Nghiên cứu mô hình phát triển đàn ngỗng bay và bài học cho Việt Nam

Kết luận Như vậy, bằng cách vận dụng và ủng hộ mô hình “đàn ngỗng bay” như một phương thức thiết yếu để tiến tới hội nhập hơn nữa trong khu vực, Nhật Bản đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển cũng như hợp tác kinh tế ở Đông Á. Thực tế, mạng lưới sản xuất công nghiệp của Nhật Bản không chỉ trở nên phát triển hơn mà còn có sức ảnh hưởng đáng kể hơn với các nền kinh tế trong khu vực, hỗ trợ đất nước này tăng cường hợp tác kinh tế vùng trong những thập kỷ gần đây. Đây là một mô hình được đánh giá là theo sát bản chất phát triển của thị trường nên sẽ mang lại sự phát triển bền vững, ổn định cho các quốc gia, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn với chính trị trong khu vực. Việt Nam, với những nỗ lực hướng tới phát triển kinh tế bền vững, cần nghiêm túc ứng dụng mô hình này vào thực tiễn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mô hình phát triển đàn ngỗng bay và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017 23 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN NGỖNG BAY VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM AN INTRODUCTION TO THE FLYING GEESE PATTERN OF JAPAN AND LESSONS FOR VIET NAM Lê Thị Phương Loan1, Lê Phương Mỹ Hiền2 1Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; ltploan@ufl.udn.vn 2Công ty Cổ phần Hapras Việt Nam; lpmyhien@gmail.com Tóm tắt - Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, mô hình phát triển kinh tế “đàn ngỗng bay” đã được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới nhắc đến như một mô hình điển hình cho sự phát triển vượt bậc tại khu vực châu Á, trong đó có Nhật Bản - nơi xuất phát của mô hình này. Trên thực tế, trong 40 năm từ 1960-2010, từ một quốc gia bại trận trong Thế chiến II, Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ sau Mỹ. Có rất nhiều yếu tố mang lại sự thành công vượt trội này cho Nhật Bản, và một trong những yếu tố thường hay được các học giả quan tâm và nhắc đến trong thời gian gần đây là mô hình “Đàn ngỗng bay” (the Flying geese pattern), được nhà kinh tế học Kaname Akamatsu lần đầu nhắc đến vào năm 1935. Bài báo nghiên cứu đặc trưng của mô hình để từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Abstract - In the first decades of the twenty-first century, the “flying geese” economic development pattern has been mentioned by many economists around the world as a model for growth in the East Asia region. In fact, in four decades in a row from 1960-2010, from a defeated nation in World war 2, Japan emerged as the world second largest economy in terms of GDP, only after the U.S. There are many factors which have contributed to the phenomenal economic success of Japan, and one of the most commonly considered and mentioned recently is the Flying Geese pattern - first coined in an article published in 1935 by the Japanese economist Kaname Akamatsu. This model has not only helped improve Japan’s economy but also enhanced the country’s position in the diplomatic relations with other countries. The paper, studying the characteristics of the Flying geese pattern, puts forward some policy recommendations for Viet Nam. Từ khóa - mô hình đàn ngỗng bay; phát triển kinh tế; Nhật Bản; Đông Á; ảnh hưởng. Key words - flying geese pattern; economic development; Japan; East Asia; influence. 1. Đặt vấn đề Xuất hiện lần đầu vào năm 1935 nhưng phải đến thập niên 1960-1970, thuật ngữ mô hình “đàn ngỗng bay” mới thực sự được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Nguyên nhân một phần vì trước thời điểm này, các nghiên cứu của tác giả Kaname Akamatsu chỉ xuất hiện qua sách và các bài báo trong nước (được xuất bản bằng tiếng Nhật). Từ sau năm 1975, các học trò của ông mới phát triển học thuyết và tài liệu lần đầu được chuyển dịch sang tiếng Anh thì lúc đó thuật ngữ này mới thực sự được chú ý. Nghiên cứu này tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết của mô hình và phân tích sự ảnh hưởng của mô hình này đối với chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. 