KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm biến đổi tế bào
máu ngoại vi và đông máu ở 146 bệnh nhân mổ
tim dưới THNCT bao gồm 119 bệnh nhân tim
bẩm sinh và 29 bệnh nhân tim mắc phải, chúng
tôi rút ra được một số kết luận sau:
Biến đổi tế bào máu sau mổ
- Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc
tố, nồng độ hematocrit sau mổ đều giảm so với
trước mổ ở cả nhóm tim bẩm sinh và nhóm tim
mắc phải.
- Số lượng bạch cầu tăng sau mổ so với trước
mổ ở nhóm tim bẩm sinh và nhóm tim mắc
phải, đặc biệt là dòng bạch cầu đoạn trung tính.
- Số lượng tiểu cầu sau mổ giảm so với trước
mổ ở cả hai nhóm bệnh.
Biến đổi đông máu sau mổ
- Giảm tỷ lệ phức hệ prothrombin sau mổ
so với trước mổ ở nhóm tim bẩm sinh và
nhóm tim mắc phải. Có 36,3% bệnh nhân có
PT<50% sau mổ.
- Thời gian thromboplastin từng phần hoạt
hóa (APTT) sau mổ kéo dài hơn trước mổ ở cả
hai nhóm bệnh nhân. Sau mổ có 58,2% trường
hợp có APTTr > 1,5.
- Nồng độ fibrinogen sau mổ giảm nhẹ so
với trước mổ ở cả hai nhóm bệnh. Có 4,8%
trường hợp có fibrinogen < 1g/l sau mổ.
Liên quan giữa thời gian THNCT với một
số thay đổi về tế bào và đông máu
- Có mối liên quan giữa thời gian THNCT
với số lượng tiểu cầu.
- Không có mối liên quan giữa thời gian
THNCT với phức hệ prothrombin, APTTr và
nồng độ fibrinogen.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số huyết học trên bệnh nhân mổ tim hở có tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 546
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC
TRÊN BỆNH NHÂN MỔ TIM HỞ CÓ TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Hoàng Thị Anh Thư*, Hà Nữ Thùy Dương*, Lê Phan Minh Triết*,
Nguyễn Ngọc Minh**, Nguyễn Văn Tránh***, Tôn Thất Minh Trí***, Lê Thanh Hải***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đề tài nhằm nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số huyết học trên bệnh nhân mổ tim hở dưới tuần
hoàn ngoài cơ thể.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 146 bệnh nhân bao gồm 117 bệnh tim bẩm sinh
và 29 bệnh tim mắc phải bằng phương pháp tiến cứu tự đối chứng.
Kết quả: Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ hematocrit và số lượng tiểu cầu của cả hai
nhóm bệnh nghiên cứu sau mổ đều giảm so với trước mổ. Số lượng bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính sau mổ
đều tăng so với trước mổ của cả hai nhóm bệnh. Phức hệ prothrombin và fibrinogen sau mổ đều giảm so với
trước mổ, trong khi đó thì APTT thì kéo dài.
Kết luận: Cần phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu để tránh những
biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa: huyết học, đông máu, mổ tim hở.
ABSTRACT
RESEARCH ON THE CHANGE OF SOME HEMATOLOGY CONSTANTS IN PATIENTS WITH
CARDIOPLUMONARY BYPASS (CPB) OPEN HEART SURGERY IN HUE CENTRAL HOSPITAL
Hoang Thi Anh Thu, Ha Nu Thuy Duong, Le Phan Minh Triet,
Nguyen Ngoc Minh, Nguyen Van Tranh, Ton That Minh Tri, Le Thanh Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 545 - 551
Objective: Study the change of hematological parameters at patients with open heart surgery under extra –
corporeal circulation.
Subject and Method: Subject: 146 patients including 111 patients with congenital heart disease and 29
patients with acquired heart disease.
Method: self control prospective study.
