Research and application of GIS and remote sensing technology combined with
field survey in coastal areas of Ly Son island, Quang Ngai province had been carried out to
establish the distribution map of submarine habitats. Depth-invariant index was used to correct
water column’s affects on spectral reflectance of each habitat. The results of satellite - image
classification showed that coral reef ecosystems living with coverage of over 25% were quite low in
the south and southeast, and a small portion was in the north of the Lon island. In addition,
seagrass ecosystems developed quite well with high coverage in the south and the north of Lon
island. Overall, mainly common types of sea bed in Ly Son area were dead coral and seagrass. The
accuracy assessment after classification showed that the overall accuracy of the satellite - image
interpretation process was 94% and the kappa coefficient was 0.93.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn bằng công nghệ gis và viễn thám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
264
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 3; 2015: 264-272
DOI: 10.15625/1859-3097/15/3/7222
NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ SAN HÔ VEN ĐẢO LÝ SƠN
BẰNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM
Nguyễn Hào Quang1*, Lương Văn Thanh1, Hồ Đình Duẩn2
1Viện Kỹ thuật Biển
2Viện Vật lý thành phố Hồ Chí Minh-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*E-mail: ri.nguyenri@gmail.com
Ngày nhận bài: 27-3-2015
TÓM TẮT: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám kết hợp khảo sát điều tra thực
địa khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được thực hiện để thành lập bản đồ phân
bố các kiểu đáy biển. Sử dụng chỉ số bất biến theo độ sâu để hiệu chỉnh ảnh hưởng của cột nước lên
phản xạ phổ mỗi loại kiểu sinh cảnh đáy. Kết quả phân loại ảnh cho thấy hệ sinh thái rạn san hô
sống với độ phủ trên 25% còn rất ít ở khu vực phía nam và đông nam, một phần nhỏ ở phía bắc của
đảo Lớn. Ngoài ra, hệ sinh thái cỏ biển phát triển khá tốt với độ phủ cao ở khu vực phía nam và
phía bắc đảo Lớn. Nhìn chung, kiểu đáy phổ biến chủ yếu ở khu vực biển ven đảo Lý Sơn là các san
hô chết và cỏ biển. Kết quả kiểm định sau phân loại cho thấy độ chính xác tổng thể (overall
accuracy) của quá trình phân loại ảnh là 94% và hệ số thống kê Kappa là 0,93.
Từ khóa: Đảo Lý Sơn, GIS, viễn thám, chỉ số bất biến theo độ sâu, rạn san hô, thảm cỏ biển.
MỞ ĐẦU
Hiện nay, các hệ sinh thái biển đang chịu
ảnh hưởng nặng nề từ các hoạt động của con
người và tự nhiên. Sự kiện san hô bị tẩy trắng
dẫn đến chết hàng loạt năm 1998 đã minh
chứng nguồn tài nguyên ven biển đang bị nhiều
áp lực đè nặng [1, 2]. Năm 1993, Wilkinson đã
ước lượng có khoảng 10% diện tích san hô trên
toàn cầu đã bị biến mất hoàn toàn [2]. Vùng
biển Việt Nam nói chung và khu vực biển ven
bờ nói riêng khá giàu có và đa dạng thành phần
loài thủy hải sản, trong đó rạn san hô là một
trong những hệ sinh thái điển hình và được
quan tâm cao [3-5]. Các rạn san hô ở Việt Nam
phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện
tích khoảng 1.222 km2 với khoảng 3.000 loài
sinh vật khác có đời sống liên quan và gắn bó
với vùng rạn san hô [6]. Đảo Lý Sơn là huyện
đảo duy nhất thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất
liền khoảng 15 hải lý (30 km). Vùng biển ven
đảo Lý Sơn được các nhà khoa học đánh giá có
độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, trong hơn
2 thập kỷ qua, với tốc độ tăng dân số khá nhanh
trên đảo, đã gây ra nhiều áp lực đối với nguồn
lợi sinh vật biển nơi đây. Các hệ sinh thái thảm
cỏ biển, rạn san hô đang bị suy giảm mạnh về
diện tích và độ che phủ do các hoạt động khai
thác thủy sản của người dân trên đảo Lý Sơn.