2. Tổng quan về mô hình Đàn ngỗng bay 2.1. Khái niệm Kaname Akamatsu, sau khi quan sát sự phát triển của ngành sản xuất sợi bông từ cuối thế kỷ XIX đến thập niên 1930, đã nhận thấy hiện tượng: ban đầu, Nhật Bản nhập khẩu sợi bông, về sau công nghiệp sản xuất sợi bông trong nước dần khởi sắc; sau đó nhập khẩu và xuất khẩu sợi bông cùng phát triển, và cuối cùng là cùng rơi vào suy thoái. Nếu thể hiện điều này trên đồ thị với trục hoành là thời gian và trục tung là sản lượng thì có thể thấy trên biểu đồ sẽ có ba đường cong hình chữ V lật ngược, giống như trật tự của đàn ngỗng trời khi bay. Trong một bài báo năm 1935, Akamatsu đã lần đầu đề cập đến thuật ngữ “sangyu hatten 1 Nguyên gốc từ Ganko(鵞鳥) là bay theo hàng và Keitai (形態) trong tiếng Nhật mang nghĩa là hình thái no ganko keitai”1 (hình thái bay theo hàng của sự phát triển công nghiệp) như là một ý tưởng sơ khởi cho mô hình “đàn ngỗng bay” sau này. Theo đó, đây sẽ là hình thái công nghiệp hoá nền kinh tế theo trật tự như một đàn ngỗng bay mà ở đó một nước muốn cải thiện nền kinh tế theo hướng công nghiệp thì nên bắt đầu bằng việc nhập khẩu một mặt hàng chủ lực từ một nước phát triển hơn, sau đó nền công nghiệp trong nước sẽ từng bước thích ứng với việc sản xuất mặt hàng này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, bắt đầu bằng nhập khẩu máy móc phục vụ sản xuất, đào tạo nhân công; tiếp sau đó, ngưng nhập khẩu máy móc và tự sản xuất máy móc kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ khác phát triển theo. Thuật ngữ này khi xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu quốc tế lại được dịch thành “The Flying Geese Pattern”. Tại Việt Nam, nó xuất hiện dưới tên “Mô hình Đàn ngỗng bay” hay “Mô hình Nhạn bay” - ban đầu được sử dụng nhằm mô tả quá trình công nghiệp hoá của một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở rộng phạm vi áp dụng cho công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất và đặc biệt là lĩnh vực hợp tác trong khu vực [1]. Tóm lại, “Mô hình Đàn ngỗng bay là mô hình thể hiện sự phát triển kinh tế công nghiệp của một quốc gia bằng con đường hội nhập với các nước có nền công nghiệp phát triển hơn. Ở đó các quốc gia ít phát triển sẽ được dẫn đường bởi các quốc gia phát triển hơn”. 2.2. Các phiên bản của mô hình Đàn ngỗng bay Nguyên gốc mô hình này được Akamatsu Kaname đưa ra, sau đó Kojima Kiyoshi và Okita Saburo - hai nhà kinh tế học - phát triển thành ba phiên bản, gồm: (1) một nước 24 Lê Thị Phương Loan, Lê Phương Mỹ Hiền một sản phẩm, (2) một nước nhiều sản phẩm và (3) phiên bản nhiều nước. Trong đó, phiên bản cuối cùng là phiên bản được sử dụng nhằm miêu tả sự hội nhập của các quốc gia trong khu vực. Phiên bản (1): là phiên bản nguyên gốc được Akamatsu Kaname đưa ra bằng việc quan sát sự phát triển của ngành dệt tại Nhật như đã nêu ở phần trên. Phiên bản này tập trung vào sự phát triển công nghiệp bằng cách tập trung toàn lực phát triển một sản phẩm mũi nhọn duy nhất để sau đó cả ngành công nghiệp sẽ “cất cánh” theo. Trong phiên bản này, Akamatsu không lý giải tại sao có mô hình này. Kojima2 đã dựa trên lý luận Héccher-ohlin để giải thích lý do là vì sao sau một thời gian dài kinh doanh bằng nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ tích luỹ đủ vốn để tự sản xuất và sau khi tích luỹ đủ sản lượng cũng như kinh nghiệm thì có thể xuất khẩu được. Phiên bản (2): Một nước – nhiều sản phẩm Phiên bản này mô tả một nước đang phát triển có thể phát triển những ngành sơ khai rồi phát triển những ngành phức tạp, từ những loại hàng tiêu dùng không bền đến hàng tiêu dùng lâu bền và vật liệu sử dụng trong sản xuất. Nghĩa là, các nước đang phát triển, vì cơ sở vật chất hạ tầng và thượng tầng đều không đủ khả năng đáp ứng, nên phát triển sản xuất những sản phẩm không đòi hỏi sự phức tạp trước rồi sau đó phát triển dần lên, ví dụ như phát triển ngành