Thứ hai, cả nhập khẩu và xuất khẩu của Việt
Nam đều chịu tác động lớn từ FDI. Điều này càng
khẳng định hơn vai trò của FDI đối với sự thịnh
vượng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chính
phủ Việt Nam cần có những chính sách thiết thực,
hiệu quả, kịp thời để thu hút và hấp thụ nguồn vốn
FDI chảy vào nền kinh tế. Kết quả này cũng đảm bảo
cho những phân tích tiếp theo khi Việt Nam đã ký
kết được một số các hiệp định thương mại tự do với
những đối tác chiến lược như liên minh châu Âu EU,
Hàn Quốc hay Liên minh kinh tế Á Âu EAEU.
Cuối cùng, tỷ lệ lạm phát là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới một số biến vĩ mô cốt lõi trong
mô hình VECM được nghiên cứu. Tỷ lệ lạm phát là
biến có tác động mạnh nhất tới xuất khẩu và là biến
có sự ảnh hưởng đứng thứ hai tới FDI. Nếu có cú sốc
xảy ra với tỷ lệ lạm phát thì sẽ làm một số biến khác
dao động mạnh. Vì vậy, việc duy trì một mức lạm
phát hợp lý và ổn định là rất cần thiết. Ngoài ra,
kiểm soát lạm phát cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ
mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với nền
kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ tương quan trong ngắn hạn và dài hạn giữa một số biến số kinh tế vĩ mô của việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ 65 (01-2021)
KINH TẾ - XÃ HỘI
69
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ TƯƠNG QUAN TRONG NGẮN HẠN VÀ
DÀI HẠN GIỮA MỘT SỐ BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM
A RESEARCH OF MACROECONOMIC INTERRELATIONSHIPS OF VIETNAM
IN SHORT-RUN AND LONG-RUN
HÀN HUYỀN HƯƠNG*, TRƯƠNG THỊ NHƯ HÀ
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
*Email liên hệ: huonghh.ktcb@vimaru.edu.vn
Tóm tắt
Bài viết sử dụng phương pháp VEC (vector error
correction) với số liệu phân tích được thu thập
theo quý từ năm 2010 đến năm 2019 nhằm nghiên
cứu mối quan hệ tương quan giữa GDP, đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI, thương mại quốc tế, tỷ
lệ lạm phát, cung tiền và đầu tư công tại Việt
Nam. Kết quả của kiểm định đồng liên kết
Johansen khẳng định rằng, có tồn tại mối quan hệ
dài hạn giữa các biến. Phân tích yếu tố động
trong ngắn hạn cho thấy rằng, đầu tư công và
FDI có sự ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế.
Ở chiều ngược lại, tăng trưởng kinh tế và lạm
phát là hai nhân tố chính tác động tới dòng vốn
FDI chảy vào Việt Nam. Ngoài ra, ngoại thương
phụ thuộc rất lớn vào FDI và tỷ lệ lạm phát của
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự ảnh
hưởng tới động lực của một số biến kinh tế chủ
yếu. Bài viết nhấn mạnh cần những chính sách
kinh tế hiệu quả và ổn định để kiểm soát lạm phát
và phát triển kinh tế bền vững.
Từ khóa: Mô hình VECM, quan hệ tương quan
giữa các biến số vĩ mô, quan hệ ngắn hạn, quan
hệ dài hạn, mô hình vector hiệu chỉnh sai số.
Abstract
Employing VEC (vector error correction)
methodology and using quarterly data over 10 -
year period from March 2010 to December 2019,
this paper studies the interrelationships among
GDP, foreign direct investment FDI, foreign trade,
inflation rate, money supply and state investment
in Vietnam. Results of the Johansen cointegration
test affirm the presence of a long-run relationship
among variables. The analysis of the short-run
dynamics shows that state investment and FDI
have great impact on GDP growth. On the other
hand, GDP growth and inflation rate are two
main factors affecting FDI inflow. Furthermore,
foreign trade is relied much on FDI and inflation
rate appears to play a crucial role in affecting the
dynamics of some of the key economic variables.
The research emphasizes the need for effective
and consistent economic policies to control the
rate of inflation and promote sustainable
economic growth.
Keywords: VEC model, macroeconomic
interrelationships, short-run relationship,
long-run relationship, VECM.
