Kết quả: 81,5% trẻ dưới 5 tuổi, nam 44,6% và ở thành phối Hồ Chí Minh 44,6%. Vị trí nhiễm khuẩn đa số
là tiêu hóa (44,6%) và hô hấp (43,1%). Hầu hết trẻ nhập viện trong tình trạng rất nặng 86,2% rối loạn tir giác,
87,7% sốc mất bù, 55,4% phải giúp thở hay bóp bóng lúc nhập viên, chỉ số Prism cao. Giá trị lactate tại thời
điểm nhập viên cao 6,08 ± 3,92 mmol/l, và không khác biệt giữa nhóm sống và tử vong. Lactate máu tại thời điểm
6 giờ và 24 giờ thấp ở nhóm sống (4,19 ± 2,45 mmol/l) so với nhóm tử vong (6,77 ± 3,68 mmol/l). Độ thanh thải
lactate máu cao (>20%) ở thời điểm 6 giờ và 24 giờ có tỷ lệ tử vong thấp (12,5%) hơn nhóm có độ thanh thải
lactate máu thấp (51,5%).Tỷ lệ tử vong sau 24 giờ còn cao.
Kết luận: Đa số trẻ nhập viện trong tình trạng rất nặng, sốc mất bù. Lactate máu đo tại thời điểm nhập
viện cao, nhưng không giúp cho tiên lượng. Theo dõi sự thay đổi lactate máu giúp tiên lượng bệnh nhi sốc
nhiễm khuẩn.
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.
ABSTRACT
BLOOD LACTATE IN PEDIATRIC SEPTIC SHOCK
Phung Nguyen The Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 209 - 216
Background- objectives: Mortality of pediatric septic shock is high. Lactate is biomarker for mornitoring of
treatment and outcome of septic shock. Our research is to investigate the role of lactate in pediatric septic shock.
Methods: Prospective descriptive and analytic study, 65 cases with septic shock in PICU and ED of
Children Hospital No1 from 8/2008 to 8/2010.
Results: 81.5% cases were under five year old, male was 44.6% and 44.6% had address at HCM city. Most
of the sites of infection were intestinal tract and pneumonia. All cases were admitted with very severe condition,
86.2% with unconsiousness, decompensated shock 87.7%, 55.4% was intubated immidiatelly addmission, Prism
index was high. Lactate at ED was high 6.08 ± 3.92 mmol/l, and no significantly between survivals and
nonsurvivals. Lactate at 6 hours and 24 hours after resuscitaion was lower in survivals (4.19 ± 2.45 mmol/l) than
nonsurvivals (6.77 ± 3.68 mmol/l). The patients with lactate clearence more than 20% at 6 hours and 24 hours
had lower mortality (12.5%) than the patients with lactate clearence less than 20% (51.5%).
Conclusion: Lactate at admission is high but not help for prosnosis. Mornitoring of change of lactate is
usefull for outcome.
Key words: sepsis, septic shock
* Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên Điện thoại: 0989043858 Email: phungthenguyen@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 210
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là nguyên nhân gây
sốc có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em, ở Việt Nam, tỷ
lệ tử vong từ 60-80%(1), (4), (15). Chẩn đoán sớm, điều
trị kịp thời giúp cải thiện tiên lượng. Tuy vậy,
chẩn đoán và điều trị sớm tích cực còn nhiều khó
khăn, nhất là đánh giá tình trạng giảm oxy mô.
Giảm oxy mô trong SNK là một trong những
cơ chế gây giảm năng lượng tế bào, gây tổn
thương mô, cơ quan và cuối cùng biểu hiện suy
chức năng các cơ quan. Khi giảm oxy mô, chuyển
hóa yếm khi sẽ xảy ra, kết quả tạo nên nhiều
lactate. Nhiều nghiên cứu về lactate trong chẩn
đoán, điều trị và tiên lượng trong nhiễm khuẩn
huyết và SNK, nhất là ở người lớn. Kết quả
nghiên cứu dù chưa thống nhất, nhưng tăng
lactate > 4 mmol/lít là chỉ điểm tình trạng giảm
tưới máu mô và cần can thiệp trong sốc nhiễm
khuẩn ở người lớn(2). Lactate máu tăng tại thời
điểm nhập viện, mặc dù có độ nhạy và độ
chuyên khác nhau trong các nghiên cứu, liên
quan đến tăng tỷ lệ nhập khoa săn sóc tăng
cường, tăng tỷ lệ tử vong. Tăng lactate máu kéo
dài có ý nghĩa tốt hơn. Giá trị lactate còn bị ảnh
hưởng bởi tình trạng gan, thận, dùng vận mạch
và đường huyết của bệnh nhân. Do đó, một số
tác giả đưa ra độ thải trừ lactate máu và trị số này
cũng liên quan đến tiên lượng bệnh nhân SNK(14).
