Nghiên cứu phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế
1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Cùng với các hình thức huy động vốn hiện hữu như vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức ODA; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; các hình thức vay thương mại tín dụng xuất khẩu Do vậy, việc nghiên cứu để tiến tới phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh huy động vốn mới là rất cần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và chuẩn bị từng bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
.
Những tác động tích cực khi phát hành trái phiếu ra thị trường trái phiếu quốc tế :
.
Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế:
2. Các giải pháp
Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng có hai mặt, việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế cũng mang lại những lợi thế cho quốc gia phát hành đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ gây mất an ninh tài chính. Với các quốc gia đang phát triển như VN, mới tiếp cận với kênh huy động vốn này, cần thậntrọng, nghiên cứu và chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho việc lập kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm đạt hiệu quả cao. Theo thông tin ban đầu, Chính phủ đã giao cho Bộ tài chính phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2005, với đề án mà Bộ tài chính trình lên Chính phủ, trước mắt VN sẽ huy động khoảng 500 triệu USD trên một số thị trường tài chính lớn trong đó có Mỹ và châu Âu. Vì vậy, các yếu tố cơ bản cần phải đặc biệt quan tâm trong kế hoạch phát hành trái phiếu gồm:
Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia:
Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành:
Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế:
Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu:
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu phát hành trái phiếu
chính phủ ra thị trường quốc tế
(Phần 1)
1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu
cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn
vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước
ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát
triển đất nước. Cùng với các hình thức huy động vốn hiện hữu
như vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức ODA; nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI; các hình thức vay thương mại tín dụng
xuất khẩu… Do vậy, việc nghiên cứu để tiến tới phát hành trái
phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh
huy động vốn mới là rất cần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với
phát triển kinh tế và chuẩn bị từng bước tham gia vào thị trường
vốn quốc tế.
Phát triển nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở đã thúc đẩy
các hoạt động giao lưu quốc tế. Với những thỏa thuận phối hợp
diễn ra trong khu vực và quốc tế nhằm thực hiện phân bổ và khai
thác các nguồn lực kinh tế ngày càng có hiệu quả hơn, thúc đẩy
hệ thống kinh tế toàn cầu phát triển nhanh. Điều này góp phần
hình thành nên hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế đa dạng. Sự
đa dạng trong hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế,
tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển thị trường tài chính
quốc tế nói chung, trái phiếu quốc tế với số vốn luân chuyển ngày
càng lớn. Thị trường trái phiếu quốc tế là thị trường giao dịch các
khoản vốn thông qua việc mua bán các chứng khoán nợ diễn ra
trên phạm vi toàn cầu. Trái phiếu là những công cụ nợ mà người
phát hành nó có nghĩa vụ trả cho người mua trái phiếu đó một
khoản tiền gốc cộng với khoản lãi trong một khoản thời gian nhất
định. Những trái phiếu được phát hành chính thức và được giao
dịch mua bán trên các trung tâm tài chính quốc tế được gọi là trái
phiếu quốc tế bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương và trái phiếu công ty. Khi chính phủ phát hành
trái phiếu ra thị trường quốc tế thì trái phiếu đó được gọi là trái
phiếu quốc tế của chính phủ. Trái phiếu quốc tế có những đặc
điểm sau:
+ Trái phiếu quốc tế không trực tiếp phụ thuộc vào thị trường vốn
trong nước. Giá cả của nó được xác định trên cơ sở điều kiện
của thị trường vốn quốc tế và hệ số tín nhiệm của chủ thể phát
hành. Đặc điểm này phản ánh đúng mối quan hệ về giá vốn theo
lý thuyết về nền kinh tế mở.
+ Trái phiếu được mua bán trao đổi bằng nhiều loại ngoại tệ khác
nhau. điều này đi đôi với một số rủi ro mà trái phiếu nội địa không
có, như rủi ro tỷ giá, rủi ro quốc gia…
+ Trái phiếu quốc tế được giao dịch ở nhiều trung tâm tài chính
khác nhau trên thế giới, nên việc mua bán trao đổi diễn ra không
ngừng không nghỉ, kể cả việc mua bán trên trên thị trường thứ
cấp, hoặc thị trường OTC…
Những tác động tích cực khi phát hành trái phiếu ra thị
trường trái phiếu quốc tế :
+ Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính
quốc tế. Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy
động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời
gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế. Trong bối cảnh
các nước đang phát triển có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm, thì
nguồn vốn huy động từ hoạt động phát hành trái phiếu ra thị
trường tài chính quốc tế có một ý nghĩa to lớn.
+ Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị
trường vốn trong nước với thị trường vốn nước ngoài. Khi phát
hành trái phiếu, chủ thể phát hành trái phiếu chấp nhận điều kiện
chung của thị trường tài chính quốc tế, chấp nhận sự cạnh tranh
và các điều kiện ràng buộc tín dụng. Không chỉ dừng lại ở thị
trường vốn mà còn có cơ hội xác định chi phí sản xuất hàng hóa
trong nước, khả năng cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước với
hàng hóa nước ngoài.
+ Trái phiếu quốc tế cho phép xác định điểm chuẩn của quốc gia
phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và sẽ là điều kiện
tài chính đầu vào của các dự án đầu tư trong nước. Điều này tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước lựa chọn khả năng đa
dạng hóa danh mục đầu tư, các loại tài sản tài chính để phòng
ngừa rủi ro.
+ Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân
sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là
công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua
việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có
thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực
hiện các chính sách tài chính tiền tệ.
Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu ra
thị trường tài chính quốc tế:
+ Chấp nhận lãi suất thị trường: Lãi suất trên thị trường tài chính
quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản
ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác. Với chính
sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa
quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lãi suất trái
phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên
thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính
toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có
thể cạnh tranh được trên thị trường. Đây là một bước đi chiến
lược đảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế VN
trong quá trình hội nhập.
Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu
đãi, tín dụng xuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên theo dự đoán nguồn ODA sẽ giảm trong tương lai tín
dụng xuất nhập khẩu thường kèm theo các ràng buộc đẩy phí vay
lên cao, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu
vốn trung dài hạn. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc
tế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn
trung dài hạn, nếu được quản lý thận trọng, hạn chế được những
ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia, hình thức huy
động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế.
+ Tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế: VN phải
đảm bảo tính công khai minh bạch và cập nhật thông tin thường
xuyên đối với cộng đồng đầu tư quốc tế. Đồng thời cũng phải
tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục phát
hành trái phiếu,những yêu cầu về tính công khai và tuân thủ các
luật quốc tế.
+ Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu
được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn
qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu
về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để
giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chi phí,
gây nên lãng phí trong đầu tư.
+ Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi
đáo hạn: Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và
chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo
hạn. Nếu việc thanh toán không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng
đến uy tín của VN trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành
tiếp sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phat_hanh_trai_phieu_chinh_phu_ra_thi_truong_quoc_phan 1.pdf
- nghien_cuu_phat_hanh_trai_phieu_chinh_phu_ra_thi_truong_quoc_te_phan 2.pdf