1. Đặt vấn đề
Vai trò của FDI, thương mại quốc tế hay đầu tư
công trong sự phát triển kinh tế Việt Nam đã được
nhiều học giả nghiên cứu. Bằng việc sử dụng phương
pháp phân tích định tính, kết hợp so sánh, đối chiếu từ
thực tiễn tại Singapore và Australia về mối quan hệ
giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát,
Nguyễn Thị Kim Chung (2019) đã rút ra kinh nghiệm
cho Việt Nam [3]. Tăng Mỹ Sang (2019) đã sử dụng
mô hình VAR phân tích tác động của chính sách tiền
tệ đến tăng trưởng kinh tế, kết quả phân tích thực
nghiệm cho thấy “cung tiền có tác động rất mạnh đến
tăng trưởng kinh tế” [6]. Nguyễn Đức Độ (2014) sử
dụng mô hình GISI phân tích mối quan hệ giữa tăng
trưởng, lạm phát, tiết kiệm và đầu tư công tại Việt
Nam. Kết quả cho thấy “tốc độ tăng trưởng GDP tiềm
năng tỷ lệ nghịch với mức lạm phát mục tiêu”. Do vậy,
trong dài hạn, việc giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp là
thực sự cần thiết. Khi đạt được mức lạm phát mục tiêu
đề ra, Việt Nam có thể thực thi chính sách duy trì tốc
độ tăng đầu tư ngang bằng với tốc độ tăng trưởng tiềm
năng tương ứng ở mức 6,5%”[4]. Tuy nhiên mối quan
hệ tương quan giữa những nhân tố quan trọng đóng
góp cho sự phát triển của nền kinh tế thì chưa có nhiều
bài nghiên cứu liên quan đến khía cạnh này. Vì vậy,
tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ
tương quan giữa FDI - thương mại - tăng trưởng ở
Việt Nam. Việc nghiên cứu mối quan hệ tương quan
động giữa những biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu có ý
nghĩa quan trọng cả từ khía cạnh phân tích và chính
sách. Trong khi mối quan hệ hai chiều đã có đầy đủ
KINH TẾ - XÃ HỘI
70 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
những tài liệu dẫn chứng thì mối quan hệ tương quan
phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa những biến số
này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, sự
hiểu biết về mối quan hệ tương quan phụ thuộc lẫn
nhau giữa các biến số sẽ góp phần giúp các nhà làm
luật đưa ra được những chiến lược hiệu quả trong tình
huống gặp phải những cú sốc khác nhau của nền kinh
tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện
hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập
nhanh với nền kinh tế toàn cầu và cùng với đó cũng dễ
bị tác động hơn bởi những cú sốc từ bên ngoài.
2. Kết quả phân tích thực nghiệm
a. Kiểm tra tính dừng, lựa chọn độ trễ tối ưu
và kiểm tra quan hệ dài hạn giữa các biến
Ký hiệu các biến trong mô hình như sau: CPI
(lạm phát cơ bản so với cùng kỳ đơn vị %), FDI (đầu
tư trực tiếp nước ngoài đơn vị triệu USD), GGDP
(tổng tăng trưởng GDP đơn vị %), M2 (cung tiền đơn
vị tỷ đồng), NK (tổng giá trị nhập khẩu đơn vị triệu
USD), XK (tổng giá trị xuất khẩu đơn vị triệu USD),
PINV (đầu tư công đơn vị tỷ đồng).
Để kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu, hai
phương pháp phổ biến được sử dụng trên cỡ mẫu
nhỏ là kiểm định ADF (Agment Dickey và Fuller) và
kiểm định PP (Phillips - Perron). Trong bài nghiên
cứu này, tác giả sử dụng kiểm định Augmented
Dickey - Fuller (ADF) để kiểm tra. Kết quả kiểm tra
tính dừng cho thấy, các biến trong mô hình là không
dừng nhưng dừng ở sai phân bậc 1 (Xem bảng 1).
Bảng 1. Kết quả kiểm định tính dừng
Biến
Chuỗi dữ
liệu gốc
Chuỗi dữ liệu sai
phân bậc 1
CPI 0,5930 0,0091
FDI 0,9114 0,0001
GGDP 0,2681 0,0000
M2 0,3248 0,0001
NK 0,6680 0,0000
XK 0,0752 0,0000
PINV 0,6481 0,0000
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 8.0
Kết quả chỉ ra độ trễ tối ưu được lựa chọn là 2
theo chỉ tiêu AIC.