Chưa có nghiên cứu nào về lactate và độ
thanh thải lactate máu ở trẻ em bị sốc nhiễm
khuẩn. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm đánh giá vai trò của lactate và độ
thanh thải lactate máu trong SNK ở trẻ em.
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả có phân tích.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu vai trò của lactate máu và độ
thanh thải lactate máu trong sốc nhiễm khuẩn ở
trẻ em.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định giá trị trung bình của lactate ở các
thời điểm 0, 6, 24 giờ sau khi chẩn đoán sốc.
- Xác định độ thanh thải lactate máu ở thời
điểm 6, 24 giờ sau khi sốc.
- Xác định mối liên quan giữa lactate máu và
độ thanh thải lactate máu ở các thời điểm trên với
tiên lượng tử vong.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả trẻ nhập khoa Cấp cứu - Hồi sức bệnh
viện Nhi đồng 1 trong thời gian từ tháng 9/2008
đến tháng 8/2010 được chẩn đoán SNK (bao gồm
rối loạn chức năng tuần hoàn + tình trạng nhiễm
khuẩn) theo tiêu chuẩn về chẩn đoán SNK đã
thống nhất của Hội thảo Quốc tế về NKH năm
2002:
1). Rối loạn chức năng tuần hoàn: dù đã
truyền dung dịch đẳng trường ≥ 40 ml/kg/giờ mà
vẫn:
Giảm huyết áp HOẶC
Cần dùng thuốc vận mạch để duy trì huyết
áp trong giới hạn bình thường với liều Dopamine
> 5 μg/kg/phút hay dobutamine, epinephrine và
norepinephrine ở bất cứ liều nào HOẶC
Có 2 trong các tiêu chuẩn sau:
Toan chuyển hóa: BE < - 5 mEq/l
Tăng lactate máu động mạch > 2 lần giới hạn
bình thường
Thể tích nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ
Thời gian đổ đầy mao mạch > 5 giây.
Nhiệt độ ngoại biên thấp hơn nhiệt độ trung
tâm > 30C
2). Tình trạng nhiễm khuẩn bao gồm: Hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân + bằng chứng
nhiễm khuẩn
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (theo tiêu
chuẩn đã thống nhất của Hội thảo Quốc tế về
nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em năm 2002): có ít nhất
2 trong các biểu hiện sau, trong đó phải có tiêu
chuẩn về thân nhiệt hay bạch cầu trong máu.
Sốt > 38o5 hay hạ thân nhiệt < 36oC.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 211
Nhịp tim nhanh, là nhịp tim > 2 SD so với
tuổi khi không có các kích thích bên ngoài, thuốc
hay kích thích đau hay nhịp tim nhanh kéo dài
trong thời gian 0,5-4 giờ mà không giải thích
được. Hoặc nhịp tim chậm ở trẻ nhũ nhi, được
định nghĩa là nhịp tim < 10 percentile so với tuổi
khi không có kích thích phó giao cảm, thuốc ức
chế β, bệnh tim bệnh sinh, hoặc nhịp tim chậm
không rõ nguyên nhân trong thời gian 30 phút.
Nhịp thở nhanh, định nghĩa là nhịp thở > 2
SD so với tuổi hay thông khí cơ học do bệnh lý
cấp và không do bệnh lý thần kinh cơ hay gây
mê.
Bạch cầu non (band neutrophil) > 10% hay trẻ
có bạch cầu trong máu tăng hay giảm theo tuổi.
3). Bằng chứng nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn
nghi ngờ hay đã rõ (qua cấy dương tính, nhuộm
gram, hay PCR) do bất kỳ tác nhân nào hay có
hội chứng lâm sàng có nhiều khả năng do nhiễm
khuẩn. Bằng chứng của nhiễm khuẩn được phát
hiện qua khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh
hay xét nghiệm (hiện diện bạch cầu ở dịch bình
thường vô khuẩn, thủng tạng rỗng, viêm phổi, tử
ban).
Tiêu chí loại trừ
- Trẻ < 2 tháng
- Có bệnh tim bẩm sinh tím.
- Trẻ có suy cơ quan trước khi nhiễm khuẩn
huyết.
- Trẻ được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, được
điều trị ở tuyến trước mà lúc nhập bệnh viện Nhi
đồng 1 đã có huyết động ổn định.
- Tử vong trước 24 giờ theo dõi.