Results: Red blood cell count, hemoglobin, hematocrit and platelet count of two group decrease after
operation. White blood cell count and neutrophile of two groups increase after operation. Prothrombin complex
and fibrinogen concentration decrease while aPTT (activated partial thromboplastin time) prolongs after
operation.
Conclusion: Patients with coagulation disorders should be diagnosed and treated opportunely to avoid
dangerous complications.
Keywords: Hematology, cardiopulmonary bypass, open-heart surgery.
* Trường ĐH Y Dược Huế ** Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng *** Bệnh viện TW Huế
Tác giả liên lạc: Ths. BS Hoàng Thị Anh Thư ĐT: 0935520754 Email: anhthu_yk@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 547
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới phẫu thuật tim hở với tuần
hoàn ngoài cơ thể đã được thực hiện từ những
năm 1955, mở ra một kỷ nguyên mới cho các
nhà phẫu thuật tim mạch và gây mê hồi sức.
Đến nay, tuần hoàn ngoài cơ thể đã trở thành
một phương pháp thông dụng trong phẫu
thuật tim trên toàn thế giới với khoảng
400,000 trường hợp ở Mỹ, 600,000 trường hợp
ở Châu Âu mỗi năm(10).
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, mổ tim hở
dưới tuần hoàn ngoài cơ thể được tiến hành từ
đầu năm 2000. Do tính phức tạp của cuộc mổ,
thời gian mổ kéo dài và sử dụng máy tuần hoàn
ngoài cơ thể nên có thể dẫn đến nhiều thay đổi
về tế bào máu, rối loạn đông cầm máu dẫn đến
hậu quả chảy máu nặng nề sau mổ, vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sự biến
đổi một số chỉ số huyết học trên bệnh nhân mổ
tim hở có tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện
Trung ương Huế" với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số biến đổi tế bào máu
và đông máu trên bệnh nhân mổ tim hở có tuần
hoàn ngoài cơ thể trước và sau mổ.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian
tuần hoàn ngoài cơ thể với những thay đổi về tế
bào máu và đông máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
146 bệnh nhân (gồm 117 bệnh tim bẩm sinh
và 29 bệnh tim mắc phải) được mổ tim hở tại
Trung Tâm Tim Mạch Bệnh viện Trung Ương
Huế từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Các bệnh nhân được mổ tim hở có sử dụng
tuần hoàn ngoài cơ thể.
- Các loại phẫu thuật: sửa chữa các bệnh lý
tim bẩm sinh, thay van tim, bắc cầu nối động
mạch vành.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý của hệ thống tạo
máu và rối loạn đông máu trước mổ.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống
đông, thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu và các
thuốc chống viêm trong vòng một tuần trước
mổ.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, có so sánh.
- Các chỉ số huyết học được theo dõi như
nhau qua 2 thời điểm (một ngày trước mổ và 24
giờ sau khi cuộc mổ kết thúc) bao gồm:
+ Đếm tế bào máu: các chỉ số hồng cầu, hàm
lượng hemoglobin, hematocrit, các chỉ số bạch
cầu và tiểu cầu.
+ Xét nghiệm đông máu: tỷ lệ phức hệ
prothrombin, APTT, và fibrinogen.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y
học, có sử dụng phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số biến đổi tế bào và đông máu
Bảng 1: Sự biến đổi một số chỉ số hồng cầu
Tim bẩm sinh Tim mắc phải Chỉ số
hồng cầu Trước
mổ
Sau mổ
24 giờ p
Trước
mổ
Sau mổ
24 giờ p
Số lượng
hồng cầu
(1012/l)
4,75±
0,81 4,01±0,7 <0,05
4,46±0
,5 3,55±1 <0,05
Huyết sắc
tố (g/L)
128±1
8,6
111,4±1
6,7 <0,05
123,7±
11,7
100,5±25,
7 <0,05
Hematocrit
(%)
40,5±
5,6
34,6 ±
4,9 <0,05 39±3,7 31,3±8 <0,05
Nhận xét: Số lượng hồng cầu, hàm lượng
huyết sắc tố và hematocrit sau mổ giảm rõ rệt so
với trước mổ (p < 0,05) ở cả 2 nhóm tim bẩm
sinh và tim mắc phải.