Để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến,
phương pháp đồng liên kết Johansen (1988) được sử
dụng. Bảng 2 và 3 thể hiện kết quả kiểm định đồng liên
kết Johansen dựa trên dạng nguyên gốc của số liệu. Kết
quả kiểm định cho thấy, ta chấp nhận giả thiết H0 của
kiểm định Trace (H0: r ≤ 4) và kiểm định Max (H0: r =
4) ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, có thể kết luận rằng, tồn
tại 4 vector đồng liên kết. Nói cách khác, tồn tại bằng
chứng của mối quan hệ tuyến tính dài hạn giữa các biến
trong mô hình nên mô hình VECM được thực hiện để
tìm ra quan hệ giữa các biến.
Bảng 2. Kết quả kiểm định Trace về mối quan hệ dài hạn
giữa các biến với mức ý nghĩa 5%
Hypothesized
No. of CE(s)
Prob.
None 0,0000
At almost 1 0,0000
At almost 2 0,0000
At almost 3 0,0002
At almost 4 0,0257
At almost 5 0,4304
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Eviews 8.0
Bảng 3. Kết quả kiểm định giá trị riêng cực đại với mức ý
nghĩa 5%
Hypothesized
No. of CE(s)
Prob.
None 0,0001
At almost 1 0,0004
At almost 2 0,0010
At almost 3 0,0024
At almost 4 0,0198
At almost 5 0,5766
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Eviews 8.0
b. Phân tích quan hệ ngắn hạn
Kết quả phân tích mô hình VECM cho thấy:
Với biến phản ứng là chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Trong quan hệ ngắn hạn chỉ ra CPI ở độ trễ 1 có ảnh
hưởng cùng chiều lên CPI, nghĩa là nếu CPI của giai
đoạn trước tăng thì CPI giai đoạn này cũng có xu
hướng tăng theo. Tăng trưởng kinh tế GGDP có ảnh
hưởng ngược chiều lên CPI ở độ trễ 2, nghĩa là
GGDP có biến động thì sau 2 quý sẽ có tác động
ngược chiều lên CPI. FDI ảnh hưởng ngược chiều
lên CPI ở độ trễ 1, nghĩa là FDI của giai đoạn trước
tăng thì CPI giai đoạn này có xu hướng giảm. Cung
tiền M2 ảnh hưởng cùng chiều lên CPI ở độ trễ 2,
nghĩa là nếu cung tiền tăng hay giảm thì sau 2 quý sẽ
có tác động cùng chiều lên CPI. Đầu tư công và giá
trị XK, NK không ảnh hưởng tới CPI.
KINH TẾ - XÃ HỘI
71 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
Bảng 4. Kết quả đánh giá tác động dài hạn
Error Correction: D(CPI) D(GGDP) D(LFDI) D(LM2) D(LNK) D(LPINV) D(LXK)
CointEq1 -0,321295 -0,032572 7,525059 0,042481 -0,121251 0,157726 0,702623
(0,11948) (0,04050) (4,33422) (0,12864) (0,31833) (0,96872) (0,21946)
[-2,68908] [-0,80420] [ 1,73620] [ 0,33022] [-0,38090] [ 0,16282] [ 3,20158]
CointEq2 0,820560 -0,037929 26,90930 -0,404438 -0,314127 -1,190217 -0,504184
(0,23279) (0,07891) (8,44441) (0,25064) (0,62021) (1,88737) (0,42758)
[ 3,52494] [-0,48066] [3,18664] [-1,61362] [-0,50649] [-0,63062] [-1,17916]
CointEq3 0,021209 -0,010234 -1,785255 -0,023629 0,064556 -0,035248 0,082382
(0,01001) (0,00339) (0,36328) (0,01078) (0,02668) (0,08119) (0,01839)
[ 2,11786] [-3,01463] [-4,91429] [-2,19141] [ 2,41954] [-0,43411] [ 4,47864]
CointEq4 -0,130380 -0,033265 -2,111819 0,006116 0,753602 0,368586 0,563124
(0,07329) (0,02484) (2,65843) (0,07891) (0,19525) (0,59417) (0,13461)
[-1,77909] [-1,33904] [-0,79438] [ 0,07750] [ 3,85966] [ 0,62033] [ 4,18341]
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews
Với biến phản ứng là tăng trưởng kinh tế GGDP:
CPI có ảnh hưởng tích cực lên GGDP ở độ trễ 1,
nghĩa là CPI của giai đoạn trước tăng thì GGDP ở
giai đoạn này có xu hướng tăng theo. FDI có ảnh
hưởng cùng chiều lên GGDP ở cả độ trễ 1 và 2,
nghĩa là nếu FDI của 2 quý trước tăng, thì GDP của
quý này cũng có xu hướng tăng theo. Đầu tư công có
ảnh hưởng cùng chiều lên GGDP ở độ trễ 1, nghĩa là
nếu quý trước đầu tư công tăng thì GGDP của quý
này có xu hướng tăng. Giá trị XK có ảnh hưởng cùng
chiều lên GGDP ở độ trễ 2. Giá trị M2 tác động cùng
chiều lên GGDP ở độ trễ 1. Giá trị NK không ảnh
hưởng lên GGDP.
Với biến phản ứng là đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI: CPI không ảnh hưởng tới FDI, tăng trưởng kinh
tế GGDP ảnh hưởng cùng chiều lên FDI ở độ trễ 2.
Các biến M2, XK, NK đều không ảnh hưởng tới việc
thu hút đầu tư FDI.
Với biến phản ứng là cung tiền M2: không có
biến nào ảnh hưởng tới M2.
Với biến phản ứng là đầu tư công PINV: không
có biến nào ảnh hưởng tới đầu tư công.
Với biến phản ứng là giá trị xuất khẩu XK: chỉ
chịu ảnh hưởng ngược chiều của đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI.
Với biến phản ứng là giá trị nhập khẩu NK: chịu
ảnh hưởng cùng chiều của CPI ở độ trễ 1. Tăng
trưởng kinh tế GGDP ảnh hưởng ngược chiều lên
NK ở độ trễ 2. FDI ảnh hưởng cùng chiều lên NK ở
độ trễ 2. Đầu tư công tác động cùng chiều lên NK ở
cả độ trễ 1 và 2.
c. Phân tích quan hệ dài hạn
Đánh giá về mối quan hệ dài hạn qua phương
trình hiệu chỉnh sai số chỉ ra:
CPI chịu ảnh hưởng dài hạn qua hiệu chỉnh sai số
CointEq1 (hệ số beta âm và p-value nhỏ hơn 0.05-
t-stats<-1.96) từ các biến NK, PINV và XK. Trong
đó, NK và XK có ảnh hưởng tích cực kéo dài lên
CPI. Đầu tư công PINV ảnh hưởng ngược chiều và
dài hạn lên CPI.
Tăng trưởng kinh tế GGDP chịu ảnh hưởng quan
hệ dài hạn từ CointEq3. Trong đó, GGDP chịu ảnh
hưởng ngược chiều của NK và chịu ảnh hưởng cùng
chiều dài hạn của đầu tư công PINV.
Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chịu ảnh
hưởng quan hệ dài hạn từ CointEq3. Trong đó, FDI
chịu ảnh hưởng ngược chiều của NK và chịu ảnh
hưởng cùng chiều dài hạn của đầu tư công PINV.
Các biến XK, PINV, M2 không chịu ảnh hưởng
dài hạn từ các biến khác trong mô hình (hệ số của
CointEq đều dương nên không chịu ảnh hưởng của
quan hệ dài hạn).
Hàm phản ứng đẩy
Hàm phản ứng đẩy IRF (Impulse response
function) là một công cụ quan trọng dùng để giải
thích kết quả của mô hình VECM. IRF giúp nhà
nghiên cứu xem xét trạng thái của một biến sau khi
KINH TẾ - XÃ HỘI
72 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
biến này tiếp nhận những tác động bất thường
(shocks) từ biến khác. Ngoài ra, kết quả phân tích
hàm phản ứng đẩy còn cho biến hiệu ứng tác động
của các biến theo thời gian. Hệ số phản ứng của từng
biến khi biến kia thay đổi (+ là phản ứng cùng chiều,
- là phản ứng ngược chiều). Gần = 0 là không phản
ứng. Kết quả hàm phản ứng đẩy nhằm bổ trợ cho
phân tích VECM.
Khi có sự thay đổi từ những biến số khác thì tỷ lệ
lạm phát chưa phản ứng ngay, mà từ quý 2 trở đi thì
sự phản ứng mạnh dần, đạt đỉnh ở quý 4, 5 và từ quý
8 trở đi thì mức độ phản ứng giảm dần. Tỷ lệ lạm
phát phản ứng mạnh nhất với đầu tư trực tiếp nước
ngoài và chính nó trong quá khứ. Trong 2 quý đầu,
cung tiền có ảnh hưởng ngược chiều lên lạm phát,
sau đó lại ảnh hưởng cùng chiều.
