Chao, David D và cs(8) đã nghiên cứu trên 41 BN chia làm 2 nhóm và đã kết luận truyền Bupivacaine
liên tục vào khớp có thể thay thế gây tê đám rối thần kinh cánh tay vị trí gian cơ bậc thang trong giảm đau sau
phẫu thuật nội soi khớp vai.
Việc cải thiện đau sau phẫu thuật ở nhóm giảm đau trong khớp là do tác dụng của thuốc tê lên bề mặt
khớp và bao khớp vai. Bởi vì đau sau phẫu thuật nội soi khớp vai là đau trong khớp hơn là đau tại vị trí rạch da,
tại lỗ trocar, do đó truyền liên tục Bupivacain 0,2% tốc độ 5 ml/giờ tương đương 10 mg/giờ vào khớp gây ức chế
sự tiếp nhận đau của các thụ thể nhận cảm đau trong khớp, ngăn cản quá trình dẫn truyền đau từ ngoại vi đến
trung tâm đau ở hệ thần kinh trung ương do đó BN cảm thấy đau ít sau phẫu thuật(12,1,2,7,9).
Về mức độ an toàn của phương pháp giảm đau bằng truyền Bupivacain liên tục vào khớp qua Catheter
trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận một trường hợp nào bị nhiễm trùng khớp do lưu catheter, không
một trường hợp nào bị ngộ độc thuốc tê.
Benerjee T. B và cs(4) nghiên cứu tiền cứu từ 2005-2007 trên 583 BN được đặt Catheter vào khoang
dưới mỏm cùng để truyền thuốc tê liên tục vào khớp bằng bơm truyền thuốc sử dụng một lần. Tất cả BN được
theo dõi ít nhất 1 tháng. Nghiên cứu này đã kết luận phương pháp giảm đau này an toàn cho BN, không BN nào
nhiễm trùng, đứt Catheter, hư bơm hay nhập viện vì đau nhiều.
Timo Järvelä và Sally Järvelä(14) nghiên cứu trên 50 BN chia làm 2 nhóm, nhóm giảm đau bằng
Ropivacainei 0,375% truyền liên tục vào khớp với tốc độ 5ml/giờ trong 48 giờ, nhom chứng truyền liên tục nước
muối sinh lý vào khớp với tốc độ tương tự. Tất cả BN được theo dõi tối thiểu 2 năm. Nghiên cứu này đã kết luận
giảm đau bằng bơm thuốc tê vào khớp qua bơm truyền thuốc sử dụng một lần không ảnh hưởng đến sự hồi phục85
BN, sự quay trở lại làm việc của BN và kết quả sau phẫu thuật tốt hơn trước thuật tối thiểu 2 năm.
Chúng tôi cũng ghi nhận ở nhóm chứng các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, ngứa, bí tiểu nhiều hơn
nhóm can thiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẻ lượng Morphin sử dụng cho các BN ở nhóm chứng nhiều hơn
nhóm can thiệp. Đây đều là những tác dụng phụ do Morphin gây ra(10).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phương pháp giảm đau bằng Bupivacain truyền liên tục vào khớp sau phẫu thuật nội soi khớp vai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU BẰNG BUPIVACAIN TRUYỀN LIÊN TỤC VÀO KHỚP
SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI
Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Thị Ngọc Đào*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả ñiều trị ñau của phương pháp truyền Bupivacain liên tục vào trong khớp
sau phẫu thuật nội sau khớp vai.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, phân tích, can thiệp lâm sàng. Chúng tôi nghiên cứu 60 BN
tuổi từ 25 – 78 ñược phẫu thuật nội soi khớp vai tại BV Đại Học Y Dược Tp. HCM từ tháng 10-2008 ñến tháng
8-2009. 60 BN ñược chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Điều trị giảm ñau thường qui với Morphin ñường TM và kết
hợp các thuốc giảm ñau khác nếu cần. Nhóm 2: Điều trị giảm ñau bằng Bupivacain 0,2% truyền liên tục vào
khớp vai 3 – 5ml/ giờ.