Bảng 2: Sự biến đổi một số chỉ số bạch cầu
Tim bẩm sinh Tim mắc phải Số
lượng
(109/L)
Trước
mổ Sau mổ p
Trước
mổ Sau mổ p
Số
lượng
bạch cầu
7,93 ±
2,12
17,2 ±
10,7 < 0,01
7,5 ±
1,91
11,6 ±
5,8 <0,01
BCĐTT 4,32 ±1,95
14,1 ±
10,7 <0,01
4,47
±1,93
8,38 ±
5,19 <0,01
BC
Lympho
2,87 ±
1,46
2,06 ±
1,52 <0,01
2,39 ±
1,01
2,17 ±
1,63 <0,01
BC
Mono
0,56±0,
24
0,25±0,1
2 <0,01 0,5±0,3
0,45±0,2
3 <0,01
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 548
Tim bẩm sinh Tim mắc phải Số
lượng
(109/L)
Trước
mổ Sau mổ p
Trước
mổ Sau mổ p
BC ưa
acid
0,76±0,
4
1,11±0,8
6 <0,01
0,65±0,3
4 1,1±0,82 <0,01
Nhận xét: Số lượng bạch cầu của hai nhóm
tim bẩm sinh và nhóm tim mắc phải sau mổ cao
hơn rõ rệt so với trước mổ (p < 0,01).
Bảng 3: Sự biến đổi số lượng tiểu cầu trước và sau
mổ
n
Trước mổ
(109/L)
Sau mổ
(109/L)
p
Tim bẩm sinh 117 277±68,5 168±57,6 < 0,01
Tim mắc phải 29 239±62,2 104,6±59,8 < 0,01
Nhóm nghiên cứu 146 248,5±77,8 125,3±58,1 < 0,01
Nhận xét: Số lượng tiểu cầu sau mổ của hai
nhóm tim bẩm sinh và nhóm tim mắc phải đều
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với trước mổ
với p < 0,01.
Bảng 4: Sự biến đổi một số chỉ số đông máu
Tim bẩm sinh (n =
117) Tim mắc phải (n = 29)
Chỉ số
Trước
mổ
Sau
mổ p
Trước
mổ Sau mổ p
PT (giây) 12,8±0,56
16,8±2
,2 <0,01
12,8±0,5
7
16,01±1,
34 <0,01
Phức hệ
Prothromb
in (%)
93,6±11,
7 55±9,7 <0,01
96,3±6,2
8
50,8±11,
6 <0,01
APTT 28,5±3,48
46±15,
1 <0,01 27,1±2,2 44,9±9,9 <0,01
APTTr 0,89±0,11
1,4±0,
31 <0,01
0,85±0,6
9
1,44±0,4
7 <0,01
Fibrinogen
(g/L) 4,5±1,24
2,82±0
,64 <0,01
3,75±1,7
7 3,1±0,74 <0,01
Nhận xét
Sự giảm tỷ lệ phức hệ prothrombin của hai
nhóm bệnh tim bẩm sinh và nhóm tim mắc phải
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
APTT sau mổ của hai nhóm bệnh nhân sau
mổ kéo dài so với trước mổ và APTTr sau mổ
đều tăng rõ rệt so với trước mổ với p < 0,01.
Fibrinogen sau mổ của hai nhóm bệnh đều
giảm so với trước mổ (p < 0,01).