-.010
-.005
.000
.005
.010
.015
.020
.025
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of CPI to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 1. Kết quả hàm phản ứng của CPI
-.005
-.004
-.003
-.002
-.001
.000
.001
.002
.003
.004
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of GGDP to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 2. Kết quả hàm phản ứng của GGDP
Phản ứng của GGDP biến động liên tục trong
suốt thời kỳ nghiên cứu. Những cú sốc của GGDP
trong quá khứ và đầu tư công là 2 nhân tố có ảnh
hưởng mạnh nhất tới GGDP của hiện tại và 2 nhân tố
này có ảnh hưởng ngược chiều nhau. Trong 3 quý
đầu, ảnh hưởng của FDI lên GGDP là chưa rõ nét, từ
quý 4 trở đi, FDI có ảnh hưởng cùng chiều lên
GGDP.
-.2
-.1
.0
.1
.2
.3
.4
.5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of LFDI to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 3. Kết quả hàm phản ứng của LFDI
Nhìn chung, tất cả các biến đều có tác động đến
FDI. FDI phản ứng mạnh nhất với những cú sốc của
chính nó trong quá khứ, sau đó là những biến động
từ CPI và GGDP.
-.04
-.03
-.02
-.01
.00
.01
.02
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of LM2 to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 4. Kết quả hàm phản ứng của LM2
Hình 4 cho thấy, biến có tác động mạnh nhất tới
cung tiền là FDI và tác động của FDI tới cung tiền là
tác động ngược chiều. Trong 3 quý đầu, phản ứng
của M2 với những thay đổi từ FDI là chưa rõ rệt, từ
KINH TẾ - XÃ HỘI
73 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
quý 4 trở đi, những phản ứng này mới ngày càng rõ
nét. Ba nhân tố NK, XK và CPI có ảnh hưởng ngược
chiều lên M2. GGDP, M2 và đầu tư công có ảnh
hưởng cùng chiều lên M2.
-.03
-.02
-.01
.00
.01
.02
.03
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of LNK to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Ti ́nh toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 5. Kết quả hàm phản ứng của LNK
Những cú sốc từ FDI có ảnh hưởng mạnh nhất tới
NK. Nếu có một sự thay đổi từ FDI thì ngay lập NK
sẽ có phản ứng cùng chiều và phản ứng này mạnh
dần, đạt đỉnh ở quý 3, sau đó sẽ giảm dần và từ quý 7
thì có ảnh hưởng ngược chiều. Những thay đổi trong
tỷ lệ lạm phát có tác động tới NK trong khoảng 6
quý đầu và sau đó những ảnh hưởng này mất dần.
-.08
-.04
.00
.04
.08
.12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of LPINV to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 6. Kết quả hàm phản ứng của LPINV
Những thay đổi của đầu tư công trong quá khứ có
ảnh hưởng mạnh nhất tới giá trị đầu tư công ở hiện
tại, tiếp theo là FDI. Tác động từ những thay đổi của
FDI tới PINV tương đối ổn định trong suốt cả giai
đoạn nghiên cứu và là ảnh hưởng ngược chiều. Bốn
nhân tố GGDP, XK, NK, CPI dường như không có
tác động tới đầu tư công.
-.015
-.010
-.005
.000
.005
.010
.015
.020
.025
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
LM2 LFDI LPINV
LXK LNK GGDP
CPI
Response of LXK to Cholesky
One S.D. Innovations
Nguồn: Ti ́nh toán từ phần mềm Eviews 8.0
Hình 7. Kết quả hàm phản ứng của LXK
Xuất khẩu có phản ứng mạnh nhất với những cú
sốc từ lạm phát và FDI. Ngoại trừ những thay đổi từ
GGDP, các nhân tố khác hầu hết đều có tác động
cùng chiều tới xuất khẩu. Tác động của CPI tới XK
tăng dần, đạt đỉnh ở quý 4 và sau đó gần như giữ
nguyên mức ảnh hưởng. Nhìn chung, phản ứng của
xuất khẩu đối với những cú sốc từ những biến còn lại
biến động liên tục trong suốt thời kỳ nghiên cứu.
4. Kết luận
Sử dụng số liệu thống kê theo quý từ năm 2010
đến 2019, tác giả nghiên cứu mối quan hệ tương
quan giữa GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,
ngoại thương, tỷ lệ lạm phát, đầu tư công và cung
tiền tại Việt Nam. Kết quả của kiểm định đồng liên
kết Johansen chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ dài
hạn giữa các biến. Ngoài ra, dựa trên phân tích hàm
phản ứng đẩy, sự chặt chẽ trong mối quan hệ tương
quan trong ngắn hạn rất khác nhau giữa các biến.
