Bàn luận
Tuổi trung bình của nhóm bệnh trong nghiên
cứu của chúng tôi là 30.23 ± 4.24 tuổi, so sánh
với các tác giả trong nước thì tuổi trung bình trong
nghiên cứu chúng tôi khá tương đồng. Nghiên cứu
của Phạm Chí Kông (2009) 30.5 ± 3.6, Trần Ngọc
Hà (2010) 28.8 ± 4.6 [1], [2]. Một số nghiên khác
trên thế giới: Pascal Pigny và cs 27.4 (21.3 – 33.1).
Về phân loại vô sinh, trong nghiên cứu này vô sinh
I chiếm tỉ lệ đa số 75.40%, thời gian vô sinh trung
bình là 3.49 ± 2.55 năm, kết quả này cũng khá
phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo nhận định của một số tác giả, rối loạn phóng
noãn là nguyên nhân hàng đầu của vô sinh nguyên
phát, còn vô sinh thứ phát thường là do nguyên
nhân từ vòi tử cung và tử cung.
Về nồng độ nội tiết cơ bản đầu chu kỳ, trong
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt có ý
nghĩa thống của nồng độ LH, FSH, testosterone,
tỉ số LH/FSH giữa nhóm có HCBTĐN và nhóm
chứng (p<0.001), không có sự khác biệt về nồng
độ Estradiol và Prolactin giữa nhóm bệnh và nhóm
chứng. Kết quả của một số nghiên cứu khác như
sau [4], [12]:
Giá trị nồng độ AMH huyết thanh trung bình
nhóm có HCBTĐN là 14.07 ± 6.17 còn của nhóm
chứng là 3.98 ± 1.90 có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0.001). Phân tích mối tương quan giữa nồng
độ AMH với một số yếu tố như: nồng độ LH, FSH,
Testosterone, Estradiol, tỉ số LH/FSH nhận thấy có
mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa nồng
độ LH (r =0.353), testosteron (r=0.434), tỉ số LH/FSH
(r=0.348) với nồng độ AMH ở nhóm có HCBTĐN
với p<0.001, không có sự tương quan giữa nồng độ
Estradiol, FSH với nồng độ AMH huyết thanh. Kết quả
của một số nghiên cứu khác [4], [12], [13].
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nồng độ AMH ở các trường hợp vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 135 - 139, 2016
135
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
Lê Viết Thắng, Lê Minh Tâm
Trường Đại học Y Dược Huế
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ AMH
Ở CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ SINH
CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Lê Viết Thắng,
email: drthangleviet@gmail.com
Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ AMH ở các trường hợp vô sinh có hội
chứng buồng trứng đa nang và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến
nồng độ AMH cũng như giá trị của nó trong chẩn đoán hội chứng này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.
Kết quả: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nồng độ trung bình
các Hormon ở nhóm bệnh nhân có HCBTĐN lần lượt là LH = 10.53 ± 7.12
mIU/ml, trong đó LH>10 mIU/ml chiếm 44.9%; FSH = 05.91 ± 1.57mIU/
ml; Estradiol = 42.02 ± 26.70 pg/ml; Testosterone = 0.33 ± 0.21ng/ml;
Prolactin = 393.51 ± 233.97uIU/ml; AMH = 14.07 ± 6.17 ng/ml, Tỉ số LH/
FSH = 1.82 ± 1.17, trong đó tỉ số LH/FSH ≥ 1.5 chiếm 65.9%. (p<0.001).
Nồng độ AMH huyết thanh có mối tương quan thuận với nồng độ LH (r
=0.353, p<0.001), nồng độTestosteron (r=0.434, p<0.001) và tỉ số LH/
FSH (r=0.348, p<0.001). Điểm cắt nồng độ AMH huyết thanh chúng tôi
chọn trong nghiên cứu này để chẩn đoán HCBTĐN là 6,51 ng/ml (Se =
88.6%; Sp = 89,2% ) với AUC = 0.958; 95% CI : 0.937 – 0.980.
Kết luận: Phụ nữ có HCBTĐN có những biến đổi về nội tiết với tăng
nồng độ hormon LH, testosteron, tỉ số LH/FSH, đặc biệt có sự tăng rõ
rệt nồng độ AMH. AMH có thể là một xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán
HCBTĐN trong tương lai.