- Sốc do nguyên nhân khác
Phương pháp tiến hành
Tất cả bệnh nhân được chọn vào lô nghiên
cứu sẽ được thực hiện các xét nghiệm, tiến hành
điều trị và theo dõi cho đến khi xuất viện hay tử
vong.
Dữ liệu được thu thập bằng bệnh án mẫu
thống nhất.
Lactate máu được thực hiện ở thời điểm nhập
khoa với chẩn đoán sốc, 6 giờ và 24 giờ sau tại
khoa xét nghiệm sinh hóa bệnh viện Nhi đồng 1
bằng máy Olympus.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.
So sánh trung bình của các biến số định
lượng giữa các nhóm bằng phép kiểm t-test. So
sánh tỉ lệ của các biến số định tính bằng phép
kiểm Chi bình phương (λ2). Sự khác biệt có ý
nghĩa khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 65 bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu
trong thời gian trên. 44,6% trẻ nam, 40% trẻ nhũ
nhi, 41,5% trẻ từ 1-5 tuổi, 44,6% ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Bảng 1: Đặc điểm dân số, lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả điều trị
Đặc điểm Kết quả
Tuổi (tháng) 34,5 ± 41,9
Giới tính (nam/nữ) 44,6/53,4%
Vị trí nhiễm khuẩn (%)
Tiêu hóa 44,6
Hô hấp 43,1
Da, mô mềm 4,5
Phúc mạc 3,1
Máu 4,6
Lâm sàng
Nhiệt độ (oC) 38,5 ± 1,7
Mạch (nhịp/phút) 177,2 ± 31,5
Mạch không bắt được/nhẹ (%) 30,8/69,2
Huyết áp tâm thu (%)
Giảm 35,4
Không đo được 52,3
Loại sốc (lạnh/ấm) % 84,6/15,4
Giai đoạn sốc (còn bù/mất bù) % 12,3/87,7
Rối loạn tri giác (%) 86,2
Cận lâm sàng
Hct (%) 32,8 ± 6,7
Bạch cầu (/mm3) 19.911 ± 23.405
Tiểu cầu (/mm3) 256.683 ± 1.531
PT (giây) 26,26 ± 15,59
TCK(giây) 54,49 ± 30,11
INR 2,28 ±1,27
Fibrinogen (g/l) 3,17 ±3,96
D-dimer (+) % 53,8
SGOT (UI/L) 749,05 ± 23018,24
SGPT (UI/L) 448,69 ± 1998,00
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 212
Đặc điểm Kết quả
Bilirubin toàn phần (mg%) 0,79 ± 1,51
Creatinin (mg%) 1,08 ±0,67
pH máu 7,25 ± 0,17
Kiêm thiếu (BE) 15,36 ± 6,6
Đường huyết (mg%) 108,31 ± 88,24
Prism 21,74 ± 8,4
Lactate máu lúc nhập viện (mmol/l) 6,08 ± 3,92
Điều trị
Tổng dịch (ml/kg) 84,5 ±42,21
Dopamine (%) 78,5
Dobutamine (%) 43,1
Norepinephrine (%) 12,3
Giúp thở (%) 55,4
Độ thanh thải lactate máu ở thời điểm
6 giờ
2,69 ± 79,15
Độ thanh thải lactate máu ở thời điểm
24 giờ
-5, 8 ± 88,67
Bảng 2: Phân tích các yếu tố giữa nhóm sống và tử
vong.