Từ đó có thể rút ra được một số gợi ý chính sách
như sau:
Thứ nhất, đầu tư công và FDI có sự ảnh hưởng
lớn tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này là
đúng với thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2010 đến nay. Đầu tư công là rất cần thiết trong việc
tạo động lực cho nền kinh tế. Do vậy, cần duy trì và
làm chặt chẽ thêm các chính sách sử dụng hiệu quả
vốn đầu tư công và tăng cường thu hút FDI.
Ở chiều ngược lại, tăng trưởng kinh tế và lạm phát
là hai nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI vào
KINH TẾ - XÃ HỘI
74 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
Việt Nam. Như vậy, FDI và tăng trưởng có mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau. Điều này ngụ ý rằng các nhà
làm luật tại Việt Nam cần tiếp tục ưu tiên các biện pháp
duy trì sự tăng trưởng ổn định, tập trung vào tái cấu trúc
nền kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, cải
cách hệ thống ngân hàng và các công ty nhà nước. Le,
Cabalu và Salim (2014) tìm ra rằng việc cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và lớn có
thể cải thiện đáng kể năng suất làm việc của các doanh
nghiệp trong nước, qua đó kích thích tăng trưởng trong
dài hạn tại Việt Nam.
Thứ hai, cả nhập khẩu và xuất khẩu của Việt
Nam đều chịu tác động lớn từ FDI. Điều này càng
khẳng định hơn vai trò của FDI đối với sự thịnh
vượng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chính
phủ Việt Nam cần có những chính sách thiết thực,
hiệu quả, kịp thời để thu hút và hấp thụ nguồn vốn
FDI chảy vào nền kinh tế. Kết quả này cũng đảm bảo
cho những phân tích tiếp theo khi Việt Nam đã ký
kết được một số các hiệp định thương mại tự do với
những đối tác chiến lược như liên minh châu Âu EU,
Hàn Quốc hay Liên minh kinh tế Á Âu EAEU.
Cuối cùng, tỷ lệ lạm phát là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới một số biến vĩ mô cốt lõi trong
mô hình VECM được nghiên cứu. Tỷ lệ lạm phát là
biến có tác động mạnh nhất tới xuất khẩu và là biến
có sự ảnh hưởng đứng thứ hai tới FDI. Nếu có cú sốc
xảy ra với tỷ lệ lạm phát thì sẽ làm một số biến khác
dao động mạnh. Vì vậy, việc duy trì một mức lạm
phát hợp lý và ổn định là rất cần thiết. Ngoài ra,
kiểm soát lạm phát cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ
mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với nền
kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT20-21.72.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CEIC Database. Country Statistics. Truy cập năm
2020 từ:
[2] Fischer, S. The role of macroeconomic factors in
growth. Journal of monetary economics,
Vol.32(3), pp.485-512. 1993.
[3] Nguyễn Thị Kim Chung. Mối quan hệ giữa đầu
tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.
2020. Truy cập ngày 10/1/2021 từ:
tu-cong-voi-tang-truong-kinh-te-va-lam-phat-kin
h-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-.htm
[4] Nguyễn Đức Độ. Mối quan hệ giữa tăng trưởng,
lạm phát, tiết kiệm và đầu tư công tại Việt Nam.
2014. Truy cập ngày 10/1/2021 từ:
n-he-giua-tang-truong-lam-phat-tiet-kiem-va-dau
-tu-tai-viet-nam-phan-2-83119.html
[5] Johansen, S. Statistical analysis of cointegration
vectors. Journal of economic dynamics and
control, Vol.12(2), pp.231-254. 1998.
[6] Tăng Mỹ Sang. Tác động của chính sách tiền tệ
đến tăng trưởng kinh tế. 2019. Truy cập ngày
10/1/2021 từ:
sach-tien-te-den-tang-truong-kinh-te-315668.html.
[7] World Bank. World Development Indicators.
Truy cập năm 2020 từ:
leview.aspx.
Ngày nhận bài: 22/12/2020
Ngày nhận bản sửa: 08/01/2021
Ngày duyệt đăng: 20/01/2021
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_moi_quan_he_tuong_quan_trong_ngan_han_va_dai_han.pdf