Abstract
RESEARCH THE SERUM LEVEL OF AMH IN CASES OF
INFERTILITY WITH POLYCYSTIC OVARY SYNDROME
Objective: Elevated serum level of Anti-Mullerian Hormone, relationship
between serum level of Anti-Mullerian Hormone and other elements
in infertility patients with Polycystic Ovary Syndrome (PCOS). Role of
serum level of Anti-Mullerian Hormone to predict the diagnosis of PCOS.
Methods: Cross-sectional study controlled.
Results: Through this study, we found that the average concentration
of hormones in patients with PCOS respectively are: LH = 10.53 ± 7.12
LÊ VIẾT THẮNG, LÊ MINH TÂM
136
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
mIU/ml, in which LH> 10 mIU/ml accounted for 44.9%; FSH = 05.91 ± 1.57mIU/ml; Estradiol = 42.02
± 26.70 pg/ml; Testosterone = 0.33 ± 0.21ng / ml; Prolactin = 393.51 ± 233.97uIU /ml; AMH = 14.07
± 6.17 ng/ml, ratio LH/FSH = 1.82 ± 1.17, which ratio LH/FSH ≥ 1.5 occupied 65.9%, (p<0.001).
Serum AMH concentration has positive correlation with levels of LH (r = 0353, p<0.001), Testosteron
concentration (r = 0434, p<0.001) and the ratio LH/FSH (r = 0348, p <0.001). Cut point of serum AMH
concentration we choose in this study to diagnose PCOS is 6.51 ng/ml (Se = 88.6%, Sp = 89.2%)
with AUC = 0958; 95% CI: 0937-0980.
Conclusion: Women with PCOS have endocrine changes with increasing levels of hormone such
as: LH, testosterone, ratio LH/FSH, especially increasing significantly in the concentration of AMH.
AMH may be a useful test to diagnose PCOS in future.
1. Đặt vấn đề
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là
rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến nhất ở
phụ nữ, ảnh hưởng khoảng 5 - 10% cộng đồng đã
được Stein và Leventhal mô tả từ những năm 1935.
Mặc dù cho đến nay những vấn đề liên quan đến
buồng trứng đa nang đã dần dần được hiểu biết
một cách đầy đủ nhưng hội chứng buồng trứng đa
nang vẫn là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt
trong lĩnh vực hiếm muộn vì tần suất phổ biến, biểu
hiện lâm sàng đa dạng cũng như những khó khăn
trong điều trị - phụ thuộc vào đáp ứng buồng trứng
của từng cá nhân.
Anti - Mullerian Hormone (AMH) là một
glycoprotein chuỗi đôi và là thành viên của gia
đình TGF-b (transforming growth factor b) và
được chế tiết từ các tế bào hạt của nang noãn
nhỏ đang phát triển, kể từ khi nang noãn nguyên
thủy được chiêu mộ và đạt đỉnh cao ở các nang
tiền hốc và có hốc nhỏ [3, 5]. Nồng độ AMH
khá ổn định trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Vai
trò của AMH được quan tâm rất nhiều không chỉ
trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản mà còn liên quan
đến chức năng buồng trứng ở trẻ em, dậy thì và
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Trong thực hành
lâm sàng, AMH được đề nghị dùng để đánh giá
dự trữ buồng trứng, dự đoán đáp ứng với kích
thích buồng trứng, nguy cơ quá kích buồng trứng
do can thiệp y khoa, AMH còn được xem là đại
diện cho phương pháp siêu âm đếm nang noãn
thứ cấp (Antral follicle count - AFC) trong chẩn
đoán HCBTĐN [3]. Theo Lie Fong S. (2011) nồng
độ AMH huyết thanh ở phụ nữ hội chứng buồng
trứng đa nang cao gấp 2-4 lần so với phụ nữ bình
thường [10]. Sự gia tăng này phản ánh sự tăng
số lượng các nang thứ cấp nhỏ là nang sản xuất
AMH cao nhất. Do sự liên quan chặt chẽ về mặt
sinh bệnh học, nồng độ AMH huyết thanh là mối
quan tâm đặc biệt của các nhà lâm sàng đối với
những bệnh nhân có HCBTĐN. Hiện nay tuy giá
trị ngưỡng của AMH vẫn chưa được thống nhất
và còn thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm trong
vấn đề chẩn đoán HCBTĐN cũng như có thể dùng
nó như là một tiêu chuẩn chẩn đoán HCBTĐN
hay không, nhưng rõ ràng là nồng độ AMH huyết
thanh ở những trường hợp này cao đáng kể, vì
vậy đây là một xét nghiệm có tiềm năng được ứng
dụng rộng rãi trong tương lai. Ngoài giá trị chẩn
đoán, AMH có thể dùng để xác định phác đồ điều
trị, đặc biệt trong kích thích buồng trứng ở những
phụ nữ vô sinh do HCBTĐN không phóng noãn.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề này vẫn còn mới
mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ AMH
huyết thanh cũng như vai trò chẩn đoán và điều trị
của nó trong HCBTĐN. Xuất phát từ những vấn đề
trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu nồng độ AMH ở các trường hợp vô sinh có hội
chứng buồng trứng đa nang” với mục tiêu: (1) khảo
sát nồng độ AMH ở các trường hợp vô sinh có hội
chứng buồng trứng đa nang và (2) tìm hiểu một số
yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ AMH cũng như giá
trị của nó trong chẩn đoán hội chứng này.