Lập bản đồ phân bố hệ sinh thái rạn san hô
và cỏ biển rất quan trọng không chỉ trong
nghiên cứu về hải dương học nghề cá mà rộng
hơn đến quản lý tài nguyên biển. Viễn thám là
công cụ phù hợp và hiệu quả trong việc khảo
sát, phân loại các sinh cảnh dưới biển [7]. Các
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Viễn thám và
GIS giúp các nhà quản lý có thể đánh giá được
sự biến động của các hệ sinh thái trên diện
rộng, và chi phí thấp hơn so với khảo sát trực
tiếp. Nghiên cứu này được thực hiện sẽ giúp
cho các nhà quản lý, quy hoạch đánh giá khách
quan về hiện trạng phân bố đa dạng sinh học,
cũng như những biến động về diện tích phân bố
Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn
265
các hệ sinh thái biển đặc trưng của vùng biển
Lý Sơn.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm 2 nhóm
dữ liệu chính; (i) nguồn ảnh viễn thám và (ii)
dữ liệu thực địa tại đảo Lý Sơn.
Dữ liệu ảnh viễn thám, sử dụng ảnh viễn
thám Landsat 8 OLI với 3 kênh ảnh sử dụng
chính là kênh 2, 3 và 4. Ảnh được chụp ở phần
(path) 124 và ở múi thứ 49 (row). Ảnh được
chụp ngày 19/5/2013 và được tải miễn phí trên
trang web Chi tiết các
kênh ảnh được trình bày trong bảng 1.
Đối với dữ liệu thực địa tại Lý Sơn, tiến
hành 2 đợt từ ngày 5 - 25/11/2010 và đợt 2 từ
ngày 5 - 25/4/ 2011 thuộc dự án “Xây dựng quy
hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Lý Sơn”.
Bảng 1. Bước sóng và độ phân giải 5 kênh ảnh đầu tiên của vệ tinh Landsat 8 OLI
Vệ tinh Kênh ảnh Bước sóng(micrometer) Độ phân giải(meter)
LDCM - Landsat 8
(Bộ cảm OLI và
TIRs)
Band 1 - Coastal aerosol 0,433 - 0,453 30
Band 2 - Blue 0,450 - 0,515 30
Band 3 - Green 0,525 - 0,600 30
Band 4 - Red 0,630 - 0,680 30
Band 5 - Near Infrared (NIR) 0,845 - 0,885 30
Phương pháp điều tra khảo sát đa dạng sinh
học biển
Các phương pháp khảo sát và nghiên cứu
về đa dạng sinh học biển được tiến hành theo
phương pháp chuẩn “Sổ tay khảo sát các hệ
sinh thái biển cho vùng biển nhiệt đới” của
English và cs., (1994) [8]. Sơ đồ các mặt cắt
khảo sát chi tiết khu vực đảo Lý Sơn được thể
hiện trên hình 1.
#
#
# #
#
í í
í í íí
i i iî
î
î
î
30
.0 5.0
50
.0
20
.0
10. 0
5.0
10.0
20. 0
20.0
5.
0
20.0
20 .0
5.0
5 0
.0
10.0
10.0
Ñaûo Beù
Ñaûo LôùnAn Vónh An Haûi
An Bình
Thoâ n Ta ây
Thoân Ñoâng
Thoân ÑoângThoâ n Ta ây 1
Thoân Ta ây 2
1
2
3
4
5
6 7
8
9
10
11
12
13
14
15
°
22
'3
0"
15°
22'30"
15
°
24
'4
5"
15°
24'45"
109°2'15"
109°2'15"
109°4'30"
109°4'30"
109°6'45" 109°9'00"
N
Ñöôøng ñaúng saâu 10.0m
Ñöôøng ñaúng saâu 20.0m
Ñöôøng ñaúng saâu 30.0m
Ñöôøng ñaúng saâu 50.0m
Ñöôøng ñaúng saâu 5.0m
109°6'45" 109°9'00"
MAËT CAÉT KHAÛO SAÙT KHU VÖÏC BIEÅN VEN BÔØ LYÙ SÔN
TYÛ LEÄ : 1/60.000
Hình 1. Sơ đồ các mặt cắt khảo sát ven đảo Lý Sơn
Nguyễn Hào Quang, Lương Văn Thanh,
266
Trên thực địa, vị trí các kiểu đáy biển được
định vị lại trên máy GPS GARMIN. Các điểm
chính xác trên mặt đất được sử dụng làm các
khóa giải đoán ảnh vệ tinh trong phần mềm
Arcgis 9.3 và Envi 4.7.