Bảng 5: Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng giảm đông sau
mổ
Chỉ số
Tim bẩm
sinh
(n = 117)
Tim mắc
phải
(n = 29)
Tổng
(n = 146)
p
Tỷ lệ PT 0,05
APTTr > 1,5 76 (65%) 9 (31%) 85 (58,2%) <0,01
Fibrinogen
0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân giảm tỷ phức hệ
prothrombin và fibrinogen của hai nhóm tim
bẩm sinh và nhóm tim mắc phải là tương đương
nhau với p > 0,05.
Tỷ lệ bệnh nhân APTT kéo dài của nhóm tim
mắc phải thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm tim bẩm sinh (p < 0, 01).
Mối liên quan giữa thời gian tuần hoàn
ngoài cơ thể với những thay đổi về tế bào và
đông máu.
Liên quan giữa thời gian THNCT với một số
chỉ số tế bào máu ngoại vi sau mổ.
Bảng 6: Liên quan giữa thời gian THNCT và hàm
lượng hemoglobin
Hb (g/L)
THNCT(phút)
< 80 ≥ 80 OR 95% CI
n 4 21
>120
% 16,0 84,0
n 4 117
≤120
% 3,3 96,7
5,5714 1,2917-24,0312
Nhận xét: Có mối liên quan giữa thời gian
THNCT với hàm lượng hemoglobin với OR = 5,
5714 và 95% CI = 1,2917 – 24,0312.
Bảng 7: Liên quan giữa thời gian THNCT và
hematocrit
Hct (%)
THNCT(phút)
< 25 ≥ 25 OR 95% CI
n 4 21
>120
% 16,0 84,0
n 3 118
≤120
% 2,5 97,5
7,4921 1,5629-35,9145
Nhận xét: Có mối liên quan giữa thời gian
THNCT với nồng độ hematocrit với OR = 7,4921
và 95% CI = 1,5629 - 35,9145.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 549
Bảng 8: Liên quan giữa thời gian THNCT và số
lượng BCĐTT
BCĐTT (109/L)
THNCT(phút)
> 9 ≤ 9 OR 95% CI
n 12 13
>120
% 48,0 52,0
n 72 49
≤120
% 59,5 40,5
0,6282 0,2646-1,4913
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa thời
gian THNCT với số lượng BCĐTT với OR =
0,6282 và 95% CI = 0,2646 - 1,4913.
Bảng 9: Liên quan giữa thời gian THNCT và số
lượng tiểu cầu
Tiểu cầu (109/L)
THNCT (phút)
< 100 ≥ 100 OR 95% CI
n 14 11
>120
% 56.0 44.0
n 32 89
≤120
% 26.4 73.6
3,5398 1,4579-8,5944
Nhận xét: Có mối liên quan giữa thời gian
THNCT với số lượng tiểu cầu với OR = 3,5398
và 95% CI = 1,4579 - 8,5944.
Liên quan giữa thời gian THNCT với các
chỉ số đông máu sau mổ
Bảng 10: Mối liên quan giữa thời gian THNCT và
phức hệ prothrombin
PT (%)
THNCT (phút)
< 50 ≥ 50 OR 95% CI
n 11 14
>120
% 44,0 56,0
n 36 85
≤120
% 29,8 70,2
1,8552 0,7690-4,4755
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa thời
gian THNCT với phức hệ prothrombin với OR =
1,8552 và 95% CI = 0,7690 - 4,4755.
Bảng 11: Mối liên quan giữa thời gian THNCT và
APTTr
APTTr
THNCT (phút)
< 1,5 ≥ 1,5 OR 95% CI
n 16 9
>120
% 64,0 36,0
n 99 22
≤120
% 81,8 18,2
0,3951 0,1546-1,0096
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa thời
gian THNCT với APTTr với OR = 0,3951 và 95%
CI = 0,1546 - 1,0096.