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 135 - 139, 2016
137
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 334 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được
được chia làm 2 nhóm, nhóm bệnh gồm 167 phụ
nữ được chẩn đoán HCBTĐN theo tiêu chuẩn
Rotterdam Consencus 2003 (có 2 hoặc 3 tiêu
chuẩn nêu dưới đây) và nhóm chứng gồm 167 phụ
nữ không có HCBTĐN :
- Tiêu chuẩn 1 kinh thưa hoặc vô kinh. Kinh thưa
được biểu hiện vòng kinh kéo dài trên 35 ngày,
thường có rối loạn phóng noãn. Vô kinh được biểu
hiện không có kinh trên 6 tháng, thường không có
phóng noãn.
- Tiêu chuẩn 2 cường androgen. Cường
androgen được biểu hiện như về lâm sàng có
biểu hiện rậm lông, mụn trứng cá, béo phì; về cận
lâm sàng biểu hiện tăng testosterone toàn phần,
tự do, giảm SHBG, tăng chỉ số androgen tự do
(Testosterone x100/SHBG).
- Tiêu chuẩn 3 chẩn đoán trên siêu âm. Buồng
trứng có > 12 nang kích thước từ 2 đến 9mm và /
hoặc tăng thể tích buồng trứng > 10 cm3, không
cần xét đến sự phân bố nang hoặc mật độ mô
buồng trứng; Thể hiện ít nhất ở một buồng trứng;
Siêu âm thực hiện vào ngày 2-5 của chu kỳ (ngày
3 của chu kỳ nhân tạo); Thể tích buồng trứng được
tính bằng 0,523 x (dài x rộng x cao) cm3.
Bệnh nhân đồng ý tham gia vào mẫu nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ :
- Một số tình trạng cường androgen do các
nguyên nhân khác: tăng sản tuyến thượng thận
bẩm sinh, hội chứng cushing, tăng prolactin máu,
khối u sản xuất androgen.
- Bệnh nhân vô kinh sau dùng thuốc tránh thai
nội tiết phối hợp, bệnh lý tuyến giáp.
- Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật trên buồng
trứng trước đó.
- Bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm nguyên
phát hoặc thứ phát.
- Bị các bệnh lý gan, thận, đái tháo đường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang có đối chứng
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nội tiết
Sinh sản và Vô sinh Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế (HUECREI).
2.2.3. Các bước tiến hành:
Khi bệnh nhân đến khám chúng tôi khai thác và
nghi nhận các đặc điểm về:
- Tiền sử: sản khoa, phụ khoa, nội-ngoại khoa
- Khám lâm sàng: đánh giá BMI, các đặc điểm
rậm lông.
- Xét nghiệm cận lâm sàng
+ Xét nghiệm nội tiết cơ bản đầu chu kỳ (ngày
2-3 chu kỳ kinh): Các hormon LH, FSH, estradiol
và testosterone được định lượng theo kỹ thuật miễn
dịch điện hóa phát quang ECLIA (Electro Cleimie
Luminescence Immuno Assay) bằng máy Cobas 6000.
+ Xét nghiệm nồng độ AMH huyết thanh:
AMH được định lượng theo Elisa assay ( Beckman
Coulter, Mỹ) trên máy Human reader single, kết
quả được tính theo đơn vị ng/ml.
+ Siêu âm đường âm đạo: đánh giá số lượng,
kích thước các nang noãn và thể tích buồng trứng.