Phương pháp xử lý ảnh
Hiệu chỉnh hình học và hiệu chỉnh khí
quyển là các bước đầu tiên, cơ bản trong toàn
quá trình tiền xử lý giải đoán ảnh vệ tinh.
Trong bài báo này, tác giả đi sâu vào phương
pháp hiệu chỉnh cột nước, bước trọng nhất
trong xây dựng bản đồ các kiểu đáy biển. Tiến
trình tổng quát giải đoán ảnh để thành lập bản
đồ phân bố san hô cũng như các kiểu nền đáy
được trình bày trong hình 2 bên dưới. Phương
pháp hiệu chỉnh cột nước được áp dụng theo
nguyên tắc khi ánh sáng xuyên xuống nước,
cường độ của nó giảm theo hàm mũ khi độ sâu
tăng lên [1]. Hệ số này cho phép chuyển đổi
phổ phản xạ bề mặt về phản xạ nền đáy. Đây là
giai đoạn quan trọng nhất trong phép xử lý ảnh
nhằm giải đoán phân bố rạn san hô và các hợp
phần nền đáy khác [1].
Quan hệ tuyến tính (logarit) giữa phổ phản
xạ bề mặt của kênh thứ i và kênh thứ j theo các
điểm nền đáy cát chọn ngẫu nhiên ở các độ sâu
khác nhau là cơ sở của phép tính chỉ số bất biến
theo độ sâu (D.I.I - Depth Invariance Index)
[1, 2, 8] (theo phương trình 1).
Li = Lsi + Ai.Ri.exp(- Ki.f.Z) (1)
Phương pháp này được xây dựng bởi
Lyzenga năm 1981 và không yêu cầu phải tính
toán chính xác các thông số nhưng tính được
thông qua các bài toán bằng cách sử dụng các
thông tin trực tiếp trên các kênh ảnh. Trên cơ sở
đó, độ chính xác của phương pháp này không
cao. Để hiệu chỉnh hạn chế này, năm 2003
Edmund đã đưa ra các công thức mới dựa trên
cơ sở của Lyzenga với việc kết hợp nhiều kênh
ảnh để giải đoán và dữ liệu thực địa [1, 2, 7].
. .
ln .ln
Depth invariant indexij D I I
kiLi Ljkj
(2)
Với D.I.I là chỉ số bất biến theo độ sâu
(không ảnh hưởng bởi độ sâu). Li là phổ phản
xạ của chất đáy trên mặt nước của kênh i. Lj là
phổ phản xạ của chất đáy trên mặt nước của
kênh j. ki là hệ số suy giảm cường độ ánh sáng
của kênh i, kj là hệ hố suy giảm cường độ ánh
sáng của kênh j. Hệ số ki/kj được khảo sát bằng
số liệu thực địa.
Hình 2. Biểu đồ tiến trình phương pháp
tiếp cận trong giải đoán ảnh vệ tinh
Như vậy, ta xây dựng chỉ số này cho 3 cặp
kênh phổ là kênh 2 và 3, kênh 3 và 4 và kênh 2
và 4. Kết quả tính toán trên excel ta được các
chỉ số bất biến theo độ sâu cho các cặp kênh
phổ như sau đối với ảnh Landsat 8 OLI:
D34 = Ln(L3) – 1,044*Ln(L4)
D23 = Ln(L2) – 0,586*Ln(L3)
D24 = Ln(L2) – 0,68*Ln(L4)
Hình 3. Quan hệ tuyến tính giữa kênh 2
và kênh 4
Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn
267
Hình 4. Quan hệ tuyến tính giữa kênh 3 và
kênh 2
Hình 5. Quan hệ tuyến tính giữa kênh 3 và
kênh 4
Dựa trên 3 kênh ảnh mới không phụ thuộc
vào độ sâu, tác giả tiến hành tổ hợp ảnh để xây
dựng ảnh tổ hợp màu dựa trên 3 kênh ảnh mới.
Bằng cách gán kênh D24 cho kênh Red, D34
cho kênh Green và D23 cho kênh Blue ta được
ảnh mới. Kết quả tổ hợp màu ảnh được trình
bày theo hình 6 bên dưới. Ngoài ra, tác giả
tiến hành tổ hợp ảnh không hiệu chỉnh cột
nước (hình 6) để đánh giá, so sánh kết quả
giữa có hiệu chỉnh cột nước và không có hiệu
chỉnh cột nước.