Bảng 12: Mối liên quan giữa thời gian THNCT và
nồng độ fibrinogen
Fibrinogen (g/L)
THNCT (phút)
< 1 ≥ 1 OR 95% CI
n 1 24
>120
% 4,0 96,0
n 4 117
≤120
% 3,3 96,7
1,2188 0,1304-11,3902
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa thời
gian THNCT với nồng độ fibrinogen với OR =
1,2188 và 95% CI = 0,1304 - 11,3902.
BÀN LUẬN
Về một số biến đổi tế bào và đông máu
Sự biến đổi chỉ số hồng cầu
Ở hai nhóm tim bẩm sinh và tim mắc phải
số lượng hồng cầu sau mổ đều giảm so với
trước mổ và ở nhóm tim mắc phải thì số lượng
hồng cầu giảm nhiều hơn so với nhóm tim bẩm
sinh. Tương tự như vậy thì hàm lượng huyết sắc
tố và nồng độ hematocrit sau mổ cũng giảm so
với trước mổ của cả hai nhóm. Đây có thể là do
tác dụng hòa loãng máu của dịch mồi, chấn
thương cơ học làm giảm đời sống của hồng cầu
gây nên tình trạng thiếu máu của bệnh nhân sau
THNCT(17).
Biến đổi một số chỉ số bạch cầu
Số lượng bạch cầu sau mổ có xu hướng tăng
lên ở cả hai nhóm nghiên cứu. Khi nghiên cứu
số lượng tuyệt đối của các dòng bạch cầu nói
chung thì chỉ có số lượng BCĐTT có tăng, còn
các dòng bạch cầu khác thì không tăng mà có
thể bị giảm nhẹ. Điều này giống nhau của cả hai
nhóm nghiên cứu.
Bạch cầu tăng chủ yếu là BCĐTT là phản
ánh tình trạng đáp ứng viêm sau mổ. Theo một
số tác giả cho thấy số lượng bạch cầu có thể tăng
gấp 1,7 lần giá trị cơ bản so với lúc trước mổ.
Cũng có tác giả cho rằng THNCT gây nên một
phản ứng bảo vệ của cơ thể khởi động hệ thống
nội tiết và miễn dịch do đáp ứng viêm làm tăng
số lượng BCĐTT(2,9,14,).
Theo tác giả Hồ Thị Thiên Nga số lượng
bạch cầu sau mổ tăng hơn so với trước mổ với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 550
các giá trị (trước mổ: 7,6±1,9x109/L, sau mổ:
13,8±4,1x109/L)(8), điều này cũng tương tự với
kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Biến đổi chỉ số tiểu cầu
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì có tình
trạng giảm số lượng tiểu cầu sau mổ của nhóm
nghiên cứu nói chung.
So sánh với các tác giả khác ở bảng sau:
Tác giả n
Trước mổ
(109/L)
Sau mổ
(109/L)
Shore-Lesserson
(1996)(16)
30 217 ± 75 107 ± 33
P.E. Greilich (2002)(7) 28 174 ± 50,4 107 ± 29,3
J. J. Andreason
(2004)(1)
20 145 ± 42 128 ± 27
Hồ Thị Thiên Nga
(2007)(8)
252 247,3 ± 79,7 152,3 ± 54,9
Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi
146 248,5 ± 77,8 125,3 ± 58,1
Theo bảng trên chúng tôi nhận thấy rằng số
lượng tiểu cầu của nhóm nghiên cứu của chúng
tôi tương tự với nghiên cứu của các tác giả khác.
Giảm tiểu cầu thường xuất hiện sớm trong
10 phút đầu sau khi THNCT và có thể mất
khoảng 13% số lượng tiểu cầu. Đó là hậu quả
của pha loãng máu và lưu giữ tiểu cầu ở một số
cơ quan như gan, lách, phổi(4).
Tiểu cầu có thể bị tiêu hủy do nguyên nhân
cơ học: dính vào các bề mặt nhân tạo đã hấp
phụ fibrinogen. Trong THNCT tiểu cầu thường
bị dính vào bề mặt nhân tạo chủ yếu ở khu vực
khử bọt của bộ trao đổi khí(4,9).