Biến số Tử (n=21) Sống (n=44) P
Tuổi (tháng) 24 ± 34 39 ± 44 0,19
Nhiệt độ (oC) 38,25 ± 1,38 38,69 ± 1,89 0,3
Mạch (nhịp/phút) 176 ± 29 177 ± 32 0,87
Huyết áp (mmHg) 40,71 ± 46,34 33,84 ± 36,69 0,52
Cận lâm sàng
Hct (%) 30,91 ± 6,02 33,79 ± 6,99 0,095
Bạch cầu (/mm3) 18505 ± 29236
20258 ±
20405
0,77
Tiểu cầu (/mm3) 237352 ± 1 265909 ± 1 0,53
PT (giây) 28,6 ±14,09 25,14 ± 16,3 0,4
TCK (giây) 52,38 ± 26,53 56,42 ± 30,89 0,6
INR 2,75 ± 1,84 2,07 ±0,82 0,11
Fibrinogen (g/l) 1,87 ±1,19 3,24 ±1,8 0,005
D-dimer 66,7% 47,7% 0,15
SGOT (UI/L) 1172,05 ±3305,57
547,16
±1669,61
0,3
SGPT (UI/L) 336,19 ±653,35
502,39
±2394,56
0,7
Bilirubin toàn phần
(mg%)
0,77 ±1,04 0,8 ±1,7 0,95
Creatinin (mg%) 1,37 ±0,85 0,95 ± 0,52 0,015
pH máu 7,22 ± 0,21 7,23 ± 0,16 0,18
Kiêm thiếu (BE) 16,41 ±7,78 14,86 ± 5,97 0,38
Đường huyết (mg%) 131,62 ± 102,48
96,93 ± 79,21 0,14
Prism 27,19 ± 5,66 19,14 ± 8,29 0,0001
Lactate máu lúc nhập
viện (mmol/l)
5,97 ± 3,23 6,13 ±4,07 0,83
Lactate máu lúc 6
giờ sau (mmol/l)
6,77 ± 3,68 4,19 ± 2,45 0,07
Lactate máu lúc 24 8,09 ± 4,81 3,84 ± 2,36 0,01
Biến số Tử (n=21) Sống (n=44) P
giờ sau (mmol/l)
Độ thanh thải lactate
máu lúc 6 giờ
-36,79 ±
120,57
21,54 ± 37,91 0,041
Độ thanh thải lactate
máu lúc 24 giờ
-69,16 ±
120,57
24,30 ± 29,39 0,002
Chúng tôi phân tích độ nhạy và độ chuyên
của ngưỡng thải lactate máu ở các mức -20, -10, 0,
10, 20, 30, 40, 50 cho khả năng thải lactate ở các
thời điểm 6 giờ và 24 giờ. Kết quả với độ thanh
thải lactate < 20% có tổng độ nhạy và độ chuyên
cao nhất ở cả 2 thời điểm trên. Ở thời điểm 6 giờ,
độ nhạy là 81% và độ chuyên là 63,6%. Ở thời
điểm 24 giờ độ nhạy là 66,7% và độ chuyên là
65,9%.
Bảng 3: So sánh nhóm có độ thanh thải lactate cao và
thấp ở thời điểm 6 giờ.
Biến số
Độ thanh thải
lactate máu <
20%
n = 33
Độ thanh thải
lactate máu >
20%
n = 32
P
Tuổi (tháng) 33,67 ± 45,69 33,31±38,39 0,87
Nhiệt độ (oC) 38,09 ± 2,04 39,03 ± 1,24 0,028
Mạch (nhịp/phút) 174 ± 28 179 ± 34 0,54
SpO2 (%) 83,03 ± 32,96 83,59±32,45 0,94
Huyết áp không
đo được lúc nhập
(%)
54,5 50 0,71
Phải giúp thở lúc
nhập viện (%) 60,6 25 0,004
Sốc mất bù (%) 84,8 90,6 0,48
Sốc lạnh (%) 87,9 81,3 0,46
Hct (%) 32,22 ± 7,23 33,52 ± 6,29 0,44
Bạch cầu (/mm3) 21739 ± 27553 18025±18440 0,52
Tiểu cầu (/mm3) 242527 ± 1 271281 ± 1 0,45
PT (giây) 26,98 ±12,63 25,52 ± 18,34 0,71
TCK (giây) 53,06 ± 29,94 57,24 ± 32,05 0,57
INR 2,54 ± 1,61 2,02 ±0,71 0,13
Fibrinogen (g/l) 2,6 ± 1,78 2,8 ±1,76 0,57
D-dimer (%) 60,6 46,9 0,26
SGOT (UI/L) 1029,61 ±
3139,83
459,71 ±
865,13 0,32
SGPT (UI/L) 682,36 ± 2787,77 297,71 ± 301,03 0,34
Bilirubin toàn
phần (mg%) 0,85 ±1,06 0,72 ± 1,88 0,77
Creatinin (mg%) 1,14 ±0,77 1,01 ± 0,55 0,44