Quá trình hiệu chỉnh cột nước đã chuyển
phổ phản xạ bề mặt về phổ phản xạ nền đáy.
Do đó, khi phân loại có kiểm định, các nhóm
đối tượng đáy sẽ được phân loại chính xác hơn.
Ảnh không hiệu chỉnh cột nước, phổ phản xạ
trên bề mặt không phải ở nền đáy. Khi đó, quá
trình phân loại cho các đối tượng nền đáy, ảnh
hưởng cột nước lên các đối tượng đáy sẽ làm
quá trình phân loại các đối tượng này bị nhiễu,
gây ra các nhầm lẫn. Như vậy, ảnh không hiệu
chỉnh cột nước sẽ khó để người giải đoán ảnh
xác định chính xác các vùng đối tượng phân
loại, và sẽ cho ra kết quả không chính xác khi
phân loại.
Dựa trên kết quả khảo sát ngầm dưới biển
và khảo sát trên mặt biển cho thấy khu vực phía
Tây Bắc và phía Bắc đảo sóng mạnh, nước sâu
và không có san hô che phủ. Ngược lại khu vực
phía đối diện lại lặng sóng và cỏ biển, san hô
che phủ khá ưu thế. Do đó, trong nghiên cứu
này, tác giả không tiến hành hiệu chỉnh ảnh
hưởng của sóng đến phổ phản xạ ảnh Landsat 8
vốn có thể cũng tác động đến phổ phản xạ của
chất đáy.
Hình 6. Ảnh tổ hợp không hiệu chỉnh cột nước (trái) và sau khi hiệu chỉnh cột nước (phải)
Nguyễn Hào Quang, Lương Văn Thanh,
268
Phương pháp đánh giá độ chính xác
Để đánh giá độ chính xác quá trình giải
đoán ảnh, tác giả sử dụng chỉ số thống kê
Kappa.
Trong đó, công thức tính hệ số Kappa như
sau:
1 1
2
1
.
.
r r
ii i ii i
r
i ii
N x x x
K
N x x
Trong đó: N: Tổng số pixel lấy mẫu, r: Số lớp
đối tượng phân loại, xii: Số pixel đúng trong lớp
thứ i, xi+: Tổng pixel lớp thứ i của mẫu, x+i:
Tổng pixel lớp thứ i của mẫu sau phân loại.
Độ chính xác rất cao của phép phân loại
thường được chấp nhận phổ biến là trên 0,85
(85%), độ chính xác vừa phải thì nằm trong
khoảng 0,4÷0,8. Các thông số này do Cục Địa
chất Mỹ quy định [9]. Hệ số Kappa thường
được sử dụng để người phân loại có thể đánh
giá độ chính xác trong quá trình phân loại ảnh.
Trái ngược hẳn với độ chính xác tổng thể ở
trên, đây là hệ số tiện ích của tất cả các nguyên
tố từ ma trận sai số ở trên [9].
Hệ số Kappa thường nằm giữa 0 và 1, giá
trị nằm trong khoảng này thì độ chính xác của
sự phân loại được chấp nhận. Kappa có 3 nhóm
giá trị:
K > 0,8: độ chính xác cao
0,4 < K < 0,8: độ chính xác vừa phải
K<0,4: độ chính xác thấp
KẾT QUẢ
Số liệu điều tra khảo sát thực địa sẽ được
dùng vào việc phân loại ảnh sau khi tiến hành
hiệu chỉnh. Bản đồ phân bố các kiểu đáy ven
đảo Lý Sơn được trình bày theo hình 7.
Hình 7. Bản đồ phân bố các kiểu đáy ven đảo Lý Sơn
Ghi chú: Vùng san hô sống là khu vực có độ phủ san hô trên 25%, vùng màu đen trên ảnh là
khu vực không phân loại, vùng đáy cứng là vùng đá gốc và san hô chết, vùng nước sâu là khu vực
có độ sâu trên 20 m.