Kết Quả: Thang ñiểm ñau bằng số khi nghỉ, khi vận ñộng ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 (p<0,05), nhu cầu dùng
thuốc giảm ñau thêm (Morphin, Ketorolac) ở nhóm 2 ít hơn nhóm 1 (p<0,05). Mức ñộ hài lòng của BN với
phương pháp giảm ñau ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1 (p<0,05). Thời gian nằm viện ở nhóm 2 ngắn hơn nhóm 1
(p<0,05). Không có tác dụng phụ nào liên quan ñến thuốc tê ñược ghi nhận ở nhóm 2.
Kết luận: Phương pháp giảm ñau bằng truyền Bupivacain liên tục vào trong khớp có tác dụng giảm ñau tốt sau
mổ và giảm nhu cầu sử dụng thuốc giảm ñau thêm sau phẫu thuật nội soi khớp vai. Phương pháp giảm ñau này
có thể sử dụng an toàn và hiệu quả cho các phẫu thuật nội soi khớp.
Từ khoá: Bupivacaine trong khớp, PTNS khớp vai
ABSTRACT
STUDYING EFFICACY OF INTRA-ARTICULAR BUPIVACAINE POSTOPERATIVE PAIN
CONTROL AFTER ARTHROSCOPIC SHOULDER SURGERY
Nguyen Van Chung, Nguyen Thi Ngoc Dao
Objectives: We evaluated efficacy of intra-articular bupivacaine postoperative pain control after arthroscopic
shoulder surgery.
Study design: Prospective, control trial.
Patients and methods: 60 patients (age 25-78) underwent arthroscopic shoulder surgery at university medical
center from October, 2008 to August, 2009. The sixty-patients were divided into 2 group of thirty: group 1:
intermittent intravenous Morphin and other analgesics; group 2: continuous intra-articular infusion of 0.2%
Bupivacaine at the rate of 3-5 ml/h.
Results: Verbal numeric rating scales at rest and with movement in intra-articular bupivacaine group were
reduced when compared with intavenous Morphin group (p<0.05). Morphin and Ketorolac consumption were
also decreased (p<0.05). Satisfactory level of patient in group 2 is higher than group1. There were not
bupivacaine-induced-side effects in group 2.
Conclusions: We conclude that continuous intra-articular infusion of Bupivacaine is safe and efficious after
arthroscopic surgery.
Key words: Bupivacaine intra-articular arthroscopic shoulder
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực ngoại tổng quát
mà gần như tất cả các chuyên khoa ñều áp dụng phương pháp phẫu thuật này trong ñó có chấn thương chỉnh
hình. Phẫu thuật nội soi khớp vai ñược Burman thực hiện ñầu tiên năm 1931 trong một nghiên cứu hàng loạt các
khớp ở tử thi và ñã phát triển nhanh chóng. Tại Việt Nam, nội soi khớp vai bắt ñầu từ năm 2004. Kết quả sau
cùng của phẫu thuật nội soi khớp vai không chỉ phụ thuộc vào kết quả của cuộc mổ mà còn phụ thuộc vào nổ lực
tập phục hồi chức năng của người bệnh. Do ñó, vấn ñề ñau sau nội soi khớp vai ñược các bác sĩ ngoại khoa và
Gây mê – Hồi sức quan tâm rất nhiều bởi lẻ ñau sau mổ ảnh hưởng rất lớn ñến tâm sinh lí của BN nhất là việc
phục hồi chức năng sau mổ. Vì vậy, giảm ñau tốt là yếu tố rất quan trọng giúp BN sớm tham gia tập vật lý trị
liệu, mau cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cũng như những phẫu thuật khác, giảm ñau sau phẫu thuật nội soi khớp vai có rất nhiều phương pháp
như: giảm ñau thường qui bằng Morphin tiêm tĩnh mạch, tê ñám rối thần kinh cánh tay vị trí gian cơ bậc thang
có hoặc không có lưu catheter, dùng thuốc họ Morphin bơm vào trong khớp, truyền thuốc tê liên tục vào trong
khớp (Bupivacain và Ropivacain là hai thuốc ñược sử dụng nhiều nhất). Trong số những phương pháp ñó thì
phương pháp truyền thuốc tê liên tục vào trong khớp là phương pháp giảm ñau hiệu quả giúp bệnh nhân mau hồi
phục, giảm bớt nhu cầu thuốc giảm ñau thêm, giảm thời gian chăm sóc của ñiều dưỡng.