2.2.4. Xử lý số liệu: Phần mềm thống kê SPSS 16.0.
3. Kết quả
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có
HCBTĐN là 30.23 ± 4.24. Có 75.40% trường hợp
vô sinh nguyên phát, thời gian vô sinh > 3 năm
chiếm 47.90%
3.2. Nồng độ nội tiết cơ bản
Đặc điểm Bệnh Chứng
Tuổi trung bình 30.23 ± 4.24 32.36 ± 5.23
Thời gian vô sinh trung bình
< 3 năm
≥ 3năm
3.49 ± 2.55
52.10%
47.90%
Loại vô sinh
Nguyên phát
Thứ phát
75.40%
24.60%
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm Bệnh Chứng p
LH (mIU/ml)
LH > 10
10.53 ± 7.12
44.90 %
4.62 ± 1.90
2.00%
0.000
FSH (mIU/ml) 5.91 ± 1.57 7.55 ± 2.87 0.000
Estradiol (pg/ml) 42.02 ± 26.70 47.85 ± 32.23 0.363
Testosterone (ng/ml) 0.33 ± 0.21 0.18 ± 0.11 0.000
Prolactin (uIU/ml) 393.51 ± 233.97 369.42 ± 220.59 0.465
Tỉ số LH/FSH
≥ 3
2.5 - <3
2 - <2.5
1.5 - <2
1 - <1.5
<1
1.82 ± 1.17
14.40%
6.60%
4.80%
14.40%
25.70%
34.10%
0.65 ± 0.27
0%
0%
0%
01.00%
06.90%
92.20%
0.000
Bảng 3.2. Nồng độ nội tiết cơ bản
I chiếm tỉ lệ đa số 75.40%, thời gian vô sinh trung
bình là 3.49 ± 2.55 năm, kết quả này cũng khá
phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo nhận định của một số tác giả, rối loạn phóng
noãn là nguyên nhân hàng đầu của vô sinh nguyên
phát, còn vô sinh thứ phát thường là do nguyên
nhân từ vòi tử cung và tử cung.
Về nồng độ nội tiết cơ bản đầu chu kỳ, trong
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt có ý
nghĩa thống của nồng độ LH, FSH, testosterone,
tỉ số LH/FSH giữa nhóm có HCBTĐN và nhóm
chứng (p<0.001), không có sự khác biệt về nồng
độ Estradiol và Prolactin giữa nhóm bệnh và nhóm
chứng. Kết quả của một số nghiên cứu khác như
sau [4], [12]:
Giá trị nồng độ AMH huyết thanh trung bình
nhóm có HCBTĐN là 14.07 ± 6.17 còn của nhóm
chứng là 3.98 ± 1.90 có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0.001). Phân tích mối tương quan giữa nồng
độ AMH với một số yếu tố như: nồng độ LH, FSH,
Testosterone, Estradiol, tỉ số LH/FSH nhận thấy có
mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa nồng
độ LH (r =0.353), testosteron (r=0.434), tỉ số LH/FSH
(r=0.348) với nồng độ AMH ở nhóm có HCBTĐN
với p<0.001, không có sự tương quan giữa nồng độ
Estradiol, FSH với nồng độ AMH huyết thanh. Kết quả
của một số nghiên cứu khác [4], [12], [13].
Về giá trị chẩn đoán HCBTĐN của AMH, thông
qua phân tích đường cong ROC, trong nghiên cứu
này chúng tôi chọn điểm cắt nồng độ AMH = 6.51
LÊ VIẾT THẮNG, LÊ MINH TÂM
138
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
3.3. Nồng độ AMH
3.4. Đánh giá một số yếu tố liên quan
đến nồng độ AMH
3.5. Giá trị cut-off của AMH trong chẩn
đoán HCBTĐN
AUC: 0.958 95% CI : 0.937 – 0.980
Chúng tôi chọn điểm cắt của nồng độ AMH là
6,51 ng/ml (Se = 88.6%; Sp = 89,2% ).
4. Bàn luận
Tuổi trung bình của nhóm bệnh trong nghiên
cứu của chúng tôi là 30.23 ± 4.24 tuổi, so sánh
với các tác giả trong nước thì tuổi trung bình trong
nghiên cứu chúng tôi khá tương đồng. Nghiên cứu
của Phạm Chí Kông (2009) 30.5 ± 3.6, Trần Ngọc
Hà (2010) 28.8 ± 4.6 [1], [2]. Một số nghiên khác
trên thế giới: Pascal Pigny và cs 27.4 (21.3 – 33.1).