Hình 7 trình bày kết quả thành lập bản đồ
vùng biển Lý Sơn sau quá trình phân loại ảnh
theo các đối tượng đáy biển. Theo bản đồ phân
bố các kiểu đáy biển trên có thể thấy được khu
Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn
269
vực san hô sống còn rất ít. Kiểu đáy chủ yếu ở
vùng biển Lý Sơn là các vùng san hô chết và cỏ
biển. Nhận xét kết quả cho thấy vùng phân bố
rạn san hô sống (vùng màu đỏ) có độ phủ đáy
trên 25% đến 50% chủ yếu mặt phía nam và
đông nam đảo Lớn. Khu vực phía bắc đảo Lớn
có xuất hiện san hô sống tại khu vực rìa đá
ngầm - khu vực giao nhau giữ vùng nước nông
và nước sâu. Chủ yếu vùng ven đảo Lớn là rạn
san hô chết và thềm đá ngầm. Cỏ biển phân bố
chủ yếu ở phía nam và một phần phía bắc đảo
Lớn. Ngoài ra, cỏ biển còn xuất hiện khá nhiều
ở khu vực mũi - doi cát phía đông của đảo Lớn
- Mũi Mù U.
Sự phân bố mặt rộng của san hô phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ, độ muối, địa hình và chế độ
thuỷ động học. Sự phân bố theo độ sâu của san hô
cứng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa
hình (độ nghiêng, nền đáy, độ sâu, ...), độ trong
và cường độ thuỷ động lực. Kết quả này phù hợp
với kết quả khảo sát thực tế, lặn ngầm tại đảo Lý
Sơn do chính tác giả và các đồng nghiệp của Viện
Kỹ thuật biển tiến hành năm 2010 và 2011. Thật
vậy, so sánh kết quả khảo sát thực địa, bản đồ địa
hình với kết quả phân loại trên ảnh cho thấy khá
trùng nhau. Nhận thấy các khu vực tập trung
đông dân cư là khu vực phía tây nam và tây bắc
không có san hô sống (hình 8). Nếu có cũng xuất
hiện với các diện tích nhỏ.
Hình 8. Nước thải sinh hoạt và động lực sóng lớn là các yếu tố chỉnh ảnh hưởng
đến phân bố của san hô ở khu vực phía tây bắc đảo Lớn
Khu vực phía bắc của đảo có địa hình khá
dốc, với các đường đẳng sâu 10 m rất gần bờ
biển, sóng biển thường cao từ 1 m đến 3 m. San
hô phân bố khu vực phía bắc và tây bắc thường
rải rác thành các mảng nhỏ từ 1 mét vông đến
10 mét vuông, độ che phủ thấp hơn 20%. San
hô sống với độ che phủ trên 25% chủ yếu phân
bố ở khu vực phía nam và phía đông nam của
đảo Lớn.
THẢO LUẬN
Về kết quả giải đoán ảnh viễn thám
Theo các tài liệu báo cáo về hiện trạng rạn
san hô ở vùng đảo Lý Sơn của Nguyễn Huy
Yết trước năm 2005 cho thấy vùng đảo này khá
đa dạng về loài san hô. Ngoài ra, độ phủ san hô
từ 41% đến 70% ở hầu hết các khu vực ven đảo
Lý Sơn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế
năm 2010 và năm 2011 cho thấy độ phủ của
san hô đã bị suy giảm đáng kể (độ phủ dưới
40% ở tất cả các mặt cắt). Độ phủ san hô giảm
sẽ làm độ đa dạng sinh học biển ở đây suy
giảm. Hậu quả làm nền kinh tế biển ở Lý Sơn
sẽ suy giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến dân
sinh - xã hội.
Dựa trên kết quả giải đoán ảnh vệ tinh để
xác định phân bố các kiểu sinh cảnh đáy, khảo
sát thực tế về điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên
kết hợp khảo sát ngầm ven đảo Lý Sơn sẽ làm
cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể
khu bảo tồn biển Lý Sơn. Đề xuất xây dựng
khu bảo tồn biển Lý Sơn dựa trên việc phân
vùng các khu vực có độ đa dạng sinh học sẽ
giúp khôi phục lại các nguồn lợi biển đang bị
suy giảm tại đây.
Kiểm định sau phân loại
Sau khi tiến hành phân loại ảnh cho các
kiểu đáy biển vùng biển Lý Sơn, tác giả tiến
hành đánh giá ma trận sai số cho các vùng mẫu
Nguyễn Hào Quang, Lương Văn Thanh,
270
vừa phân loại. Độ chính xác từ việc phân loại
ảnh không những phụ thuộc vào sự chính xác
của các vùng mẫu mà phụ thuộc vào mật độ và
sự phân bố của các ô mẫu. Độ chính xác của
quá trình phân loại được thể hiện qua ma trận
sai số.