pH máu 7,26 ± 0,21 7,25 ± 0,15 0,82
Kiêm thiếu (BE) 15,42 ± 6,76 15,03 ± 6,51 0,94
Đường huyết
(mg%) 97,98 ± 81,79 94,73 ± 101,3` 0,33
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 213
Biến số
Độ thanh thải
lactate máu <
20%
n = 33
Độ thanh thải
lactate máu >
20%
n = 32
P
Prism 24,12 ± 7,58 19,19 ± 8,56 0,015
Lactate máu lúc
nhập viện
(mmol/l)
5,97 ± 3,23 6,13 ± 0,78 0,017
Lactate máu lúc 6
giờ sau (mmol/l) 6,09 ± 3,24 3,92 ± 2,60 0,004
Lactate máu lúc
24 giờ sau
(mmol/l)
6,54 ± 4,62 3,84 ± 2,77 0,004
Điều trị
Tổng dịch (ml/kg) 84,84 ± 41,03 81,24±41,05 0,95
Dopamine (%) 8,4 71,9 0,2
Dobutamine (%) 55,4 31,3 0,058
Norepinephrine
(%) 12,1 12,5 0,9
Tử (%) 51,5 12,5 0,001
Bảng 4: So sánh nhóm có độ thanh thải lactate cao và
thấp ở thời điểm 24 giờ
Biến số
Độ thanh
thải
lactate máu
< 20%
n = 29
Độ thanh
thải lactate
máu > 20%
n = 36
P
Tuổi (tháng) 32,34±46,53 36,14±38,43 0,71
Nhiệt độ (oC) 38,22 ± 2,08 38,82±1,38 0,17
Mạch (nhịp/phút) 179 ± 29 175 ± 33 0,54
SpO2 (%) 88,96±26,42 78,75±36,34 0,21
Huyết áp không đo
được lúc nhập (%) 54,5 50 0,71
Phải giúp thở lúc nhập
viện (%) 51,7 36,1 0,2
Sốc mất bù (%) 82,8 91,7 0,27
Sốc lạnh (%) 86,3 83,3 0,75
Hct (%) 33,18 ± 6,62 32,59 ± 6,99 0,73
Bạch cầu (/mm3) 19662 ± 26872
20111 ±
20589 0,93
Tiểu cầu (/mm3) 269324 ± 1 246500 ± 1 0,55
PT (giây) 26,48 ±11,05 26,06 ± 18,62 0,91
TCK (giây) 53,06 ± 29,94 57,24 ± 32,05 0,48
INR 2,48 ± 1,39 2,14 ± 1,15 0,13
Fibrinogen (g/l) 2,51 ± 1,56 2,9 ±1,85 0,36
D-dimer (%) 55,2 52,8 0,84
SGOT (UI/L) 1268,66 ± 3374,82
519,19 ±
558,37 0,15
SGPT (UI/L) 682,36 ± 2787,77
297,71 ±
301,03 0,2
Bilirubin toàn phần
(mg%) 0,838 ±1,11 0,24 ± 1,77 0,53
Creatinin (mg%) 0,68 ± 1,09 0,67 ± 1,07 0,9
Biến số
Độ thanh
thải
lactate máu
< 20%
n = 29
Độ thanh
thải lactate
máu > 20%
n = 36
P
pH máu 7,27 ± 0,27 7,24 ± 0,33 0,43
Kiêm thiếu (BE) 14,5 ± 6,42 16,01 ± 6,73 0,36
Đường huyết (mg%) 116,11 ± 93,53
101,87±
84,43 0,52
Prism 22,79 ± 7,29 20,89 ± 9,22 0,36
Lactate máu lúc nhập
viện (mmol/l) 4,52 ± 2,60 7,33 ± 4,15 0,01
Lactate máu lúc 6 giờ
sau (mmol/l) 5,37 ± 3,53 4,74 ± 2,76 0,43
Lactate máu lúc 24 giờ
sau (mmol/l) 7,14 ± 4,59 3,66 ± 2,24 0,001
Điều trị
Tổng dịch (ml/kg) 89,14 ± 43,05 80,83 ± 41,76 0,95
Dopamine (%) 86,2 72,2 0,17
Dobutamine (%) 48,3 38,9 0,45
Norepinephrine (%) 13,8 11,1 0,74
Tử (%) 48,3 19,4 0,013
BÀN LUẬN
Kết quả cho thấy lactate máu cao tại thời
điểm bệnh nhân được chẩn đoán (bảng 1). Tuy
nhiên giá trị lactate tại thời điểm này không có sự
khác biệt giữa bệnh nhi sống và tử vong (bảng 2).
Các nghiên cứu về lactate máu ở bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết phần lớn cho thấy lactate là
chỉ số tiên lượng tốt với tử vong(5), (16), (17). Mark E.