Về phân loại vô sinh, trong nghiên cứu này vô sinh
AMH (ng/ml) Bệnh Chứng p
<5 6.60% 79.40%
0.000
5 - <10 31.10% 19.60%
10 - <15 12.60% 1.00%
15 - <20 23.40% 0%
≥ 20 23.60% 0%
Trung bình 14.07 ± 6.17 3.98 ± 1.90
Bảng 3.3. Nồng độ AMH
Tác giả Hormon HCBTĐN Chứng p
Pascal Pigny
và cs
LH 8.0 (3.3 – 14.9) 3.7 (2.1 – 5.9) 0.000
FSH 5.6 (4.5 – 7.3) 5.8 (4.0 – 7.4) 0.35
Estradiol 32 (20 – 47) 30 (20 – 52) 0.36
Testosterone 0.53 (0.25 – 0.83) 0.3 (0.17 – 0.45) 0.000
Christine L.
Cook và cs
LH 15.2 ± 1.2 5.1 ± 0.7 0.000
FSH 3.4 ± 0.2 3.2 ± 0.4 NS
Estradiol 75.7 ± 5.7 42.9 ± 3.3 0.000
Testosterone 1.6 ± 0.1 0.7 ± 0.1 0.000
Tác giả AMH
HCBTĐN Chứng
r p r p
Pascal Pigny
và cs
FSH -0.313 0.018 -0.311 0.037
Testosteron 0.454 0.0004 0.163 0.288
Estradiol -0.083 0.54 0.072 0.64
Athanasia
Piouka và cs
LH 0.374 <0.001
và cs 0.444 <0.001
Christine L.
Cook và cs
Estradiol -0.596 0.05
Không có mối tương quan giữa nồng độ AMH và nồng độ các hormon LH,
FSH, Testosterone ở cả 2 nhóm có HCBTĐN và không có HCBTĐN
AMH
Bệnh Chứng
r p r p
LH 0.353 0.000 0.171 0.86
FSH -0.100 0.202 0.084 0.403
Tỉ số LH/FSH 0.348 0.000 0.157 0.114
Testosterone 0.434 0.000 -0.050 0.168
Estradiol -0.109 0.438 -0.070 0.944
Bảng 3.4. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến nồng độ AMH
ng/ml (Se = 88.6%; Sp = 89,2%)v để chẩn đoán
HCBTĐN với AUC = 0.958; 95% CI : 0.937 –
0.980. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
[6-9], [11], [14], [15].
5. Kết luận
Qua nghiên cứu nồng độ AMH, nội tiết sinh sản
ở các trường hợp vô sinh có hội chứng buồng trứng
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 135 - 139, 2016
139
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
Tác giả Năm Cut-off AMH (ng/ml) Se % Sp% AUC
Homburg 2013 6.72 60.0 98.2 0.81
Woo 2012 7.82 75.9 86.8 0.868
Lin 2012 7.3 76 70 0.774
Dewailly 2011 4.9 92 97 0.973
Li HWR 2011 5.88 79 96 0.913
Li L 2010 8 61.7 70 0.664
Yi-Hui Lin 2009 7.3 70 76 0.774
Pigny 2006 8.4 67 92 0.851
đa nang, nồng độ LH trung bình là 10.53 ± 7.12
mIU/ml, trong đó LH>10 mIU/ml chiếm 44.9%;
nồng độ FSH trung bình là 05.91 ± 1.57mIU/ml;
nồng độ Estradiol trung bình là 42.02 ± 26.70
pg/ml; nồng độ Testosterone trung bình là 00.33 ±
0.21ng/ml; nồng độ Prolactin trung bình là 393.51
± 233.97 mIU/ml; tỷ số LH/FSH trung bình là 1.82
± 1.17, trong đó tỉ số LH/FSH ≥ 1.5 = 65.9%.
Nồng độ AMH trung bình là 14.07 ± 6.17
ng/ml; Nồng độ AMH huyết thanh có mối tương
quan thuận với nồng độ LH (r =0.353), nồng độ
Testosterone (r=0.434) và tỉ số LH/FSH (r=0.348).
Điểm cắt nồng độ AMH huyết thanh chúng tôi chọn
trong nghiên cứu này để chẩn đoán HCBTĐN là
6,51 ng/ml (Se = 88.6%; Sp = 89,2% ) với AUC =
0.958; 95% CI : 0.937 – 0.980.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Ngọc Hà (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả điều trị vô sinh ở phụ nữ do hội chứng buồng
trứng đa nang”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại
học Huế.
2. Phạm Chí Kông, Phan Thị Kim Cúc (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của hội chứng buồng trứng đa nang ở các bệnh nhân
hiếm muộn tại khoa phụ sản Bệnh viện Đà Nẵng”, Tạp Chí Phụ sản, Tập
7 (số 3), Tr. 10-13.