Heparin cũng có tác dụng tăng cường mối
liên kết fibrinogen – tiểu cầu.
Tiểu cầu còn bị phá hủy do miễn dịch bởi
các thành phần bổ thể hoạt hóa.
Ngoài ra, giảm tiểu cầu còn do tiêu thụ bởi
hoạt hóa quá trình đông máu trong suốt thời
gian THNCT(13,16).
Bàn luận kết quả biến đổi chỉ số đông máu
Sự biến đổi các chỉ số đông máu cơ bản
Biến đổi PT và APTT
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
cả hai nhóm bệnh tim bẩm sinh và nhóm bệnh
tim mắc phải thời gian PT và APTT đều kéo dài
so với trước mổ.
Trong THNCT, hệ thống đông máu được
hoạt động mạnh mẽ bởi cả hai con đường nội
sinh (do máu tiếp xúc với bề mặt không nội
mô) và ngoại sinh (do yếu tố tổ chức giải
phóng từ vùng phẫu thuật) làm tiêu thụ các
yếu tố đông máu(4,13,15).
Tác giả Shore-Lesserson cho thấy kết quả
nghiên cứu PT sau mổ tim với THNCT nói
chung là 15, 7 ± 2,2 giây(17). Tác giả Forestier thì
PT sau mổ là 16,5 ±1,9 giây(5). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi PT sau mổ là 16,01 ± 1,34 giây
đối với tim mắc phải và 16,8 ± 2,2 giây đối với
nhóm tim bẩm sinh. So với các tác giả trên thì
kết quả của chúng tôi cũng tương tự.
Tác giả Andreasen cho thấy kết quả nghiên
cứu APTT sau mổ là 52 ± 10 giây(1). Tác giả
Forestier thì APTT sau mổ là 46,7 ± 2,4 giây(5).
Đối với tác giả Shore - Lesserson thì APTT sau
mổ là 40,5 ± 13,3 giây(17).
So sánh kết quả APTT của các tác giả trên
thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự.
Sự pha loãng máu, tiêu thụ do hoạt hóa
đông máu và hấp thụ lên bề mặt nhân tạo làm
thiếu hụt các protein đông máu huyết tương
dẫn đến kéo dài PT và APTT sau THNC(51).
Biến đổi fibrinogen
Tỷ lệ fibrinogen sau mổ của hai nhóm
nghiên cứu giảm có ý nghĩa so với trước mổ.
Giảm fibrinogen không những do hiệu quả
hòa loãng máu của dịch mồi, fibrinogen còn bị
tiêu thụ trong quá trình hoạt hóa đông máu.
Ngoài ra, cũng như các protein huyết tương
khác, fibrinogen được hấp thụ lên bề mặt tổng
hợp của hệ thống THNCT. Giai đoạn cuối của
THNCT do đồng thời phải chịu hậu quả pha
loãng và hấp thụ lên bề mặt tuần hoàn nhân tạo
nên fibrinogen thường giảm và chỉ còn khoảng
1,5g/L(11,15).
Tác giả Greilich cho kết quả nghiên cứu
fibrinogen trước mổ là 3,19g/L, sau mổ là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 551
2,03g/L(7). Theo tác giả Forestier thì trước mổ là
2,6g/L, sau mổ là 2,5g/L(5).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
fibrinogen trước mổ của nhóm tim bẩm sinh
(4,5g/L) cao hơn so với nhóm tim mắc phải
(3,75g/L). Nhưng sau mổ thì nhóm tim bẩm sinh
(2,82g/L) thấp hơn nhiều so với nhóm tim mắc
phải (3,1g/L).