may mặc trước khi phát triển ngành dệt, phát triển ngành lắp ráp, sản xuất ô-tô, tàu biển trước rồi mới đến ngành luyện kim. Cứ như vậy, khi ngành này bắt đầu suy thoái thì ngành kia có thể thay thế làm mặt hàng sản xuất chủ đạo. Phiên bản (3): Nhiều nước Phiên bản này miêu tả sự bắt kịp của một nước với các nước khác trong khu vực. Ví dụ, khi một ngành công nghiệp của Nhật Bản đang ở giai đoạn gia tăng xuất khẩu thì các nước Hàn Quốc, Đài Loan,... sẽ nhập khẩu sản phẩm đó. Theo thời gian, xuất khẩu của ngành này ở Nhật đạt tới đỉnh và bắt đầu giảm xuất khẩu là lúc các nước khác đẩy mạnh tự sản xuất thay thế nhập khẩu. Khi lợi thế cạnh tranh của Nhật không còn vì các nước đẩy mạnh xuất khẩu thì Nhật lại có ngành khác thay thế vị trí chủ đạo; cứ như vậy từ ngành này sang ngành khác, từ Nhật Bản sang các nước công nghiệp mới [2]. 2.3. Giai đoạn phát triển của mô hình Đàn ngỗng bay Mô hình Đàn ngỗng bay có 4 giai đoạn phát triển: Hình 1. Sự phát triển của mô hình “đàn ngỗng bay” Giai đoạn 1: Nhập khẩu Trong giai đoạn này, các quốc gia đang phát triển sẽ nhập khẩu một số loại hàng hoá từ các nước phát triển hơn 2 Kyoshi Kojima (1920-2010) giáo sư danh dự của đại học Hitotsubashi, là người có đóng góp lớn trong việc phát triển mô hình Đàn ngỗng bay. nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ban đầu, các loại sản phẩm được nhập khẩu chủ yếu là nhu yếu phẩm, các mặt hàng tiêu dùng có tuổi thọ ngắn hạn, trong trường hợp của Nhật Bản là đường trắng, thuốc lá, đồng hồ, đĩa thuỷ tinh, xà phòng. Giai đoạn 2: Nội địa hoá sản xuất Dần dần, vì mục đích lợi nhuận, và cũng vì đã tích luỹ đủ vốn, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tự sản xuất. Đầu tiên là nhập khẩu máy móc chuyên dụng, đào tạo nhân công, sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ, v.v. Sự du nhập công nghiệp sản xuất hàng loạt sẽ dần thay thế ngành sản xuất thô sơ trong nước. Người lao động thủ công trong nước có thể sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp và đói nghèo, nền kinh tế có thể suy giảm gây khó khăn đáng kể cho người lao động. Giai đoạn 3: Sản xuất công nghiệp nội địa có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu Lúc này, những người lao động thủ công, vì lý do kiếm sống, phải thích ứng với nền công nghiệp mới. Họ sẽ tham gia vào các công xưởng để nâng cao tay nghề. Ngành công nghiệp sản xuất nội địa, sau khi tiếp thu công nghệ từ nước ngoài, bắt đầu hoàn thiện, sản lượng và chất lượng có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Chỉ số nhập khẩu hàng hoá bắt đầu giảm dần. Giai đoạn 4: Xuất khẩu Khi việc sản xuất và tiêu thụ tại thị trường trong nước đã ổn định, sản lượng sản xuất bắt đầu dư thừa thì doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu ra các nước trong và ngoài khu vực. Đồng thời, để có thể tối đa hoá lợi nhuận và đáp ứng được tiêu chuẩn hàng hoá của từng nước, doanh nghiệp phải nâng cao công nghệ sản xuất của mình. Nhờ vậy, nền công nghiệp của đất nước sẽ trưởng thành hơn so với trước. Đất nước sẽ trở thành nước phát triển hơn. Nói cách khác, thông qua quá trình này, nền kinh tế công nghiệp với những ngành kinh doanh không hiệu quả sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là những ngành khác mang lại lợi nhuận cao hơn, phát triển bền vững hơn [3]. 2.4. Các đặc trưng của mô hình Đàn ngỗng bay 2.4.1. Cấu trúc Điểm đáng chú ý đầu tiên của mô hình phát triển này nằm ở tính trật tự: các đối tượng tham gia vào mô hình này không có vị thế ngang bằng nhau mà được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm quốc gia dẫn đầu (leading countries) và nhóm quốc gia chậm phát triển hơn (follower countries). Vị trí quốc gia được xếp dựa theo mức độ tiên tiến của nền kinh tế/công nghiệp của nước đó. Nhóm nước dẫn đầu là một hoặc nhóm nước có nền công nghiệp phát triển nhất. Sau đó là các nước kém phát triển hơn ở hàng thứ nhất. Hàng thứ ba là những nước có nền công nghiệp kém phát triển hơn các nước ở hàng thứ hai. Những nước càng có nền kinh tế công nghiệp cải thiện tích cực sẽ càng tiến gần về nhóm dẫn đầu. Ngoài ra, cần lưu ý một nhóm nước, được gọi là các quốc gia mới phát triển, là những quốc gia ở nhóm nước thứ hai, nhưng lại có sự phát triển vượt bậc so với các quốc gia còn lại. Có thể kể đến Hàn Quốc hay Singapore là những ví dụ điển hình cho nhóm nước này. Vị Nhập khẩu Nội địa hóa sản xuất Sản xuất công nghiệp nội địa đạt yêu cầu Xuất khẩu ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017 25 trí của các “con ngỗng” trong đàn không cố định trong bất kỳ thời điểm nào, nên mối quan hệ giữa chúng cũng sẽ theo đó mà thay đổi theo thời gian. Những con ngỗng đầu đàn cũng sẽ có lúc mỏi cánh và rơi lại phía sau, những con ngỗng trẻ sẽ vươn lên phía trước để thay thế. Tương tự như vậy, sau một quá trình đủ dài, các nước dẫn đầu có thể lâm vào tình cảnh suy thoái kinh tế và bị tụt hậu, vị trí của nó có thể được thay thế bởi một trong những nước theo sau, điều này khiến trật tự của mô hình luôn biến đổi. 2.4.2. Tính thống nhất về định hướng phát triển Đặc trưng thứ hai của mô hình này là tính thống nhất trong định hướng phát triển. Tuy vị trí của các quốc gia trong mô hình có thể không cố định nhưng định hướng phát triển là thống nhất và không thay đổi. Các nước trong trật tự này đều là những nước có thiên hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Mô hình “đàn ngỗng bay” không tập trung vào sự khác biệt về ý thức hệ của quốc gia thành viên, mà chỉ tập trung vào quá trình phát triển kinh tế thông qua việc từng bước cải thiện quá trình công nghiệp hóa để phát triển. Như vậy, sẽ có rất nhiều quốc gia, với văn hóa, lịch sử khác nhau, có thể cùng tham gia vào mô hình này. Tuy vị trí đứng của các quốc gia có thể khác nhau theo từng thời điểm, có một điều không thay đổi: giống như đàn ngỗng luôn hướng về phương Nam tránh rét, hướng phát triển của các quốc gia này đều lấy công nghiệp là trụ cột. 3. Ảnh hưởng của mô hình “đàn ngỗng bay” đối với việc hình thành chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương 3.1. Thiết lập mô hình đàn ngỗng tại khu vực châu Á giai đoạn 1996-2016 Từ những năm 1950-1960, khi quan hệ giữa Nhật Bản và các các nước châu Á được tăng cường, mô hình “Đàn ngỗng bay” cũng vì thế mà thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Nhà kinh tế học Okita Saburo là một trong những người ủng hộ việc áp dụng mô hình này vào sự phát triển quan hệ của Nhật Bản với các nước châu Á. Cụ thể, điều này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong nước cũng như đầu tư và mậu dịch với các nước trong khu vực. Theo thống kê của JETRO (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản), từ năm 1996 - 2016 (Hình 2), vốn đầu tư phát triển trực tiếp (FDI) của Nhật Bản luôn dao động từ 30-40% tổng vốn đầu tư tại các nước trong khu vực châu Á. Năm 1996, FDI của Nhật dao động từ 28% đến 30%. Từ năm 1998 - 2004, Nhật Bản lún sâu vào khủng hoảng tài chính năm 1997 nên mức FDI giảm mạnh trong giai đoạn này, con số này chỉ bắt đầu khởi sắc trở lại từ năm 2004 - 2016, Nhật Bản vẫn duy trì mức khá ổn định đối với các nước trong khu vực. Hình 2. Thống kê FDI của Nhật Bản tại các nước châu Á từ năm 1996-2016 (Nguồn: JETRO) Năm 2014, mức FDI chạm ngưỡng 30% trở lại sau một quãng thời gian dài chỉ duy trì ở mức trên dưới 25%. Sang năm 2015 và 2016, FDI lại giảm nhẹ, nguyên nhân đến từ việc tranh chấp vùng biển đảo với Trung Quốc. Trong quan hệ ngoại giao với các nước khu vực, Nhật Bản luôn dành sự chú trọng đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á. Học thuyết Fukuda (1977) khẳng định ba điểm chính: (1) Nhật Bản sẽ không trở thành cường quốc quân sự; (2) Xây dựng lòng tin trên mọi lĩnh vực; và (3) Tăng cường quan hệ với các nước thành viên ASEAN [5]. Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa trong chuyến thăm chính thức các nước ASEAN tháng 1/1993 đã tuyên bố: “... trên cơ sở một tầm nhìn lâu dài về an ninh Đông Nam Á, Nhật Bản chủ trương cùng các nước trong khu vực tập trung hợp tác ổn định tình hình khu vực, thiết lập trật tự an ninh và bảo vệ hoà bình ở khu vực... Nhật Bản kêu gọi hợp tác, phối hợp chặt chẽ với ASEAN nhằm tái thiết Đông Dương, xác lập Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương” [7]. Đến năm 1997, Thủ tướng Nhật Bản, ông Hashimoto một lần nữa khẳng định việc coi trọng ASEAN trong bài phát biểu trong chuyến viếng thăm 5 nước thuộc khu vực này từ ngày 07 - 14/01/1997 [8]. Nội dung điều chỉnh lần này cho thấy Nhật Bản muốn thông qua hợp tác với ASEAN để có thể nâng cao hơn nữa vai trò chính trị của mình trong khu vực. Tokyo cũng khẳng định việc coi Đông Nam Á là một đối tác quan trọng về chính trị ở khu vực. Tuy rằng giai đoạn từ 1998 trở đi, Nhật Bản vẫn còn khó khăn do phải đối mặt với suy thoái kinh tế nhưng vẫn tích cực đóng góp và hỗ trợ lớn cho các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và khắc phục được cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Hình 3. Vốn FDI phân bổ theo vùng từ năm 1996-2016 (Nguồn: JETRO) 0.0% 50.0% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 THỐNG KÊ FDI CỦA NHẬT BẢN TẠI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á TỪ NĂM 1996-2016 0% 50% 100% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NIES ASEAN 26 Lê Thị Phương Loan, Lê Phương Mỹ Hiền Theo thống kê của JETRO, FDI của Nhật trong 20 năm qua tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á gồm năm nước Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia (hay còn gọi là ASEAN4) và Việt Nam, chiếm từ 40-60% trên tổng FDI tại châu Á (Hình 3). Chính sách đối ngoại khu vực của Nhật Bản có thể thay đổi theo giai đoạn, tuy nhiên có một điều không thay đổi, là Nhật Bản luôn coi trọng việc mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với các nước Đông Nam Á. Bằng việc phân bổ FDI, trong 20 năm qua Nhật Bản vẫn luôn đóng vai trò chủ lực tại châu Á, góp phần lan tỏa sức ảnh hưởng của mình lên sự phát triển các nước trong khu vực. Theo lý thuyết, mô hình “đàn ngỗng bay” tập trung vào phát triển công nghiệp, và trên thực tế, dòng vốn FDI từ Nhật vào các nước châu Á cũng tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp (Bảng 1). Bảng 1. Thống kê vốn FDI của Nhật Bản phân bổ theo ngành (Nguồn: JETRO) Đơn vị: triệu đô-la Mỹ Ngành 1996-2000 2001-2005 2005-2010 2011-2013 Nông nghiệp 146 64 129 170 Công nghiệp sản xuất 21.196 16.853 33.961 49.652 Tài chính 10.900 10.347 20.369 20.037 Bất động sản, cho thuê, và hoạt động kinh doanh khác 3.447 583 -98 0.0 Thống kê của JETRO từ năm 1996-2013 cho thấy, con số FDI ở các lĩnh vực thuộc công nghiệp sản xuất như luyện kim, may mặc, dệt, cơ khí cao hơn các lĩnh vực khác rất nhiều. Từ năm 1996 - 2013, thống kê bình quân 5 năm mức đầu tư FDI của Nhật Bản cho thấy mức đầu tư vào công nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn các ngành khác. Trong khi mức đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm tầm dưới 200 triệu đô-la Mỹ thì mức đầu tư vào công nghiệp dao động từ khoảng từ 20 đến 50 tỷ đô-la Mỹ, cao gấp đôi so với lĩnh vực tài chính. Trên thực tế, cùng với việc tăng vốn FDI, Nhật Bản đã thiết lập mô hình “đàn ngỗng bay” tại khu vực và đã có những ảnh hưởng lớn trong thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhờ vào sự đầu tư và hỗ trợ từ Nhật, các nước phát triển tại khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã đạt những phát triển đáng kể, trong đó bao gồm cả Việt Nam, và Nhật Bản cũng vì thế mà đóng vai trò là một đối tác quan trọng trong quan hệ quốc tế tại khu vực. 3.2. Trung Quốc – sự xuất hiện của con chim đầu đàn mới Một trong những đặc trưng của mô hình “đàn ngỗng bay” là tính trật tự về vị trí của thành viên trong đàn. Những con chim đầu đàn – những nước trong nhóm dẫn đầu không phải lúc nào cũng có thể duy trì vị trí của mình: khi một nước dẫn đầu dần mất đi sức lực của mình thì sẽ có nước phát triển khác thay thế. Trong trường hợp này là sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng việc dịch chuyển sang chính sách mở cửa thị trường, nắm bắt cơ hội trong bối cảnh thị trường công nghệ thông tin ngày càng sôi động. Không chỉ nhận gia công, tập trung lợi thế về nhân công giá rẻ mà còn đầu tư vào sản xuất linh kiện điện tử với giá thành rẻ hơn đã tạo ra lợi thế cạnh tranh siêu khủng cho nền kinh tế Trung Quốc. Không chỉ phát triển kinh tế, Trung Quốc còn nâng cao tầm ảnh hưởng của mình đối với các nước khác, thể hiện bằng sự cạnh tranh đối đầu với Nhật Bản. Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc và Nhật Bản đã có thái độ đối đầu về ngoại giao trong khu vực, bắt đầu với sự kiện viếng thăm đền Yasukuni - Ngôi đền thờ hơn 2,5 triệu tử sĩ Nhật Bản (gồm cả những người đã tham gia lực lượng phát xít và 14 tội phạm chiến tranh loại A trong Thế chiến II). Vì Trung Quốc và Hàn Quốc luôn coi ngôi đền này là biểu tượng của chiến tranh, họ không ủng hộ việc lãnh đạo Nhật Bản đến viếng đền. Cụ thể, vì họ cho rằng đây là hành động đề cao tội ác chiến tranh và Nhật Bản không thẳng thắn thừa nhận sự tàn bạo của mình trong quá khứ, việc lãnh đạo Nhật viếng thăm ngôi đền này luôn gây nên làn sóng phẫn nộ đối với Bắc Kinh và Seoul, ngay cả Nhật Hoàng cũng đã từ bỏ việc công khai viếng thăm ngôi đền này. Điểm đáng lưu ý là mặc dù ông Junichiro Koizumi tới thăm đền này đều đặn từ lúc ông được bầu làm thủ tướng năm 2001, ông đã không tham gia nhiều sự kiện kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Nhật-Trung. Ông cũng không hề thay đổi quan điểm ngay cả sau khi các cuộc biểu tình lớn ở nhiều nơi nổ ra tại Trung Quốc. Việc tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) năm 2012 cũng khiến quan hệ của hai nước trở nên không mấy tốt đẹp. Từ năm 2008, khi vai trò của Nhật tại châu Á có phần suy giảm do ảnh hưởng từ chính sách ngoại giao hướng về phương Tây, và ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thì người ta lại chứng kiến sự trỗi dậy đáng chú ý của Trung Quốc tại chính trường châu Á. Trung Quốc không chỉ có thái độ hung hăng trong tranh chấp biển đảo tại biển Đông, mà còn có những động thái phô trương tiềm lực kinh tế với các nước châu Á. Ngay thời điểm tháng 9/2009, tân thủ tướng Nhật lúc này là ông Hatoyama, đã khẳng định việc “quay lại châu Á” trong cuộc gặp gỡ với chủ tịch Trung Quốc tại New York, Mỹ [6]. Từ sau thời điểm đó cả hai quốc gia đều có động thái tăng vốn đầu tư kinh tế vào các quốc gia thành viên ASEAN. Theo thống kê từ Ban Thư ký ASEAN (Bảng 2), tính đến năm 2014, Nhật Bản vẫn là nước có mức vốn FDI vào ASEAN cao nhất và Trung Quốc đứng thứ 2. Nhưng từ sau năm 2008, Trung Quốc đã có động thái đẩy mạnh vốn đầu tư vào khu vực. Mức FDI mà Trung Quốc đầu tư vào ASEAN năm 2009 cao gấp 2,5 lần so với năm trước đó, những năm tiếp theo con số này vẫn tiếp tục tăng theo cấp số nhân, chỉ giảm nhẹ vào năm 2012 (nguyên nhân xuất phát từ những căng thẳng về tranh chấp biển đảo với các quốc gia ASEAN), trước khi tiếp tục tăng vào năm 2013. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017 27 Bảng 2. Bảng thống kê vốn đầu tư phát triển của các nước vào khu vực ASEAN từ năm 2004-2014 Cũng theo báo cáo của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), năm 2013, Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và việc theo đuổi kế hoạch phát triển hạ tầng khu vực, còn gọi là chiến lược Con đường tơ lụa mới (New silk road) hay Một vành đai, Một con đường (One belt, one road), đã cho thấy tham vọng muốn dẫn đầu của Trung Quốc tại khu vực cũng như làm dấy lên sự quan ngại của Nhật về vị thế của Trung Quốc tại khu vực mà Nhật luôn coi là chiến lược. 