Phương pháp truyền thuốc tê liên tục vào trong khớp ñã ñược áp dụng nhiều nước trên thế giới nhưng
tại Việt Nam phương pháp này chưa ñược ứng dụng nhiều và nhất là chưa có nghiên cứu nào về phương pháp
giảm ñau này. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu là ñánh giá hiệu quả của phương pháp
*
Đại học Y Dược Tp.HCM
Địa chỉ liên lạc: BS.Nguyễn Thị Ngọc Đào ĐT: 01687528534 Email:ngthngocdaoy26@yahoo.com.vn
81
giảm ñau bằng truyền Bupivacain liên tục vào trong khớp sau phẫu thuật nội soi khớp vai.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh: 60 BN tuổi trên 18, ASA I, II, III, ñược phẫu thuật nội soi khớp vai, ñồng ý tham
gia nghiên cứu ñược chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 30 BN. Tiêu chuẩn loại trừ: Dị ứng với thuốc tê. Sử dụng
Opioid trước mổ, nghiện thuốc. Không khả năng hiểu phương pháp ñánh gia ñau. Không ñồng ý tham gia nghiên
cứu. Chuyển sang phẫu thuật mở.
Tất cả BN ñều ñược gây mê phối hợp cân bằng với nội khí quản kiểm soát thông khí.
Cả hai nhóm ñược ñược truyền Perfalgan 1g mỗi 6 giờ.
Nhóm 1: Morphin 0,05 mg/kg tiêm TM mỗi khi bệnh nhân có nhu cầu giảm ñau hoặc mức ñộ ñau
> 2.
Nhóm 2: Bupivacain 200 mg pha với Natriclorua 0,9% thành 100ml (nồng ñộ 0,2%). Cuối cuộc mổ
một Catheter 20G 3 lỗ ñược ñặt vào khoang dưới mỏm cùng dưới sự quan sát trực tiếp của máy nội soi. BN ñược
Bolus 5ml Bupivacain 0,2% vào khớp vai sau ñó truyền vào khớp vai qua Coopdech với tốc ñộ 5 ml/giờ
(0,1ml/kg/giờ). Khi mức ñau < 2 giảm tốc ñộ truyền còn 3 ml/giờ.
Trong ñó, nhóm 1 là nhóm chứng, nhóm 2 là nhóm can thiệp.
Ghi nhận: Ghi nhận M, HA, nhịp thở, SpO2, ñiểm an thần, mức ñộ ñau theo thang ñiểm lời nói khi nghỉ, khi vận
ñộng, các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, lạnh run, ngứa, bí tiểu tại các thời ñiểm sau mổ 0 – 1 – 2 – 4 – 6 – 12 –
18 – 24 giờ. Ngoài các thời ñiểm trên bất kỳ khi nào BN có diễn tiến bất thường ñều ñược ghi nhận và xử trí.
Xử lý số liệu
Các số liệu ñược phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 10,0. Các biến số ñịnh lượng ñược phân tích
bằng t-test, so sánh trung bình 2 nhóm của biến số ñịnh lượng có phân phối chuẩn bằng t-test không bắt cặp, so
sánh trung bình 2 nhóm không có phân phối chuẩn bằng phép kiểm phi tham số Mann-Whitney . Các biến ñịnh
tính ñược phân tích bằng test χ2, p<0,05 ñược coi là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các biến số ñịnh lượng có
phân phối chuẩn ñược trình bày bằng trung bình ± ñộ lệch chuẩn, các biến số ñịnh lượng không có phân phối
chuẩn ñược trình bày bằng trung vị, khoảng tứ phân vị, các biến số ñịnh tính ñược trình bày bằng tần suất và tỉ lệ
phần trăm.
KẾT QUẢ
Từ tháng 10-2008 ñến tháng 8-2009 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM chúng tôi thực hiện gây
mê và giảm ñau cho 60 trường hợp phẫu thuật nội soi khớp vai. Trong ñó, nhóm giảm ñau bằng Morphin tiêm
tĩnh mạch 30 trường hợp, nhóm giảm ñau bằng Bupivacain truyền vào khớp 30 trường hợp.