Tình trạng giảm đông có nguy cơ chảy máu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có 36,3% bệnh nhân giảm PT < 50%, 58,2% bệnh
nhân kéo dài APTT với APTTr > 1 và 4,8% bệnh
nhân có fibrinogen giảm < 1g/L.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Thu, có 100%
trường hợp rối loạn PT, 21,7% rối loạn APTT và
13% giảm fibrinogen ở giai đoạn cuối
THNCT(12).
Về mối liên quan giữa thời gian THNCT
và một số thay đổi về tế bào và đông máu
Liên quan giữa thời gian THNCT với một số
chỉ số tế bào máu ngoại vi sau mổ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối liên quan chặt chẽ giữa thời gian THNCT
và hàm lượng hemoglobin và nồng độ
hematocrit. Điều này có thể nhận thấy rằng khi
thời gian THNCT càng dài thì hàm lượng
hemoglobin và nồng độ hematocrit càng giảm.
Thời gian THNCT cũng có mối liên quan với
số lượng tiểu cầu, thời gian THNCT càng kéo
dài thì số lượng tiểu cầu sau mổ càng giảm.
Giảm tiểu cầu trong THNCT là hậu quả của
việc hòa loãng máu, tiểu cầu dính vào bề mặt
tổng hợp của hệ thống THNCT, bị phá hủy ở
diện trao đổi khí – máu, các bình chứa và các
bầu lọc(18). Thời gian THNCT càng kéo dài, tiểu
cầu càng bị tiêu hủy nhiều ở bề mặt nhân tạo.
Ngoài ra, tiểu cầu còn bị lưu giữ tạm thời trong
tuần hoàn gan và giảm đời sống tiểu cầu sau
THNCT(3,6).
Liên quan giữa thời gian THNCT và các chỉ số
đông máu sau mổ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
không có sự liên quan giữa thời gian THNCT và
phức hệ prothrombin, tỷ APTTr và nồng độ
fibrinogen máu.
Tương tác khí – máu có thể làm biến đổi các
yếu tố đông máu. Tiếp xúc kéo dài với các bọt
khí làm tổn thương cơ học, biến chất các protein
đông máu. Ngoài ra, các protein đông máu còn
bị lắng đọng ở các bề mặt của THNCT(1,13).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm biến đổi tế bào
máu ngoại vi và đông máu ở 146 bệnh nhân mổ
tim dưới THNCT bao gồm 119 bệnh nhân tim
bẩm sinh và 29 bệnh nhân tim mắc phải, chúng
tôi rút ra được một số kết luận sau:
Biến đổi tế bào máu sau mổ
- Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc
tố, nồng độ hematocrit sau mổ đều giảm so với
trước mổ ở cả nhóm tim bẩm sinh và nhóm tim
mắc phải.
- Số lượng bạch cầu tăng sau mổ so với trước
mổ ở nhóm tim bẩm sinh và nhóm tim mắc
phải, đặc biệt là dòng bạch cầu đoạn trung tính.
- Số lượng tiểu cầu sau mổ giảm so với trước
mổ ở cả hai nhóm bệnh.
Biến đổi đông máu sau mổ
- Giảm tỷ lệ phức hệ prothrombin sau mổ
so với trước mổ ở nhóm tim bẩm sinh và
nhóm tim mắc phải. Có 36,3% bệnh nhân có
PT<50% sau mổ.
- Thời gian thromboplastin từng phần hoạt
hóa (APTT) sau mổ kéo dài hơn trước mổ ở cả
hai nhóm bệnh nhân. Sau mổ có 58,2% trường
hợp có APTTr > 1,5.
- Nồng độ fibrinogen sau mổ giảm nhẹ so
với trước mổ ở cả hai nhóm bệnh. Có 4,8%
trường hợp có fibrinogen < 1g/l sau mổ.
Liên quan giữa thời gian THNCT với một
số thay đổi về tế bào và đông máu
- Có mối liên quan giữa thời gian THNCT
với số lượng tiểu cầu.