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Với chủ trương phát triển nền kinh tế theo hướng “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, từ năm 2011 đến nay, nền công nghiệp của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê “Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,20 điểm phần trăm, trong đó ngành công nghiệp tăng 9,39% so với năm trước (công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%); ngành xây dựng tăng 10,82%, đây là mức tăng cao nhất kể từ 2010’’. Về năng suất lao động (NSLĐ) của toàn nền kinh tế năm 2015, trong Báo cáo tóm tắt NSLĐ Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp, theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động), tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm [10]. Có thể thấy, cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, NSLĐ của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, theo hướng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và NSLĐ của nước ta hiện vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn, dẫn tới sự gia tăng cả về khoảng cách tuyệt đối và tương đối với hai nước trên. Ngày 31/5/2017, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng, tại Hội thảo “Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam 2017-2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững”, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đang có xu hướng chậm lại, từ trung bình 14,3%/năm của giai đoạn 2006 - 2010 giảm xuống 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và giảm hầu hết trong các nhóm ngành công nghiệp; tốc độ tăng NSLĐ của ngành công nghiệp giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 2,4%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của nền kinh tế là 3,9%. NSLĐ của Nhật Bản cao gấp 39 lần, Singapore cao gấp 26 lần, Hàn Quốc cao gấp 16 lần và Trung Quốc cao gấp 2 lần so với NSLĐ của Việt Nam. So với các nước đang phát triển thành viên ASEAN thì Malaysia cao gấp 6,5 lần, Thái Lan và Philippines cao gấp 1,5 lần NSLĐ của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trong công nghiệp thấp, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong GDP giảm từ 32% năm 2010 xuống còn khoảng 28% năm 2015. Hiện Việt Nam đứng thứ 101 trên tổng số 143 nước về chỉ số giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo bình quân đầu người [4]. Câu chuyện “Việt Nam với 22.000 thạc sỹ và tiến sỹ mỗi năm nhưng vẫn không sản xuất nổi một chiếc ốc vít” [11] đã gây nhiều tranh cãi về sự tụt hậu của ngành công nghiệp trong nước, khi chỉ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà bỏ qua yếu tố công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh như vậy, mô hình “đàn ngỗng bay” sẽ là một giải pháp thích hợp không chỉ để cải thiện ngành công nghiệp, tạo thêm việc làm và phát triển kinh tế bền vững, mà Việt Nam cũng có thể áp dụng mô hình này trong chính sách bang giao với khu vực. Hiện ở Trung Quốc, nhân công dưới 25 tuổi chiếm đa số tại các xưởng, nhà máy công nghiệp, tuy nhiên, chính sách “Một con” năm 1979 đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhân công trẻ trong những năm gần đây [9]. Điều này dẫn đến sự gia tăng mức lương một cách nhanh chóng, đặc biệt ở những tỉnh như Quảng Đông. Ngoài ra, vì thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp sản xuất phải thu nhận lao động có tay nghề không cao tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đến để làm việc. Đây là cơ hội tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam - được đánh giá là một trong những quốc gia có dân số trẻ và có mức chi phí sống thấp hơn. Nâng cao tay nghề cho lao động và đầu tư vào công nghệ thiết bị và máy móc trong giai đoạn này sẽ giúp nền công nghiệp Việt Nam tạo ra được các sản phẩm gia công có mức giá thấp hơn với chất lượng cao hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Sau quá trình gia công, tiếp thu các công nghệ từ các nước phát triển, Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định thương hiệu ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử cũng như ngành hàng dệt, may mặc như cách mà Trung Quốc đã tiếp cận mô hình “đàn ngỗng bay” để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và đạt được sự phát triển vượt bậc. Ngoài ra, Việt Nam nên chú