Mikkelsen và cộng sự trên 830 người lớn bị
nhiễm khuẩn huyết nặng tại khoa cấp cứu, đánh
giá giá trị lactate và tiên lượng. Kết quả cho thấy
giá trị lactate máu lúc nhập khoa giúp tiên lượng
tử vong không phụ thuộc vào tình trạng sốc hay
suy cơ quan. Ở nhóm bệnh nhân không sốc, giá
trị lactate trung bình của bệnh nhân tử vong là
3,4 mmol/l so với 2,6 mmol/l ở bệnh nhân sống. Ở
nhóm bệnh nhân sốc, giá trị lactate trung bình
của ở bệnh nhân tử vong là 5,2 mmol/l và ở bệnh
nhân sống là 3,3 mmol/l(13). Nghiên cứu của Trần
Minh Điển tại Viện Nhi Trung Ương, trên 107
bệnh nhi SNK, tác giả nhận thấy lactate máu > 6
mmol/l là xét nghiệm duy nhất liên quan đến tử
vong(3). Bùi Quốc Thắng, trên 107 trẻ nhiễm
khuẩn huyết cho thấy lactate lúc nhập viên liên
quan đến tử vong(18). Trong nghiên cứu của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 214
chúng tôi, lactate ở cả 2 nhóm sống và tử tại thời
điểm nhập viện khác biệt không có ý nghĩa và trị
số trung bình cũng rất cao. Do cả 2 nhóm bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng đều rất nặng, sốc
kéo dài, mất bù hay không hồi phục, chỉ số Prism
ở nhóm sống cũng rất cao. Dựa trên 36 nghiên
cứu về lactate trong tiên lượng bệnh nhân, Tim C.
Jansen và cộng sự cho thấy tăng lactate máu tại
khoa cấp cứu có giá trị tiên đoán dương về khả
năng tử vong thấp(7).
Không có ngưỡng lactate máu giúp hổ trợ
quyết định hồi sức ở trẻ em. Ở người lớn khi
lactate máu ≥ 4 mmol/l hồi sức dịch khởi đầu như
bệnh nhân sốc. Nghiên cứu chúng tôi không giúp
tìm ra ngưỡng giá tri này, tuy nhiên chúng tôi
nhận thấy 38,5% có lactate máu < 4 mmol/l; trong
đó 28% tử vong (p = 0,55).
Trước đây người ta cho rằng lactate máu tăng
là do giảm oxy mô. Ngày nay, nhận thấy tăng
lactate ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có nhiều
cơ chế. Lactate tạo ra được chuyển hóa bởi gan,
tạo thành glucose để tạo năng lượng. Lactate
được tạo ra trong cả trường hợp thiếu oxy và đủ
oxy mô. Tăng lactate có thể do tăng sản xuất hay
giảm đào thải. Trong nhiễm khuẩn huyết, tăng
lactate máu không chỉ do giảm oxy mô, các cơ sở
ủng hộ cho vấn đề này bao gồm mặc dù điều trị
giảm cung cấp oxy mô lactate máu cũng tăng,
PaO2 trong máu của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
tăng mặc dù lactate máu cũng tăng, ATP ở cơ
trong thực nghiệm tăng ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết, dichloacetate – một chất hoạt hóa
pyruvate dehydrogenase, giảm nhiều ở bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết(9), (11).
Bên cạnh tăng lactate do giảm tưới máu trong
sốc khuẩn huyết, tăng lactate còn do tăng quá
trình tạo pyrvate do tăng chất vận chuyển
glucose (Transporter GLUT-1) do tình trạng
viêm, do tăng hoạt tính của catecholamine, rối
loạn chức năng của men pyruvate
dehydrogenase vì tình trạng viêm. Epinephrine
kích thích thụ thể β2, tác dụng này làm tăng
AMPc, chất này kích thích hoạt động bơm Na-K-
ATPase, hoạt động tiêu thụ ATP sẽ làm tăng
ADP; đến lượt chất này tăng quá trình ly giải
glucose, làm tăng lactate, lactate này cần thiết cho
quá trình tạo năng lượng đáp ứng nhu cầu của
mô trong nhiễm khuẩn huyết. Lượng thụ thể β2 ở
cơ của catecholamin chiếm đến 90% thụ thể của
chất này. Tăng lactate máu trong các trường hợp
stress như nhiễm khuẩn huyết, bỏng, chấn
thương do tác dụng của các cytokine gây viêm
TNF và IL-1. Các cytokine gây viêm này kích
thích nhận glucose của các đại thực bào và bạch
cầu đa nhân do vậy tăng tạo lactate nhằm đáp
ứng nhu cầu năng lượng của các tế bào viêm và
của các cơ quan mà lượng bạch cầu trong đó tập
trung nhiều như phổi, ruột, gan, lách(7, 11,12).
Tăng lactate còn do giảm thải. Levraut và
cộng sự cho thấy ở bệnh nhân ổn định, không
dùng catecholamine, tăng nhẹ lactate máu do
giảm sử dụng(10). Revell và cộng sự nhận thấy ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc tim, tăng
lactate máu là do tăng sản xuất, còn khả năng
thải thì giống người bình thường. Tim C. Jansen
và cộng sự cho thấy rối loạn chức năng gan; giảm
thải lactate sau hậu phẫu tim và nhiễn khuẩn
huyết và có tiên lượng kém(7).