- Không có mối liên quan giữa thời gian
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 552
THNCT với phức hệ prothrombin, APTTr và
nồng độ fibrinogen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andreasen JJ (2004), Prophylactic tranexamic acid in elective
primary coronary artery bypass surgery using cardiopulmonary
bypass, European Journal of Cardio-thoracic Surgery 26: 311 –
317.
2. Baufreton C (2006), Réponse inflammatoire et perturbations
hématologiques en chirurgie cardiaque: vers une circulation
extracorporelle plus physiologique, Annales Francaises
d’Anesthesie et de Réanimation, 25: 510 – 520.
3. Despotis GJ (1999), Anticoagulation monitoring during cardiac
surgery: A review of current and emerging techniques,
American society of Anesthesiologists volume 91(4): 1122 –
1162.
4. Despotis GJ, Joist JH, Goodnough LT (1997), Monitoring of
hemostasis in cardiac surgical patients: impact of point - of - care
testing on blood loss and transfusion outcomes, Clinical
chemistry, 43(9): 1684 – 1696.
5. Forestier F, Coiffic A, Mouton C, Ekouevi D, Chene G, Janvier G
(2002), Platelet function point - of - care tests in post - bypass
cardiac surgery: are they relevant?, Bristish Journal of
Anaesthesia, 89 (5): 715 – 721.
6. Goudemand J (2000), Coagulation intravasculaire disséminée,
Hématologie clinique et biologique, pp. 441 – 445.
7. Greilich PE (2002), Reductions in platelet contractile force
correlate with duration of cardiopulmonary bypass and blood
loss in patients undergoing cardiac surgery, Thrombosis research
105: 523 – 529.
8. Hồ Thị Thiên Nga (2008), Giá trị của một số xét nghiệm đông
máu trong dự đoán chảy máu sau mổ tim với tuần hoàn ngoài
cơ thể, Tạp chí Y học Việt Nam, Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học chuyên ngành Huyết học – Truyền máu, Nha Trang
tháng 4/2008, 344: 744 – 752.
9. Horigome H, Hiramatsu Y, Shigeta O, Nagasawa T, Matsu A
(2002), Overproduction of platelet microparticles in cyanotic
congenital heart disease with polycythemia, J Am Coll Cadiol, 39
(6): 1072 – 1077.
10. Litmathe J, Boeken U (2004), Coagulation anf fibrinolysis during
and after cardio-pulmomary bypass (CPB), The internet Journal
of Thoracic and cardiovascular surgery, 6 (2): 9 – 20.
11. Murphy GJ (2004), Side effects of cardiopulmonary bypass: what
is the reality?, J Cardio Surgery, 19: 481 – 488.
12. Nguyễn Thị Thanh Thu (2006), Một số nhận xét về bilan xét
nghiệm cầm máu đông máu tiền phẫu tại Bệnh viện Trung
Ương Huế, Đặc san nghiên cứu khoa học nhân 10 năm thành
lập Trung tâm Huyết học – Truyền máu 1997 – 2007, 124 – 134.
13. Nydegger U (2006), Transfusion dependency in cardiac surgery
update 2006, Swiss Med Wkly, 136: 781 – 788.
14. Pintar T (2003), The systemic inflammatory response to
cardiopulmonary bypass, Anesthesiology Clinic of North
America, 21: 453 – 464.
15. Premaratne S (2001), Effects of platelet transfusion on post
cardiopulmonary bypass bleeding, Japan Heart Journal, pp. 425
– 433.
16. Shore L (2002), Hematologic aspects of cardiac surgery, New
York, 521.
17. Shore L (2003), Monitoring anticoagulation and hemostasis in
cardiac sugery, Anesthesiology Clinic of North America, 21: 511
– 526.
18. Varghese Lt Col SJ., et al (2005), Platelet functions in
cardiopulmonary bypass surgery, MJAFI, 61: 316 – 321.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_bien_doi_mot_so_chi_so_huyet_hoc_tren_benh_nha.pdf