Bảng 1: Đặc ñiểm chung của mẫu nghiên cứu
Nhóm
Đặc ñiểm
Nhóm 1
n1=30
Nhóm 2
n2=30
Tổng cộng
N=60
Giới
Nam
Tần
suất(%)
12(40,00%) 10(33,33%) 22(36,67%)
Trung
bình
49,77 ±
10,43
50,73 ±
10,53
50,25 ±
10,20
Cao
nhất 78 72 78 Tuổi
Thấp
nhất 25 29 25
Cân nặng(kg)† 54,5(50;
69) 56(51; 60)
55(50,5;
60)
Chiều cao(m)† 1,6(1,6;
1,6)
1,6(1,5;
1,6)
1,6(1,5;
1,6)
Nhẹ
cân 2(6,67) 1(3,33) 3(5)
Vừa 19(63,33) 26(86,67) 45(75)
Thừa
cân 7(23,33) 3(10,00) 10(16,67)
BMI(kg/m2)
Tần
suất(%)†
Béo phì 2(6,67) 0(0) 2(3,33)
Kết quả ñược trình bày: trung bình ± ñộ lệch chuẩn
† trung vị (tứ phân vị)
Không có sự khác biệt về các ñặc ñiểm chung của 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 2: Đặc ñiểm phân loại ASA của mẫu nghiên cứu
NhómNhóm 1 Nhóm 2 Tổng cộng
82
ASA n1=30 n2=30 N=60
I 17(56,67) 12(40,00)* 29(48,33)
II 10(33,33) 16(53,33)* 26(43,33)
ASA
Tần
suất(%) III 3(10,00) 2(6,67)* 5(8,33)
Kết quả ñược trình bày dạng: Tần suất (tỉ lệ phần trăm)
* sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Nhóm 1 có phân bố ASA thấp hơn nhóm 2.
Bảng 3: Đặc ñiểm gây mê và phẫu thuật
Nhóm
Đặc ñiểm
Nhóm 1
n1=30
Nhóm 2
n2=30
Thời gian gây mê
(phút) 130,67 ± 30,28 140,67 ± 41,31*
Thời gian phẫu
thuật (phút) 102,00 ± 31,01 103,43 ± 42,03*
Lương nước sử
dụng trong phẫu
thuật (lít)
12(8, 30)† 11(8, 22)†
Trọng lượng tạ
(kg) 3,2 ± 0,76 3,67 ± 0,84*
PP phẫu thuật
(khâu gân/cắt lọc) 13/17 14/16
Kết quả ñược trình bày dạng trung bình ± ñộ lệch chuẩn.
† Kết quả ñược trình bày dạng trung vị (tứ phân vị).
* nhóm 1 < nhóm 2 có ý nghĩa thống kê
65
70
75
80
85
T0 T1 T2 T4 T6 T12 T18 T24
Biểu ñồ 1: MẠCH TẠI CÁC THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ 2 NHÓM
Nhóm 1
Nhóm2
75
80
85
90
95
T0 T1 T2 T4 T6 T12 T18 T24
Biểu ñồ 2: HATB TẠI CÁC THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ 2 NHÓM
Nhóm 1
Nhóm2
Không có sự khác biệt về mặc huyết ñộng tại các thời ñiểm ở 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 4: Điểm ñau khi nghỉ tại các thời ñiểm trong 24 giờ ñầu sau mổ
Nhóm
Thời ñiểm
Nhóm 1
n1=30
Nhóm 2
n2=30
T0 5,0(5,0; 7,5) 5,0(2,5; 7,5)*
T1 5,0(2,5; 7,5) 5,0(2,5; 5,0)*
T2 5,0(2,5; 7,5) 2,5(0,0; 5,0)*
83
T4 5,0(2,5; 7,5) 2,5(0,0; 5,0)*
T6 5,0(2,5; 7,5) 2,5(0,0; 5,0)*
T12 5,0(2,5; 7,5) 2,5(2,5; 5,0)*
T18 5,0(2,5; 7;5) 2,5(2,5; 50)*
T24 5,0(2,5; 5,0) 0,0(2,5; 5,0)*
Kết quả ñược trình bày dạng trung vị (tứ phân vị).