trọng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng đồ ăn, nước uống đóng chai tại thị trường trong nước đang ngày càng nâng cao do thu nhập người dân được cải thiện; tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu vẫn đang chiếm được phần lớn thiện cảm của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp trong nước nên cải thiện chất lượng cũng như bao bì đóng gói để đáp ứng nhu cầu nội địa sau đó tiến hành xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, luyện kim như tôn Hoa Sen, thép Nhân Luật, v.v đều là những doanh 28 Lê Thị Phương Loan, Lê Phương Mỹ Hiền nghiệp đủ sức thích ứng với công nghệ sản xuất công nghiệp của các nước tiên tiến. Thay vì lãng phí thời gian và nguồn nhân lực để sáng tạo ra cái mới, việc kế thừa những thành quả của các nước đi trước sau đó cải thiện và phát triển vẫn sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Cùng với phát triển kinh tế bằng trụ cột công nghiệp, mô hình “đàn ngỗng bay” cũng là phương thức hữu hiệu để Việt Nam hoà nhập sâu hơn vào khu vực, hướng tới hình ảnh “con chim đầu đàn” của ba nước Đông Dương. 5. Kết luận Như vậy, bằng cách vận dụng và ủng hộ mô hình “đàn ngỗng bay” như một phương thức thiết yếu để tiến tới hội nhập hơn nữa trong khu vực, Nhật Bản đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển cũng như hợp tác kinh tế ở Đông Á. Thực tế, mạng lưới sản xuất công nghiệp của Nhật Bản không chỉ trở nên phát triển hơn mà còn có sức ảnh hưởng đáng kể hơn với các nền kinh tế trong khu vực, hỗ trợ đất nước này tăng cường hợp tác kinh tế vùng trong những thập kỷ gần đây. Đây là một mô hình được đánh giá là theo sát bản chất phát triển của thị trường nên sẽ mang lại sự phát triển bền vững, ổn định cho các quốc gia, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn với chính trị trong khu vực. Việt Nam, với những nỗ lực hướng tới phát triển kinh tế bền vững, cần nghiêm túc ứng dụng mô hình này vào thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Akamatsu Kaname, The Trend of Foreign Trade in Manufactured Woolen Goods in Japan, Shogyo Keizai Roniew (Higher Commercial School of Nagoya), 13. July, 1935. [2] Akamatsu Kaname, Waga Kuni Keizai Hatten no Shuku gooben shoohoo [The Synthetic Principles of the Economic Development of our country], Shoogyoo Keizai Ron [Theory of commerce and Economics], Nagoya, 1932. [3] Akamatsu Kaname, Waga Kuni sangyo hatten no ganko keitai, tokuni kikai kigu kogyo nit suite [Types in the development of our imported countries, with special references to the machine and tools industries], The Hitotsubashi Ronson, Tokyo, 1956. [4] Bộ Công Thương Việt Nam, Cơ cấu lại ngành công nghiệp Việt Nam 2017-2020, truy cập ngày 11/10/2017, < portlet/html/print_cms.jsp?articleId=1807> [5] Hoàng Thị Minh Hoa, Từ thuyết Đại Đông Á đến học thuyết Fukuda của Nhật Bản, Thông báo Khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 1993. [6] Nguyễn Hoàng Giáp, “Nhận diện trật tự quyền lực của Đông Á hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4, 2010. [7] Phát biểu của Thủ tướng Nhật Miyazawa trong chuyến viếng thăm các nước ASEAN, tháng 2/1993, tại Bangkok, truy cập ngày 12/7/2017, thirteenth-meeting-of-the-japan-asean-forum-tokyo-japan-16-17- february-1993 [8] The Nation, Phát biểu của Thủ tướng Nhật Hashimoto tại Singapore ngày 14/01/1997, truy cập ngày 12/7/2017, paci/asean/pmv9701/policy.html [9] Sách thống kê năm 2015 của ASEAN, truy cập ngày 5/7/2017, Statistical-Yearbook-2015_small_size.pdf [10] Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí về Tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2016, truy cập ngày 12/10/2017, [11] Vietnamnet điện tử, Cầm bằng Tiến sĩ kỹ sư không làm nổi ốc vít, lam-noi-oc-vit-268988.html, truy cập ngày 13/7/2017. (BBT nhận bài: 02/10/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 08/10/2017)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mo_hinh_phat_trien_dan_ngong_bay_va_bai_hoc_cho_v.pdf
Tài liệu liên quan