Kết quả kiểm định sau phân loại được trình
bày theo bảng 2.
Bảng 2. Thống kê kết quả đánh giá độ chính xác sau phân loại ảnh
Lớp San hô Cỏ biển Cát Đáy cứng Nước sâu Không phân loại Tổng
San hô 37 0 0 0 0 0 37
Cỏ biển 0 92 0 0 0 0 92
Cát 2 0 90 0 0 0 92
Đáy cứng 6 0 4 84 0 0 94
Nước sâu 0 5 0 0 257 0 262
Không phân loại 16 0 0 0 0 37 53
Tổng 61 97 94 84 257 37 630
Ghi chú: Độ chính xác tổng thể = (597/630) = 94%, Hệ số Kappa = 0,93.
Kết quả kiểm định sau phân loại cho thấy
ảnh có độ chính xác (Overall Accuracy) dựa
trên các mẫu phân loại là 94% với hệ số thống
kê Kappa là 0,93. Nhìn chung kết quả phân loại
các kiểu thành phần đáy biển là đạt mức độ
chính xác cao khi sử dụng phương pháp hiệu
chỉnh cột nước của Lyzenga. Tuy nhiên, quá
trình phân loại mẫu tiến hành đã xảy ra một số
sai lệch. Một số nguyên nhân sai lệch có thể
như sau:
Do độ phân giải của ảnh Landsat 8 khá
thấp (30 m) nên một số diện tích san hô sống,
phân bố theo từng mảng nhỏ (nhỏ hơn giá trị
1 pixel) sẽ không được ghi nhận trên ảnh. Do
đó, sẽ dẫn đến sai số khi phân loại ảnh.
Do sai sót trong quá trình chọn mẫu, đây
là một quá trình sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp khác nhau như GPS, thực địa, bản
đồ ... dẫn đến trong quá trình xử lý vẫn tồn tại
những sai sót ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian khảo sát
thực địa và chụp ảnh trên vệ tinh càng cách xa
nhau sẽ dẫn đến những sai lệch đáng kể khi giải
đoán ảnh vệ tinh. Ngoài ra, các yếu tố môi
trường như độ đục, sóng biển, độ sâu cũng
là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giải đoán
ảnh vệ tinh.
Thảo luận phương pháp giải đoán ảnh vệ
tinh
Hiệu chỉnh cột nước là bước quan trọng
nhất trong quá trình xử lý ảnh vệ tinh lập bản
đồ phân bố san hô cũng như các kiểu sinh cảnh
đáy biển để bù lại năng lượng bức xạ ánh sáng
bị mất đi trong cột nước. Vùng biển Lý Sơn
nằm cách xa đất liền, hầu như không chịu ảnh
hưởng của các dòng nước lục địa chảy ra với
độ đục cao. Theo thang đánh giá cấp độ trong
của nước biển của Jerlov năm 1964 [1] vùng
biển ven đảo Lý Sơn có thể được xếp vào loại 2
trong 3 loại nước biển gồm rất trong (nhóm 1) -
vùng biển ngoài khơi, trong (nhóm 2) - vùng
biển ven bờ và hơi đục (nhóm 3) - khu vực
đầm, phá [1]. Trong nghiên cứu này, tác giả sử
dụng phương pháp hiệu chỉnh cột nước của
Green và cộng sự năm 2004 là phù hợp và đạt
được độ chính xác cao hơn so với các phương
pháp khác.
Trong hơn 10 năm qua, có một số tác giả
cũng đã nghiên cứu thành lập bản đồ phân bố
san hô dựa trên tư liệu ảnh viễn thám và khảo
sát ngầm như của Tống Phước Hoàng Sơn và
cs., (2004), Trần Văn Điện và cs., (2006),
Nguyễn Văn Thảo và cs., (2009) [10]. Tất cả
các nghiên cứu này đều ứng dụng phương pháp
hiệu chỉnh cột nước của Lyzenga năm 1981 và
Green năm 2000. Tuy nhiên, phương pháp này
phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu khảo sát thực
địa, gồm dữ liệu độ sâu, độ đục, số lượng điểm
khống chế, số lượng điểm chính xác trên mặt
đất, thời gian thu ảnh Do vậy, để tăng cường
hiệu quả giải đoán ảnh cũng như thiết lập bản
đồ phân bố các kiểu đáy biển cần thiết phải xây
dựng một hệ thống dữ liệu thực địa chính xác
và đầy đủ.
Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn
271
Tăng cường độ chính xác trong sử dụng ảnh
viễn thám quản lý tài nguyên biển
Bài báo này cho thấy ứng dụng thành công
việc tích hợp công nghệ GIS và viễn thám để
xây dựng bản đồ phân bố hệ sinh thái rạn san
hô. Ngoài ra, độ chính xác của quá trình giải
đoán ảnh vệ tinh có thể được tăng cường. Do
vậy, để nâng cao độ chính xác của kết quả cũng
như trong quá trình giải đoán ảnh vệ tinh, tác
giả đề xuất các biện pháp sau:
Sử dụng các ảnh vệ tinh có độ phân giải
cao để giúp việc giải đoán hình ảnh được dễ
dàng và chính xác như. Các ảnh có độ phân giải
không gian cao như ảnh IKONOS (1 m), ảnh
Sport (10 m)...
Cần có nhiều thời gian và công sức hơn
trong khảo sát thực địa, để có thể lấy càng
nhiều điểm chính xác (ground control points).
Các điểm này sẽ làm tăng cơ sở giải đoán ảnh
chính xác hơn. Trong trường hợp vùng nghiên
cứu, tác giả đề xuất nên lấy trên 1.000 điểm
chính xác.
Sử dụng thiết bị đo phổ phản xạ cho từng
đối tượng, đặc biệt các đối tượng dưới đáy
biển. Hiện nay, thiết bị này đã được sử dụng
nhiều ở các nước phát triển.
Sử dụng ảnh viễn thám có thời gian chụp
gần hoặc trùng với khoảng thời gian điều tra
khảo sát thực địa để tăng độ chính xác quá trình
giải đoán ảnh.
Công cụ viễn thám tích hợp với GIS được
đánh giá khá hữu dụng trong vấn đề quản lý
các đối tượng cả trên bề mặt đất lẫn dưới nước.
Tuy nhiên, để tăng độ chính xác trong vấn đề
giải đoán các đối tượng trên ảnh, cần thiết phải
tiến hành khảo sát thực địa. Quá trình này sẽ
cung cấp các điểm chính xác, các vùng mẫu lựa
chọn, các đánh giá khách quan về điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội của vùng.
KẾT LUẬN
Các số liệu từ điều tra thực địa, lặn ngầm
trong vùng biển đảo Lý Sơn trong hai đợt mùa
mưa năm 2010 và mùa khô năm 2011 được sử
dụng để giải đoán phân bố các kiểu đáy biển
bằng ảnh vệ tinh. Nguồn ảnh phục vụ cho
nghiên cứu này là ảnh Landsat 8 OLI với 3
kênh ảnh phổ nằm trong giải xanh lá cây, xanh
da trời và đỏ. Ảnh được tải miễn phí trên trang
web ảnh Landsat. Sử dụng chỉ số bất biến theo
độ sâu (Depth-invariant index) để hiệu chỉnh
ảnh hưởng của cột nước lên phản xạ phổ của
các đối tượng nền đáy. Đã xây dựng được bản
đồ phân bố các kiểu đáy biển quanh đảo Lý
Sơn với tỷ lệ 1:50.000. Kết quả phân loại ảnh
cho thấy hệ sinh thái rạn san hô sống với độ
phủ trên 25% còn rất ít ở khu vực phía nam và
đông nam, một phần nhỏ ở phía bắc của đảo
Lớn. Nhận thấy hệ sinh thái cỏ biển phát triển
khá tốt với độ phủ cao ở khu vực phía nam và
phía bắc đảo Lớn. Tuy nhiên, dựa trên kết quả
điều tra thực địa và so sánh với những số liệu
công bố năm 2005 của Nguyễn Huy Yết cho
thấy hệ sinh thái cỏ biển và rạn san hô đã bị suy
giảm nhiều về diện tích và độ phủ. Độ chính
xác sau phân loại (overall accuracy) của quá
trình phân loại ảnh là 94% và hệ số Kappa là
0,93.