(*) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Điểm ñau khi nghỉ tại các thời ñiểm ở nhóm 2 luôn nhỏ hơn nhóm 1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p<0.05.
0
2
4
6
8
10
M
U
C
D
O
D
AU
TH
EO
TH
AN
G
D
IE
M
10
0 1 2 4 6 12 18 24
MORPHIN MARCAIN
THOI DIEM DANH GIA DAU (GIO)
Biểu ñồ 2: ĐIỂM ĐAU KHI NGHỈ TẠI CÁC THỜI ĐIỂM Ở 2 NHÓM
Hình chữ nhật mô tả khoảng tứ phân vị (p25, p50), ñường thẳng kẻ ngang hình chữ nhật mô tả trung vị. Đường
thẳng ñứng trên và dưới hình chữ nhật mô tả giá trị cao nhất và thấp nhất của mẫu.
Bảng 5: Điểm ñau khi vận ñộng tại các thời ñiểm trong 24 giờ ñầu sau mổ
Nhóm
Thời ñiểm
Nhóm 1
n1=30
Nhóm 2
n2=30
T12 5,0(6,3; 7,5) 3,8(2,5; 5,0)*
T18 7,5(5,0; 7,5) 2,5(2,5; 50)*
T24 5,0(6,3; 7,5) 2,5(2,5; 5,0)*
Kết quả ñược trình bày dạng trung vị (tứ phân vị).
(*) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
0
2
4
8
10
6
M
U
C
DO
D
AU
TH
EO
TH
AN
G
D
IE
M
10
12 18 24
THOI DIEM DANH GIA (GIO)
MORPHIN MARCAIN
Biểu ñồ 3: ĐIỂM ĐAU KHI VẬN ĐỘNG TẠI CÁC THỜI ĐIỂM Ở 2 NHÓM
Bảng 6: Lượng thuốc Morphin, Ketorolac thêm
Nhóm
Đặc ñiểm
Nhóm 1
n1=30
Nhóm 2
n2=30
Giá trị P
Morphin 2,7 ± 6,83 2,5 ± 2,90* <0,05
Ketorolac 6 ± 18,31 3 ± 12,08* < 0,05
Kết quả ñược trình bày dạng trung bình ± ñộ lệch chuẩn
(*) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Nhóm 2 < nhóm 1.
84
0
10
20
30
40
50
0 1 2 3 4 0 1 2 3 4
MORPHIN BUPIVACAIN
PHAN TRAM
normal hailong
TI
LE
PH
AN
TR
AM
(MUC DO HAI LONG BN)
Biểu ñồ 4: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA BN VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU
Bảng 6: Các tác dụng phụ
Nhóm
Tác dụng phụ
Nhóm 1
n1=30
Nhóm 2
n2=30
Nôn Có 3(10) 3(10,00)
Bí tiểu Có 1(3,33) 0(0,00)
Ngứa Có 1(3,33) 0(0,00)
Ngộ ñộc
thuốc tê Không 30(100)
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi ñã chứng tỏ rằng phương pháp giảm ñau bằng Bupivacaine truyền liên tục
vào khớp là phương pháp giảm ñau tốt. Phương pháp giảm ñau này giúp cho BN cải thiện mức ñộ ñau cả khi
nghỉ lẫn vận ñộng. Khi so với phương pháp giảm ñau bằng tiêm tĩnh mạch Morphin ngắt quãng thì phương pháp
này kiểm soát ñau tốt hơn - thang ño bằng số 2.5 so với 5.0 khi nghỉ (p<0,05) và 2.5 so với 5.0 khi vận ñộng
(p<0,05); mức ñộ hài lòng của BN với phương pháp giảm ñau này tốt hơn: 93,33% BN hài lòng với phương
pháp giảm ñau ñược áp dụng, trong ñó 50% số BN cho rằng phương pháp giảm ñau này rất tuyệt vời, so với
43,33% BN không hài lòng với phương pháp giảm ñau ñược áp dụng và không có BN nào cho rằng phương
pháp giảm ñau này tốt. Nhu cầu thuốc giảm ñau thêm ở nhóm 2 cũng ít hơn nhóm 1: Lượng Morphin thêm nhóm
1 là 2,7 ± 6,83 mg, nhóm 2 là 2,5 ± 2,90mg; lượng Ketorolac thêm nhóm 1 là 6 ± 18,31 mg, nhóm 2 là 3 ±
12,08mg (p<0,05). Các tác dụng phụ sau mổ như: buồn nôn, nôn, ngứa, bí tiểu gặp ở nhóm 1 nhiều hơn nhóm
hai bởi lẻ tổng lượng Morphin sử dụng ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (20,3 ± 7,90mg so với 2,5 ± 2,90mg trong 24
giờ), thời gian nằm viện của các BN ở nhóm 1 cũng lâu hơn nhóm 2.