Nghiên cứu cũng cho thấy lactate máu ở thời
điểm 6 giờ và 24 giờ của bệnh nhi tử vong cao
hơn nhóm sống. Kết quả này cho thấy sự biến
thiên lactate máu có ý nghĩa hơn lactate máu tại
thời điểm chẩn đoán. Nhiều tác giả cũng nhận
thấy theo dõi khuynh hướng thay đổi lactate
giúp hướng dẫn điều trị và tiên lượng bệnh(12). Độ
thanh thải lactate máu giúp đánh giá tiên lượng
tốt hơn giá trị lactate máu. Ở người lớn, H. Bryant
Nguyen và cộng sự cho thấy độ thanh thải giảm
10%, thì tỷ lệ tử vong tăng 11%(14).
Chúng tôi nhận thấy, ngưỡng độ thanh thải
lactate không giảm 20% có độ nhạy và độ chuyên
cao hơn trong tiên lượng so với ngưỡng 10% ở cả
thời điểm 6 giờ và 24 giờ. So sánh giữa 2 nhóm có
độ thanh thải lactate cao và thấp ở thời điểm 6
giờ, chúng tôi nhận thấy lacate máu ở thời điểm
nhập viện của nhóm có độ thanh thải cao là 6,13 ±
0,78 mmol/l, cao hơn nhóm có độ thanh thải thấp,
nhưng ở thời điểm 6 giờ (thời gian vàng của hồi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 215
sức) thì giá trị lactate giảm nhiều so với nhóm có
độ thanh thải cao. Thải trừ lactate tùy thuộc vào
chức năng gan và thận; trong nghiên cứu không
có sự khác biệt có ý nghĩa về tổn thương gan hay
thận của 2 nhóm. Có chăng ở nhóm có độ thanh
thải thấp, khả năng tạo lactate nhiều hơn nhóm
còn lại. Xét về tình trạng lâm sàng thì nhóm có độ
thanh thải thấp có chỉ số Prism cao hơn, có tỷ lệ
giúp thở cao hơn (mặc dù PaO2 không khác biệt),
và có thân nhiệt cao thấp hơn. Điều này chứng tỏ
giá trị của lactate lúc nhập viện không là yếu tố
tiên lượng tốt. Nhóm có độ thanh thải lactate cao
có tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Ở thời điểm 24 giờ sau điều trị, nhóm có độ
thanh thải cao có tỷ lệ tử vong 19,4% trong khi
nhóm thấp là 48,3%. Không có sự khác biệt về
men gan, creatinin, đường huyết và tình trạng
oxy hóa máu ở 2 nhóm.
Ở bệnh nhân hậu phẫu, Farah A. Husain và
cộng sự nhận thấy tỷ lệ tử vong nếu lactate bình
thường trong vòng 24 giờ là 10%, và 24% nếu
lactate bình thường > 48 giờ và 67% nếu không về
giá trị bình thường. Lactate ban đầu và trong 24
giờ đầu giúp tiên lượng tử vong(5). Ở trẻ phẫu
thuật tim bẩm sinh Meena Kalyanaraman và
cộng sự nhận thấy lactate khởi đầu > 6 mmol/l có
giá trị tiên đoán tử vong chỉ 6% và nồng độ đỉnh
> 6 mmol/l có giá trị tiên đoán dương về tử vong
chỉ 15%, tuy nhiên tăng kéo dài > 48 giờ giá trị
tiên đoán dương là 60% đối với trẻ em và sơ sinh
là 75%(8).
Tăng lactate có ảnh hưởng trên quyết định
điều trị không? trong thực hành kết quả lactate
máu giúp chúng tôi đánh giá lại tình trạng bệnh
nhân, các can thiệp cần cân nhắc bao gồm dịch,
thuốc tăng sức co bóp cơ tim, truyền máu, đánh
giá lại tình trạng cung cấp oxy cho bệnh nhi. Kết
quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt
của những can thiệp này. Có thể do tình trạng
bệnh nhân nhập viện rất nặng, chỉ số lactate rất
cao do vậy can thiệp có thể giống nhau. Chưa có
những nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi về vấn đề
tăng lactate và ảnh hưởng trên điều trị, nhất là trẻ
em. Trong một nghiên cứu ở bệnh nhân hậu
phẫu tim, ở nhóm bệnh nhân có theo dõi lactate
nhiều dịch và thuốc tăng sức co bóp cơ tim được
dùng(7). Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết
gần đây, khuyến cáo điều trị tích cực bệnh nhân
khi lactate máu ≥ 4 mmol/l(2).