3. Lê Minh Tâm (2014), “Chỉ báo dự trữ buồng trứng Anti-Mullerian Hormone
- Từ lý thuyết đến thực hành”, Tạp chí Phụ sản, Tập 12 (03), Tr 10-19.
4. Christine L . Cook M.D, Yong Siow Ph.D, Amy G. Brenner M.D, and,
Mary E. Fallat M.D (2002), “Relationship between serum mullerian-inhibiting
substance and other reproductive hormones in untreated women with
polycystic ovary syndrome and normal women”. Fertility and Sterility, Vol. 77,
No. 1, pp143-146.
5. Grodahl ML, Nielsen ME, Dal Canto MB, Fadini R.et (2011), “Anti-
Mulerian hormone remains higly expressed in human cumulus cell during the
final stages of folliculogenesis”, Reprod Biomed Online (22), pp.389-398.
6. Woo HY, Kim KH, Rhee EJ, Park H, Lee MK (2012), “Differences of the
association of anti-Mullerian hormone with clinical or biochemical characteristics
between women with and without polycystic ovary syndrome.”. 2012, J Clin
Endocrinol Metab, pp. 781 - 790.
7. Stamatina Iliodromiti Thomas W. Kelsey Richard A. Anderson and
Scott M. Nelson (2013), “Can Anti-Müllerian Hormone Predict the Diagnosis
of Polycystic Ovary Syndrome? A Systematic Review and Meta-Analysis of
Extracted Data”, J Clin Endocrinol Metab, 98(8), pp.3332–3340.
8. Li HW, Anderson RA, Yeung WS, Ho PC, Ng EH (2011), “
Evaluation of serum antimullerian hormone and inhibin B concentrations
the differential diagnosis of secondary oligoamenorhea. Feml Steril “,
Fertil Steril, 96, pp.774-779.
9. Li L, Chen X, Mo Y, Chen Y, Yang D. Wenig M (2010), “Elevated
serum anti-mullerian hormone in adolescent and young adult Chinese
patients with polycystic ovary syndrome”. Wiener Klinische Wochenschrift,
(122), pp. 519 - 524.
10. Lie Fong Schipper I S, de Jong FH, Themmen AP, Visser J Laven JS,
(2011), “Serumanti-Mullerian hormone and inhibin B concentration are not
useful predictorsofovarian response duringovulation induction treatment with
recombinant follicle-stimulating hormone in women with polycystic ovary
syndrome”, Fertil Steril 96, pp.459-463.
11. S. Jonard P. Pigny, Y. Robert, and D. Dewailly (2006), “Serum Anti-
Mullerian Hormone as a Surrogate for Antral Follicle Count for Definition of
the Polycystic Ovary Syndrome”, The Journal of Clinical Endocrinology &
Metabolism 91(3), pp.941–945.
12. Pascal Pigny, Emilie Merlen, Yann Robert, Christine Cortet-Rudelli,
Christine Decanter, Sophie Jonard, Didier Dewailly (2003), “Elevated Serum
Level of Anti-Mullerian Hormone in Patients with Polycystic Ovary Syndrome:
Relationship to the Ovarian Follicle Excess and to the Follicular Arrest”, The
Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism 88 ((12)), pp.5957–5962.
13. Athanasia Piouka Dimitrios Farmakiotis Ilias Katsikis Djuro Macut
Spiros Gerou and Dimitrios Panidis (2009), “Anti-Mullerian hormone
levels reflect severity of PCOS but are negatively influenced by obesity:
relationship with increased luteinizing hormone levels”, AJP-Endocrinol
Metab, 4 (vol 296), pp.238 - 243.
14. Homburg R Ray A Bhide P et al (2013), “ The relationship of serum
antiMullerian hormone with polycystic ovarian morphology and polycystic ovary
syndrome: a prospective cohort study”, Hum Reprod, 28(4), pp.1077–1083.
15. Yi-Hui Lin M.D, Wan-Chun Chiu Ph.D, Chien-Hua Wu Ph.D, Chii-
Ruey Tzeng M.D, Chun-Sen Hsu M.D, and Ming-I Hsu M.D. (2011), “Anti-
mullerian hormone and polycystic ovary syndrome”, Fertility and Sterility,
Vol. 96, No. 1, , pp. 230 - 235.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
nghien_cuu_nong_do_amh_o_cac_truong_hop_vo_sinh_co_hoi_chung.pdf