Barber FA, Herbert MA(3) nghiên cứu hiệu quả của phương tiện truyền thuốc tê liên tục lên ñiều trị ñau
sau phẫu thuật nội soi khớp vai ở BN ngoại trú. 50 BN ñược chia làm 2 nhóm: 25 BN nhận nước muối, 50 BN
nhận Bupivacaine 0,5% truyền liên tục 2ml/giờ trong 48giờ ñầu sau phẫu thuật. Theo dõi ñau tại thời ñiểm 1giờ,
2giờ, 8giờ và hằng ngày sau phẫu thuật bằng ñiện thoại trong tuần ñầu sau ñã kết luân truyền liên tục
Bupivacaine vào khớp là phương pháp giảm ñau hiệu quả.
Chao, David D và cs(8) ñã nghiên cứu trên 41 BN chia làm 2 nhóm và ñã kết luận truyền Bupivacaine
liên tục vào khớp có thể thay thế gây tê ñám rối thần kinh cánh tay vị trí gian cơ bậc thang trong giảm ñau sau
phẫu thuật nội soi khớp vai.
Việc cải thiện ñau sau phẫu thuật ở nhóm giảm ñau trong khớp là do tác dụng của thuốc tê lên bề mặt
khớp và bao khớp vai. Bởi vì ñau sau phẫu thuật nội soi khớp vai là ñau trong khớp hơn là ñau tại vị trí rạch da,
tại lỗ trocar, do ñó truyền liên tục Bupivacain 0,2% tốc ñộ 5 ml/giờ tương ñương 10 mg/giờ vào khớp gây ức chế
sự tiếp nhận ñau của các thụ thể nhận cảm ñau trong khớp, ngăn cản quá trình dẫn truyền ñau từ ngoại vi ñến
trung tâm ñau ở hệ thần kinh trung ương do ñó BN cảm thấy ñau ít sau phẫu thuật(12,1,2,7,9).
Về mức ñộ an toàn của phương pháp giảm ñau bằng truyền Bupivacain liên tục vào khớp qua Catheter
trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận một trường hợp nào bị nhiễm trùng khớp do lưu catheter, không
một trường hợp nào bị ngộ ñộc thuốc tê.
Benerjee T. B và cs(4) nghiên cứu tiền cứu từ 2005-2007 trên 583 BN ñược ñặt Catheter vào khoang
dưới mỏm cùng ñể truyền thuốc tê liên tục vào khớp bằng bơm truyền thuốc sử dụng một lần. Tất cả BN ñược
theo dõi ít nhất 1 tháng. Nghiên cứu này ñã kết luận phương pháp giảm ñau này an toàn cho BN, không BN nào
nhiễm trùng, ñứt Catheter, hư bơm hay nhập viện vì ñau nhiều.
Timo Järvelä và Sally Järvelä(14) nghiên cứu trên 50 BN chia làm 2 nhóm, nhóm giảm ñau bằng
Ropivacainei 0,375% truyền liên tục vào khớp với tốc ñộ 5ml/giờ trong 48 giờ, nhom chứng truyền liên tục nước
muối sinh lý vào khớp với tốc ñộ tương tự. Tất cả BN ñược theo dõi tối thiểu 2 năm. Nghiên cứu này ñã kết luận
giảm ñau bằng bơm thuốc tê vào khớp qua bơm truyền thuốc sử dụng một lần không ảnh hưởng ñến sự hồi phục
85
BN, sự quay trở lại làm việc của BN và kết quả sau phẫu thuật tốt hơn trước thuật tối thiểu 2 năm.