KẾT LUẬN
Qua 65 bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn, kết quả
cho thấy lactate máu lúc nhập viện cao, ở cả hai
nhóm bệnh nhi sống và tử vong và giá trị lactate
tại thời điểm này không giúp tiên lượng trẻ. Độ
thanh thải lactate máu ở các thời điểm 6 giờ và 24
giờ cao ở nhóm sống hơn nhóm tử vong. Theo
dõi lactate máu giúp đánh giá tiên lượng bệnh
nhi sốc nhiễm khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Mai Chinh (2005). "Đánh giá hiệu quả hồi phục thể
tích tuần hoàn trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em." Luận văn tốt
nghiệp bác sỹ nội trú chuyên nghành nhi.
2. R. P. Dellinger, M. M. Levy, J. M. Carlet, et al. (2008).
"Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for
management of severe sepsis and septic shock: 2008." Crit Care
Med 36(1): 296-327.
3. TRần Minh Điển (2010). "Nghiên cứu kết quả điều trị và một số
yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em." Luận
án tiến sỹ y học.
4. Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Nguyễn Thị Hữu
(2005). "Đặc điểm sốc nhiễm trùng tại bệnh viện Nhi đồng 2 " Y
Học Thành phố Hồ Chí Minh 9: 33-37.
5. A. Husain Farah (2003). "Serum lactate and base deficit as
predictors of mortality and morbidity." The American Journal
of Surgery 185: 485-491.
6. B. Goldstein, B. Giroir, A. Randolph (2005). "International
pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis
and organ dysfunction in pediatrics." Pediatr Crit Care Med
6(1): 2-8.
7. Tim C. Jansen, Jasper van Bommel, Jan Bakker (2009). "Blood
lactate monitoring in critically ill patients: A systematic health
technology assessment*." Crit Care Med 37: 2827–2839.
8. Meena Kalyanaraman, William M. DeCampli, Andrew I.
Campbell, et al. (2008). "Serial blood lactate levels as a predictor
of mortality in children after cardiopulmonary bypass
surgery." Pediatr Crit Care Med 9: 285–288.
9. Michael H. Karagiannis, Alisa N. Reniker, Marie E. Kerl, et al.
(2006). "Lactate Measurement as an Indicator of Perfusion."
COMPENDIUM: 287-300.
10. Jacques Levraut, Jean-Pierre Ciebiera, Stephane Chave, et al.
(1998). "Mild Hyperlactatemia in Stable Septic Patients Is Due
to Impaired Lactate Clearance Rather Than Overproduction "
Am. J. Respir. Crit. Care Med 157(4): 1021-1026.
11. Bruno Levy (2006). "Lactate and shock state: the metabolic
view." Current Opinion in Critical Care 12: 315–321.
12. Petar Marko, Andrea Gabrielli, Lawrence J. Caruso (2004).
"Too Much Lactate or Too Little Liver?" Journal of Clinical
Anesthesia 16: 389 –395.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 216
13. Mark E. Mikkelsen, Andrea N. Miltiades, David F. Gaieski, et
al. (2009). "Serum lactate is associated with mortality in severe
sepsis independent of organ failure and shock*." Crit Care Med
37: 1670 –1677.
14. H. Bryant Nguyen, Emanuel P. Rivers, Bernhard P. Knoblich,
et al. (2004). "Early lactate clearance is associated with
improved outcome in severe sepsis and septic shock." Crit Care
Med 32:: 1637–1642.
15. Phạm Văn Quang, Bạch Văn cam, Trần Hữu Minh Quân, et al.
(2010). "Điều trị ban đầu sốc nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Cấp
Cứu bệnh viện Nhi đồng 1." Y Học Thành phố Hồ Chí Minh
14(1): 15 -22.
16. Andrew Rhodes, Rebecca J. Cusack (2000). "Arterial blood gas
analysis and lactate." Current Opinion in Critical Care 6: 227–
231.
17. Nathan I. Shapiro, Michael D. Howell, Daniel Talmor, et al.
(2005). "Serum Lactate as a Predictor of Mortality in Emergency
Department Patients With Infection." Ann Emerg Med 45:: 524-
528.
18. Bùi Quốc Thắng (2006). "Nghiên cứu lâm sàng và giá trị tiên
lượng của một số biến đổ sinh học trong hội chứng nhiễm
khuẩn toàn thân ở trẻ em." Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành
nhi khoa, Đại Học Y Dược Tp. HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_lactate_mau_trong_soc_nhiem_khuan_o_tre_em.pdf