Nghiên cứu này cho thấy viễn thám và công
nghệ GIS được ứng dụng khá rộng rãi và là
công cụ khá quan trọng trong quản lý tài
nguyên môi trường biển. Độ chính xác của quá
trình giải đoán ảnh phụ thuộc khá nhiều vào các
số liệu điều tra khảo sát thực địa gồm độ sâu,
kiểu loại sinh cảnh, độ đục của nước biển, độ
che phủ mỗi loại sinh cảnh. Như vậy, để tăng
cường độ chính xác của quá trình xây dựng bản
đồ các kiểu đáy biển có thể sử dụng ảnh có độ
phân giải cao như IKONOS, SPOT, ALOS
AVNIR tăng số lượng điểm chính xác trên
mặt đất, thu thập ảnh trùng vào thời điểm khảo
sát thực địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Edwards, A. J., 2004. REMOTE SENSING
Handbook for Tropical Coastal
Management (extracts).
2. Vanderstraete, T., 2007. The Use of
Remote Sensing for Coral Reef Mapping in
Support of Integrated Coastal Zone
Management: A Case Study in the NW Red
Sea-Volume I (Doctoral dissertation, Ghent
University).
3. Sekhar, N. U., 2005. Integrated coastal zone
management in Vietnam: Present potentials
and future challenges. Ocean & Coastal
Management, 48(9): 813-827.
Nguyễn Hào Quang, Lương Văn Thanh,
272
4. Nguyễn Thị Bích Hường, 2012. Ứng dụng
viễn thám và GIS thành lập bản đồ chuyên
đề phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh
Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ ngành Bản
đồ, viễn thám, hệ thông tin địa lý, Trường
Đại học Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội.
5. Phạm Quang Sơn, 2008. Ứng dụng thông tin
viễn thám và GIS trong nghiên cứu, quản lý
tổng hợp tài nguyên và môi trường ở vùng
ven biển và hải đảo. Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, Hà Nội. Tr. 321-327.
6. Lê Đức Tố, Hoàng Trọng Lập, Trần Công
Trục, và Nguyễn Quang Vinh, 2004. Quản
lý biển. Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Mohd Ibrahim Seeni Mohd, Nurul Nadiah
Yahya, Samsudin Ahmad, Teruhisa
Komatsu, Etsuo Yanagi, 2010. Sea bottom
mapping from ALOS AVNIR - 2 and
quickbird satellite data.University
Teknologi Malaysia.
8. English, S., Wilkinson, C. and Baker, V.
1997. Survey Manual for Tropical Marine
Resources. ASEAN-Australian Marine
Science Project: Living Coastal Resources
by the Australian Institute of Marine
Science, Townsville, Australia, 390 pp.
9. Hoàng Xuân Thành, 2009. Thành lập bản
đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý
ảnh viễn thám. Tạp chí khoa học kỹ thuật
thủy lợi và môi trường. Số 29 (6/2010). Đại
học Thủy lợi.Tr. 27-33.
10. Nguyễn Văn Thảo, Đỗ Thị Thu Hương,
2009. Nghiên cứu phân bố san hô vùng đảo
Cồn Cỏ bằng tư liệu viễn thám. Tạp chí
khoa học và công nghệ biển, phụ trương
1(2009). Tr. 284-294.
STUDY ON SPATIAL DISTRIBUTION OF CORAL REEFS IN LY SON
ISLAND USING GIS AND REMOTE SENSING TECHNIQUE
Nguyen Hao Quang1, Luong Van Thanh1, Ho Dinh Duan2
1Institute of Coastal and Offshore Engineering
2Ho Chi Minh city Institute of Physics-VAST
ABSTRACT: Research and application of GIS and remote sensing technology combined with
field survey in coastal areas of Ly Son island, Quang Ngai province had been carried out to
establish the distribution map of submarine habitats. Depth-invariant index was used to correct
water column’s affects on spectral reflectance of each habitat. The results of satellite - image
classification showed that coral reef ecosystems living with coverage of over 25% were quite low in
the south and southeast, and a small portion was in the north of the Lon island. In addition,
seagrass ecosystems developed quite well with high coverage in the south and the north of Lon
island. Overall, mainly common types of sea bed in Ly Son area were dead coral and seagrass. The
accuracy assessment after classification showed that the overall accuracy of the satellite - image
interpretation process was 94% and the kappa coefficient was 0.93.
Keywords: Ly Son island, GIS, remote sensing, depth-invariant index, coral reefs, seagrass bed.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7222_26893_1_pb_8995_2079690.pdf