Chúng tôi cũng ghi nhận ở nhóm chứng các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, ngứa, bí tiểu nhiều hơn
nhóm can thiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẻ lượng Morphin sử dụng cho các BN ở nhóm chứng nhiều hơn
nhóm can thiệp. Đây ñều là những tác dụng phụ do Morphin gây ra(10).
Qua nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy phương pháp ñặt catheter vào khớp là một phương pháp ñơn
giản, dễ thực hiện và vị trí chính xác do ñặt dưới sự giám sát trực tiếp của máy nội soi. Thêm vào ñó, bơm
truyền thuốc sử dụng một lần ñơn giản, tiện lợi, không cần cung cấp năng lượng từ ngoài, không cần sự can thiệp
của nhân viên y tế hay BN, bơm gọn, nhẹ không gây cản trở sự di chuyển của BN(6). Tuy nhiên, bơm truyền
thuốc này cũng có một số hạn chế như: mức ñộ chính xác về tốc ñộ truyền thuốc khó tiên ñoán, khó nhận biết
ñược sự tác nghẽn trong quá trình truyền thuốc(6).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alyssa A. Label (2006). “Assessment of pain”. The Massachusetts General Hospital Handbook of Pain
Management, U.S.A: Lippincott Williams & Wilns. P 59 – 76.ki
2. Ballantyne, Jane C. Fields, Howard L. (2006) “Neurophysiologic basis of pain”. The Massachusetts
General Hospital Handbook of Pain Management, U.S.A: Lippincott Williams & Wilkins, pp.3-18.
3. Barber FA, Herbert MA (2002). “The effectiveness of an anesthetic continuous-infusion device on
postoperative pain control”. Arthroscopy,18(1) .p76-81.
4. Benerjee T.B, Gregery H.L and et al (2008) “ Subacromial pain pump use with arthroscopic shoulder
surgery: A short-term prospective study of complications in 583 patients”. Journal of Shoulder and
Elbow Surgery, 17(6) pp.860-862.
5. Bộ Y tế (2002) “Morphin”. Dược thư quốc gia Việt Nam. Hà Nội: tr 705-707.
6. Brian M. Ilfeld,Timothy E. Morey and F. Kayser Enneking (2002). “The delivery rate accuracy of
portable infusion pumps used for continuous regional analgesia”. Anesth Analg, 95:1331–1336.
7. Calvey T.N., Williams N.E. (2008). “Local anesthetics”. Principles and Practice of Pharmacology for
Anaesthetists, England: Blackwell Publishing. p149 – 170.
8. Chao, David (D); Young, Shaun (S); Cawley, Patrick = (P) (2006) “Postoperative pain management for
arthroscopic shoulder surgery:=20 interscalene block versus patient-controlled infusion of 0.25% =
bupivacaine”. American journal of orthopedics 35 (5) : p231-234.
9. Edward N.A, John H. Mc. (2003). “Postoperative pain”. Principles and Practice of regional Anesthesia.
England: Churchill Livingstone. p283-291.
10. Kazuhiko Fukada (2005) “Intravenous Opioid Anesthetics”. Miller’s anesthesia, England: Churchill
Livingstone. P273-376.
11. Nguyễn Đỗ Nguyên (2002) “Cỡ mẫu”. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa. Thành phố Hồ
Chí Minh: ĐH Y dược TP.HCM: tr 32 – 41.
12. Nguyễn Thụ (2006). “Sinh lý thần kinh về ñau”. Bài giảng gây mê hồi sức tập 1, Bộ môn Gây mê hồi
sức – Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. tr 142 – 151.
13. Phan Thị Hồ Hải, Trương Thanh Hoàng (2004) “Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ”. Gây mê hồi sức, Bộ
môn Gây mê hồi sức – Trường Đại học Y Dược TPHCM. Nhà xuất bản Y học: tr 1-5.
14. Timo Järvelä và Sally Järvelä (2008) “Long-term effect of the use of a pain pump after arthroscopic
subacromial decompression” Arthroscopy, 24(16) p1402-1406.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phuong_phap_giam_dau_bang_bupivacain_truyen_lien.pdf